Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần 22 - Trường TH Phước Hội

Kết luận:

 Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ có đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.

b. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật

* Mục tiêu: Biết phân biệt các loại rễ cây sưu tầm được.

* Cách tiến hành:

 - GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.

- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.

 

doc30 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Tuần 22 - Trường TH Phước Hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi
- Mời 2 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố.
- Nhận xét, chốt lại
+ Chẳng, đổi, dẻo, đĩa
+ Là cánh đồng
4. Củng cố , dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
	Tiết: 107	Toán 
Hình Tròn, Tâm, Đường Kính, Bán Kính
I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức: Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 
	2. Kĩ năng: Bước dầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn, compa và cách vẽ hình tròn 
* Mục tiêu: Giúp HS làm quen với hình tròn, đường kính, bán kính, compa.
* Cách tiến hành:
F Giới thiệu hình tròn.
- Đưa ra 1 số mô hình hình tròn: mặt đồng hồ, hình tròn bằng bìa cho HS quan sát
- Vẽ 1 hình tròn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường AB.
- Nêu nhận xét giống trong SGK.
- Gọi HS nêu nhận xét về hình tròn
F Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn.
- Cho HS quan sát và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa dùng để vẽ hình tròn.
- Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm
- Giới thiệu cách vẽ
+ Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước.
+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
b. Hoạt động 2: Thực hành vẽ hình tròn 
* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Vẽ hình như trong SGK lên bảng cho HS QS
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi HS trả lời miệng 
Bài 2: Hãy vẽ hình tròn
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS nêu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm.
- Cho HS tự vẽ
- Giúp đỡ HS còn lúng túng
- Hình tròn tâm O, bán kính 3cm hướng dẫn tương tự.
- Nhận xét, tuyên dương bạn vẽ đúng, đẹp.
Bài 3: 
Phần a: Vẽ bán kính OM, đường kính CD trong hình tròn sau:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào SGK
- Cho HS lên bảng thi vẽ nhanh
Phần b: Câu nào đúng câu nào sai?
- Cho HS QS hình vừa vẽ để làm câu b
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chốt lại
- Nhắc lại cách vẽ hình tròn, nêu tâm, bán kính, đường kính, độ dài đường kính.
4. Củng cố , dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2016
Tiết: 66	Tập đọc 
Cái Cầu
I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. 
	2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc một khổ thơ em thích.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm toàn bài:
 - Giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha. Nhấn giọng ở những từ: vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha.
- Cho HS QS tranh trong SGK
Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc từng dòng thơ và hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó phát âm 
- Cho HS chia từng khổ thơ (xem mỗi lần cách dòng là 1 khổ): 4 khổ
- Cho HS luyện đọc từng khổ thơ trước lớp và giải thích từ mới
- Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc thầm từng khổ thơ và TLCH
+ Người cha trong bài làm nghề gì? 
+ Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào?
+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì?
+ Bạn nhỏ rất thích chiếc cầu, vì sao?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ.
+ Tìm câu thơ em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó?
+ Bài thơ nói lên điều gì? 
c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ 
* Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ theo cách xoá dần bảng
- Cho HS thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ bằng cách hái hoa dân chủ
- Cho HS thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ 
- Nhận xét HS đọc 
4. Củng cố , dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết: 108	Toán 
Luyện Tập
I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức: Ôn kiến thức về cách vẽ hình tròn, tính chu vi các hình đã học. 
	2. Kĩ năng: Biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. Hình tròn: tâm, bán kính, đường kính. Tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Ôn tập cách vẽ hình tròn 
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng về vẽ hình tròn, đường kính, bán kính, compa.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Vẽ bán kính OA và đường kính MN trong hình tròn bên
Bài tập 2: =?
	OA  OM	OM  ON	
	OM  MN	OA  MN
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề bài trên bảng phụ.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Gọi học sinh trả lời miệng kết quả.
b. Hoạt động 2: Tính chu vi các hình 
* Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước 
* Cách tiến hành:
Bài 3: Toán văn
Một khu đất hình vuông có cạnh dài 963m. Tính chu vi khu đất.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Cho HS làm bài vào tập
- Gọi HS lên bảng sửa bài. 
Bài 4: Toán văn
Một khu đất liền đó hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông (Bài tập 3), chiều dài 1030m. Tính chiều rộng khu đất đó.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Cho HS làm bài vào tập
- Gọi HS lên bảng sửa bài. 
4. Củng cố , dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết: 22	Luyện từ và câu 
Nhân Hoá
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Ở đâu?
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Nắm được 3 cách nhân hóa (Bài tập 2).
2. Kĩ năng: Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” (Bài tập 3). Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (Bài tập 4 a/b hoặc a/c).
3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* Lưu y: Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ Bài tập 4.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Ôn về nhân hoá 
* Mục tiêu: Củng cố về nhân hoá
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Đọc bài thơ Ông trời bật lửa
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc bài thơ “ Ông trời bật lửa” 
- Nhận xét cách đọc của HS
Bài tập 2: Trong bài thơ trên những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS học nhóm, 2 nhóm làm vào giấy Ao, 
- Yêu cầu nhóm nào làm xong trước được dán bài
- Nhận xét, chốt lại.
+ Tả sự vật bằng những từ để chỉ người.
+ Nói sự vật thân mật như nói với con người.
b. Hoạt động 2: Ôn đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? 
* Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu”.
* Cách tiến hành:	
Bài tập 3: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Cho HS thi sửa bài
- Nhận xét, chốt lại: chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4: Đọc lại bài “Ở lại với chiến khu” và trả lời câu hỏi.
- Mời HS đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu HS dựa vào bài “Ở lại với chiến khu” lần lượt TLCH.
- Cho HS học nhóm đôi
- Mời nhiều HS tiếp nối nhau trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
a) Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu.
b) Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.
c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
- Nhắc nhở HS phải đặt và TLCH đúng kiểu câu đã cho.
4. Củng cố , dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
	Tiết: 43	Tự nhiên Xã hội 
Rễ Cây (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức: Biết một số kiến thức cơ bản về rễ cây.
	2. Kĩ năng: Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
* Mục tiêu : Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
 GV yêu cầu HS làm việc theo cặp:
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- Quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV chỉ định một vài HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
* Kết luận: 
 Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ có đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
b. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
* Mục tiêu: Biết phân biệt các loại rễ cây sưu tầm được. 
* Cách tiến hành:
 - GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ cây của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
4. Củng cố , dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
	Tiết: 22	Đạo đức 
Giữ Vệ Sinh Đường Quê (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đường làng là những con đường trong xóm, nơi cha mẹ các em và mọi người sinh sống. 
	2. Kĩ năng: Nêu được một số việc làm nhằm giữ vệ sinh đường làng quê nơi em đang sinh sống.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
* MT: Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức (liên hệ).
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh lên trả lời các câu hỏi tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Báo cáo tình hình thực tế vệ sinh về đường làng mà em đã tìm hiểu.
* Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ thực tế những việc đã làm để giữ vệ sinh đường quê, nơi em sống.
* Cách tiến hành:
- GV gọi lần lượt một số em lên báo cáo kết quả tìm hiểu của mình
- GV và HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- GV chốt ý như sau: Trong thực tế đường làng, ngõ xóm ở quê hương mình tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên ở nhiều địa phương hiện nay một số bà con chưa biết cách xử lí rác thải cũng như các chất thải khác một cách hợp lí nên nhiều con đường làng bị ô nhiễm, ảnh hưởng không những đến sức khỏe mà còn trở ngại cho việc đi lại hằng ngày.
b. Hoạt động 2: Hướng khắc phục vệ sinh đường làng ở địa phương.
* Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ thực tế những việc cần làm để khắc phục vệ sinh môi trường đường quê, nơi em sống.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nêu những việc làm nhằm gữ vệ sinh đường làng ( HS thảo luận theo nhóm đôi và ghi vào phiếu bài tập)
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV chốt lại: ....
4. Củng cố , dặn dò: 
* MT: : Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức.
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau. 
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2016
	Tiết: 44	Thể dục
	Tiết: 44	Chính tả
Nghe - Viết Một Nhà Thông Thái
Phân biệt r/d/gi; ươc/ươt
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập (3) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết bài chính tả 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
* Cách tiến hành:
F Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc toàn bài viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn viết.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết và cách viết bằng hệ thống câu hỏi:
+ Nội dung đoạn văn trên nói lên điều gì?
+ Tên riêng viết thế nào?
- Cho HS nêu từ khó
- Hướng dẫn HS viết bảng con những chữ dễ viết sai
F Viết chính tả:
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn cách cầm bút, cách ngồi viết.
- Yêu cầu HS đổi vở bắt lỗi chéo.
- Chấm từ 5- 7 bài và nhận xét bài viết của HS.
- Cho HS chữa lỗi chính tả
- Nhận xét và nhắc nhở viết bài chính tả phải sạch, đẹp
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: Chọn phần b: Tìm các từ chứa tiếng có vần ướt hoặc ước
- Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Cho học nhóm đôi
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
thước kẻ - thi trượt – dược sĩ
Bài tập 3: Chọn phần b: thi tìm nhanh các từ chỉ hoạt động chứa tiếng có vần ươt hay ươc 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Phát bảng nhóm cho 2 nhóm.
- Mời đại diện các nhóm đọc kết quả.
- Nhận xét, chốt lại
- Nhận xét cách làm bài của HS
ước: bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược, khước từ
ướt: trượt đi, vượt lên, tập dượt, rượt đuổi, lướt ván
4. Củng cố , dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
	Tiết: 109	Toán 
Nhân Số Có 4 Chữ Số Với Số Có 1 Chữ Số (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
	1. Kiến thức: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần). 
	2. Kĩ năng: Giải được bài toán gắn với phép nhân. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2 (cột a); Bài 3; Bài 4 (cột a).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh trường hợp nhân không nhớ, có nhớ 
* Mục tiêu: Giúp HS biết thực hiện phép tính nhân có nhớ, không nhớ
* Cách tiến hành:
F Phép nhân 1034 x 2
- Viết lên bảng phép nhân 1034 x 2
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc và tính vào giấy nháp (nhân lần lượt từ phải sang trái)
- Gọi HS nêu lại cách thực hiện
F Phép nhân 2125 x 3
- Hướng dẫn HS tương tự như trên
- Nhắc lại cách thực hiện phép nhân
b. Hoạt động 2: Thực hành 
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách thực hiện đúng phép tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Và vận dụng phép nhân để giải toán
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính
- Cho HS làm vào bảng con
- Uốn nắn sửa sai cho HS
Bài 2(cột a): Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng thi làm nhanh
- Cho HS đổi vở kiểm tra chéo
Bài 3: Toán có lời văn
- Cho HS đọc đề toán.
- Đặt hệ thống câu hỏi
+ Một bức tường xây hết bao nhiêu viên gạch?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm số viên gạch xây hết 4 bức tường ta làm thế nào?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Cho 1 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét, chốt lại
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện tính nhẩm?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm
Bài giải
Số viên gạch xây 4 bức tường là:
1015 x 4 = 4060 (viên gạch)
Đáp số: 4060 viên gạch.
Bài 4(cột a): Tính nhẩm
- Hướng dẫn HS tính nhẩm theo như SGK
- Cho HS chơi trò chơi truyền điện.
4. Củng cố , dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
	Tiết: 22	Tập viết 
Ôn Chữ Hoa P
(MT)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng) Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng: Phan Bội Châu (1 dòng) và viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang... vào nam (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng: Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; có ‎ thức “Rèn chữ, giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.
* MT: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu ca dao : Phá Tam Giang nối đường ra Bắc ... Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam (trực tiếp).
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa P (Ph, B), các chữ Phan Bội Châu và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng các con chữ, hiểu từ và câu ứng dụng.
* Cách tiến hành:
F Luyện viết chữ viết hoa:
- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: P, Ph, B, C, T, G, Gi, Đ, H, V, N
- Treo chữ mẫu cho HS quan sát
- Cho HS nhắc lại cách viết hoa chữ: Ph,T,V
- Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS viết chữ Ph, T, V vào bảng con.
F Luyện viết từ ứng dụng:
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Phan Bội Châu
- Cho HS nói về Phan Bội Châu
- Giới thiệu: Phan Bội Châu (1867 – 1940) là một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
- Yêu cầu HS viết bảng con: Phan Bội Châu
F Luyện viết câu ứng dụng:
Gọi HS đọc câu ứng dụng.
Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của câu ca dao
- Giải thích câu ca dao: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dài khoảng 60km, rộng từ 1 đến 6km. Đèo Hải Vân ở gần bờ biển, giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng, cao 1444m, dài 20km, cách Huế 71,6km.
* MT: Các em phải biết yêu quê hương đất nước, giữ gìn, xây dựng đất nước ngày thêm giàu, đẹp.
- Cho HS viết bảng con
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết 
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu:
 + Viết chữ P: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ Ph, B: 1 dòng.
 + Viết chữ Phan Bội Châu: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu ca dao 1 lần.
- Cho HS viết vào vở
- Theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Thu 7 bài để chấm.
- Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi sai
4. Củng cố , dặn dò

File đính kèm:

  • docTUAN_22_LOP_3_20152016.doc