Giáo án Các bước để giải một bài toán
Bài tập:
121-.Một trường tiểu học có 80 học sinh ở khối 5, được chia làm 4 loại: Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu. Trong đó 9 HS xếp loại Giỏi, 25 HS xếp loại Khá, 42 HS xếp loại Trung bình, còn lại là xếp loại Yếu.
Tính tỉ số phần trăm của mỗi loại so với số học sinh cả khối.
11 = 80 Số lớn là: 880 – 80 = 800 Đáp số: 80 và 800. 99-.Tìm số tự nhiên. Biết rằng nếu ta thêm vào bên phải của số đó một chữ số 2 thì ta được số mới. Tổng của số mới và số cũ là 519. Giải Khi ta thêm vào bên phải số tự nhiên một chữ số 2, ta được số mới gấp 10 lần số cũ và thêm 2 đơn vị. 2 Ta có sơ đồ: 519 Số lớn: Số bé: Nếu ta bớt đi ở số lớn 2 đơn vị, lúc này số lớn sẽ gấp 10 lân số cũ và tổng sẽ còn: 519 - 2 = 517 Ta lại có sơ đồ: 517 Số lớn: Số bé: Tổng số phần bằng nhau: 10 + 1 = 11 Số cần tìm là: 517 : 11 = 47 Đáp số: 47 99-.Tìm hai số có tổng là 107. Biết rằng nếu xoá đi chữ số 8 ở hàng đơn vị của số lớn ta được số bé. Giải Khi ta xoá đi chữ số 8 ở hàng đơn vị của một số tự nhiên ta được số bé hơn, cho ta biết số đó gấp 10 lần số bé và thêm 8 đơn vị. 8 Ta có sơ đồ: 107 Số lớn: Số bé: Nếu ta bớt đi ở số lớn 8 đơn vị, lúc này số lớn sẽ gấp 10 lân số bé và tổng sẽ còn: – 8 = 99 Ta lại có sơ đồ: 99 Số lớn: Số bé: Tổng số phần bằng nhau: 10 + 1 = 11 Số bé là: 99 : 11 = 9 Số lớn là: 107 – 9 = 98 Đáp số: 9 và 98 100-.Tìm số tự nhiên. Biết rằng khi viết thêm vào bên phải số đó số 52 ta được số mới. Tổng của số mới và số đó bằng 5304. Giải Khi ta thêm vào bên phải số tự nhiên số 52 thì ta được số mới tăng 100 lần so với số cũ và thêm 52 đơn vị. 52 Ta có sơ đồ: 5304 Số mới: 100 phần Số cũ: Nếu ta bớt đi ở số mới 52 đơn vị, lúc này số mới sẽ gấp 100 lần số cũ và tổng sẽ còn: 5304 - 52 = 5252 Ta có sơ đồ: 5252 Số mới: 100 phần Số cũ: Tổng số phần bằng nhau: 100 + 1 = 101 (phần) Số cần tìm là: 5252 : 101 = 52 Đáp số: 52 101-.Trung bình cộng của 3 số là 85. Nếu thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số thứ hai thì được số thứ nhất, nếu gấp 4 lần số thứ hai thì được số thứ ba. Tìm 3 số đó. Giải Tổng của 3 số là: 85 3 = 255 Khi ta thêm 1 chữ số 0 vào bên pahỉ số thứ hai ta được số thứ nhất, cho ta biết số thứ nhất gấp 10 lần số thứ 2. Gấp 4 lần số thứ hai được số thứ ba, có nghĩa là số thứ ba gấp 4 lần số thứ hai. Ta có sơ đồ: 255 Số thứ nhất: Số thứ hai: Số thứ ba: Tổng số phần bằng nhau: 10 + 1 + 4 = 15 (phần) Số thứ hai là: 255 : 15 = 17 Số thứ ba là: 17 4 = 68 Số thư nhất là: 17 10 = 170 Đáp số: 17 ; 68 và 170 102-.Tổng 2 số bằng 385. Một trong hai số tận cùng bằng chữ số 0, nếu xóa chữ số 0 đó thì ta được 2 số bằng nhau. Tìm hai số đó. Giải Khi ta xoá đi chữ số 0 ở hàng đơn vị của một số tự nhiên ta được số bé hơn, cho ta biết số đó gấp 10 lần số bé. Ta lại có sơ đồ: 385 Số lớn: Số bé: Tổng số phần bằng nhau: 10 + 1 = 11 (phần) Số bé là: 385 : 11 = 35 Số lớn là: 35 10 = 350 Đáp số: 35 và 350. 103-.Hai số có tổng là 0,25 và thương cũng là 0,25. Tìm 2 số đó. Giải Thương của 2 số là 0,25, cho ta biết số bị chia bằng 0,25 lần số chia. Nếu số chia là 1 phần thì số bị chia là 0,25 phần. Tổng số phần bằng nhau: 1 + 0,25 = 1,25 (phần) Một trong hai số đó là: 0,25 : 1,25 = 0,2 Số thư hai là: 0,25 - 0,2 = 0,05 Đáp số: 0,05 và 0,2 (Bài này ta có thể biến đổi 0,25 = , dựa vào tỉ số đó để giải bài toán) 104-.Bính và Đinh có hai thửa ruộng, tổng diện tích của hai thửa ruộng đó là 7,8a. Nếu chuyển 1/6 diện tích ruộng của Bính sang cho Đinh thì diện tích của hai thửa sẽ bằng nhau. Tính diện tích của mỗi thửa ruộng bằng mét vuông. Giải Đổi ra mét vuông: 7,8 a = 780 m2. Phân số chỉ diện tích thửa ruộng của Bính hơn của Đinh là: (dt ruộng của Bính) Như vậy, nếu xem diện tích ruộng của Bính là 6 phần thì diện tích ruộng của Đinh là: 6 – 2 = 4 (phần) Ta có sơ đồ: 780 m2 Bính: Đinh: Tổng số phần bằng nhau: 6 + 4 = 10 (phần) Giá trị một phần là: 780 : 10 = 78 (m2) Diện tích thửa ruộng của Đinh: 78 4 = 312 (m2) Diện tích thửa ruộng của Bính: 780 – 312 = 468 (m2) Đáp số: Bính: 468 m2 Đinh: 312 m2 105-.Lớp 5A và lớp 5B nhận chăm sóc hai thửa ruộng có diện tích tổng cộng là 1560 m2. Nếu lấy ¼ diện tích thửa ruộng của lớp 5A chuyển sang cho lớp 5B chăm sóc thì diện tích chăm sóc của hai lớp bằng nhau. Tính diện tích của mỗi thửa ruộng. (Tương tự bài trên. Đáp số: 5A: 1040 m2 ; 5B: 520 m2 ) 106-.Hai hầm đông lạnh chưa 180 tấn tôm. Nếu người ta chuyển 2/7 khối lượng tôm ở hầm thứ nhất sang hầm thứ hai, thì khối lượng tôm ở hai hầm bằng nhau. Hỏi mỗi hầm chứa bao nhiêu tấn tôm? (Tương tự bài trên. Đáp số: Hầm thứ nhất: 126 tấn ; Hầm thứ hai: 54 tấn ) *.Tìm 2 số khi biết Hiệu - Tỉ 107-.Hình chữ nhật có chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Biết chiều dài hơn chiều rộng 20m. Tính diện tích hình chữ nhật đó. Giải Ta có sơ đồ: 20 m Dài: Rộng: Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 3 = 2 (phần) Giá trị mỗi phần: 20 : 2 = 10 (m) Chiều rộng hình chữ nhật: 10 3 = 30 (m) Chiều dài hình chữ nhật: 30 + 20 = 50 (m) Diện tích hình chữ nhật: 50 30 = 1500 (m2) Đáp số: 1500 m2 108-.Tìm một số tự nhiên. Biết rằng khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải số đó, thì số đó tăng thêm 306 đơn vị. Giải Khi ta viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số tự nhiên, ta được số mới gấp 10 lần số cũ. Ta có sơ đồ: Số mới: 306 Số cũ: Hiệu số phần bằng nhau: 10 - 1 = 9 (phần) Số cần tìm là: 306 : 9 = 34 Đáp số: 34 109-.Cha hơn con 36 tuổi. Tìm tuổi của mỗi người hiện nay. Biết rằng 5 năm trước, tuổi con bằng 1/5 tuổi cha. Giải Ta có sơ đồ 5 năm trước: 36 tuổi Cha: Con: Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 1 = 4 (phần) Tuổi của con 5 năm trước: 36 : 4 = 9 (tuổi) Tuổi của con hiện nay: 9 + 5 = 14 (tuổi) Tuổi cha hiện nay: 14 + 36 = 50 (tuổi) Đáp số: Con: 14 tuổi Cha: 50 tuổi. 110-.Cha hơn con 30 tuổi. Biết rằng 5 năm trước thì tuổi của cha gấp 7 lần tuổi của con. Tính tuổi mỗi người hiện nay. (Tương tự- Đáp số: Con 10 ; Cha 40) 111-.Cha hơn con 24 tuổi. Biết rằng 3 năm sau thì tuổi của cha gấp 5 lần tuổi của con. Tính tuổi mỗi người hiện nay. Giải Ta có sơ đồ 3 năm sau: 24 tuổi Cha: Con: Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 1 = 4 (phần) Tuổi của con 3 năm sau: 24 : 4 = 6 (tuổi) Tuổi của con hiện nay: 6 – 3 = 3 (tuổi) Tuổi cha hiện nay: 3 + 24 = 29 (tuổi) Đáp số: Con: 3 tuổi Cha: 29 tuổi. 112-.Hiện nay con 10 tuổi, cha 40 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi của cha? Giải Tuổi cha hơn tuổi con: 40 – 10 = 30 (tuổi) Khi tuổi con bằng 1/3 tuổi cha, ta có sơ đồ: Tuổi cha: 30 tuổi Tuổi con: Hiệu số phần bằng nhau: 3 – 1 = 2 (phần) Tuổi của con khi bằng 1/3 tuổi của cha: 30 : 2 = 15 (tuổi) Bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi cha: 15 – 10 = 5 (năm) Đáp số: 5 năm 113-.Tìm số có 2 chữ số. Biết rằng nếu ta viết thêm vào bên trái số đó một chữ số 1 thì ta được số mới gấp 5 lần số cũ. Giải Khi ta thêm vào bên trái của số tự nhiên có 2 chữ số một chữ số 1, ta được số mới hơn số cũ 100 đơn vị. Ta có sơ đồ: Số mới: 100 Số cũ: Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 1 = 4 (phần) Số cần tìm là: 100 : 4 = 25 Đáp số: 25 114-.Tìm số có 2 chữ số. Biết rằng khi ta thêm vào bên trái số đó một chữ số 2 ta được số mới. lấy số mới chia cho số cũ ta được thương là 9. Giải Khi ta thêm vào bên trái của số tự nhiên có 2 chữ số một chữ số 2, ta được số mới hơn số cũ 200 đơn vị. Lấy số này chia cho số kia được thương là 9, cho ta biết số này gấp 9 lần số kia. Ta có sơ đồ: Số mới: 200 Số cũ: Hiệu số phần bằng nhau: 9 - 1 = 8 (phần) Số cần tìm là: 200 : 8 = 25 Đáp số: 25 115-.Tìm 2 số, biết số này bằng 2/5 số kia và lấy số lớn trừ đi số bé ta được kết quả bằng 27. Giải Ta có sơ đồ: Số lớn: 27 Số bé: Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 2 = 3 (phần) Giá trị một phần bằng nhau: 27 : 3 = 9 Số bé là: 9 2 = 18 Số lớn là: 18 + 27 = 45 Đáp số: 18 và 45 116-.Khi cộng 2 số thập phân, một học sinh viết nhầm dấu phẩy sang bên phải một chữ số nên được tổng là 49,1. Biết tổng đúng là 27,95. Tìm hai số đã cho. Giải Khi ta dời dấu phẩy sang bên phải một số thập phân một chữ số thì ta được só mới tăng gấp 10 lần số cũ. Hai tổng chênh lệch nhau: 49,1 - 27,95 = 21,15 Ta có sơ đồ: Số mới: 21,15 Số cũ: Hiệu số phần bằng nhau: 10 - 1 = 9 (phần) Số cũ là: 21,15 : 9 = 2,35 Số còn lại là: 27,95 – 2,35 = 25,6 Đáp số: 2,35 và 25,6. 117-.Hiệu hai số bằng 378. Số lớn là số tròn chục. Nếu xoá chữ số 0 tận cùng ta được số bé. Tìm 2 số đó. Giải Xoá chữ số 0 tận cùng của số lớn ta được số bé, cho ta biết số lớn gấp số bé 10 lần. Ta có sơ đồ: Số lớn: 378 Số bé: Hiệu số phần bằng nhau: 10 – 1 = 9 (phần) Số bé: 378 : 9 = 42 Số lớn: 42 10 = 420 Đáp số: 42 và 420 118-.Anh tiết kiệm được 19000 đồng, em tiết kiệm được 5000 đồng. Mẹ cho thêm mỗi người cùng một số tiền nữa, tính ra sau khi mẹ cho thêm thì số tiền của anh gấp 3 lần số tiền cuả em. Hỏi mẹ cho thêm mỗi người bao nhiêu tiền? Giải Số tiền của anh tiết kiệm nhiều hơn em: 19 000 – 5 000 = 14 000 (đồng) Mẹ cho thêm mỗi người cùng số tiền thì tiền của anh cũng hơn em là 14000 đồng. Ta có sơ đồ sau khi mẹ đã cho: 14 000 đồng Anh: Em: Hiệu số phần bằng nhau: 3 – 1 = 2 (phần) Số tiền của em có được sau khi mẹ đã cho: 14 000 : 2 = 7 000 (đồng) Số tiền mẹ cho thêm mỗi người là: 7 000 – 5 000 = 2 000 (đồng) Đáp số: 2 000 đồng. 119-.Tìm hai số. Biết hiệu của chúng bằng 3, lấy số lớn chia cho số bé được thương là 3. Giải Lấy số lớn chia cho số bé được thương là 3, cho ta biết số lớn gấp 3 lần số bé. Ta có sơ đồ: 3 Số lớn: Số bé: Hiệu số phần bằng nhau: 3 – 1 = 2 (phần) Số bé: 3 : 2 = 1,5 Số lớn: 1,5 3 = 4,5 Đáp số: 4,5 và 1,5 120-.Cho số thập phân A có 4 chữ số, trong đó phần thập phân có 2 chữ số. Khi ta dịch dấu phẩy của số thập phân A sang trái 1 chữ số, ta được số thập phân B. Hãy tìm A, biết rằng: A – B = 17,973. Giải Khi ta dịch dấu phẩy của một số thập phân A sang trái 1 chữ số, ta được một số B bằng 1/10 số A, hay nói cách khác A gắp 10 lần B. Ta có sơ đồ: Số A: Số B: 17,973 Hiệu số phần bằng nhau: 10 – 1 = 9 (phần) Số B là: 17,973 : 9 = 1,997 Số A là: 1,997 10 = 19,97 Đáp số: 19,97 *.Tỉ số phần trăm. Tỉ số phần trăm của A đối với B là tỉ số của A đối với B được viết dưới dạng có mẫu số bằng 100 (hay dùng kí hiệu %). Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của 3 so với 4. Ta lấy 3 : 4 = 0,75 = = 75% ? Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số, ta tìm thương của 2 số đó rồi nhân với (hoặc lấy thương của 2 số đó nhân với 100 rồi ghi thêm kí hiệu %). *. Bài tập: 121-.Một trường tiểu học có 80 học sinh ở khối 5, được chia làm 4 loại: Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu. Trong đó 9 HS xếp loại Giỏi, 25 HS xếp loại Khá, 42 HS xếp loại Trung bình, còn lại là xếp loại Yếu. Tính tỉ số phần trăm của mỗi loại so với số học sinh cả khối. Giải Tỉ số phần trăm của học sinh xếp loại Giỏi: 9 : 80 11,25% Tỉ số phần trăm của học sinh xếp loại Khá: 25 : 80 31,25% Tỉ số phần trăm của học sinh xếp loại T.bình: 42 : 80 52,5% Tỉ số phần trăm của học sinh xếp loại Yếu: 100% - (11,25% + 31,25% + 52,5%) = 5% Đáp số: -Giỏi: 11,25%; -Khá: 31,25%; -T.bình: 52,5% -Yếu: 5% Ta có thể ghi bài giải như Tỉ số phần trăm của học sinh xếp loại Giỏi: 9 : 80 100 = 11,25% Tỉ số phần trăm của học sinh xếp loại Khá: 25 : 80 100 = 31,25% Tỉ số phần trăm của học sinh xếp loại T.bình: 42 : 80 100 = 52,5% Tỉ số phần trăm của học sinh xếp loại Yếu: 100% - (11,25% + 31,25% + 52,5%) = 5% Đáp số: -Giỏi: 11,25%; -Khá: 31,25%; -T.bình: 52,5% -Yếu: 5% 122-.Một nông trường dự định trồng 800 cây lấy gỗ. Qua đợt phát động, người ta đã trồng được tất cả là 900 cây. Hỏi người ta đã trồng đạt bao nhiêu phần trăm kế hoạc dự định ? Và như vậy đã vượt mức kế hoạch là bao nhiêu phần trăm? Giải Tỉ số phần trăm số cây đã trồng so với dự định: 900 : 800 112,5% Tỉ số phần trăm vượt mức quy định: 112,5% - 100% = 12,5% Đáp số: 112,5% ; 12,5%. 123-.Một hợp tác xã nông nghiêp có diện tích đất là 600 ha. Đợt đầu xuống giống được 45% diện tích, đợt thứ hai xuống giống được 35% diện tích. Hỏi hợp tác xã đó còn lại bao nhiêu ha đất chưa xuống giống? Giải CÂCH 1: Diện tích xuống giống đợt đầu: 600 45% = 270 (ha) Diện tích xuống giống đợt thứ hai: 600 35% = 210 (ha) Tổng diện tích xuống giống cả hai đợt: 270 + 210 = 480 (ha) Diện tích còn lại chưa xuống giống: 600 – 480 = 120 (ha) Đáp số: 120 ha. CÁCH 2: Tổng số phần trăm xuống giống cả hai đợt: 45% + 35% = 80% Tỉ số phần trăm diện tích chưa xuống giống: 100% - 80% = 20% Diện tích còn lại chưa xuống giống: 600 20% = 120 (ha) Đáp số: 120 ha. 124-.Một trường tiểu học có 1200 học sinh, trong đó có 47 % học sinh nữ. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nam? Giải Số học sinh nữ của trường: 1200 47% = 564 (HS) Số học sinh nam của trường: 1200 – 564 = 636 (HS) Đáp số: 636 học sinh. *.Hình học. *.HÌNH CHỮ NHẬT: ? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng số đo chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2. P = (a + b) 2 ? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng. S = a b. ? Muốn tính chiều dài ta lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng. a = P : 2 – b ? Muốn tính chiều rộng ta lấy nửa chu vi trừ đi chiều dài. b = P : 2 – a ? Muốn tính chiều dài ta lấy diện tích chia cho chiều rộng. a = S : b ? Muốn tính chiều rộng ta lấy diện tích chia cho chiều dài b = S : a (P: chu vi ; S: diện tích ; a: chiều dài ; b: chiều rộng) Một số điều cần lưu ý: ? Hai đường chéo hình chữ nhật cắt nhau tại điểm chính giữa mỗi đường và chia hình chữ nhật thành 4 hình tam giác có diện tích bằng nhau. ? Mỗi đường chéo chia hình chữ nhật thành 2 hình tam giác có diện tích bằng nhau. *.HÌNH VUÔNG: ? Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy cạnh nhân với 4. P = a x 4 ? Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy cạnh nhân với cạnh. S = a x a ? Muốn tính cạnh vình vuông ta lấy chu vi chia cho 4. a = P : 4 (P: chu vi ; S: diện tích ; a: cạnh) Một số điều cần lưu ý: ? Hai đường chéo hình vuông cắt nhau tại điểm chính giữa mỗi đường và tạo thành 4 góc vuông. Chia hình vuông đó thành 4 hình tam giác có diện tích bằng nhau. ? Mỗi đường chéo chia hình vuông thành 2 hình tam giác có diện tích bằng nhau. *.HÌNH TAM GIÁC: Hình tam giác ta có thể lấy bất cứ cạnh nào làm cạnh đáy, chiều cao được kẻ từ đỉnh đối diện xuống vuông góc với cạnh đáy. ? Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. S = (a h) : 2. ? Tính chiều cao ta lấy 2 lần diện tích chia cho cạnh đáy. h = (S 2) : a ? Tính cạnh đáy ta lấy 2 lần diện tích chia cho chiều cao. a = (S 2) : h (S: diện tích; a: cạnh đáy; h: chiều cao) Một số điều cần lưu ý: ? So sánh diện tích 2 hình tam giác ta cần lưu ý đến chiều cao và cạnh đáy của 2 hình tam giác đó. ? Hai hình tam giác có diện tích bằng nhau, nếu có chiều cao bằng nhau thì cạnh đáy cũng bằng nhau (hoặc nếu có cạnh dáy bằng nhau thì chiều cao cũng bằng nhau). ? Hai hình tam giác có cạnh đáy bằng nhau và chiều cao cũng bằng nhau thì diện tích cũng bằng nhau. ? Hai hình tam giác có chiều cao bằng nhau, cạnh đáy hình này gấp cạnh đáy hình kia bao nhiêu lần thì diện tích hình tam giác này gấp diện tích hình tam giác kia bấy nhiêu lần. ? Diện tích hình tam giác vuông bằng tích 2 cạnh góc vuông chia cho 2. ? Hình tam giác có: - 3 góc nhọn thì 3 đường cao nằm trong hình tam giác. - 1 góc vuông thì 2 đường cao là cạnh góc vuông, đường cao còn lại nằm trong hình tam giác vuông (kẻ từ đỉnh góc vuông). Khi ta xem 1 cạnh góc vuông là chiều cao thì cạnh góc vuông còn lại chính là cạnh đáy. - 1 góc tù thì có 2 đường cao nằm ngoài hình tam giác, đường cao còn lại nằm trong hình tam giác đó (kẻ từ đỉnh góc tù). *.HÌNH THANG: ? Muốn tính diện tích hình thang ta lấy trung bình 2 đáy nhân với chiều cao (đáy lớn cộng đáy bé rồi chia cho 2 nhân với chiều cao). S = (a + b): 2 h ? Tính chiều cao ta lấy 2 lần diện tích chia cho tổng 2 đáy (hoặc lấy diện tích chia trung bình 2 đáy) h = S 2 : (a + b) hoặc h = S : (a+b)/2 ? Tính trung bình 2 đáy ta lấy diện tích chia cho chiều cao. (a+b)/2 = S : h Một số điều cần lưu ý: ? Khoảng cách 2 cạnh đáy chính là chiều cao của hình thang. ? Hình thang vuông có 1 cạnh bên vuông góc 2 đáy. ( chính là chiều cao.) ?Nối hai đường chéo của hình thang ta được những cặp hình tam giác có diện tích bằng nhau. (như hình vẽ) -Các cặp hình tam giác có diện tích bằng nhau: - SACD = SBCD ; SDAB = SCAB (Chiều cao bằng chiều cao hình thang và có đáy chung CD và AB.) - SAID = SBID (Vì SADC – SIDC = SBDC – SBDC. ) A B D C I *.HÌNH TRÒN: ? Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với 3,14 (hoặc lấy bán kính nhân với 2 rồi nhân với 3,14) P = d 3,14 (hoặc P = R 2 3,14) ? Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kinh rồi nhân với 3,14. S = R R 3,14. ? Đường kính hình tròn bằng chu vi chia cho 3,14. (d = P : 3,14) (P: chu vi ; S: diện tích ; d: đường kính ; R: bán kính) *.HÌNH VÀNH KHĂN: ? Diện tích hình vành khăn bằng diện tích hình tròn lớn trừ đi diện tích hình tròn nhỏ. *.HÌNH HỘP CHỮ NHẬT: ? Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân cao. Sxq = Pđáy c ( Sxq = (a + b) 2 c ) ? Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 mặt đáy. Stp = Sxq + (Sđáy 2) ? Thể tích hình hộp chữ nhật bằng số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng nhân với chiều cao (hoặc bằng diện tích đáy nhân cao) V = a b c *.HÌNH LẬP PHƯƠNG: ? Diện tích xung quanh bằng diện tích một mặt nhân với 4. Sxq= a a 4 ? Diện tích toàn phần bằng diện tích một mặt nhân với 6. Stp= a a 6 ? Thể tích bằng số đo của cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. V = a a a *. HÌNH TRỤ: ? Diện tích xung quanh bằng chu vi đáy nhân cao. Sxq= d 3,14 h. ? Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 mặt đáy. ? Thể tích hình trụ bằng diện tích đáy nhân cao. V = R R 3,14 h Chú ý: Tính thể tích các loại hình trụ thẳng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao. ¥. Chú ý chung: Cùng đơn vị đo. *. Bài tập: 125-.Cho tam
File đính kèm:
- GIAO AN(1).doc