Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học 8 năm 2010

Tiết 1 : Tự nhiên – xã hội:

 VỆ SINH THẦN KINH ( Tiết 1 )

I. Mục tiêu:

 Sau bài học, HS có khả năng :

- Nêu được 1 số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh

- Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh

- Kể được tên 1 số thức ăn, đồ uống, nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh

II. Đồ dùng: Tranh trong SGK, phiếu học tập

III. Hoạt động dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ :

+ Nêu vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người ?

+ Nêu ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt độngcủa cơ thể ?

- GV nhận xét, đánh giá.

 

doc20 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học 8 năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thảo luận
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình trong SGK. Đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ? Việc đó có lợi hay có hại cho cơ quan thần kinh ?
	- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Bước 2 : Làm việc cả lớp
	- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp . 1 HS chỉ nói 1 hình. HS khác bổ sung
	Hình 1 : 1 bạn đang ngủ ( Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi )
Hình 2 : Các bạn đang chơi trên bãi biển ( lợi vì cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giản. Hại vì phơi nắng quá lâu sẽ bị ốm )
Hình 3 : 1 bạn đang thức đêm đến 10 h để đọc sách ( có hại vì thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh bị mệt )
Hình 4 : Chơi trò chơi điện tử ( lợi vì nếu chỉ chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí. Hại vì chơi quá lâu mắt sẽ mệt mỏi, thần kinh căng thẳng )
	Hình 5 : ( Xem biễu diễn nghệ thuật ( lợi vì giúp giải trí, thần kinh thư giản )
Hình 6 : Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học( lợi vì được bố mẹ chăm sóc, quan tâm, trẻ em luôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở, thương yêu của gia đình, điều đó có lopựi cho thần kinh )
Hình 7 : 1 bạn nhỏ đang bị ốm hoặc bị người lớn đánh ( Hại vì bị đánh mắng, trẻ em bị căng thẳng, sợ hãi hoặc oán hận, thù hằn. Điều đó không có lợi cho thần kinh )
C. Hoạt động 2: Đóng vai 
Bước 1: Tổ chức 
- GV chia lớp làm 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu mỗi phiếu ghi 1 trạng thái tâm lí: tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi .
- GV phát cho 4 nhóm và yêu cầu HS tập biễu diễn vẻ mặt của người có trạng thái tâm lí như được ghi trong phiếu .
 Bước 2: Thực hiện
	- Yêu cầu HS thực hiện – Nhóm trưởng điều khiển
Bước 3 : Trình diễn :
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trong trạnh thái tâm lí mà nhóm được giao
- Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận xem 1 người luôn ở trạng thái tâm lí như vậythì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh ?
	- GV yêu cầu HS rút ra bài học gì qua hoạy động này ?
d. Hoạt động 3 : Làm việc với SGK : 
Bước 1 : Làm việc theo cặp 
	- 2 bạn quay mặt vào nhau cùng quan sát hình 9 và TLCH :
+ Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
	- GV gọi 1 số HS lên trình bày 
	- GV đặt vấn đề để cả lớp cùng phân tích 
+ Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn ?
+ Kể thêm những tác hại khác do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý ?
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV củng cố bài - dặn dò HS.
Tiết 2: Toán: 	
 GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I . Mục tiêu: Giúp HS
	- Biết giảm 1 số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập
	- Phân biệt giảm đi 1 số lần với giảm đi 1 số đơn vị 
 II. Đồ dùng: SGK
III. Họat động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : 	- 2 HS lên bảng : Đặt tính rồi tính 
 21 : 7 49 : 7
	- GV nhận xét , ghi điểm 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:	Giảm đi một số lần
b. Hướng dẫn GS cách giảm 1 số đi nhiều lần :
	- HS sắp xếp các con gà như hình vẽ SGK rồi đặt câu hỏi để HSTL:
	+ Hàng trên có mấy con gà ? ( 6 con gà )
+ Số con gà ở hàng dưới so với hàng trên giảm mấy lần ? ( số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì có số gà ở hàng dưới 6 : 3 = 2 ( con gà )
	- GV ghi bảng : Hàng trên : 6 con gà
 Hàng dưới : 6 : 3 = 2 ( con gà )
	- Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì được số gà ở hàng dưới 
	+ Nhiều HS nhắc lại phần ghi bảng
	- GV : Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào ? ( ta chia 8 cm cho 4 )
	- GV ghi bảng : Độ dài đoạn thẳng AB : 8 cm
 Độ dài đoạn thẳng CD : 8 : 4 = 2 ( cm )
	+ Nhiều HS nhắc lại 
- GV : Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? ( muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần )
	+ Nhiều HS nhắc lại
c. Thực hành :
Bài1:	- HS đọc yêu cầu – GVHD mẫu – HS làm bài rồi chữa bài
Số đã cho
12
48
36
24
Giảm 4 lần
12 : 4 = 3
48 : 4 = 12
36 : 4 = 9
24 : 4 = 6
Giảm 6 lần
12 : 6 = 2
48 : 6 = 8
36 : 6 = 6
24 : 6 = 4
Bài 2:	 - HS đọc yêu cầu 
GV HD HS bài mẫu – HS đọc
HS đọc đề - Tóm tắt – HS tự giải
 Tóm tắt Bài giải
 30 giờ Thời gian làm công việc đó bằng máy là :
 Làm tay :	30 : 5 = 6 ( giờ )
 Làm máy:	 Đáp số : 6 giờ
 ? giờ
Bài 3: - HS đọc yêu cầu – HS tự làm bài rồi chữa bài
 a. Tính nhẫm độ dài doạn thẳng CD : 8 cm : 4 = 2 cm
 - Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 2 cm : C	 D
 b. Tính nhẫm độ dài đoạn thẳng MN : 8cm – 4 = 4 cm
 - Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 4 cm M 	N
4. Củng cố - dặn dò: 	
	- GV củng cố bài - dặn dò HS:
Tiết 3: Chính tả : Nghe - viết :
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu: 
1 . Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của bài 
- Làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi ( hoặc vần uôn / uông ) theo nghĩa đã cho 
II. Đồ dùng: - Vở bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2 Bài cũ:	- 2 HS lên bảng viết: nhoẻn cười, trống rỗng 
	- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	Chính tả nghe viết : Các em nhỏ và cụ già
b. Hướng dẫn HS nghe – viết :
	- GV đọc bài viết
- 2 HS đọc lại bài viết 
+ Đoạn này kể chuyện gì ?( cụ già nói với các bạn lí do khiến cị buồn : Cụ bà bị ốm nặng, phải nằm viện, khó mà qua khỏi , )
+ Đoạn văn có mấy câu ?( 7 câu )
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? ( các chữ đầu câu )
+ Lời ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì ?( dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng , viết lùi vào 1 chữ )
	- HS viết bảng con từ khó : ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt,
	- GV đọc bài cho HS viết vào vở 
	- HS soát lỗi ra lề vở
* Chấm, chữa bài:
	- GV thu vở chấm 1 số em 
 – GV nhận xét bài chấm
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a : - HS đọc yêu cầu – HS lên bảng làm - Lớp làm vở
	 - Cả lớp và GV nhận xét – chốt :
 ( gặt – rát - dọc )
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV củng cố bài - dặn dò HS
Tiết 4: Thể dục :
 Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Tiết 1 : Mĩ thuật :

 VẼ TRANH : VẼ CHÂN DUNG
I. Mục tiêu:	
	- HS tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người
	- Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình và bạn bè
	- Yêu quý người thân và bạn bè
II . Đồ dùng : 1 số bài vẽ mẫu, hình gợi ý cách vẽ
III. Hoạt động dạy học: 
1 . Ổn định lớp : 
2 . Bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3 . Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Vẽ tranh: vẽ chân dung
b . Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tranh chân dung
- GV giới thiệu và gợi ý HS nhận xét 1 số tranh chân dung của các hoạ sĩ và của thiếu nhi
+ Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, vẽ nữa người hay toàn thân ? ( Tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện được những đặc điểm riêng của người được vẽ )
+ Tranh chân dung vẽ những gì ? ( Hình dáng khuôn mặt, các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tóc, tai,)
	+ Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ gì nữa ? ( cổ, vai, thân.)
	+ Màu sắc của toàn bộ bức tranh của các chi tiết ?
+ Nét mặt của người trong tranh như thế nào ? ( người già, trẻ, vui, buồn, hiền hậu, tươi cười, hóm hỉnh, trầm tư,)
	- HS lựa chọn và phát biểu về bức tranh mà em thích 
c . Hoạt động 2 : Cách vẽ chân dung 
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để HS thấy :
+ Có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ . Cố gắng nhận xét và tìm ra những đặc điểm , hình dáng riêng của người mình định vẽ 
+ Dự định vẽ khuôn mặt, nữa người hay toàn thân để bố cục hình vào trang giấy cho phù hợp
+ Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng
+ Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ mái tóc, cổ, vai sau
+ Sau đó vẽ các chi tiết : mắt, mũi, miệng, tai ,..
- GV giới thiệu ở hình gợi ý cách vẽ màu :
+ Vẽ màu ở các bộ phận lớn trước ( khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh )
+ Sau đó vẽ màu các chi tiết ( mắt, môi, tóc, tai, ..)
d . Hoạt động 3 : Thực hành
- GV gợi ý HS chọn vẽ người thân như: ônh, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn trai, bạn, gái, cô giáo,
- HS chọn cách vẽ ( vẽ khuôn mặt hoặc bán thân,vẽ trong khổ giấy ngang hay dọc )
- GV gợi ý HS vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động
- HS làm bài – GV nhắc nhở góp ý , giúp đỡ những HS còn lúng túng 
e . Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá : 
- GV chọn 1 số bài vẽ và hướng dẫn HS nhận xét 
- Khên ngợi những HS hoàn thành tốt bài vẽ ở lớp và gợi ý cho 1 số HS chưa vẽ xong về nhà vẽ tiếp 
4 . Củng cố - dặn dò 
- GV củng cố bài – dặn dò HS 
Tiết 2: Tập đọc: 	
 TIẾNG RU 
 I. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng : làm mật, nhân gian, đốm lửa,
- Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn 1 dòng thơ, 1 câu thơ. Biết đọc bài với giọng tình cảm, thiế tha.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài
	- Hiểu điều bài thơ muốn nói với em : con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bè bạn, đồng chí 
3. Học thuộc lòng bài thơ :
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:	- 2 HS kể lại câu chuyện : Các em nhỏ và cụ già theo lời 1 bạn nhỏ trong truyện
	- GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tiếng ru
b. Luyện đọc:
	- GV đọc mẫu toàn bài
	- HS đọc nối tiếp câu + luyện đọc từ khó
	- HS từng khổ thơ trước lớp + giải nghĩa từ 
	- HS đọc từng khổ thơ trong nhóm
	- 1 HS đọc cả bài
	- HS đọc ĐT cả bài
c. Tìm hiểu bài:
	- HS lần lượt trả lời cau hỏi trong SGK.
+ CH1: Con ong, con cá , con chim yêu những gì ? Vì sao ? 
 ( . Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật 
 . Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được, không có nước cá sẽ chết 
 . Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới tung cánh hót ca, bay lượn 
+ CH2: Hãy nêu cách nghĩ của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 ?
 ( Mẫu : Một ngôi sao chẳng sáng đêm 
 Một ngôi sao không làm nên đêm sao sáng
 Nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng 
 . Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
 Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín
 Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín
 Vô vàng thân lúa chín mới làm nên cả một mùa vàng
 . Một người đâu phải dân gian. / Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi
 Một người không phải là cả loài người. / Sống một mình giống như 1 đốm lửa đang tàn lụi
 Nhiều người mới làm nên nhân loại. / Sống cô đơn 1 mình, con người giống như 1 đốm lửa nhỏ không toả sáng cháy lan ra được sẽ tàn )
+ CH 3: Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ ? (Núi không nên chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không nên chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy )
+ CH 4 : Câu lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ ? ( Con người muốn sống con ơi / Phải yêu đồng chí yêu người anh em )
- GV : Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí ,
d. Học thuộc lòng bài thơ :
	- GV đọc diễn cảm bài thơ
	- 1 HS đọc lại
	- GV HD HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
	- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
4. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài - dặn dò HS.
Tiết 3: Toán:	
	 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về giảm đi 1 số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản 
- Bước đầu liên hệ giữa giảm đi 1 số lần và tìm 1 phần mấy của 1 số 
II. Đồ dùng: SGK
III. Họat động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 	- HS lên bảng giải bài tập 1 / 37 ( SGK)
 - GV nhận xét, ghi điểm	 
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Luyện tập 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài1 : - HS đọc yêu cầu – làm bài rồi chữa bài 
 4 gấp 6 lần 24 giảm 3 lần 8
 7 gấp 6 lần 42 giảm 2 lần 21
 25 giảm 5 lần 5 gấp 4 lần 20
Bài 2 :- HS đọc bài toán – Tóm tắt – GVHD – HS tự giải
 Tóm tắt Bài giải
 60 l Buổi chiều cửa hàng bán được số lít dầu là :
 Buổi sáng : 60 : 3 = 20 ( l )
 Buổi chiều : Đáp số : 20 l dầu 
 ? l
 b. Tóm tắt Bài giải 
 60 quả Số quả cam còn lại trong rổ là :
 Có : 60 : 3 = 20 ( quả )
 Còn lại : Đáp số : 20 quả cam
 ? quả 
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu – nêu cách làm
 + Đo độ dài đoạn thẳng AB được 10 cm
 + Độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần được : 10 cm : 5 = 2 cm
 + Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 2 cm : M N
4. Củng cố - dặn dò: 	
- GV củng cố bài - dặn dò HS: 
Tiết 4: Tập viết: 	
ÔN CHỮ HOA G
I. Mục tiêu: 
Củng cố cách viết chữ hoa G thông qua bài tập ứng dụng
- Viết tên riêng : Gò Công bằng chữ cỡ nhỏ
- Viết câu ứng dụng : Khôn ngoan đối đáp người ngoài / Gà cùng mội mẹ chớ hoài đá nhau bằng chữ cỡ nhỏ
II. Đồ dùng : - Chữ mẫu, vở tập viết
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 	- 2 HS lên bảng viết : Ê , Ê - đê
	- Gv nhận xét , ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa G
b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài : G, C, K
	- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
	- HS tập viết trên bảng con chữ G, C, K
* HS đọc từ ứng dụng : Gò Công
- GV : Gò Công là tên 1 thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định – 1 vị lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp
- HS tập viết bảng con từ 
*HS đọc câu ứng dụng : “ Khôn ngoan..đá nhau ”
- GV : Câu tục ngữ khuyên : Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau
- HS tập viết bảng con : Khôn, Gà
c. Hướng dẫn HS viết bài vào vở :
	- GV nêu yêu cầu bài viết 
	- GV viết mẫu từng dòng – HS viết theo đến hết bài .
d. Chấm, chữa bài:
	- GV thu vở chấm 1 số em – GV nhận xét bài chấm.
4. Củng cố - dặn dò:
 - GV củng cố bài - dặn dò HS.
 Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010 
Tiết 1: Toán:	
 TÌM SỐ CHIA
I . Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tìm số chia chưa biết 
- Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia
II. Đồ dùng: - SGK , 6 hình vuông bằng bìa hoặc nhựa
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : 	- HS lên bảng làm bài tập 2 
	- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tìm số chia 
b. HD HS cách tìm số chia :
	- GV HD HS lấy 6 hình vuông xếp như hình vẽ trong SGK
	GV hỏi : Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng , mỗi hàng có mấy hình vuông ? 
 ( mỗi hàng có 3 hình vuông )
	- Vậy 6 chia 2 bằng mấy ? ( 6 : 2 = 3 )
	- GV gọi HS lên nêu tên từng thành phần của phép chia 
	GV ghi : 6 : 2 = 3
 Số bị chia Số chia Thương
	- GV dùng bìa che lấp số 2 hỏi :
+ Muốn tìm số chia ( bị che lấp ) ta làm thế nào ? ( muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương )
- GV ghi : 2 = 6 : 3
- HS nhận xét : Trong phép chia hết , muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương . Cá nhân nhắc lại
* GV nêu bài toán tìm X 
	Biết 30 : x = 5
	- GV hỏi : Phải tìm gì ? ( tìm số chia chưa biết )
- Muốn tìm số chia x ta làm thế nào ? ( Muốn tìm số chia x ta lấy số bị chia (30 ) chia cho thương ( 5 )
	- GV ghi bảng : 30 : x = 5
 x = 30 : 5
 x = 6
- GV ghi : Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương
- HS nhắc lại : CN – ĐT
c. Thực hành :
Bài 1:	- HS đọc yêu cầu – HS lên bảng làm - lớp làm nháp 
 35 : 5 = 7 28 : 7 = 4 24 : 6 = 4 21 : 3 = 7
 35 : 7 = 5 28 : 4 = 7 24 : 4 = 6 21 : 7 = 3
Bài 2:	- HS đọc yêu cầu – HS lên bảng làm - lớp làm bảng con
 a. 12 : x = 2 b. 42 : x = 6 c. 27 : x = 3
 x = 12 : 2 x = 42 : 6 x = 27 : 3
 x = 6 x = 7 x = 9
 d. 36 : x = 4 e. x : 5 = 4 g . x x 7 = 70
 x = 36 : 4 x = 4 x 5 x = 70 : 7
 x = 9 x = 20 x = 10
Bài 3:	- HS đọc yêu cầu – HS thảo luận nhóm 
	- HS giải thích cách làm
 a. Số bị chia đã biết ( 7 ) muốn có thương lớn nhất thì số chia phải bé nhất và phép chia phải thực hiện được
 - Dùng cách “ thử để chọn” . Số chia không thể bằng 0 vì phép chia 7 : 0 không thể thực hiện được ; Số chia bằng 1 thì 7 x 1 = 7 vậy phép chia hết 7 chia cho 1 để được thương lớn nhất 7 : 1 = 7
 b. Trong phép chia hết , 7 chia cho 7 để được thương bé nhất là : 7 : 7 = 1
4. Củng cố - dặn dò:	
	- GV củng cố bài - dặn dò HS.
Tiết 2 : Luyện từ và câu: 
TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG .
ÔN TẬP CÂU “ AI LÀM GÌ ?”
I . Mục tiêu :
- Mở rộng vốn từ về cộng đồng
- Ôn kiểu câu Ai làm gì ?
II . Đồ dùng : SGK , vở BT
III . Hoạt động dạy học :
1 . Ổn định lớp : 
2 . Bài cũ :	- 2 HS lên làm miệng BT 2 và BT 3
	- GV nhận xét ghi điểm
3 . Bài mới :
a . Giới thiệu bài : Từ ngữ về cộng đồng . Ôn tập câu Ai làm gì ?
b . Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu – 1 HS làm mẫu 
	- Lớp làm vở - 1HS lên bảng làm 
	- Cả lớp và GV nhận xét, chốt 
Những người
trong cộng đồng
Thái độ , hoạt động
trong cộng đồng
cộng đồng, đồng bào, đồng nội, đồng hương
cộng tác, đồng tâm,
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu – HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày 
( Tán thành thái độ ở câu a, c ; Không tán thành với thái độ câu b )
- GV giúp HS hiểu thêm nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ .
+ Chung lưng đấu cật : doàn kết, góp sức cùng nhau làm việc 
+ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại : ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác
+ Ăn ở như bát nước đầy : sống có nghĩa có tình, thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người .
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu – HS làm vở bài tập – HS lên bảng gạch chân
	- Cả lớp và GV nhận xét, chốt :
	a. Đàn sếu đang sải cánh trên cao .
	b. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về .
 c . Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi .
Bài 4 : - HS đọc yêu cầu – HS làm vở bài tập – HS phát biểu ý kiến 
	- GV ghi bảng ý kiến đúng , sai .Cả lớp và GV nhận xét, chốt :
	a. Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ?
	b. Ông ngoại làm gì ?
	c. Mẹ bận làm gì ?
4. Củng cố - dặn dò :
	- GV củng cố bài , dặn dò HS
Tiết 3: Chính tả : Nhớ viết
 TIẾNG RU
Mục tiêu:
	 Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài . Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát
- Làm đúng các bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / d / gi ( hoặc vần 
uôn / uông) theo nghĩa đã cho
II. Đồ dùng: - Vở BT
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : 	- 2 HS lên bảng viết : giặt giũ , buồn bã
 	- GV nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Chính tả nhớ viết : Tiếng ru
b. Hướng dẫn HS nhớ - viết :
	- GV đọc bài viết
	- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ? ( thơ lục bát , 1 dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ )
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý ? ( dòng 6 chữ cách lề vở
 2 ô, dòng 8 chữ cách lề vở 1 ô )
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy ? ( dòng thứ 2 )
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối ? ( dòng thứ 7 )
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ? ( dòng thứ 7 )
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than ? ( dòng thứ 8 )
- HS viết bảng con chữ khó : sống, phải, chẳng, nhân gian,..
- HS gấp SGK lại , nhớ và viết 2 khổ thơ ra vở
- HS viết xong , mở SGK và soát lỗi ra lề vở
* Chấm , chữa bài : 
	- GV thu vở một số em chấm
	- GV nhận xét bài chấm
c. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu – HS lên bảng làm - Lớp làm vở 
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt .
	 ( rán - dể - giao thừa )
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV củng cố bài - dặn dò HS.
Tiết 4: Đạo đức: 	
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, 
 CHA MẸ , ANH CHỊ EM (Tiết 2 )
I .Mục tiêu: 
- HS hiểu: 	
+ Trẻ em có quyền được sống với gia đình , cps quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ , giúp đỡ 
+ Trẻ em cố bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình 
- HS biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình 
II. Đồ dùng: - Vở bài tập đạo đức
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp:
2 Bài cũ: 	- HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với mình và ngược lại
	- GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ( Tiết 2)
b. Hoạt động 1 : Xửlí tình huống và đóng vai ( BT 4 )
 - GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống 
 - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
 - Các nhóm lên đóng vai
-Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong mỗi tình huống và cảm xúc của mỗi nhân vật khi ứng xử hoặc nhận được cách ứng xử đó 
* GV kết luận :
 + Tình huống a : Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không được nghịch dại 
 + Tình huống b : Huy nên dành thời gian đọc báocho ông nghe
c. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến ( BT 5 )
- GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành , không tán thành hoặc lưỡng lự bằng các

File đính kèm:

  • docTuan_8_Cac_em_nho_va_cu_gia.doc