Giáo án Các môn học Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Mừng

I. Mục tiêu:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.

- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK Toán 1. Bộ đồ dùng toán 1

- HS: Bộ đồ dùng toán 1, vở bài tập toán.

III.Các hoạt động dạy học:

 

docx13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Các môn học Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Mừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2019
Toán( tiết 1)
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK Toán 1. Bộ đồ dùng toán 1
- HS: Bộ đồ dùng toán 1, vở bài tập toán. 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
- Nhận xét, nhắc nhở HS.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng sách (7’).
- GV giới thiệu sách toán, vở bài tập, cách trình bày một tiết học toán trong SGK, các kí hiệu bàI tập trong sách.
- Hướng dẫn HS cách mở, sử dụng sách.
Hướng dẫn học sinh giữ gìn SGK
4. Hoạt động 4: Làm quen một số hoạt động trong giờ toán (7’).
- GV giới thiệu một số các hoạt động trong giờ học toán.
5. Hoạt động 5: Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học toán (7’).
- Giới thiệu các yêu cầu về: Số học, hình học, đo lường, giải toán.
6. Hoạt động 6: Giới thiệu cách sử dụng bộ đồ dùng toán 1(7’).
- Giới thiệu cách sử dụng bộ đồ dùng học toán: có những vật gì, để làm gì, cách lấy sao cho nhanh
7. Hoạt động 7: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi cất sách vở, đồ dùng nhanh.
- Nhận xét giờ học.
- HS kiểm tra chéo đồ dùng học tập của nhau
- Nắm yêu cầu của bài.
- Hoạt động theo cá nhân.
- Theo dõi, quan sát SGK.
- Theo dõi,và thực hành.
- hoạt động cá nhân.
- theo dõi.
- hoạt động cá nhân.
- theo dõi.
- hoạt động cá nhân.
Hs lấy bộ đò dùng học tập ra, quan sát, làm quen.
- theo dõi.
Thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2019
Tự nhiên - xã hội( tiết 1)
 CƠ THỂ CHÚNG TA 
I. Mục tiêu:
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
- Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ cơ thể người.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm tra sách vở của HS.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài 
3. Hoạt động 3: Quan sát tranh (8’).
- Yêu cầu HS quan sát tranh cơ thể người và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con người.
Chốt: Cơ thể người gồm có đầu, tay, chân
4. Hoạt động 4: Quan sát tranh (10’).
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm về cử động của các bạn trong tranh, từ đó thấy được các cơ quan của cơ thể người chia làm ba phần.
Chốt: Vận động sẽ làm cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh.
Hoạt động của học sinh
- HS đọc đầu bài.
- Hoạt động theo cặp.
- Từng cặp lên báo cáo trước lớp.
- Theo dõi.
- Hoạt động nhóm.
- Cơ thể người có ba phần: đầu, thân, tay chân.
- Theo dõi.
5. Hoạt động 5: Tập thể dục (8’).
- Tập thể lớp tập thể dục theo bài hát.
Chốt: Về nhà các em cần tập thể dục buổi sáng..
6. Hoạt động 6: Củng cố- dặn dò (5’)
- Chơi trò “Ai nhanh, ai đúng”.
- Nhận xét giờ học.
- Tập theo lớp.
- Theo dõi.
- HS chơi theo nhóm
- HS chú ý
- HS chú ý, thực hiện
Chiều thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2019
TIẾNG VIỆT
ÔN: VẼ MÔ HÌNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS vẽ được các mô hình hình vuông, hình tam giác, hình tròn theo đúng quy trình.
- Biết vẽ mô hình cho các tiếng trong câu thơ, câu đồng dao, câu hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Luyện viết
a. Vẽ ở bảng con (12 phút)
Nghỉ giữa giờ (5 phút)
b. Vẽ trong vở tập viết (20 phút)
Bài 1:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Bài 2: Nhong nhong nhong
          Ngựa ông đã về
          Cắt cỏ bồ đề
          Cho ngựa ông ăn
 Bài 3: Bống bống bang bang
          Lên ăn cơm vàng
          Cơm bạc nhà ta
3. Củng cố dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét giờ học.
- GV giới thiệu trực tiếp
- GV hướng dẫn lại cách vẽ các mô hình hình vuông, hình tam giác, hình tròn
- HS vẽ vào bảng con lần lượt từng mô hình
- GV quan sát chỉnh sửa để HS vẽ đúng quy trình
- HS đọc lại 2 lời ca. Hỏi:
+ Dòng 1 có mấy tiếng? dòng 2 có mấy tiếng?
- GV hướng dẫn HS mỗi tiếng vẽ 1 mô hình hình vuông.
- GV làm mẫu trên bảng lớp
- HS vẽ vào vở tập viết
- GV hướng dẫn HS đọc 2 câu đồng dao
- GV nêu yêu cầu HS phải làm. Hỏi:
+Dòng 1 có mấy tiếng? phải vẽ mấy mô hình hình tam giác (dòng 2, 3, 4 GV nêu câu hỏi tương tự)
- GV làm mẫu trên bảng lớp
- HS vẽ vào vở tập viết
- GV hướng dẫn HS đọc 3 câu hát. Hỏi:
+ Câu 1 phải vẽ mấy mô hình hình tròn
- GV làm mẫu trên bảng
- HS vẽ vào vở tập viết.
Toán
ÔN: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK Toán 1. Bộ đồ dùng toán 1
- HS: Bộ đồ dùng toán 1, vở bài tập toán. 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
- Nhận xét, nhắc nhở HS.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng sách (7’).
- GV giới thiệu sách toán, vở bài tập, cách trình bày một tiết học toán trong SGK, các kí hiệu bàI tập trong sách.
- Hướng dẫn HS cách mở, sử dụng sách.
Hướng dẫn học sinh giữ gìn SGK
4. Hoạt động 4: Làm quen một số hoạt động trong giờ toán (7’).
- GV giới thiệu một số các hoạt động trong giờ học toán.
5. Hoạt động 5: Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học toán (7’).
- Giới thiệu các yêu cầu về: Số học, hình học, đo lường, giải toán.
6. Hoạt động 6: Giới thiệu cách sử dụng bộ đồ dùng toán 1(7’).
- Giới thiệu cách sử dụng bộ đồ dùng học toán: có những vật gì, để làm gì, cách lấy sao cho nhanh
7. Hoạt động 7: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi cất sách vở, đồ dùng nhanh.
- Nhận xét giờ học.
- HS kiểm tra chéo đồ dùng học tập của nhau
- Nắm yêu cầu của bài.
- Hoạt động theo cá nhân.
- Theo dõi, quan sát SGK.
- Theo dõi,và thực hành.
- hoạt động cá nhân.
- theo dõi.
- hoạt động cá nhân, nhóm.
- theo dõi.
- hoạt động cá nhân.
Hs lấy bộ đò dùng học tập ra, quan sát, làm quen.
- theo dõi.
Tự học
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết cách tự học, tự hoàn thành vở Em tập viết, 
- HS có ý thức tự giác học bài, viết bài nắn nót, cẩn thận, đúng mẫu.
II.Đồ dùng dạy học: HS: Vở Em tập viết, Thực hành viết đúng viết đẹp, Vở ô ly.
III. Hoạt động học. 
- HS hoàn thành bài viết trong vở Em tập viết - GV theo dõi uốn nắn tư thế ngồi viết, nhắc các em viết cẩn thận, đúng mẫu. 
- HS viết xong có thể viết vở Thực hành viết đúng viết đẹp hoặc luyện viết thêm vào vở ô ly 
- GV khen HS ngồi đúng tư thế, viết đúng, viết đẹp.
Thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2019
Toán( tiết 2)
NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I. Mục tiêu
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật.
II. Chuẩn bị: 
- GV: 5 chiếc đĩa, 4 cái li ; 3 bình hoa, 4 đoá hoa.
Vẽ hình chai và nút chai, hình vung nồi và nồi trong SGK trên khổ giấy to (hoặc bảng phụ)
- HS: Bộ đồ dùng học Toán, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kiểm ra sự chuẩn bị sách vở đồ dùng học toán của HS.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
3. Hoạt động 3: So sánh số lượng thìa và cốc (10’).
* So sánh số lượng cốc và thìa: 
 - Đặt 5 chiếc cốc lên bàn (giữa lớp) và nói “Cô có một số cốc”. Cầm 4 cái thìa 
Hoạt động học sinh
- nắm yêu cầu của bài.
- hoạt động tập thể.
trên tay và nói “Cô có một số cái thìa , bây giờ chúng ta sẽ so sánh số cốc và số thìa với nhau”.
 - Gọi 1 HS lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi học sinh cả lớp “Còn chiếc cốc nào không có thìa không?”.
 - GV nêu “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một cái thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa”. GV yêu cầu và học sinh nhắc lại “Số cốc nhiều hơn số thìa”.
 - GV nêu tiếp “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, ta nói số thìa ít hơn số cốc”. GV cho một vài HS nhắc lại “Số thìa ít hơn số cốc”.
4. Hoạt động 4: So sánh số lượng hai nhóm đồ vật trong SGK(16’).
* So sánh số chai và số nút chai :
* So sánh số thỏ và số cà rốt:
* So sánh số nồi và số vung:
5. Hoạt động 5 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Hình vuông, hình tròn.
 - HS quan sát.
 - Thực hiện và trả lời “Còn” và chỉ vào chiếc cốc chưa có thìa.
- Nhắc lại: Số cốc nhiều hơn số thìa.
- Nhắc lại: Số thìa ít hơn số cốc.
 + Số chai ít hơn số nút chai.
 Số nút chai nhiều hơn số chai.
 + Số thỏ nhiều hơn số củ cà rốt
 Số củ cà rốt ít hơn số thỏ
 + Số nồi nhiều hơn số vung
 Số vung ít hơn số nồi
Chiều thứ tư ngày 28 tháng 8 năm 2019
Toán( tiết 3)
HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu: Sau bài học:
- HS nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.
- Làm được bài tập 1,2,3. 
II. Chuẩn bị 
- GV: Một số hình vuông, tròn, tam giác và một số vật thật có dạng như các hình trên.
- HS: Bảng con, bộ đồ dùng học Toán 
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn Định:
+ Hát – chuẩn bị Sách Giáo khoa. Hộp thực hành 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tiết trước em học bài gì ?
+ So sánh số cửa sổ và số cửa đi ở lớp học em thấy thế nào?
+ Nhận xét bài cũ 
3. Bài mới: Giới thiệu và ghi đầu bài 
Hoạt động 1: Giới thiệu hình 
- Giáo viên đưa lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem rồi đính lên bảng. Mỗi lần đưa 1 hình đều nói Đây là hình vuông 
- Giáo viên đính các hình vuông đủ màu sắc kích thước khác nhau lên bảng hỏi học sinh Đây là hình gì ?
- Giáo viên xê dịch vị trí hình lệch đi ở các góc độ khác nhau và hỏi: Còn đây là hình gì ?
Giới thiệu hình tròn và cho học sinh lặp lại
- Đính 1 số hình tròn có đủ màu sắc và vị trí, kích thước khác nhau
Hoạt động 2: Làm việc với Sách Giáo khoa
- Yêu cầu học sinh lấy các hình vuông, hình tròn trong bộ thực hành toán để lên bàn 
- Giáo viên chỉ định học sinh cầm hình lên nói tên hình 
- Cho học sinh mở sách Giáo khoa nêu tên những vật có hình vuông, hình tròn 
4. Luyện tập: 
Bài 1/7: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình vuông. 
Bài 2/7: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình tròn (nên khuyến khích mỗi hình tròn tô mỗi màu khác nhau).
 Bài 3/7: Yêu cầu học sinh tô màu vào các hình vuông và hình tròn (các màu tô ở hình vuông thì không được tô ở hình tròn).
.
5. Củng cố:
 - GV đưa một số vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động của học sinh
- HS hát
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS chú ý
- Học sinh quan sát lắng nghe 
- Học sinh lặp lại hình vuông
- Học sinh quan sát trả lời 
- Đây là hình vuông
- Học sinh cần nhận biết đây cũng là hình vuông nhưng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
- Học sinh nêu : đây là hình tròn 
- Học sinh nhận biết và nêu được tên hình 
- Học sinh để các hình vuông, tròn lên bàn. Cầm hình nào nêu được tên hình đó ví dụ : 
Học sinh cầm và đưa hình vuông lên nói đây là hình vuông 
Học sinh nói với nhau theo cặp 
- Bạn nhỏ đang vẽ hình vuông 
- Chiếc khăn tay có dạng hình vuông
- Viên gạch lót nền có dạng hình vuông
- Bánh xe có dạng hình tròn
- Cái mâm có dạng hình tròn 
- Bạn gái đang vẽ hình tròn 
Bài 1:- Tô màu vào các hình vuông
Bài 2:- Tô màu vào các hình tròn
Bài 3: Tô màu vào các hình vuông và hình tròn.
 - HS nhận dạng hình
 - HS tự nêu vật thật có dạng hình vuông, tròn, tam giác.
Thứ năm ngày 29 tháng 8 năm 2019
Toán( tiết 4)
HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Một số vật có hình tam giác.
- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng, kể tên các đồ vật trong nhà có hình vuông, hình tròn.
 - Nhận xét
- Kiểm tra sách vở của học sinh.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
3.Hoạt động 3:Giới thiệu hình tam giác (10’)
- Yêu cầu HS lấy các hình trong bộ đồ dùng học toán, chia riêng thành ba nhóm: Hình vuông, tròn và một nhóm để riêng. Trao đổi xem hình còn lại là hình gì?
- Cho HS xem một số vật có hình tam giác.
(nghỉ giữa tiết )
4. Hoạt động 4: Thực hành xếp hình (10’).
- Yêu cầu từ các hình tam giác, vuông, tròn các em hãy xếp thành các hình như SGK.
Chốt: Từ các hình đã học chúng ta có thể ghép thành rất nhiều các hình khác nhau
5. Hoạt động 5: Chơi trò “Thi đua chọn nhanh các hình” (8’).
- Gắn lên bảng các hình đã học ( 5 hình tam giác, 5 hình vuông, 5 hình tròn có màu sắc, kích thước khác nhau). 
 - Gọi 3 HS lên bảng, cho mỗi HS thi đua chọn nhanh mỗi loại hình.
6. Hoạt động 6: Củng cố- dặn dò (5’)
- Tìm các vật có hình tam giác ở lớp, ở nhà.
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lần lượt lên bảng kể tên các đồ vật trong nhà có hình vuông, hình tròn
- Nắm yêu cầu của bài.
- Hoạt động theo nhóm
- Hình tam giác.
- Đọc: hình tam giác.
- Hoạt động cá nhân.
- Tiến hành xếp. 
- Thi đua nhau xếp.
- Theo dõi.
- Chơi theo nhóm.
- Hăng hái tham gia chơi.
- HS chú ý
- HS chú ý
- HS thực hiện
Chiều thứ năm ngày 29 tháng 8 năm 2019
TIẾNG VIỆT
TIẾNG GIỐNG NHAU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS nhận ra được các tiêng giống nhau trong 1 câu hay 1 khổ thơ.
- Biết thay các tiếng giống nhau bằng các mô hình giống nhau.
- Ôn lại cách nói to, nói nhỏ, nói nhẩm, nói thầm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Giới thiệu bài ( 1 phút)
2. Luyện đọc
a. Tháp Mười đẹp nhất bông sen (16 phút)
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Nghỉ giữa giờ (5 phút)
b. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
3. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- GV nhận xét giờ học.
- GV giới thiệu trực tiếp
- HS đọc lại 2 lời ca
- HS nói theo 4 mức độ
- HS tìm tiếng giống nhau trong 2 câu
- HS xếp mô hình thay các tiếng giống nhau bằng các hình giống nhau
- HS đọc các tiếng giống nhau.
- GV hướng dẫn đọc 2 câu ca dao
- HS nói theo 4 mức độ
- HS nêu các tiếng giống nhau
- HS xếp mô hình tiếng cho 2 câu, thay các hình giống nhau vào các tiếng giống nhau
- HS đọc lại các tiếng giống nhau
- HS tô màu các tiếng giống nhau
- HS vẽ mô hình hình tròn cho dòng thơ thứ nhất.
Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2019
Toán( tiết 5)
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
	Giúp HS:
Nhận biết về hình vuông, hình tam giác, hình tròn
Ghép các hình đã học thành hình mới
HS yêu thích học toán.
II/ Đồ dùng: 
Sách Toán 1
Bộ đồ dùng Toán 1: que tính, các hình tam giác, hình vuông, hình tròn
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 GV
HS
1.HDHS sử dụng sách Toán 1: 5’
- Đưa các hình:
- Nhận xét
2.Giới thiệu bài: 3’
- Giới thiệu ngắn gọn (ghi đề bài)
3.Thực hành: 22’
-Yêu cầu HS làm bài tập
+ Lưu ý:
 Hình vuông tô cùng một màu
 Hình tròn tô cùng một màu
 Hình tam giác tô cùng một màu
- HDHS cách ghép hình: ghép 1 hình vuông, 2 hình hình tam giác để được hình mới.
- Theo dõi HS ghép hình
- Giúp đỡ sửa chữa
- Nhận xét, dặn dò
- Yêu cầu HS dùng các que tính để xếp hình: hình vuông, hình tam giác
4.Trò chơi: 5’ Nêu tên đồ vật 
- Cách chơi
- Luật chơi
- Chia nhóm
5.Củng cố- Nhận xét
- 4 HS Xem và nêu nhận xét
- Nghe, nhớ
- Nêu đề bài
- Nêu yêu cầu bài tập
Bài 1: Tô màu vào các hình
Bài 2: Thực hành ghép hình
- HS các nhóm lên bảng ghép
Thực hành xếp hình
- HS dùng que tình để xếp hình
- Nắm cách chơi
- Nắm luật chơi
- Chia 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em)
- Nhóm nào nêu được nhiều tên sẽ thắng.
HS lắng nghe
Chiều thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2019
TIẾNG VIỆT
ÔN: TIẾNG KHÁC NHAU. THANH 
I. MỤC DÍCH YÊU CẦU:
 - HS biết viết các dấu thanh 
- Vẽ được các mô hình tiếng nguyên có dấu thanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
NỘI DUNG
CÁCH THƯC TIẾN HÀNH
Giới thiệu bài (1 phút)
Luyện đọc:
Luyện tập
Ca/ cá, ca/ cà, ca/ cả, ca/ cã, ca / cạ
Đọc SGK
Làm BT: vở THTV
Củng cố: GV nhận xét giờ học.
- GV vẽ mô hình hai tiếng ca/ cà lên bảng
- HS vẽ bảng con
- HS chỉ mô hình đọc: ca, cà
Hỏi: hai tiếng này khác nhau phần gì?
( các trường hợp còn lại làm tương tự)
- HS đọc bài trong SGK: CN, nhóm, lớp.
- GV nêu y/c
- HS luyện đọc CN, nhóm, lớp
- HS thực hành nối
- HS vẽ mô hình tiếng có thanh ngã.
Tiết 5:
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Sơ kết tuần 1, nêu phương hướng cho tuần 2
II. Nội dung sinh hoạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Sơ kết tuần 1
- Cả lớp hát
- Nhận xét tuần 1
- GV nhận xét chung: Đa số các em ngoan, chịu khó trong học tập, đi học chuyên cần. Tuy nhiên hiện tượng quên đồ dùng ở nhà còn nhiều, nhiều em tiếp thu bài còn chậm, viết chưa đúng mẫu.
2. Nêu phương hướng tuần 2
- Tiếp tục duy trì ổn định nề nếp, sĩ số HS
- Thực hiện các phong trào do nhà trường và Liên đội phát động.( Chọn một số em tập văn nghệ chào mừng năm học)
- Quán triệt HS học và làm bài ở nhà, mang đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp.
Biện pháp: Tăng cường đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, động viên học sinh một cách kịp thời.
3. Nhận xét buổi sinh hoạt
- HS hát
- HS phát biểu cảm nghĩ tuần đầu tiên đến lớp
- HS nêu các mặt làm được và chưa làm được trong tuần.
- HS đề nghị tuyên dương các bạn có thành tích cao, ngoan biết nghe lời thầy cô trong tuần: Kim Cúc, Lan Anh
- HS chú ý
- HS chú ý thực hiện
- HS chú ý

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_hoc_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2019_2020_nguyen_th.docx
Giáo án liên quan