Giáo án cả năm Ngữ văn 7

TUẦN 16

TIẾNG VIỆT

Bài 16,17Tiết 69

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I . Mục đích yêu cầu :

 Giúp HS :

_ Ôn lại từ ghép, từ láy, đại từ quan hệ từ, yếu tố Hán Việt.

_ Giải các bài tập

II . Phương pháp và phương tiện dạy học

- Đàm thoại , diễn giảng

- SGK + SGV + giáo án

III . Nộidung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp : 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ :

 3. Giới thiệu bài mới.1 phút

 

doc205 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án cả năm Ngữ văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đoàn kết đại đoàn kết.
Thành công, thành công đại thành công.
Thi đua là yêu nước, yêu nước là thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất.
( Hồ Chí Minh )
Cách lặp lại từ ngữ có tác dụng gì ?
Bài tiếng gà trưa : nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa, nguyen nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
Các ví dụ : nhấn mạnh, làm nổi bật ý.
Thế nào là điệp ngữ ? Điệp ngữ có tác dụng như thế nào?
Tìm các dạng của điệp ngữ.
GV cho HS đọc các ví dụ SGK trang 152.
Hướng dẫn HS rút ra nhận xét ở khổ thơ đầu của bài “ tiếng gà trưa” : điệp ngữ ngắt quãng.
Ví dụ a là điệp ngữ nối tiếp
Ví dụ b là điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngjữ vòng ).
Điệp ngữ có mấy dạng ?
Tìm điệp ngữ và cho biết tác dụng?
Tìm điệp ngữ và cho biết nó thuộc dạng nào ?
Tác dụng biểu cảm của từ ngữ bài tập 3?
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
Khi nói hoặcviết, người tacó thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ, gây cảm xúc mạnh.Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Ví dụ : 
Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.
Thành công, thành công đại thành công.
II. Các dạng điệp ngữ
Điệp ngữ có nhiều dạng :
_ Điệp ngữ cách quãng
 Ví dụ : 
Nhớ sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi.
Với khi thét khúc trường ca dữ dội.
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng.
_ Điệp ngữ nối tiếp
 Ví dụ : 
Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết.
Thành công, thành công đại thành công.
_ Điệp ngữ chuyển tiếp 
Ví dụ : 
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai dầu hơn ai.
III. Luyện tập 
1/ Điệp ngữ và tác dụng.
Một dân tộc đã gan góc
Dân tộc đó.
Tác dụng : nhấn mạnh chủ quyền tự do độc lập của dân tộc ta.
Trông thấy
Tác dụng : nỗi lo ước mơ của người nông dân cấy, hoạt động lao động của người nông dân.
2/ Điệp ngữ 
 Xa nhau ( cách quãng )
 Một giấc mơ ( nối tiếp )
3/ a. Không có tác dụng biểu cảm
 b. Lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1 Thế nào là điệp ngữ ? Điệp ngữ có tác dụng như thế nào?
 4.2. Điệp ngữ có mấy dạng ?
 5. Dặn dò:1 phút
 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học” SGK trang 
******************
TUẦN 14
TIẾNG VIỆT
Bài 13 Tiết 56
LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS : 
_ Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
_ Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút.
 2.1 Thế nào là điệp ngữ ? Điệp ngữ có tác dụng như thế nào?
 2.2. Điệp ngữ có mấy dạng ?
 3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
10 phút
25 phút
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
GV cho HS tập nói theo đề bài
GV theo dõi
Cho một số HS phát biểu trước lớp
GV nhận xét, đánh giá
I. Chuẩn bị ở nhà.
Cho đề bài : phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Hồ Chí Minh : Rằm thàng giêng, cảnh khuya.
II. Thực hành trên lớp.
Dàn bài : 
Mở bài : giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
Thân bài : Nêu cảm nghĩ của em.
_ Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm
_ Cảm nghĩ về từng chi tiết ( theo thứ tự trước sau )
_ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
 c. Kết bài : tình cảm của em đối với bài thơ.
 4 Củng cố : 2 phút
 5. Dặn dò:1 phút
 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Một thứ quà của lúa non : cốm” SGK trang 
******************
TUẦN 15
VĂN BẢN
Bài 13, 14Tiết 57
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS : 
_ Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
_ Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút.
 3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
10 phút
5 phút
5 phút
10 phút
5 phút
Hướng dẫn HS tìm hiểu Thạch Lam và thể loại tùy bút.
Đọc và tìm hiểu chung về bài văn
 Bài văn có thể phân thành mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn?
 Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh ,chi tiết nào?
 Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả tạo nên tính biểu cảm cho đoạn văn? 
Nhưng để có hạt cốm còn cần đến điều gì ?
Để có hạt cốm còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người 
 Thạch Lam không miêu tả kỉ thuật hay công việc làm cốm .Mà chỉ cho biết đó là cả một nghệ thuật với “ một loạt cách chế biến”.Tác giả tập trung miêu tả những cô hàng cốm làng vòng với dấu hiệu đặc biệt là đòn gánh ..
Cốm có giá trị đặc sắc gì? 
Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng ,làm đồ siêu tết của nhan dân ta?
Sự hòa hợp tương ứng ấy được phân tích trên những phương diện nào ?
Tác giả bình luận ,phê phán thói chuộng ngoại ,bắt trước người ngoài những kẻ giàu có ,vô học ,không biết hưởng thức và trân trọng những sản vật cao quý kín đáo và nhã nhặn của truyền thống dân tộc ta 
Tác giả bàn về sự hưởng thức cốm như thế nào? 
I. Giới thiệu
_ Thạch Lam ( 1910 – 1942 ) sinh tại Hà Nội tên thật là Nguyện Tường Lân là nhà văn nổi tiếng. Ông có sở trường về truyện ngắn và khai thác cảm giác con người.
_ Tùy bút là một thể loại văn nghi chép những hình ảnh sự việc mà nhà văn quan sát,chứng kiến .Nhưng tùy bút thiên vè biểu cảm,thể hiện cảm xúc ,suy nghĩ của tác giả trước hiện tượng và vấn đề của đời sống 
II. Bố cục
 _ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người 
 _ Đoạn 2: “cốm là thứ quà riêng biệt . kín đáo và nhã nhặn”; phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm
 _ Đoạn3: phần cònlại : bàn về sự hưởng thức cốm
 III. Phân tích
 1.Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cồm
_ Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen của mặt hồ - gợi nhắc đến hương vị của cốm 
_ Tác giả huy động nhiều cảm giác để cảm nhậnvề đối tượng ,đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương tơm thanh khiết củacánh đồng lúa 
2.Ca ngợi giá trị của cốm
 _ Cốm thứ quà riêng biệt của đất nước ,thức dâng của những cánh đồng lúa,mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc ,giản dị và thanh khiết 
_ Dùng cốm làm lễ vật siêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa .Thứ lễ vật ấy sánh cùng quả hồng – hòa hợp ,tốt đối – biểu trưng cho sự gắn bó ,hài hòa trong tình duyên đôi lứa 
 + Màu sắc : sắc của hồng – màu ngọc lựu già và cốm – màu ngọc thạch 
 + Hương vị : thanh đạm ,ngọt sắc 
 3. Sự hưởng thức cốm
Ăn cốm là sự hưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ,đấy chính là cái nhìn văn hóa trong ẩm thực cho nên hãy nhẹ nhàng ,trân trọng 
 IV. Kết luận
 “ Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc ,giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế ,nhạy cảm và tấm lòng trân trọng ,tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy
4 Củng cố : 2 phút
 4.1.Cốm có giá trị đặc sắc gì?
 4.2. Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng ,làm đồ siêu tết của nhan dân ta?
 4.3. Tác giả bàn về sự hưởng thức cốm như thế nào? 
 5. Dặn dò:1 phút
 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Chơi chữ” SGK trang
******************
TUẦN 15
TIẾNG VIỆT 
Bài 13, 14Tiết 58
CHƠI CHỮ
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS : 
_ Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
_ Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút.
 2.1.Cốm có giá trị đặc sắc gì?
 2.2. Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng ,làm đồ siêu tết của nhan dân ta?
 2.3. Tác giả bàn về sự hưởng thức cốm như thế nào? 
 3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
15 phút
5 phút
15 phút
Tìm hiểu thế nào là chơi chữ và tác dụng của chơi chữ :
 Gọi học sinh đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi :
 Em có nhận xét gì về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao này?
 Thầy bói đã chơi chữ bằng cách lợi dụng hiện tượng đồng âm 
 Lợi ở đây có nghĩa là “ thuận lợi ,lợi lộc “
 Nhưng đọc đế về sau nhưng răng không còn ta mới thấy được cái ý thích thực của thầy bói ,bà đã quá già rồi tính chuyện chồng con làm gì
 Câu trả lời của thầy bói là một câu trả lời gián tiếp đợm chút hài hước
 Chơi chữ như thế nào ?
Đọc ví dụ 1 SGK trang 164 em hãy chỉ rõ chơi chữ trong các câu ở ví dụ?
1. Trại ạm.
2. Điệp âm.
3. Nói láy.
 4. Từ trái nghĩa.
Chơi chữ có những lối nào? 
Chơi chữ thường được dùng ở đâu?
Đọc bài thơ để cho biết tác giả dùng những từ ngữ nào để chơi chữ?
Tiếng nào bài tập 2 chỉ sự gần gũi? Cách nói này có phải là chơi chữ không ?
I.Thế nào chơi chữ ?
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ : 
Chiều chiều nhái lặn chà quơ
Chà quơ nhái lặn chà quơ, quơ chà
II. Các lối chơi chữ.
Có các lối chơi chữ thường gặp là :
_ Dùng từ ngữ đồng âm.
_ Dùng lối nói trại âm ( gần âm )
_ Dùng cách điệp âm
_ Dùng cách nói láy.
_ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
III. Luyện tập
1/ Tác giả vừa chơi đồng âm vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau : các từ chỉ các loại rắn : liu điu, rắn. hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hồ mang.
2/ _ Từ “ thịt” có nghĩa gần gũi với từ “ nem”
 _Từ “ nứa” có nghĩa gần gũi với từ “ tre, trúc” điều là cách nói chơi chữ dùng những từ đồng nghĩa
4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Chơi chữ như thế nào ?
 4.2. Chơi chữ có những lối nào? 
5. Dặn dò:1 phút
 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Ôn tập văn biểu cảm” SGK trang
******************
TUẦN 16
ÔN TẬP 
Bài 14,15Tiết 62
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS : 
_ Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lí thuyết về làm bài văn biểu cảm
_ Phân biệt bài văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
_ Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
_ Cách diễm đạt trong bài văn biểu cảm.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
10 phút
10 phút
10 phút
11 phút
Đọc đoạn văn 5,6,7,9 ,12 và các văn bản trữ tình khác.
Hãy cho biết văn bản miêu tả và văn bản biểu cảm khác nhau như thế nào?
Đọc lại văn bản “ kẹo mầm” và cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?
Tự sự và miêu tả đóng vai trò gì?Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm gì?
Bài “ cảm nghĩ mùa xuân” em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào?Tìm ý và sắp sếp ý như thế nào?
GV cho HS tìm ý sắp sếp ý trực tiếp qua bài cảm nghĩ mùa xuân.Sau đó đọc lên GV nhận xét
Bài văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ nào?Người ta nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ, em có đống ý không?Vì sao?
HS thống kê lại các biện pháp tu từ mà tác giả đã dùng và nêu tác dụng biểu cảm của nó
Từ đó em có thể chứng minh ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ và giải thích lí do.
1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn bản biểu cảm.
_ Văn bản miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng ( người vật, cảnh vật, ) sao cho người ta cảm nhận được nó.
_ Văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này văn bản biểu cảm thường nói lên biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm.
_ Văn tự sự nhằm kể lại một chuyện ( sự việc) có đầu có đuôi, có nguyên nhân, có diễn biến, kết quả.
_ Văn bản biểu cảm, tự sự chỉ làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc.Do đó tự sự trong văn bản biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lạu ấn tượng sâu đậm, chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân kết quả.
3. Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
_ Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
_ Thiếu tự sự, miêu tả tình cảm mơ hồ không cụ thể bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc cảnh vật cụ thể.
4. Các bước làm bài 
_ Tìm hiểu đề và tìm ý
_ Lập dàn bài.
_ Viết thành bài văn biểu cảm.
4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn bản biểu cảm
 4.2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm
 4.3. Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
5. Dặn dò:1 phút
 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Ôn tập tác phẩm trữ tình” SGK trang
******************
TUẦN 16
TIẾNG VIỆT 
Bài 15,16,17Tiết 67,68
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS : 
_ Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
_ Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng cơ bản đã được cung cấp và rèn luyện trong đó cần đặc biệt lưu ý tiếp cận một số tác phẩm trữ tình.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Giới thiệu bài mới.1 phút
I. Ôn tập
 Hãy nêu tên tác giả tương ứng với tác phẩm?
1. Tên tác giả, tác phẩm
_ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : Lý Bạch.
_ Phò giá về kinh : Trần Quang Khải.
_ Tiếng gà trưa : Xuân Quỳnh
_ Cảnh khuya : Hồ Chí Minh.
_ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê : Hạ Tri Chương.
_ Bạn đến chơi nhà : Nguyễn Khuyến.
_ Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra : Trần Nhân Tông.
_ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá : Đỗ Phủ
2. Sắp sếp tên tác phẩm khớp với nội dung
Tác phẩm
Nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca )
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
Qua đèo Ngang 
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư )
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa khi mới về quê
Sông núi nướcnam ( Nam Quốc Sơn Hà ) 
Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch
Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
Bài ca Côn Sơn ( Cô Sơn ca )
Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( tĩnh dạ tứ )
Tình yêu quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc thanh vắng.
Cảnh khuya
Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan
Sắp sếp lại tên tác phẩm, đọan trích hợp với thể thơ?
3. Tên tác phẩm, đọan trích hợp với thể thơ.
Tác phẩm
Thể thơ
Sau phút chia ly ( chinh phụ ngâm khúc )
Song thất lục bát
Qua đèo Ngang
Bát cú Đường luật ( thất ngôn bát cú )
Bài ca Côn Sơn ( Cô Sơn ca )
Lục bát
Tiếng gà trưa
Các thể tho khác
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( tĩnh dạ tứ)
Các thể tho khác
Sông núi nướcnam ( Nam Quốc Sơn Hà )
Tuyệt cú đường luật ( thất ngôn tứ tuỵêt )
Đọc câu 4 SGK trang 181
Tìm những ý mà em cho là không chính xác
4. Những ý kiến không chính xác
a. Đó là thơ trữ tình thì nhất thiết chì được dùng một phương thức biểu cảm.
c. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
i. Thơ trữ tình phải có mọt6 cốt truyện hay và một hệ thống nhân vật đa dạng.
k. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
Điền vào chổ trống bài tập 5 SGK trang 182?
5. Điền vào chổ trống 
a. Tập thể và truyền miệng
b. Lục bát
GV thuyết giảng để HS khắc sâu 3 nội dung cơ bản trong phần ghi nhớ.
II. Ghi nhớ
SGK trang 182
Khi nắm khá niệm thứ nhất cần nắm quan niệm lệch lạc : đã là thơ thì nhất thiết phải là trữ tình, văn xuôi thì nhất thiết phài là tự sự.Chuẩn để xác định trữ tình là để biểu hiện tình cảm, cảm xúc chứ không phải là thơ hay văn xuôi.
Phân biệt sự khác nhua giữa thơ trữ tình và ca dao trữ tình ?
Cái chung nhất tính chất phi cá thể nổi lên hàng đầu : ca dao.
Thơ trữ tình cần thông qua những rung động của cá nhân để tìm tòi cái chung
Chủ thể trữ tình là tác giả hoặc cơ bản là tác giả.
Nội dung thứ ba vẫn cần lưu ý : biểu hiện tình cảm một cách gián tiếp ( thông qua tự sự, miêu tả, lập luận )
III. Luyện tập
Đọc hai câu thơ của Nguyễn Trãi cho biết nội dung thơ trữ tình và hình thức thơ trữ tình được thể hiện qua hai câu thơ của Nguyễn Trãi?
1. Nội dung và hình thức trữ tình thể hiện trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi:
_ Nội dung : 
Thể hiện niềm ưu tư, canh cánh một tấm lòng lo cho nước cho dân.
_ Hình thức : 
Nỗi niềm đó được nói lên bằng hình thức kể ( suốt ngỳa, đêm lạnh ) và tả ( hình ảnh “ quàng chăn ngủ chẵn yên”) ở câu trên và hình thức so sánh ở câu dưới.( so sánh tấm lòng ưu ái của mình lúc nào cũng “ cuồn cuộn như nước triều đông”)
So sánh tình huống thể hiện tình yêu qưe hương và cách thể hiện tình cảm qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( tĩnh dạ tứ)” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư )”?
2. Tình huống thể hiện tình yêu qưe hương và cách thể hiện tình cảm qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( tĩnh dạ tứ)” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư )”
a. Tình huống : 
_ “ tĩnh dạ tứ”: một người ở xa quê trong một đêm trăng sáng nhớ quê.
_ Hồi hương ngẫu thư : một người mới về quê sau cả đời xa quê, bị coi là khách khi trở về nơi chôn nhau cắt rốn.
b. Cách thể hiện tình cảm : 
_ “ tĩnh dạ tứ”: dùng ánh trăng làm nền để thể hiện tình cảm nhớ quê mònh, nhớ quê thao thức không ngủ, nhình trăng, nhìn trăng lại càng nhớ quê ( nghệ thuật đối )
_ Hồi hương ngẫu thư : qua cách kể và tả cùng với nghệ thuật đối trong (2 câu đầu) và nhất là qua giọng bi hài sau những lời từơng thuật khách quan trầm tĩnh về cái “ bi kịch” thật là trớ trê khi mới bước chân về tới quê nhà( hai câu cuối ).
So sánh bài “ đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và “ Rằm thàng giêng” về cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện ?
3. So sánh bài “ đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều” và “ Rằm thàng giêng” về cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện
a. Cảnh vật được miêu tả : 
_ “ Phong Kiều dạ bạc” cảnh vật buồn hiu hắt ( trăng tà, quạ kêu, sương đầy trời, khách nằm ngủ trước cảnh buồn của lửa chài cây bến).
_ “Nguyên tiêu” : cảnh vật bao la bát ngát, đầy ánh trăng sáng, đầy sắc xuân, dạt dào sức sống.
b. Hình thức thể hiện :
_ “ Phong Kiều dạ bạc” : buồn, cô đơn.
_ “Nguyên tiêu”: ung dung thanh thản, lạc quan, tràn đầy một niềm tin phơi phới.
Đọc kĩ 3 bài tùy bút trong bài 14,15 .Hãy lựa chọn câu đúng ?
4. Chọn câu đúng :
a. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.
c. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuýêt minh, lập luận )nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
e. Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuợc loại trữ tình
4 Củng cố : 
5. Dặn dò:1 phút
 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Ôn tập tiếng việt” SGK trang
******************
TUẦN 16
TIẾNG VIỆT 
Bài 16,17Tiết 69
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS : 
_ Ôn lại từ ghép, từ láy, đại từ quan hệ từ, yếu tố Hán Việt.
_ Giải các bài tập
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Giới thiệu bài mới.1 phút
 I. Ôn luyện 
 Vẽ lại sơ đồ SGK trang 183 vào bài tập và cho ví dụ?
1. Vẽ lại sơ đồ, cho ví dụ 
Từ phức
Từ láy
Từ ghép
Toàn bộ
Bộ phận
Láy vần
Phụ âm đầu
Đẳng lập
Chính phụ
Xinh xinh
Róc rách

File đính kèm:

  • docBai_34_Tra_bai_kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam_20150725_030807.doc