Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học 11

Tiết 2: Toán:

 LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

 - Giúp HS : Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có 2 phép tính

 II. Đồ dùng: SGK

III. Họat động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ : - HS lên làm BT2 trang 51

 - GV nhận xét ghi điểm.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: “ Luyện tập ”

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài1: - HS đọc bài toán – Tóm tắt – GVHD – HS giải bài toán

 Tóm tắt Bài giải

 45 ô tô Cả hai lần số ô tô rời bến là :

 18 + 17 = 35 ( ô tô )

 18xe 17xe ? xe Số ô tô còn lại là :

 45 – 35 = 10 ( ô tô )

 Đáp số : 10 ô tô

 

doc19 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét
 gấp 3 lần thêm 3 gấp 6 lần bớt 6
 5 15 18 7 42 36
 gấp 2 lần bớt 2 giảm 7 lần thêm 7
 6 12 10 56 8 15
3. Củng cố - dặn dò:
	- GV củng cố bài - dặn dò HS
Tiết 4: Thủ công: 	
 CẮT, DÁN CHỮ I, T (Tiết 1)
I. Mục tiêu:	
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình kĩ thuật
- HS thích cắt, dán chữ	
II. Đồ dùng: - Chữ cắt, dán mẫu 
III. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : “ Cắt, dán chữ I, T ( Tiết 1)”
b. Hoạt động 1 : GV HD HS quan sát, nhận xét 
	- GV giới thiệu mẫu chữ I, T
	- HS quan sát rút ra nhận xét :
	+ Nét chữ rộng 1ô
+ Chữ I, T có nữa bên trái và nữa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nữa bên trái và nữa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau. Vì vậy muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ
c. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu 
Bước 1: Kẻ chữ I, T
	- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 2 hình chữ nhật: 1 hình có chiều 5 x 1ô ,
 1 hình có chiều 5 x 3ô
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ 2. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm dã dánh dấu.
Bước 2 : Cắt chữ T
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nữa chữ T, mở ra được chữ T
Bước 3 : Dán chữ I, T
	- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn
	- Bôi hồ vào mặt sau và dán chữ theo vị trí qui định
	- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng
	- HS thực hành cắt, dán – GV quan sát theo dõi giúp đỡ.
4. Củng cố- dặn dò:
	- GV củng cố bài - dặn dò HS.
 Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Chính tả : Nghe viết 
 TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG 
I. Mục tiêu: 
	Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài viết . Biết viết hoa đúng các chữ đầu câu và tên riêng trong bài
- Luyện viết phân biệt tiếng có vần khó, thi tìm nhanh, viết đúng 1 số từ có tiếng chứa âm đầu hoặc thanh dễ lẫn
	- HS yêu thích cảnh đẹp đất nước ta
II. Đồ dùng: - Vở bài tập, 
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2 Bài cũ: - 2 HS lên bảng viết : mùi khét, xoèn xoẹt
	 - GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 	“ Chính tả nghe viết : Tiếng hò trên sông ”
b. Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc bài viết - 2 HS đọc 
+ Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì ? ( Tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều thổi nhẹ qua đồng và con sông Thu Bồn )
+ Bài chính tả có mấy câu ? (4 câu )
+ Nêu các tên riêng có trong bài ? ( Gái, Thu Bồn )
- HS viết bảng con : trên sông, lơ lửng, thổi, chảy lại,..
- GV đọc cho HS viết bài vào vở .
- HS viết xong soát lỗi ra lề vở
c. Chấm, chữa bài:
	- GV thu vở chấm 1 số em.
	- GV nhận xét bài chấm
d. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: - HS đọc yêu cầu – Làm vở bài tập – HS lên bảng làm 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt :
a. chuông xe đạp kêu kính coong ; vẽ đường cong
b. làm xong việc ; cái xoong
Bài 3b: - HS đọc yêu cầu bài 
	 - GV phát giấy cho các nhóm thi làm bài
	- Đại diện nhóm lên dán bảng, đọc kết quả
	- Cả lớp và GV nhận xét, chốt :
	+ Từ ngữ có tiếng mang vần ươn : mượn, thuê mướn, vươn, vượn, lườn,
	+ Từ ngữ có tiếng mang vần ương : ống bương, gương soi, giường, số lượng,
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV củng cố bài - dặn dò HS
Tiết 2: Toán: 	 
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
	- Giúp HS : Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có 2 phép tính
 II. Đồ dùng: SGK
III. Họat động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : 	- HS lên làm BT2 trang 51
	- GV nhận xét ghi điểm.	
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Luyện tập ”
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài1:	- HS đọc bài toán – Tóm tắt – GVHD – HS giải bài toán
 Tóm tắt Bài giải 
 45 ô tô Cả hai lần số ô tô rời bến là :
 18 + 17 = 35 ( ô tô )
 18xe 17xe ? xe Số ô tô còn lại là :
 45 – 35 = 10 ( ô tô )
 Đáp số : 10 ô tô
Bài 2:	 - HS đọc đề - Tóm tắt – GVHD – HS giải
 Tóm tắt Bài giải
 48 con thỏ Số con thỏ đã bán là :
 48 : 6 = 8 ( con )
 Bán đi ? còn lại Số con thỏ còn lại là :
 48 – 8 = 40 ( con )
 Đáp số : 40 con thỏ
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu – HS nêu thành bài toán 
 “ Lớp 3A có 14 HS giỏi, số HS khá hơn HS giỏi là 8 bạn. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu HS khá và HS giỏi ? ”
 Bài giải : 
 Số HS khá lớp 3A có là :
 14 + 8 = 22 ( bạn )
 Số HS giỏi và khá lớp 3A có là :
 14 + 22 = 36 ( bạn )
 Đáp số : 36 bạn
Bài 4 : - HS đọc yêu cầu + bài mẫu
	- GV HD mẫu – HS làm bài rồi chữa bài
	a. 12 x 6 = 72 ; 72 – 25 = 47
	b. 56 : 7 = 8 ; 8 – 5 = 3
	c. 42 : 6 = 7 ; 7 + 37 = 44
4. Củng cố - dặn dò: 	
	- GV củng cố bài - dặn dò HS:
Tiết 3: Tự nhiên – xã hội:	 	
THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: HS có khả năng :
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong từng tình huống cụ thể
- Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại
- Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại
- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
II. Đồ dùng: Các hình trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : - 2 HS lên TLCH :
+ Những người thuộc họ nội là ai ? Hãy giới thiệu những người thuộc họ nội nhà em ?
 + Những người thuộc họ ngoại là ai ? Hãy giới thiệu những người thuộc họ ngoại nhà em ?
	- GV nhận xét, đánh giá 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “Thực hành : Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng ( Tiết 1 )”
b. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 42 SGK và làm việc với phiếu bài tập ( Phiếu bài tập trang 43 SGK )
Bước 2 : Các nhóm chữa bài
	- Các nhóm đổi chéo phiếu bài tập cho nhau dể chữa bài 
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
	- Các nhóm trình bày bài trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung nhóm nào làm chưa đúng có thể chữa lại bài của nhóm mình 
- GV chốt nội dung + Kết hợp liên hệ giáo dục HS về cách ứng xử với mọi người trong gia đình nội ngoại
3. Củng cố - dặn dò:
	- GV củng cố bài - dặn dò HS.
Tiết 4: Thể dục :
 Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2010 
Tiết 1: Toán:	 
 BẢNG NHÂN 8
I.Mục tiêu: Giúp HS 
	- Tự lập được và học thuộc bảng nhân 8
	- Củng cố ý nghĩa của phép nhân cà giải toán bằng phép nhân
II. Đồ dùng: các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn
III. Họat động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : 	- 2HS lên bảng làm : 12 gấp 6 lần, rồi bớt đi 25
 42 giảm đi 6 lần, rồi thêm 37	- GV nhận xét, ghi điểm	 	
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:-“ Bảng nhân 8 ”
b. HD HS lập bảng nhân 8 :
	- HS quan sát 1 tấm bìa có 8 chấm tròn
	- GV : 8 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn ? ( .bằng 8 chấm tròn )
	- GV : 8 được lấy 1 lần thì viết : 8 x 1 = 8 . HS đọc CN
	- GV : 8 được lấy 2 lần viết thành phép nhân nào ? ( 8 x 2 )
 GV nêu cách tìm 8 x 2 bằng cách đưa về tính tổng của 2 số, mỗi số hạng là 8 .
 HS viết : 8 x 2 = 8 + 8 = 16 Vậy 8 x 2 = 16 . CN
	- HS quan sát 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn
 GV : 8 được lấy 3 lần, viết thành phép nhân nào ? ( 8 x 3 )
 Tìm kết quả 8 x 3 bằng cách tính tổng của 3 số, mỗi số hạng là 8
 HS viết : 8 x 3 = 8 + 8 + 8 = 24 Vậy 8 x 3 = 24 . CN
	- HS tiến hành tương tự như trên với các phép tính còn lại
	- HS học thuộc lòng bảng nhân 8 ngay tại lớp 
c. Thực hành :
Bài1:	- HS đọc yêu cầu - HS làm miệng – GV nhận xét
	 8 x 3 = 24 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32 8 x 1 = 8
 8 x 5 = 40 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56 0 x 8 = 0
 8 x 8 = 64 8 x 10 = 80 8 x 9 = 72 8 x 0 = 0
Bài 2:	- HS đọc bài toán – Tóm tắt – GV HD – HS làm bài 
 Tóm tắt Bài giải
 1 can : 8 l dầu Số lít dầu trong 6 can là :
 6 can : l dầu ? 8 x 6 = 48 ( l )
 Đáp số : 48 l dầu
Bài 3:	- HS đọc yêu cầu – HS làm bài rồi chữa bài 
	8, 16, 24, 32, 40, 48, 56, 64, 72, 80
4. Củng cố - dặn dò: 	
- GV củng cố bài - dặn dò HS: 
Tiết 2: Mĩ thuật:	
 VẼ THEO MẪU : VẼ CÀNH LÁ 
I. Mục tiêu:	
	- HS biết cấu tạo của cành lá : hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của nó
	- Vẽ được cành lá đơn giản
	- Bước đầu làm quen với việc đưa hình hoa, lá vào trang trí ở các dạng bài tập
	- Biết giữ gìn cành lá và yêu mến cảnh đẹp quê hương 
II. Đồ dùng : - Tranh vẽ, vở tập vẽ
III. Hoạt động dạy – học
1 . Ổn định lớp 
2 . Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 . Bài mới : 
a . Giới thiệu bài : Vẽ theo mẫu : Vẽ cành lá
b . Hoạt đông 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu 1 số cành lá khác nhau, gợi ý để HS nhận xét :
+ Cành lá phong phú về hình dáng và màu sắc
+ Đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của chiếc lá
- HS xem 1 vài bài trang trí để cho HS thấy : cành lá đẹp và có thể sử dụng làm hoạ tiết trang trí
c . Hoạt động 2: cách vẽ cành lá
	- GV yêu cầu HS quan sát cành lá và gợi ý các em cách vẽ :
	+ Vẽ phác hoạ hình dáng chung của cánh lá cho vừa với phần giấy
	+ Vẽ phác hình của từng chiếc lá
	+ Vẽ chi tiết cho giống mẫu
	- GV gợi ý HS cách vẽ màu
	+ Có thể vẽ màu như hình vẽ mẫu
	+ Có thể vẽ màu khác : cành lá non, cành lá già
	+ Vẽ màu có đậm, có nhạt
d. Hoạt động 3 : Thực hành 
	- HS làm bài - GV gợi ý HS
	+ Vẽ phác hình chung
	+ Vẽ rõ đặc điểm của cành lá
	+ Cách vẽ màu
e. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
	- GV HD HS nhận xét 1 số bài vẽ về :
	+ Hình vẽ ( so với phần giấy )
	+ Đặc điểm của cành lá
	+ Màu sắc
	- HS chọn bài vẽ đẹp và nhận xét
4 . Củng cố - Dặn dò :
	- GV cũng cố bài - dặn dò HS 	
Tiết 3 : Tập đọc: 	
	VẼ QUÊ HƯƠNG
 I. Mục tiêu: 
1 .Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Đọc đúng : xanh đỏ, lượn quanh, đỏ chót, vẽ, Tổ quốc,
	- Ngắt nghỉ nhịp thơ đúng
2 .Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu ý nghĩa bài thơ : ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của 1 bạn nhỏ .
3. Học thuộc lòng bài thơ 
II. Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: - 3 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện : Đất quý, đất yêu + TLCH
	 - GV nhận xét , ghi điểm 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Vẽ quê hương”
b. Luyện đọc:
	- GV đọc đoạn mẫu.
	- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ một + luyện đọc từ khó.
	- HS đọc từng khổ thơ trước lớp + giải nghĩa từ.
	- HS đọc từng khổ trong nhóm.
	- HS đọc ĐT cả bài
c. Tìm hiểu bài:
	- HS lần lượt trả lời câu hỏi trong SGK.
+ CH1: Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ? ( tre, lúa, sông, trời mây, nhà ở, ngói mới, trường học, cây gạo, mặt trời, lá cở Tổ quốc.)
+ CH2: Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc . Hãy kể tên những màu sắc ấy ? (tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chói, )
- GV : Bài thơ tả cảnh quê hương nơi thôn dã rất đẹp .Vì vậy chúng ta càng phải biết yêu quý và giữ gìn đất nước ta 
+ CH3: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất : a. Vì quê hương rất đẹp
 b. Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi 
 c. Vì bạn nhỏ yêu quê hương 
 ( câu c đúng nhất . Vì yêu quê hương nên bạn nhỏ thấy quê hương rất đẹp ) 
d. Học thuộc lòng bài thơ :
	- GV HD HS học thuộc lòng bài thơ
	- HS thi đọc học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
4. Củng cố - dặn dò:
	- GV củng cố bài - dặn dò HS.
Tiết 4 : Tập viết: 	
ÔN CHỮ HOA G ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ hoa G ( Gh ) thông qua bài tập ứng dụng:
+ Viết tên riêng: “Ghềnh Ráng ” bằng chữ cỡ nhỏ
+ Viết câu ứng dụng: “Ai về đến huyện Đông Anh / Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương ” bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng : - Chữ mẫu, vở tập viết
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: - 2 HS lên bảng viết : G, Ông Gióng
	 - GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ôn chữ hoa G ( tiếp theo )
b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài : G, R, Đ
	- GV cho HS quan sát chữ mẫu , nêu cấu tạo
	- GV lần lượt HD viết mẫu các chữ : Gh, R, Đ
	- HS tập viết trên bảng con chữ : Gh, R, Đ
* HS đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng 
- GV : Ghềnh Ráng ( còn gọi là Mộng Cầm ) là 1 thắng cảnh ở Bình Định ( cách Quy Nhơn 5 km ) có bãi tắm rất đẹp 
	- GV viết mẫu từ
- HS tập viết bảng con từ: Ghềnh Ráng
* HS đọc câu ứng dụng: “Ai về .Thục Vương”.
- GV : Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sửLoa Thành ( Thành cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ) được xây dựng theo hình vòng xoắn như tròn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán cách đây hàng nghìn năm
- HS tìm các chữ hoa có trong câu ca dao : Ai, Đông Anh, Ghé , Loa Thành, 
Thục Vương
- GV viết mẫu từ : Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương
- HS tập viết bảng con 3 tên riêng
c. Hướng dẫn HS viết vào vở:
	- GV nêu yêu cầu bài viết
	- GV viết mẫu từng dòng – HS viết theo đến hết bài.
d. Chấm, chữa bài:
	- GV thu vở chấm 1 số em 
- GV nhận xét bài chấm.
4. Củng cố - dặn dò:
 - GV củng cố bài - dặn dò HS.
 Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2010 
Tiết 1: Toán:	
 LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu : Giúp HS :
	- Củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân 8
	- Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán
II. Đồ dùng : SGK
III. Hoạt động dạy học :
1 . Ổn định lớp :
2. Bài cũ : - 1 HS học thuộc bảng nhân 8
 - 2 HS lên bảng làm : 8 x 9 = 72 0 x 8 = 0
 - GV nhận xét, ghi điểm 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Luyện tập 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu – HS làm bài rồi chữa bài 
	a. 8 x 1 = 8 8 x 5 = 40 8 x 0 = 0 8 x 8 = 64
 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 8 x 9 = 72
 8 x 3 = 24 8 x 7 = 56 8 x 10 = 80 0 x 8 = 0
	b. 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56
 2 x 8 = 16 4 x 8 = 32 6 x 8 = 48 7 x 8 = 56
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu – HS làm bài rồi chữa bài
	 8 x 3 + 8 = 24 + 8 8 x 4 + 8 = 32 + 8
 = 32 = 40
Bài 3 : - HS đọc bài toán – Tóm tắt – GV HD – HS tự giải
 Tóm tắt Bài giải 
 cuộn dây 50m, cắt lấy 4đoạn Số mét dây điện cắt đi là :
 1 đoạn : 8m 8 x 4 = 32 ( m )
 Còn lại : m ? Số mét dây điện còn lại là :
 50 – 32 = 18 ( m )
 Đáp số : 18 m
Bài 4 : - HS đọc yêu cầu – HS làm bài rồi chữa bài 
8 x 3 = 24 ( ô vuông )
3 x 8 = 24 ( ô vuông )
Nhận xét : 8 x 3 = 3 x 8
Khi đổi chỗ 2 thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi 
4 . Củng cố - Dặn dò :
	- GC củng cố bài - dặn dò HS
Tiết 2: Chính tả : Nhớ- viết : 
 VẼ QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu: 
	Rèn kĩ năng viết chính tả
	- Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài
	- Luyện đọc, viết đúng 1 số chữ chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn .
II. Đồ dùng: - SGK
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : - 2HS lên bảng viết : cái xoong, con sông
 - GV nhận xét ghi điểm	
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: “ Chính tả nhớ viết : Vẽ quê hương ”
b. Hướng dẫn HS nhớ – viết
	- GV đọc mẫu bài viết ( từ đầu ..Em tô đỏ thắm )
	- 2 HS đọc thuộc lòng bài viết
+Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp ? (vì bạn rất yêu quê hương )
 + Cách trình bày bài thơ như thế nào ? ( các chữ đầu dòng thơ đều cách lề vở 2 ô li và viết hoa )
	- HS viết bảng con những chữ khó: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh,.
- GV cho HS ghi đầu bài - Nhắc nhở HS cách trình bày bài viết
- HS gấp SGK - nhớ và viết vào vở
- HS viết xong , soát lỗi ra lề vở
* Chấm , chữa bài : 
	- GV thu vở chấm 1 số em
	- GV nhận xét bài chấm
c. Hướng dẫn HS làm BT:
 Bài 2b: - HS đọc yêu cầu bài – HS làm bài cá nhân
	- GV dán 3 băng giấy – 3 HS lên thi làm bài đúng nhanh . Sau đó đọc kết quả
	 - HS và GV nhận xét, chốt :
	 ( vườn - vấn vương
 cá ươn - trăm đường ) 
4. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố bài - dặn dò HS.
Tiết 3: Luyện từ và câu: 	 
 TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG. 
 ÔN TẬP CÂU : AI LÀM GÌ ?
I . Mục tiêu:
	- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về : Quê hương . HS yêu quý quê hương
	- Củng cố mẫu câu Ai làm gì ?
II . Đồ dùng: - SGK, vở BT
III . Hoạt động dạy - học:
1 . Ổn định lớp :
2. Bài cũ : - 3 HS nối tiếp nhau làm miệng BT 2
	 - GV nhận xét, ghi điểm
3 . Bài mới: 
a . Giới thiệu bài: “ Từ ngữ về quê hương . Ôn tập câu Ai làm gì ? ”
b . Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài – HS làm vở bài tập
	- GV dán 3 tờ giấy khổ to – 3 HS thi làm bài đúng nhanh
	- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng :
1. Chỉ sự vật ở quê hương
Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường .
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương
gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào .
 - GV liên hệ thực tế để giáo dục HS tình cảm yêu quý quê hương
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu . HS làm vở bài tập .
- Nêu kết quả để nhận xét giải nghĩa từ : Giang sơn ( gian san ): sông núi dùng để chỉ đất nước
	- 3 HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh 
 ( các từ thay thế cho từ quê hương là : quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn )
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài + mẫu
	- 2 HS lên bảng làm - Lớp làm vở bài tập
	- HS và GV nhận xét, chốt :
 Ai 
 làm gì ?
Cha
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Mẹ
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau
Chị tôi
đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
3 . Củng cố, dặn dò:
	- GV củng cố bài – dặn dò HS
Tiết 4: Đạo đức: 	
 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I
I .Mục tiêu:
- Củng cố cho HS những kiến thức đạo đức đã học về : Kính yêu Bác Hồ ; Giữ lời hứa ; Tự làm lấy việc của mình ; Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ; Chia sẻ vui buồn cùng bạn .
- Rèn luyện cho HS những hành vi trong phạm vi kiến thức đã học .
II. Đồ dùng: - Thăm để bốc TLCH
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ : + Khi bạn có chuyện vui hoặc buồn em cần làm gì ?
	 - GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Thực hành kĩ năng giữa HKI
b. Hoạt động 1: Ôn tập
Bước 1 : - GV cho HS bốc thăm - chuẩn bị 2phút – HS TL
	 - Các HS khác nhận xét, bổ sung
+ Em đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy chưa ? Hãy kể cho cả lớp nghe việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy của em ?
	+ Thế nào là giữ lời hứa? 
+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình ? Tự làm lấy việc của mình có lợi gì ? Em đã tự làm lấy việc của mình chưa ?
+ Em đã được ông bà, cha mẹ quan tâm chăm sóc như thế nào ? Em đã quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ ra sao ? Hãy kể cho cả lớp nghe
Bước 2 : - HS trả lời - cả lớp và GV nhận xét, bổ sung
c. Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng
- GV đưa ra những tình huống thuộc phạm vi đã học, các nhóm thảo luận , giải quyết tình huống 
	- GV giới thiệu tình huống 
* Nhóm 1 : Hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong nhóm về Bác Hồ và thiếu nhi
* Nhóm 2 : Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD : Hái trộm quả trong vườn người khác, đi tắm sông,..) khi đó em sẽ làm gì ?
* Nhóm 3 : Hãy cùng các bảntong nhóm thảo luận về xử lí tình huống sau :
- Khi Việt đang cắt hoa cho trò chơi hái hoa dân chủ tuần tới của lớp thì Dũng đến, Dũng bảo Việt :
Tớ khéo tay thì để tớ làm cho. Còn cậu giỏi toán thì làm toán hộ tớ .
 Nếu em là Việt em có đồng ý đề nghị của Dũng không ?Vì sao ?
* Nhóm 4 : Xử lí tình huống và đóng vai 
Bà của Lan có thói quen đọc báo hằng ngày Nhưng mấy hôm nay bà bị đau mắt không đọc báo được.
 Nếu em là Lan em sẽ làm gì ? Vì sao ?
* Nhóm 5 : Hãy thảo luận và đóng vai tình huống sau :
Trong lớp bạn Hoa có chuyện buồn ( hoặc khó khăn ) em sẽ làm gì ?
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV củng cố bài - dặn dò HS.
Tiết 5: Thể dục: 	
 Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010

Tiết 1: Toán :	
 NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
 VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I . Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
II . Đồ dùng : - SGK
III . Hoạt động dạy – học:
1 . Ổn định lớp
2 . Bài cũ : 	 - 2 HS lên bảng làm : 8 x 3 + 8 8 x 9 + 8
3 . Bài mới : 
a . Giới thiệu bài : “ Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số ”
b. Giới thiệu phép nhân 123 x 3 :
	- GV ghi bảng phép tính : 123 x 3 = ?
	- HS nêu thành phần tên gọi của phép tính 
	- HS nêu cách thực hiện : Đặt tính dọc
- Nhân từ phải sang trái: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, mỗi lần viết 1 chữ số ở tích 
- Cách thực hiện : 123 . 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
 2 . 2 nhân 2 bằng 4, viết 4
 246 . 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 
 Vậy 123 x 2 = 246
- HS nhắc lại cách thực hiện : CN
c. Giới thiệu phép nhân 326 x 3 :
	- GV HD tương tự như trên
	326 . 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1
 3 . 3 nhân 2 băng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
 978 . 3 nhân 3 bằng 9, viết 9
 Vậy 326 x 3 = 978
	- Nhiều HS nhắc lại cách nhân CN 
d. Thực hành :

File đính kèm:

  • docTuan_11_Cho_banh_khuc_cua_di_toi.doc