Giáo án cả năm Vật lý 7

CHƯƠNG III : ĐIỆN HỌC

 * Mục tiêu chương:

 1) Kiến thức:

 - Nhận biết nhiều vật bị nhiễm điện khi cọ xát

 - Biết được có hai loại điện tích: dương và âm

 - Nêu được cấu tạo nguyên tử

 - Biết dòng điện là gì, vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện

 - Biết được 5 tác dụng của dòng điện

 - Biết được cường độ dòng điện và hiệu điện thế là gì ?

 - Biết cách mắc mạch điện theo kiểu nối tiếp và song song

 2) Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng mô tảvà giải thích các thí nghiệm, các hiện tượng

 - Nhận biết một số nguồn điện thông dụng, nhận biết cách mắc ampe kế và vôn kế.

 - Rèn kĩ năng kiểm tra một mạch điện có điện trở và cách khắc phục, cách mắc nối tiếp và mắc song song

 - Biết vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản

 - Nhận biết một số vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện

 - Phân biệt đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song

 

doc110 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án cả năm Vật lý 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc mục: “ có thể em chưa biết” 
Tuần: 18	 Ngày soạn:13. 12.2014
Tiết PPCT: 17 Ngày dạy: 16.12.2014 
ÔN TẬP HỌC KÌ
I/ Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Ôn lại một số kiến thức đã học ở chương I, II.
 2. Kĩ năng: Giải một số bài tập có liên quan để chuẩn bị kiểm tra học kì I
 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong học tập. Bảo vệ tiếng nói. Bảo vệ sinh môi trường.
 - Vận dụng kiến thức đã học ở chương I, II. vào cuộc sống 
II/ Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Vẽ bảng phụ hình 16.1 về trò chơi ô chữ.
 2. Học sinh : Chuẩn bị phần tự kiểm tra vào vở bài tập
III/ Phương pháp dạy học:
 Vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
 IV/ Tiến trình :
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
2) Kiểm tra bài cũ :
 Thông qua phần tự kiểm tra
3) Giảng bài mới :
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức cơ bản
 - Yêu cầu HS lần lượt trả lời những câu hỏi ở phần tự kiểm tra, từ câu 1--->6
 - Hướng dẫn HS thảo luận chọn câu trả lời đúng
 - Câu 2 cho mỗi nhóm đứng lên đặt 1 câu, nhóm khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 2 : Bài tập vận dụng:
 - Cho HS làm việc cá nhân phần vận dụng 1, 2, 3 vào vở bài tập.
 - Thảo luận và thống nhất câu trả lời.
 - Cho HS thảo luận theo gợi ý .
 + Cấu tạo cơ bản của mũ?
 - Tại sao 2 nhà du hành không nói chuyện trực tiếp được? Khi chạm mũ thì nói chuyện được? Vậy âm truyền qua môi trường nào?
G:- Giáo viên cho HS đọc câu 7;8 trên bảng phụ:
 Câu 7: Bạn An đã đếm được trong 3 phút quả lắc đồng hồ thực hiện được 240 lần. Hỏi tần số dao động của quả lắc đồng hồ là bao nhiêu?
 Câu 8:Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng biết:
 B
 A
 ( G)
- G: Hướng dẫn HS giải câu 7
+ Tần số là gì?
+ Đề bài thời gian cho biết bằng đơn vị gì?
+ Tính theo công thức :f= 
 Trong đó: f: là tần số,
 t : là thời gian tính bằng giây, 
 N : là số dao động
- G: Câu 8 gọi HS lên bảng vẽ
- H: Thực hiện ---> Nhận xét.
- Phần trò chơi ô chữ cho các nhóm trả lời vào phiếu học tập. 
o Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Áp dụng: Vẽ và tính góc phản xạ? Biết:Tia SI tạo bởi (G) 1 góc 450 
 S 
	(G ) 
	I
@ Bảo vệ tiếng nói
 Vệ sinh ,an toàn khi thực hành, sử dụng ánh sáng đủ và tiết kiệm 
- G: Qua tiết ôn tập em rút ra được điều gì?
Về cách tính góc í, i
Cách vẽ ảnh qua gương phẳng 
I/ Lý thuyết: Tự kiểm tra
1) a/ dao động
b/ tần số, Héc (Hz)
c/ đêxiben
d/ 340 m/s
e/ 70 dB
2) a/ Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng.
 b/ Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm.
 c/ Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to.
 d/ Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ.
3) a/ không khí
 c/ rắn
 d/ lỏng 
4) Là âm dội ngược lại khi gặp 1 mặt chắn.
5) D
6) a/ cứng, nhẵn
 b/ mềm, gồ ghề
II/ Bài tập:
Câu 1:
- . . . . dây đàn
- . . . . là phần lá bị thổi
- . . . . cột không khí trong sáo
- . . . . là mặt trống
Câu 2: C
Câu 3: 
a/ - . . . . mạnh, dây lệch nhiều
 - . . . . yếu, dây lệch ít
b/ . . . . nhanh . . . . chậm
Câu 4: Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia.
Câu 5: Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ, hoặc bị tiếng ồn trong thành phố át nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân.
Câu 6: A
Câu 7: 
Đổi 3 phút = 180 giây
Áp dụng công thức: f = = = 1,33 (Hz)
Câu 8
 B
 A
 ( G)
 2) Trò chơi ô chữ:
1. CHÂN KHÔNG
2. SIÊU ÂM
3. TẦN SỐ
4. PHẢN XẠ ÂM
5. DAO ĐỘNG
6. TIẾNG VANG
7. HẠ ÂM
Từ hàng dọc: ÂM THANH
ĐL: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
 Góc phản xạ bằng góc tới ( i =i’) .
 Vẽ hình: .
	N
	S	R
	G	I	(G)
 - Tính góc i’ : Vì tia SI tạo bởi (G) một góc 45o
 Mà pháp tuyến NI vuông góc (G), ta có góc NIG= 900
	 nên góc tới SIN = góc NIG – góc SIG =900 -450 = 450
 Theo ĐLPXAS thì i’= i = 45o 
 Vậy góc i’= 45o
III/ Bài học kinh nghiệm:
 Công thức tính tần số: 
 f =
Trong đó ù: f: là tần số,
 t : là thời gian tính bằng giây, 
 N : là số dao động
Cách tính góc í, i’ dựa vào ĐLPXAS
Cách vẽ ảnh qua gương phẳng dựa vào ĐLPXAS và tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.
 4) Củng cố và luyện tập: 
 - Thông qua phần bài tập vận dụng
 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Xem lại các kiến thức đã ôn để tiết sau thi học kì 1
 - Giải các bài tập ở sách bài tập 
Tuần: 17	 Ngày soạn:13. 12.2014
Tiết PPCT: 16 Ngày dạy: 16.12.2014 
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức : Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm tiếng ồn. 2. Kĩ năng: Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn.
 - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. 
3. Thái độ: Có ý thức về việc gây ô nhiễm tiếng ồn.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên : Tranh hình 15.1; 15.2; 15.3 sách giáo khoa
 2. Học sinh : 
III/ Phương pháp:
 Vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, trực quan
IV/ Tiến trình:
 1) Ổn định : KTSS
2) Kiểm tra bài cũ:
* HS1:Thế nào là tiếng vang ? Vật như thế nào phản xạ âm tốt ? Cho ví dụ. Vật như thế nào phản xạ âm kém ? Cho ví dụ. 
* Đáp án : Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.Các vật cứng,có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt.VD: tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch..Các vật mèm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.VD : áo len, đệm mút, dồ lao bảng.. 
 3) Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
(3 ph).
- G:Có nhiều loại âm thanh như tiếng gáy, tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng nói của người, tiếng xe chạy, còi tàu...Nhờ có âm thanh mà ta có thể nói chuyện, học tập, nghe đài, thưởng thức âm nhạc, tránh tai nạn...Vậy âm thanh làm phong phú cuộc sống của con người. Nhưng nếu âm thanh to, kéo dài sẽ có hại đến sức khoẻ, hệ thần kinh... Vì vậy ở các nhà máy và các thành phố lớn cần có biện pháp làm giảm tiếng ồn do các máy móc và phương tiện giao thông gây ra. Vậy ta làm giảm tiếng ồn như thế nào? Ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn (10 ph)
- G: Yêu cầu HS quan sát h15.1; 15.2; 15.3 sgk và cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?
-G: HS quan sát trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. 
- G: Vậy tiếng ồn như thế nào gọi là tiếng ồn bị ô nhiễm? và xảy ra khi nào?ø
- H: Hoàn chỉnh kết luận.
- G: Vậy trong cuộc sống thường xảy ra trường hợp cùng 1 âm thanh nhưng dễ chịu người này mà lại làm phiền người khác. Những âm thanh mà ta không mong muốn gọi là tiếng ồn, không phải mọi tiếng ồn đều coi là ô nhiễm tiếng ồn.
 VD: Tiếng sấm,sét có thể làm cho 1 em bé sợ hãi nhưng chưa phải là ô nhiễm tiếng ồn. 
-G: Cho HS thảo luận trả lời câu C2?
- H: hoạt động nhóm trả lời C2:, thống nhất toàn lớp.
- GDMT: Khi tiếng ồn to, kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người như : Mệt mỏi, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu , suy giảm thị lực, sợ hãi và ám ảnh....
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách chống ô nhiễm tiếng ồn.( 15 ph)
-G: Cho HS đọc thông tin mục II/sgk./ trang 43
(GDMT) ? Để chống ô nhiễm tiếng ồn đặc biệt là tiếng ồn giao thông ta dùng các biện pháp nào?
 -H: Cấm bóp còi to, dài ở các nơi gần bệnh viện, khu dân cư, xây tường ngang, trồng cây xanh, làm trần nhà bằng xốp, treo rèm...
 -G: Tại sao phải làm như vậy?
 - H: Để làm giảm âm thanh tiếng ồn.
- H: Thảo luận C3, C4
- G :+Xây tường, trồng cây xanh: âm truyền đến phản xạ về nhiều hướng
- G: Những vật liệu dùng làm giảm tiếng ồn là nhũng vật liệu nào? 
 - H: Trả lời
- G + H: Nhận xét
4) Củng cố và luyện tập:
- G : Cho học sinh trả lời câu C5, C6?
- H : trả lời cá nhân , thống nhất toàn lớp. 
-G : nhận xét -> thống nhất.
CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 
I/ Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:
C1: H15.1: Tiếng ồn to nhưng không kéo dài -> không gây ô nhiễm tiếng ồn .
- H15.2: Tiếng ồn của máy khoan to, kéo dài làm ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan® gây ô nhiễm tiếng ồn.
- H15.3 Tiếng ồn của chợ to, kéo dài gây ảnh hưởng đến hs học tập.
C2: b, d
* Vậy: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người.
II/ Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
C3: - Cấm bóp còi
 - Trồng cây xanh
 - Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, đóng cửa
 C4: a) Những vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít là: gạch, bê tông, gỗ, . . .
 b) Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: kính , lá cây, . . .
- Tác động vào nguồn âm để giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
 - Phân tán âm trên đường truyền, trồng cây xanh.
 - Ngăn không cho âm truyền tới tai: Xây tường, treo rèm...
* Vậy: Những vật liệu dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai ta gọi là các vật cách âm.
III/ Vận dụng: 
C5: + H15.2: Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dùng bông nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc.
 + H15.3: Chuyển chợ hoặc lớp học đi nơi khác, xây tường ngăn giữa chợ và lớp học, đóng các cửa phòng học, treo rèm, 
 C6: tuỳ học sinh , có thể trả lời theo phương án sau: 
 Phòng hát karaoke đảm bảo không truyền âm ra ngoài.Lò mổ xa nơi dân cư, xây tường chắn. Loa phát thanh ở trên cao,..
 - Cho HS đọc mục :”có thể em chưa biết”
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học thuộc và ghi nội dung phần ghi nhớ sgk/44 vào vở bài tập.
Làm hoàn chỉnh các câu từ C1 ® C6 vào vở bài tập.
Làm BT từ 15.1 ®15.5 / SBT/ trang 34, 35
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I
Câu 1 : Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Biểu diễn một tia sáng AB và một chùm sáng hội tụ tại S? 
Câu 2 : - Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ?
 - Áp dụng: Vẽ và tính góc phản xạ? Biết:Tia SI tạo bởi (G) 1 góc 450 
 S
	 (G ) 
	I
Câu 3 Phát biểu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng ?
Câu 4:Trong thực tế người ta thường sử dụng gương nào để quan sát vùng nhìn thấy? Vì sao? 
 Câu 5: Đặt một vật sáng AB trước gương phẳng. Như hình vẽ:
 Vẽ ảnh A’B’ 	 B
 	 A
G 	
.
Câu 6: Tại sao ta không nhìn thấy các vật ở sau lưng, mặc dù vẫn có ánh sáng chiếu vào các vật đó ? 
Câu 7: So sánh đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm ? 
Câu 8: Âm có thể truyền được trong môi trường nào? Và không truyền được trong môi trường nào ?
Khi nào âm cao, thấp, to, nhỏ ? 
Câu 9: a/ Nguồn âm là gì ? 
 b/ Nêu ví dụ về nguồn âm ? 
ĐÁP ÁN
Câu 1 :ĐL: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đương thẳng .
 - Biểu diễn tia sáng AB : 	
 - Chùm sáng hội tụ 
tại S
	s
Câu 2 : ĐL: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới ( i = i’) .
Vẽ hình: .
 S N R
	 (G)
 I
 - Tính góc i’ : Vì tia SI tạo bởi (G) một góc 45o
 Mà pháp tuyến NI vuông góc (G), ta có góc NIG= 900
	 nên góc tới SIN = góc NIG – góc SIG =900 -450 = 450
 Theo ĐLPXAS thì : i’= i = 45o 
 Vậy góc i’= 45o
Câu 3 : 
 Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng : Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.
 Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
 Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ gương tới ảnh.
Câu 4 :
 Trong thực tế người ta thường sử dụng gương cầu lồi để quan sát vùng nhìn thấy. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn 2 gương còn lại.
Câu 5 :
 Vẽ ảnh A’B’:
 B
 A
 (G)
 A’
Câu 6 : Vì không có ánh sáng từ các vật truyền đến mắt ta
Câu 7 : So sánh đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm:
 * Giống nhau : đều là ảnh ảo.
 * Khác nhau :
 + Gương cầu lồi: Ảnh nhỏ hơn vật.
 + Gương cầu lõm: Ảnh lớn hơn vật
Câu 8 : - Âm có thể truyền trong môi trường chất rắn, lỏng, khí. Không truyền được trong môi trường chân không
Âm cao khi tần số dao động lớn.
Âm thấp khi tần số dao động nhỏ.
Âm to khi biên độ dao động lớn .
Âm nhỏ khi biên độ dao động nhỏ.
Câu 9 : a/ Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
 b/ Ví dụ: Sáo, đàn, xe chạy...
Ngày thi: 2 / 1 /2015
Tiết : 18
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I/ Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Giúp giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ở HKI.
 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của mình để hoàn thành tốt bài thi.
 3.Thái độ : Giáo dục tính độc lập, nghiêm túc trong khi thi. Liên hệ thực tế vào bài học
II/ Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: đề kiểm tra + đáp án + biểu điểm.
 2. Học sinh : Chuẩn bị ôn tập ở nhà
III/ Đề:
	Tuần: 20	 Ngày soạn:03. 1.2015
Tiết PPCT: 19 Ngày dạy: 06.1.2015
CHƯƠNG III : ĐIỆN HỌC
 * Mục tiêu chương:
 1) Kiến thức:
 - Nhận biết nhiều vật bị nhiễm điện khi cọ xát
 - Biết được có hai loại điện tích: dương và âm
 - Nêu được cấu tạo nguyên tử
 - Biết dòng điện là gì, vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện
 - Biết được 5 tác dụng của dòng điện
 - Biết được cường độ dòng điện và hiệu điện thế là gì ?
 - Biết cách mắc mạch điện theo kiểu nối tiếp và song song
 2) Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng mô tảvà giải thích các thí nghiệm, các hiện tượng
 - Nhận biết một số nguồn điện thông dụng, nhận biết cách mắc ampe kế và vôn kế.
 - Rèn kĩ năng kiểm tra một mạch điện có điện trở và cách khắc phục, cách mắc nối tiếp và mắc song song
 - Biết vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản
 - Nhận biết một số vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện
 - Phân biệt đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
 3) Thái độ (Giáo dục):
 - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. Tuân thủ qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
 4) Lồng ghép:
 -Tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng điện đúng mục đích,vừa đạt hiệu quả cao nhất,giảm hao phí
-Tuyên truyền vận động những người xung quanh sử dụng điện thích hợp để tiết kiệm năng lượng	
 ã
 Bài 17 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. 
2. Kĩ năng: 
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ: 
- Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh, cẩn thận khi mưa bão.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh. 1 mảnh nilong, 1 quả cầu nhựa xốp, 1 giá treo, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa sấy khô, một số giấy vụn, 1 mảnh tole, 1 mảnh nhựa, 1 bút thử điện.
- Học sinh: Mỗi nhóm một ít giấy và mảnh nilon vụn, cuồn len, bảng ghi kết quả thí nghiệm
III/ Phương pháp dạy học:
 Vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, trực quan, thí nghiệm thực hành nhóm.
IV/ Tiến trình:
 1) Ổn định : KTSS
 2) Kiểm tra bài cũ: 
 3) Giảng bài mới:
 Giới thiệu chương
	Hoạt động của GV - HS	Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
- Cho một học sinh mô tả hiện tượng trong ảnh đầu chương III.
- Học sinh nêu mục tiêu chương III (SGK trang 47)
+ Để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta phải tìm hiểu 1 trong các cách nhiễm điện cho các vật là “nhiễm điện do cọ xát”
+ Vào những ngày hanh, khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em đã thấy hiện tượng gì ?
HS : Khi cởi áo len trong bóng tối thấy chớp sáng li ti và tiếng lách tách.
Gv : Hiện tượng tương tự xảy ra ngoài tự nhiên là hiện tượng sấm sét à là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện nhiều vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác:
- G: Yêu cầu Hs đọc TN1, nêu dụng cụ TN, các bước tiến hành TN.
- G : Hướng dẫn : Cách cọ xát các vật (cọ mạnh nhiều lần theo 1 chiều)
- H: Tiến hành TN theo nhóm ( 5 ph):
+ Đưa thước nhựa, mảnh nilon, thanh thuỷ tinh, phim nhựa... lại gần giấy vụn,quả cầu xốp---> Quan sát.
 Nhận xét: Không có hiện tượng gì xảy ra.
+ Cọ xát thước nhựa bàng miếng vải khô nhiều lần. Sau đó đưa lại gần mảnh giấy, mảnh nilon vụn, quả cầu xốp... ----> Quan sát ghi vào bảng kết quả thí nghiệm.
 Lưu ý: Môĩ HS trong nhóm đều phải tiến hành TN với ít nhất 1 vật.
- H: TN xong ghi kết quả vào bảng.
- G: Gọi HS nhận xét, thống nhất
 ? Từ kết quả TN, em nào rút ra kết luận gì?
- H: Điền từ vào kết luận.
- G + H: Thống nhất và ghi bài.
Hoạt động 3: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện (mang điện tích). (15 ph)
- G?: Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát lại có thể hút các vật khác ?
- H: Đưa ra các phương án( nóng lên, nam châm....) .
- G: Hướng dẫn HS kiểm tra các phương án Hs đưa ra ví dụ như: do vật bị cọ xát nóng lên, hay vật sau khi cọ xát có tính chất giống nam châm.
- G : Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm 2 : 
+ Chạm bút thử điện vào mảnh phim chưa cọ xát.
 ---> Nhận xét: Đèn bút thử điện không sáng.
+ Cọ xát len vào mảnh phim nhựa, đặt mảnh tol vào mảnh phim nhựa, chạm đầu bút thử điện vảo mảnh tol đó (lưu ý cách cầm mảnh dạ cọ xát nhựa, thả mảnh tol vào mảnh phim nhựa để cách điện với tay hoặc dùng mảnh tol có tay cầm cách điện)
- H: Làm TN theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra để thấy được bóng đèn của bút thử điện sáng.
-G: Kiểm tra việc tiến hành TN của các nhóm.
- H: Làm tiếp thí nghiệm: Thay mảnh phim bằng thước nhựa dẹt ---->. Đèn loé sáng.
- G: Cho HS báo cáo kết quả.
 - G+ H : Thống nhất ---> Kết luận.
- G?: Qua 2 kết luận trên em có kết luận chung gì về các vật sau khi bị cọ xát.
 - H: Rút ra kết lụân chung.
G: Thông báo các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện 
( hay vật mang điện tích)
- @: GDMT: Vào những lúc trời mưa dộng, các đám mây bị cọ xát váo nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa đám mây(sấm) và giữa đám mây với mặt đất (sét),vừa có lợi vừa có hại cho cuộc sống con người.
 + Có lợi: Giúp điều hoà khí hậu, gây ra phản ứng hoá học nhằm tăng thêm lượng ôzon bổ sung vào khí quyển...
 + Tác hại: Phá huỷ nhà cửa và công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người và sinh vật, tạo ra các khí động hại ( NO, NO2...
 * Để làm giảm tác hại của sét, bảo vệ tính mạng con người và các công trình xậy dựng, cần thiết xây dựng các cột thu lôi
 4) Củng cố và luyện tập:
Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu C1, C2,C3.
* G: Liên hệ thực tế máy bay chuẩn bị hạ cánh thì sẽ bung bánh xe xuống đất, xe tẹt chở xăng dầu thường có những sợi dây xích thả kéo lê xuống đất. Nhằm truyền điện tích xuống đất không gây nguy hiểm hoả hoạn do cọ xát gây ra.
SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I/ Vật nhiễm điện.
1. Thí nghiệm1: 
 (Bảng kết quả TN trang 48 SGK)
Kết luận1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
2. Thí nghiệm 2: 
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
* Vậy: Các vật bị nhiễm điện (Vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác.
II/ Vận dụng
 C1 : Lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.
 C2 : Khi thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện
 khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễn điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
C3 : Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện ® Vì thế chúng hút các bụi vải.
 5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc bài trong vở ghi + ghi nhớ SGK/49
 - Hoàn chỉnh từ câu C1àC3 vào vở bài tập.
 - Làm bài tập 17.1 à 17.4 / SBT 
 * Lưu ý: Bài 17.1 và bài 17.3: Khi làm thí nghiệm, các vật nhiễm điện phải sạch và khô
 - Đọc thêm có thể em chưa biết để trả lời câu hỏi đầu bài.
 - Chuẩn bị tiết sau: Bút chì và nội dung bài: “ hai loại điện tích”
 Tuần: 21 Ngày soạn: 10/01/2015
 Tiết PPCT: 20 Ngày dạy : 13/01/2015 
Bài 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I/ Mục tiêu:
	1) Kiến thức:
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
2) Kỹ năng:
- Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
3) Thái độ:
-

File đính kèm:

  • docBai_1_Nhan_biet_anh_sang__Nguon_sang_va_vat_sang_20150725_092052.doc