Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần thứ 17

Tiết 4+5: TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I .MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

* Tập đọc:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi và trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện và lời các nhân vật.

3. Thái độ:

- Giáo dục các em có ý thức học tốt để làm được nhiều việc có ích.

* Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa.

 

docx129 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần thứ 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4; 2685; 2686
c) 9512; 9513; 9514; 9515; 9516; 9517
- 1 HS nhắc lại
- HS nghe
- Nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: TẬP ĐỌC -KỂ CHUYỆN
 HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện,
- Hiểu ND : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. (trả lời CH trong SGK)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
2. Kĩ năng:
- Giải quyết vấn đề. Lắng nghe tích cực nhận xét lời kể của bạn.Tư duy sáng tạo.
3. Thái độ:
 - Quý trọng những anh hùng dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện, Bản đồ Viêt Nam, bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần HD HS đọc.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học.
 III. DỰ KIÊN HÌNH THỨC DẠY HỌC
 - Cả lớp, cá nhân, nhóm. 
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠỴ Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét chung.
3. Bài mới
* Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài:
- HS quan sát bức tranh vẽ cảnh gì?
- Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh minh họa này? 
- Bài TĐ hôm nay sẽ giúp các em thêm hiểu về Hai Bà Trưng, hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- Ghi tên bài lên bảng	
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu: giọng to, rõ ràng, mạnh mẽ.
- Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 câu, em đọc đầu đọc cả đầu bài
- GV lắng nghe, sửa sai cho HS, kết hợp ghi từ khó lên bảng: Thuở xa, thiệt mạng, thuồng luồng, võ nghệ, lên đường
- Gọi HS luyện đọc từ khó
- GV theo dõi nhận xét.
- Đọc từng đoạn:
- Bài được chia làm mấy đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- GV kết hợp hỏi hs giải nghĩa từ chú giải
- Em hiểu ngọc trai là gì?
- Thuồng luồng là con vật ntn?
- HS đọc hết đoạn 2
- Nuôi chí nghĩa là gì
- GV treo bản đồ VN và chỉ vị trí huyện Mê Linh Là 1 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay
- Đọc đoạn 3
- Đồ tang là gì
- Em hãy giải thích từ cuồn cuộn
- GV treo bản đồ VN và chỉ vị trí thành Luy Lâu là vùng đất huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh ngày nay
- Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn lần 2
- GV HDHS đọc câu khó 
 Cha mất sớm, / nhờ mẹ dạy dỗ, / hai chị em đều giỏi ... giành lại non sông //
- Gọi 1 HS khá đọc đoạn văn
- GV nghe, sổ vào câu văn.
- Gọi HS luyện đọc câu văn khó
* HD tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 
- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân tộc ta.?
- Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy ND ta rất căm thù giặc?
- Em hiểu thế nào là oán hận ngút trời?
- Đọc và tìm hiểu đoạn 2.
- Hai Bà Trng có tài và có chí lớn ntn?
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra ntn các em đọc thầm đoạn 3
- Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- Chuyện gì xảy ra trước lúc trẩy quân?
- Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì?
- Vậy theo em vì sao việc nữ tướng ra trận mặc áo giáp phục như vậy?
- Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?
- Kết quả ra sao các em hãy đọc đoan 4
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng đạt kết quả ntn?
- Vì sao bao đời nay nd ta tôn kinh Hai Bà Trưng? 
* Luyện đọc lại: 
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Yêu cầu tự chọn đọc 1 đoạn mà em thích.
- Yêu cầu 3 HS đọc trước lớp đoạn mình thích và TL vì sao?
- Tuyên dương học sinh đọc tốt 
 Kể chuyện
* Giới thiệu: 
- Treo tranh minh họa truyện HBT, gọi 1 HS đọc nội dung từng tranh.
* HD kể chuyện: 
- HD đoạn 1
- Yêu cầu quan sát kĩ tranh 1 và hỏi: 
- Bức tranh một vẽ những gì?
- Dựa vào tranh minh họa và ND Đ1 HS kể lại Đ1
- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát các tranh còn lại và tự kể cho nhau nghe toàn bộ câu chuyện theo cặp.
- Hết thời gian gọi 3 HS nối tiếp kể các đoạn 2,3, 4 của truyện
- Nhận xét phần KC của HS
- Gọi 1 HS kể lại toàn câu chuyện
- Câu chuyện giúp các em hiểu được điều gì về Hai Bà Trưng?
- Đó là ND của bài (GV ghi bảng )
4. Củng cố : 
- Tiết học những nội dung gì ?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà tiếp tục ôn lại bài.
- HS hát
- HS kiểm tra chéo nhau theo cặp
- HS quan sát tranh
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS theo dõi
- HS đọc nối tiếp câu lần 1
- HS theo dõi.
- 1 số em luyện đọc từ khó
- Chia làm 4 đoạn như trong SGK
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
- Loại ngọc quý lấy trong con trai dùng làm đồ trang sức.
- Là 1 con vật có trong truyền thuyết (Không có thật ) giống như con rắn to, hung dữ, độc ác ở biển
- Giữ 1 chí hướng, ý chí trong 1 thời gian và quyết tâm thực hiện
- HS quan sát
- Trang phục mặc trong tang lễ
- Là nổi lên thành từng cuộn, từng lớp tiếp nối nhau như sóng
- HS quan sát
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- 1 HS khá đọc câu văn
- Lớp nghe phát hiện giọng đọc
- HS đọc câu văn khó
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, bao người bị thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng.
- Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lợc.
- Là lòng oán hận rất nhiều, chồng chất cao đến tận trời xanh.
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông.
- 1 HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
- Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù giặc giết hại dân và giết cả ông Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc.
- Có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang.
- Không! ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn kích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
- Vì áo giáp phục sẽ làm cho chủ tướng thêm oai phong, lẫm liệt, làm cho người dân cảm thấy vui vẻ, phấn chấn tin vào chủ trương còn giặc thì sợ hãi.
- Từng cặp TL: Hai Bà trưng mặc áo giáp phục thật đẹp bước lên bành VN. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bằng voi ẩn hiện của Hai Bà trưng. Tiếng trống đồng dội lên, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
- Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ.
Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
- Vì Hai bà trưng là người lãnh đạo nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước ta.
- HS theo dõi.
- HS tự luyện đọc
- 3 HS đọc đoạn mình thích
- Lớp theo dõi nhận xét
- HS quan sát tranh và đọc y /c
- HS nhìn tranh TLCH:
+ Vẽ 1 đoàn người, đàn ông cởi trần đóng khố, đàn bà quấn áo và đang phải khuân vác rất nặng nhọc, 1 số tên lính tay lăm lăm gươm, giáo, roi đang giám sát đoàn người làm việc, có tên vung roi đánh người.
- 1 HS kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét
- Tự kể chuyện theo cặp
- 3 HS lần lượt kể, lớp theo dõi nhận xét
- 1 HS kể toàn bài
- Ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
- 2 HS đọc lại
- 1 HS nhắc lại
- HS nghe
- Nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: RÈN TOÁN 
	ÔN TẬP CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU	
1. NTĐ 1:
- Củng cố các số có bốn chữ số (trường hợp các số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc , viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Làm bài tập 1;2;3 trang 92;93 SGK.
2. NTĐ 2: 
- Củng cố các số có bốn chữ số (trường hợp các số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc , viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. Làm bài tập 1;2 trang 92;93 SGK.
3. Thái độ:
- GD học sinh có ý thức học toán.
II.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: ( Trang 92 SGK).
- NĐT1: Làm hoàn thành bài tâp1
- NĐT2: Làm hoàn thành bài tâp1
- GV giúp các nhóm đối tượng hoàn thành bài làm.
Bài 2: ( Trang 93 SGK).
- Nhóm ĐT1: Làm hoàn thành bài tâp 2
- Nhóm ĐT2: Làm hoàn thành bài tâp 2
- GV giúp các nhóm đối tượng hoàn thành bài làm.
Bài 3: ( Trang 93 SGK).
- NĐT1: Làm bài hoàn thành bài tâp 3
- GV giúp các nhóm đối tượng hoàn thành bài làm.
- GV dặn HS học bài ở nhà.
Tiết 3: RÈN TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP ĐỌC: HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. NTĐ 1: Đọc rõ ràng đúng bài: Hai bà trưng.
2. NTĐ 2: Đọc chậm đúng đoạn 1; 2 bài: Hai bà trưng.
3. Thái độ: GD học sinh có ý thức luyện đọc.
II.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hướng dẫn HS đọc: 
+ GV đọc mẫu bài: Hai bà trưng.
- Nhắc nhở HS cách đọc bài.
 + HS đọc bài:
- Nhóm ĐT1: HS đọc từng đoạn và cả bài. Đọc đúng từ khó: Thuở xa, thiệt mạng, thuồng luồng, võ nghệ, lên đường...
- Nhóm ĐT2: HS đọc chậm từng câu đoạn 1 và 2. Đọc đúng từ khó: Thuở xa, thiệt mạng, thuồng luồng, võ nghệ, lên đường...
- GV theo dõi giúp đỡ nhóm ĐT2.
- GV sửa lỗi và nhận xét từng HS đọc.
- GV dặn HS luyện đọc ở nhà
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2015
Tiết 2: TẬP VIẾT 
 ÔN CHỮ HOA N (Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N ( 1 dòng chữ Nh ) , R, L (1 dòng), viết đúng tên riêng Nhà Rồng (1 dòng ) và câu ứng dụng : Nhớ Sông Lô ... như sang Nhị Hà (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
2. Kĩ năng:
- Viết chữ hoa và viết đẹp.
3. Thái độ: 
- Có ý thức cẩn thận khi viết và viết đẹp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu chữ hoa N viết trên giấy ô li, bài viết viết trên bảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Bảng con, vở viết. 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC:
- Lớp, cá nhân, nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV nhận xét.
3. Bài mới.
* Giới thiện bài: 
- Nêu MĐYC tiết học.
* HD HS viết bảng con.
+ Luyện viết chữ hoa:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ viết hoa nào?
- GV gắn chữ mẫu lên bảng
- Đây là con chữ gì
- Chữ Nh cao mấy dòng
- Chữ Nh gồm mấy con chữ ghép lại, là con chữ nào?
- Con chữ nào được viết hoa, gồm mấy nét? 
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lai qui trình viết: Chữ N gồm 3 nét, nét thứ nhất ... nối với con chữ h
- GV cho viết bảng con chữ Nh
- GV nhận xét sửa sai cho HS
- GV gắn lên bảng chữ R mẫu
- Đây là chữ gì?
- Chữ R viết kiểu chữ gì?
- Chữ R hoa cao mấy dòng li, gồm mấy nét?
- Gọi HS nhắc lại qui trình viết
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết: Viết nét móc ngược trái từ điểm đặt bút.
- Cho viết chữ R hoa
- GV nhận xét sửa sai
+ Luyện viết từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ viết sẵn từ ứng dụng lên bảng - Gọi HS đọc từ ứng dụng
- GVGT: Nhà Rồng là 1 bến cảng ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1911 chính từ bến cảng này Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước
- Những con chữ nào cao 2,5 li, 1 li ?
- GV vừa viết vừa nhắc lại cách viết
- Cho HS viết : Nhà Rồng 
- GV nhận xét sửa sai.
+ Luyện viết câu ứng dụng:
- GV treo bảng phụ ghi từ ứng dụng lên bảng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- GV: sông Lô (sông chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc) phố Ràng (Thuộc tỉnh Yên Bái) , Cao Lạng (tên gọi tắt của 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
- Chữ nào cao 2,5 li, cao 1,5 li, 1 li
- Cho viết từ Ràng, Nhị Hà 
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét sửa sai.
* HDHS viết vào vở tập viết:
- Viết Nh 1 dòng, R, L 1 dòng, viết từ ứng dụng 2 lần, viết câu ứng dụng 2 lần
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết
- GV quan sát nhắc nhở HS viết bài
* Chấm - chữa bài:
- Thu 5 bài chấm và nhận xét từng bài.
4. Củng cố: 
- GV củng cố lại bài
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về viết bài ở nhà.
- Lớp hát 1 bài
- Đặt đồ dùng học tập lên bàn
- HS nghe
- HS trả lời: N ( Nh ), R, L, C, H
- Là con chữ Nh
- Cao 2,5 li
- Gồm 2 con chữ N và h
- Con chữ N được viết hoa, gồm 3 nét
- HS viết bảng con
- HS quan sát
- Con chữ R
- Chữ hoa
- Cao 2,5 li, gồm 2 nét
- HS nhắc lại qui trình viết
- HS viết bảng
- HS đọc từ ứng dụng
- HS nghe
- Nh, R, g cao 2,5 li; a, ô, n cao 1 li
- HS quan sát
- HS viết bảng con từ ứng dụng
- HS quan sát
- HS đọc
- HS nghe
- Các chữ: N, R, G, H, L, P cao 2 li rưỡi; chữ t cao 1 li rưỡi; Các chữ còn lại cao 1 li. 
- 4 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS nhận xét.
- HS ngồi ngay ngắn viết vào vở.
- 1 HS nhắc lại
- HS nghe
- Nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: TOÁN 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Biết đọc , viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000).
3. Thái độ:
 Có ý thức trong giờ học và ham học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng lớp kẻ bài tập 1, bảng phụ kẻ bài 2,3,4
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Bảng con, vở viết. 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC:
- Lớp, cá nhân, nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng đọc 3 phần của bài 3 trang 93 SGK.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 - Tiết toán hôm nay các em củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số, tiếp tục nhận biết TT của các số có 4 chữ số trong từng dãy số và làm quen với các số tròn nghìn (Từ 1000- 9000)
- GV ghi đầu bài lên bảng. 
* HD làm các bài tập:
- Cho HS đọc số và viết số (Theo mẫu )
- Tương tự cho HS tự đọc số rồi viết số vào vở 
- Gọi HS lên bảng chữa
- GV chữa bài chốt lại lời giải đúng
- Cho đọc yêu cầu bài
- Cả lớp làm vào vở
- Gọi HS nhận xét chữa bài trên bảng
- GV chữa bài chốt lại lời giải đúng.
- GV treo bảng phụ lên bảng
- Các dãy số viết ntn?
- Muốn tìm số liền sau ta làm ntn?
- Cho HS tự làm bài vào vở
- Gọi nhiều em đọc từng dãy số
- GV chữa bài chốt lại lời giải đúng.
 - GV treo bảng phụ
- Cách làm: Vẽ tia số rồi viết tiếp số tròn nghìn dưới vạch của tia số.
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng làm
- GV chữa bài chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố: 
- GV chốt lại các dạng vừa luyện tập
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về làm BT trong VBT và chuẩn bị bài sau.
- Lớp hát 1 bài
- 3 HS đọc 3 phần của bài 3
- HS nghe
 Bài 1: Viết theo mẫu 
- HS đọc 
- HS làm bài
- Sau đó đổi chéo vở và KT chéo nhau
- 1 HS lên bảng chữa
Đọc số
Viết số
Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy 
8527
Chín nghìn bốn trăm sáu mươi hai
9462
Một nghìn chín trăm năm mươi tư 
1954
Một nghìn chín trăm mười một 
1911
Bài 2: Viết theo mẫu
- 1 HS đọc yêu cầu
- 5 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét
Viết số
Đọc số
1942
Một nghìn chín trăm bốn mươi hai
6358
Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám.
4444
Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn
8781
Tám nghìn bảy trăm tám 
mươi mốt
9246
Chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu.
Bài 3: Số?
- Học sinh nêu yêu cầu
- Viết theo số đếm theo TT
- Tìm số liền sau = số đứng trước cộng thêm 1.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng.
a.8650, 8651, 8652, 8653, 8654, 8655,8656
b.3120, 3121, 3122, 3123, 3124, 3125.
c.6494, 6495, 6496, 6497, 6498, 6499,6500
Bài 4:
- 1 HS đọc yêu cầu , lớp đọc thầm
- HS quan sát, nhận xét
- Học sinh chỉ vào từng vạch trên tia số và đọc lần lượt.
0, 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 8000, 9000
- 1 HS nhắc lại
- HS nghe
- Nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: CHÍNH TẢ( Nghe viết)
HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Nghe viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2 a)
2. Kĩ năng:
- Nghe viết và phân biệt phụ âm đầu l/n.
3. Thái độ:
 - Có ý thức cẩn thận khi viết và viết đẹp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở chính tả, VBT, bảng con. 
III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC DẠY HỌC:
- Lớp, cá nhân, nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tìm từ có vần ui, 3 từ có vần uôi?
- Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
- Nêu MĐYC tiết học.
- GV ghi đầu bài lên bảng
* HD viết chính tả:
- GV đọc đoạn viết bài:" Hai Bà Trưng"
- Đoạn văn cho ta hiểu điều gì?
- Đoạn văn có mấy câu
- Chữ đầu đoạn văn viết ntn?
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Hãy tìm những chữ khó viết trong bài
- GV đọc các từ khó
- GV cho viết bảng con và chữa.
* Viết chính tả:
- GV nhắc nhở khi HS viết
- GV đọc chậm rõ từng cụm từ ngắn
* Soát lỗi - chấm - chữa bài:
- GV đọc lại cả đoạn viết
- GV thu 5 vở chấm
- Gv nêu và ghi những lỗi lớn trong bài chấm
- GV sửa ở bảng và gọi HS đọc lại từ đúng
- KT kết quả soát lỗi cho bạn của HS
* HD làm BT chính tả:
- GV treo bảng phụ
- Cho làm bài vào VBT
- Gv nhận xét gọi HS đọc lại từ đúng
4. Củng cố: 
- GV hệ thống lại ND bài học
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS luyện viết những chữ đã viết sai.
- Lớp hát 1 bài
- 2 HS làm trên bảng
- HS nghe
- HS theo dõi SGK
- Kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
 - Có 4 câu
- Viết hoa lùi vào 1 ô
- Tô Định. Hai Bà Trưng (vì đó là tên riêng )
- Các chữ đầu câu: Thành, đất.
- Lần lượt, sụp dổ, trở thành, lịch sử
- HS viết bảng con
- Hs nghe viết chính tả vào vở
- HS soát lỗi chính tả
- HS đổi vở KT chéo
- HS nêu miệng cách sửa
Bài 2a:
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS làm bảng phụ 
- lành lặn, nao núng, lanh lảnh.
- 1 HS nhắc lại
- HS nghe
- Nhớ thực hiện.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY:
.....................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxTuan_1720_lop_3.docx
Giáo án liên quan