Giáo án cả năm Sinh học 7
Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN
1/ Mục tiêu:
a/ Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen.
- HS nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học.
- Từ kiến thức về kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học, HS biết ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.
b/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tư duy logic tổng hợp, khả năng khái quát.
- Kĩ năng nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế.
c/ Thái độ:
- Giáodục ý thứv yêu thích bộ môn, quý trọng thành tựu sinh học.
ùi nào? - HS: Biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, mắt 1 mí, tay ngắn - GV: Những biện pháp nào hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền? - HS: Hạn chế hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng hợp lí các thuốc bảo vệ thực vật. Đấu trang chống sản xuất, sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân. Hạn chế kết hôn với những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài. - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr85. - Đọc phần “Em có biết”. - Nghiên cứu bài 30, trả lời các câu hỏi sau: + Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì? + tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường? 5/ Rút kinh nghiệm: Tiết: 31 Ngày dạy: Bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI 1/ Mục tiêu: a/ Kiến thức: HS hiểu được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực khoa học này. Giải thích được cơ sở di truyền của “hôn nhân 1 vợ 1 chồng” và những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau. Hiểu được tại sao phụ nữ không nên có con ở tuổi ngoài 35 và hậu quả di truey62n của ô nhiễm môi trường đối với con người. b/ Kĩ năng: Rèn tư duy phân tích tổng hợp. c/ Thái độ: 2/ Chuẩn bị: a/ Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV. Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi thao luận, phiếu học tập. b/ Học sinh: Tập, viết, SGK. Nghiên cứu bài 30, trả lời các câu hỏi sau: + Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì? + Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35? Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường? 3/ Phương pháp dạy học: Hợp tác trong nhóm nhỏ. Vấn đáp. 4/ Tiến trình: 4.1/ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sỉ số HS: 4.2/ Kiểm tra bài cũ: - GV: Có thể nhận biết bệnh Đao qua các đặc điểm hình thái nào? (5đ) - HS: Biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, mắt 1 mí, tay ngắn(5đ) - GV: Những biện pháp nào hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền? (5đ) - HS: Hạn chế hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng hợp lí các thuốc bảo vệ thực vật. Đấu trang chống sản xuất, sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân. Hạn chế kết hôn với những người có nguy cơ mang gen gây bệnh, tật di truyền. 4.3/ Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HĐ1: Di truyền y học tư vấn. * Mục tiêu: Hiểu được di truyền y học tư vấn là gì. Biết 3 chức năng chính của di truyền y học tư vấn. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy thông tin cho đôi trai gái này biết đây là loại bệnh gì? + Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Tại sao? + Nếu họ lấy nhau sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không? Tại sao? - HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm, trả lời được: + Đây là bệnh di truyền. + Bệnh do gen lặn quy định vì có người trong gia đình đã mắc bệnh. + Không nên sinh con vì ở họ có gen gây bệnh. - GV yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung lẫn nhau. - GV: di truyền y học tư vấn là gì? Gồm những nội dung nào? - HS trả lời, rút ra kết luận. HĐ2: Di truyền học vời hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình. 1/ Di truyền học với hôn nhân - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và hỏi:Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: kết hôn gần làm đột biến lặn, có hại biểu hiện -> dị tật bẩm sinh tăng. - GV: Tại sao những người có quan hệhuyết thống từ đời thứ 5 trở đi thì được Luật Hôn Nhân và gia đình cho phép kết hôn với nhau? - HS: Vì từ đời thứ 5 có sự sai khác về mặt di truyền. - GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 30.1 và hỏi: Giải thích quy định “Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng ” bằng cơ sở sinh học? - HS phân tích số liệu về sự thay đổi nam/nữ - GV: Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi? - HS: hạn chế việc mất cân đối tỉ lệ nam/nữ. - GV: cơ sở khoa học của di truyền học với hôn nhân? - HS trả lời, rút ra kết luận. 2/ Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và bảng 30.2 trả lời câu hỏi: vì sao phụ nữ không sinh con ở độ tuổi ngoài 35? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: vì con sinh ra dễ mắc bệnh Đao. - GV: Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào để đảm bảo học tập và công tác? - HS: Từ 25 – 34. HĐ3: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường. * Phương pháp: Vấn đáp. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền? Ví dụ? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời, rút ra kết luận. I/ Di truyền y học tư vấn. - Là 1 lĩnh vực của di truyền học kết hợp với các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ. - Nội dung: + Chẩn đoán. + Cung cấp thông tin. + Cho lời khuyên liên quan đến bệnh, tật di truyền. II/ Di truyền học vời hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình. 1/ Di truyền học với hôn nhân. - Di truyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các quy định: + Hôn nhân 1 vợ 1 chồng. + Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn. 2/ Di truyền học và kế hoạch hoá gia đình. - Phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ 25-34 là hợp lí. - Từ 35 tuổi trở lên tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh Đao tăng rõ. III/ Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường. - Các tác nhân vật lí hoá học gây ô nhiễm môi trường làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền. 4.4/ Củng cố và luyện tập: - GV: di truyền y học tư vấn là gì? - HS: Là 1 lĩnh vực của di truyền học kết hợp với các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ. - GV: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? - HS: vì dễ sinh ra những đứa trẻ bị bệnh, tật di truyền (bệnh Đao). 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr88. - Nghiên cứu bài 31, trả lời các câu hỏi sau: + Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? + Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm? 5/ Rút kinh nghiệm: Tiết: 32 Ngày dạy: Chương VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Mục tiêu Trình bày đựoc công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào, ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Trình bày được những khâu của kĩ thuật gen, các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học. Các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống. Các phương pháp lai giống, thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối gần, ưu thế lai. Các phương pháp chọn lọc, nêu 1 số thành tựu chọn giống ở Việt Nam. Tập dượt thao tác giao phấn. Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 1/ Mục tiêu: a/ Kiến thức: HS hiểu thế nào là công nghệ tế bào. Nắm được những công đoạn chính của công nghệ tế bào, vai trò của từng công đoạn HS thấy được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống. b/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. Kĩ năng khái quát, vận dụng thực tế. c/ Thái độ: 2/ Chuẩn bị: a/ Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV. Bảng phụ ghi nội dung câu hỏi thảo luận, phiếu học tập. b/ Học sinh: Tập, viết, SGK. Nghiên cứu bài 31, trả lời các câu hỏi sau: + Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? + Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm? 3/ Phương pháp dạy học: Hợp tác trong nhóm nhỏ. Trực quan. Vấn đáp. 4/ Tiến trình: 4.1/ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sỉ số HS: 4.2/ Kiểm tra bài cũ: - GV: di truyền y học tư vấn là gì? (5đ) - HS: Là 1 lĩnh vực của di truyền học kết hợp với các phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại về mặt di truyền kết hợp nghiên cứu phả hệ.(5đ) - GV: Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? (5đ) - HS: vì dễ sinh ra những đứa trẻ bị bệnh, tật di truyền (bệnh Đao). (5đ) 4.3/ Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HĐ1: Khái niệm công nghệ tế bào. * Mục tiêu: HS nắm được khái niệm công nghệ tế bào, hiểu được các công việcä chính trong công nghệ tế bào. - Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Công nghệ tế bào là gì? + Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì? Tại sao cơ quan hoặc cơ thểhoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc? - HS nghiên cứu thông tin SGK, thao luận nhóm trả lời được: + Công nghệ tế bào gồm 2 giai đoạn. + Cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc vì ở cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc cóbộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép. - GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. HĐ2: Ứng dụng công nghệ tế bào. * Mục tiêu: HS hiểu và nắm được các thành tựu của công nghệ tế bào, biết quy định nhân giống vô tính trong ống nghiệm và liên hệ thực tế. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, và hỏi: hãy cho biết thành tựu công nghệ tế bào trong sản xuất? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời: + Nhân giống vô tính ở cây trồng. + Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. + Nhân bản vô tính ở động vật. - GV: Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm? - HS: quan sát hình 31, trả lời. - GV: Ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm? - HS: Nhân nhanh sốluợng giống, bảo tồn nguồn gen quý - GV: thông báo các khâu chính trong chọn giống cây trồng: + Tạo vật liệu mới để chọn lọc. + Chọn lọc, đánh giá -> tạo giống mới. - GV: Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? - HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời. - GV: nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa như thế nào? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm - GV: Cho biết những thành tựu nhân bản ở Việt Nam và trên thế giới? - HS: Thế giới: cừu đôli, bò Việt Nam: cá trạch. - GV thông báo thêm: Đại học Texas ở Mĩ nhân bản thành công ở hươu sao và lợn. Italia nhân bản thành công ở ngựa. Ơû Trung Quốc tháng 8/2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi I/ Khái niệm công nghệ tế bào. - Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Gồm 2 công đoạn: + Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo. + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. II/ Ứng dụng công nghệ tế bào. 1/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng. - Quy trình nhân giống vô tính: + tách mô phân sinh từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo. + Mô sẹo được chuyển sang nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt và có hoocmon sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hoá thành các cây con hoàn chỉnh. 2/ Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng. - Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị. - VD: chọn giống tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống CR203 3/ Nhân bản vô tính ở động vật. - ý nghĩa: + Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. + Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan. - VD: nhân bản cừu, bò 4.4/ Củng cố và luyện tập: - GV: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? - HS: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - Gồm 2 công đoạn: + Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo. + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. - GV: nhân bản vô tính ở động vật có ý nghĩa gì? - HS: + Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. + Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan. - VD: nhân bản cừu, bò 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr91. - Đọc phần “Em có biết”. - Nghiên cứu bài 32, trả lời các câu hỏi sau: + Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích gì? + Công nghệ gen là gì? + Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? 5/ Rút kinh nghiệm: Tiết: 33 Ngày dạy: Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN 1/ Mục tiêu: a/ Kiến thức: HS hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen. HS nắm được công nghệ gen, công nghệ sinh học. Từ kiến thức về kĩ thuật gen, công nghệ gen, công nghệ sinh học, HS biết ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống. b/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy logic tổng hợp, khả năng khái quát. Kĩ năng nắm bắt quy trình công nghệ, kĩ năng vận dụng thực tế. c/ Thái độ: Giáodục ý thứv yêu thích bộ môn, quý trọng thành tựu sinh học. 2/ Chuẩn bị: a/ Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV. Bảng phụ vẽ hình 32: sơ đồ chuyển gen vào tế bào vi khuẩn đường ruột. Phiếu học tập. b/ Học sinh: Tập, viết, SGK. Nghiên cứu bài 32, trả lời các câu hỏi sau: + Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích gì? + Công nghệ gen là gì? + Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? 3/ Phương pháp dạy học: Trực quan. Vấn đáp. Hợp tác trong nhóm nhỏ. 4/ Tiến trình: 4.1/ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sỉ số HS: 4.2/ Kiểm tra bài cũ: - GV: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? (5đ) - HS: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.(3đ) - Gồm 2 công đoạn: + Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo. (1đ) + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. (1đ) - GV: nhân bản vô tính ở động vật có ý nghĩa gì? (5đ) - HS: + Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. (2đ) + Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.(2đ) - VD: nhân bản cừu, bò(1đ) 4.3/ Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học HĐ1: Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen. * Mục tiêu: HS biết được kĩ thuật gen và công nghệ gen. Trình bày được các khâu chính trong kĩ thuật gen và mục đích của kĩ thuật gen. - GV treo bảng phụ: sơ đồ chuyển gen vào tế bào vi khuẩn đường ruột, yêu cầu quan sát, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trảlời các câu hỏi sau: + Kĩ thuật gen là gì? Người ta sử dụng kĩ thuật gen vào mục đích gì? + Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào? + Công nghệ gen là gì? - HS quan sát sơ đồ, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trả lời đủ các yêu cầu: + Khái niệm kĩ thuật gen, mục đích của kĩ thuật gen. + 3 khâu của kĩ thuật gen. + Khái niệm công nghệ gen. - GV mời đại diện từng nhóm lần lượt trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung rồi rút ra kết luận. HĐ2: Ứng dụng công nghệ gen. * Mục tiêu: HS thấy được ứng dụng quan trọng của công nghệ gen trong 1 số lĩnh vực của cuộc sống. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 1 và hỏi: mục đích tạo chủng vi sinh vật mới là gì? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời: để tạo ra các chủng VSV mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học. - GV: Nêu ví dụ cụ thể? - HS dựa vào thông tin nêu ví dụ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 2, và hỏi: Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng. - GV: cho ví dụ cụ thể? - HS dựa vào thông tin nêu ví dụ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung rồi rút a kết luận. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 3 và hỏi: ứng dụng công nghệ gen để tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thế nào ở? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: + Hạn chế của biến đổi gen ở động vật. + Thành tựu đạt được ở trên thế giới và ở Việt Nam. - GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. HĐ3: Khái niệm công nghệ sinh học. * Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm công nghệ sinh học, chỉ ra được các lĩnh vực trong công nghệ sinh học hiện đại. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và hỏi: Công nghệ sinh học là gì? Gồm những lĩnh vực nào? - HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời. - GV: Tại sao công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam? - HS nghiên cứu thông tin, trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận. I/ Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen. - Kĩ thuật gen: là các thao tác tác động lên AND để chuyển 1 đoạn AND mang 1 hoặc 1 cụm gen từ các tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền. - Các khâu của kĩ thuật gen: + Tách AND: gồm tách AND NST của tế bào cho và AND làm thể truyền từ vi khuẩn, vi rút. + Tạo AND tái tổ hợp nhờ enzim. + Chuyển And tái tổ hợp vào tế bào nhận. - Công nghệ gen: là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. II/ Ứng dụng công nghệ gen. 1/ Tạo ra các chủng vi sinh vật mới. - Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết với số lượng lớn và giá thành rẻ. - VD: dùng e.coli và nấm men cấy gen mã hoá -> sản ra kháng sinh và hoocmon Insulin. 2/ Tạo giống cây trồng biến đổi gen. - Là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng. - VD: Ở Việt Nam chuyển gen kháng sâu kháng bệnh, tổng hợp Vitamin A, gen chín sớm
File đính kèm:
- Bai_60_Bao_ve_da_dang_cac_he_sinh_thai_20150726_110210.doc