Giáo án buổi chiều môn Rèn Tập làm văn Lớp 3 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Hoa - Trường Tiểu học Trung Lập Thượng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về “Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”; điền vào tờ giấy in sẵn.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
g 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Viết vào chỗ trống một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về nông thôn (hoặc thành thị) theo gợi ý sau : - Nơi em kể là nơi nào (thành thị hay nông thôn)? Em được đến đó hay biết qua tranh, ảnh, ti vi, nghe - kể? - Nơi đó có nét đẹp gì? (về cảnh vật, con người,). - Em thích nhất điều gì ở nơi đó ? - Em có tình cảm, mong muốn gì ? Tham khảo: Mùa hè năm ngoái, bố mẹ cho em về thăm quê ngoại. Nhờ chuyến đi đó, em biết được rất nhiều điều thú vị ở nông thôn. Lần đầu tiên em được nhìn thấy cánh đồng lúa rộng mênh mông, thấy đàn cò trắng bay rập rờn trên cao. Bên đường, đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Những bạn nhỏ chăn trâu nhìn em mỉm cười thân thiện Em thích nhất lần thả diều cùng anh Bằng trên bờ đê quê ngoại. Cánh diều bay cao trên bầu trời xanh như mang cả niềm vui tuổi thơ của chúng em Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) nói về nông thôn (theo ảnh): Bài làm ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... Tham khảo: Hè vừa rồi em được bố cho về quê chơi khác với thành phố rất nhiều , đó là cảm giác đầu tiên của em khi đi trên con đường đất đỏ. Hai bên đường là những ruộng lúa chín vàng trải dài tầm mắt. Xa xa là những ngôi nhà ngói đỏ nằm thưa thớt bên những vườn cây trái xanh tươi. Hai bên bờ đường là những lũy tre xanh rì rào gió thổi .Về tới đầu làng em đã nhìn thấy một chú trâu đang nằm bên đống rơm vàng miệng nhai bỏm bẻm.Trên đường thỉnh thoảng mới gặp một cô bác nông dân đuổi trâu đi làm về trông họ mới giản dị biết bao. Cuộc sống ở làng quê thật yên ả, thanh bình. Khi về thành phố rồi mà em vẫn nhớ mãi hình ảnh bác nông dân nhỏ bé đi bên cạnh con trâu đen vạm vỡ làm em mong mau đến hè để lại đựơc về quê chơi. Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) nói về thành thị (theo ảnh): Nhân dịp nghỉ hè bố cho em ra thăm thành phố, em thích nhất người dân các con đường người và xe cô qua laị tấp nập như đi hội. Những hàng cây hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Đường nào đường ấy được trải nhựa rộng thênh thang, ở các ngã tư còn có đèn xanh , đỏ. Nhà cửa mới đẹp làm sao những ngôi nhà cao tầng nằm sát bên nhau , hầu như nhà nào cũng có cửa hàng bày bán rất nhiều mặt hàng. Cuộc sống ở đây thật là sôi động . Ở thành phố thích thật em mong chóng đến hè lại được ra thành phố chơi. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Tập làm văn Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 18 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về viết thư. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Viết một bức thư (từ 7 đến 10 câu) cho một người thân kể về việc học tập của em trong học kì I theo gợi ý : - Dòng đầu thư (nơi gửi, ngày tháng năm ). - Lời xưng hô với người nhận thư (VD : Bà kính yêu !...). - Nội dung thư (từ 4 đến 5 câu) : + Thăm hỏi người thân. + Kể về việc học tập của em trong học kì I. + Lời chúc, hứa hẹn, - Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên. , ngày tháng năm . Tham khảo: Thành phố Nam Định, ngày 22 tháng 12 năm 2013 Chị Hoà kính mến, Học kì I đã kết thúc, em viết ngay thư cho chị để báo tin vui. Còn nhớ những ngày đầu năm học, kết quả học tập của em còn kém lắm. Được cô giáo và bạn bè động viên, em quyết tâm phấn đấu vươn lên trong học tập. Trên lớp, em luôn chú ý nghe lời cô giáo giảng. Chỗ nào chưa hiểu, em nhờ cô giáo giảng lại. Về nhà, em cố gắng học bài và làm bài đầy đủ rồi mới đi chơi. Chỉ hai tháng sau, kết quả học tập của em đã tiến bộ hẳn lên. Cuối học kì I, các bài kiểm tra của em đều được cô giáo khen. Bố mẹ rất vui. Em càng vui hơn, càng thêm biết ơn cô giáo và bạn bè trong lớp. Em hứa với chị sẽ tiếp tục học tốt hơn trong học kì II để được chị thưởng quà cho em. Chúc chị mạnh khoẻ, công tác tốt. Em mong chị về chơi một ngày gần đây để trò chuyện với chị nhiều hơn. Em gái nhỏ của chị (Chữ kí tay : Trang ) Bài 2. Dựa vào nội dung bài tập Luyện viết (tiết 3, tuần 16, trang 68), em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) cho bạn ở xa, kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị. * Gợi ý : - Dòng đầu thư (nơi gửi, ngày , tháng , năm ...). - Lời xưng hô với người nhận thư (VD : Linh thân mến !...). - Nội dung thư (từ 4 đến 5 câu) : + Thăm hỏi bạn ở xa. + Kể một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn hoặc thành thị. + Lời chúc, hứa hẹn với bạn. - Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên. , ngày tháng năm Tham khảo: Minh Hoàn yêu quý ! Ngày Quốc khánh 2 - 9 vừa qua, bố tớ cho tớ ra thăm bác Nguyên Bình ở Hà Nội. Bố dẫn tớ đi chơi nhiều nơi trong thành phố, giúp tớ biết thêm bao điều thật hấp dẫn ở Thủ đô. Minh Hoàn có biết không, đường phố ở Hà Nội lúc nào cũng tấp nập xe cộ. Những toà nhà to cao như chạm tới trời xanh, người người vào ra tấp nập. Khi bố tớ dừng lại để hỏi đường, ai cũng trả lời rất nhẹ nhàng, lịch sự. Buổi tối ngày Lễ hôm ấy thật thú vị vì bố cho tớ đi xem bắn pháo hoa bên Hồ Gươm. Được thấy những bông hoa lớn sáng rực trên bầu trời đêm, tớ càng yêu vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội. Tớ mong sẽ có ngày hai đứa chúng mình cùng được ra Hà Nội để biết thêm nhiều điều mới mẻ về Thủ đô thân yêu. Thân ái chào Minh Hoàn (Chữ kí tay: Ngọc Tú) Bài 3. Viết một bức thư (từ 7 đến 10 câu) thăm hỏi và chúc mừng cô giáo (thầy giáo) nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. * Gợi ý : - Dòng đầu thư (nơi gửi, ngày tháng năm ). - Lời xưng hô với người nhận thư (M : Cô Hằng kính mến !...). - Nội dung thư (từ 4 đến 5 câu) : + Thăm hỏi cô (thầy). + Kể về tình hình học tập của em. + Lời chúc, hứa hẹn - Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Tập làm văn Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 19 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về so sánh; câu. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Nối cột A với cột B để tạo thành câu thích hợp: A B Con chim nhỏ rất tươi trẻ với ba trăm năm tuổi. Thành phố Sài Gòn rất hoang sơ, với những bãi cát trắng mịn. Bãi biển Sơn Trà ở Đà Nẵng sà xuống cái cây trĩu trịt quả chín mọng. Tham khảo: - Con chim nhỏ sà xuống cái cây trĩu trịt quả chín mọng. - Thành phố Sài Gòn rất tươi trẻ với ba trăm năm tuổi. - Bãi biển Sơn Trà ở Đà Nẵng rất hoang sơ, với những bãi cát trắng mịn. Bài 2. Gạch chân những từ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn: a. Tiếng cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang êm, nhẹ như tiếng gió thoảng. b. Tiếng sấm khan đuổi dồn nhau khắp bốn phương, y như tiếng những con rồng đang gầm lên, phun ra những luồng lửa sáng rực ngoằn ngoèo. c. Theo với tiếng chim chiền chiện bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, thơ thới, thanh thản như tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Tham khảo: a. Tiếng cánh diều rơi xuống ruộng khoai lang êm, nhẹ như tiếng gió thoảng. b. Tiếng sấm khan đuổi dồn nhau khắp bốn phương, y như tiếng những con rồng đang gầm lên, phun ra những luồng lửa sáng rực ngoằn ngoèo. c. Theo với tiếng chim chiền chiện bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kì, thơ thới, thanh thản như tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất. Bài 3. Gạch dưới những từ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong các câu sau: a. Bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. b. Con tàu trườn mình vào ga, nhả khói như ống hút. c. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón khách gần xa đi về thăm bản. Đáp án: a. Bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. b. Con tàu trườn mình vào ga, nhả khói như ống hút. c. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón khách gần xa đi về thăm bản. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Tập làm văn Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 20 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về nghe kể “Chàng trai làng Phù Ủng”. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng em đã được nghe thầy (cô) kể : Sáng hôm ấy, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ........................................ ............................................................................ ............................................................................ Tham khảo: Sáng hôm ấy, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai đội nắng ngồi đan sọt. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt trẻ trung. Thỉnh thoảng, chàng trai ngừng tay, đăm chiêu suy nghĩ, rồi lại cúi xuống đan thoăn thoắt. Bài 2. Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng em đã được nghe thầy (cô) kể : Đúng lúc ấy, đoàn quân đưa Trần Hưng Đạo đi qua làng. .................................................... ............................................................................ ............................................................................ Tham khảo: Đúng lúc ấy, đoàn quân đưa Trần Hưng Đạo đi qua làng. Lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa thét đinh tai. Vậy mà chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên, mải mê đan sọt. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy, chàng vẫn không ngẩng mặt. Bài 3. Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng em đã được nghe thầy (cô) kể : Khi kiệu Hưng Đạo Vương đã đến sát bên cạnh, chàng trai mới như sực tỉnh, Sau này, Phạm Ngũ Lão trở thành một vị tướng giỏi, lập được nhiều chiến công lớn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ Đáp án: Khi kiệu Hưng Đạo Vương đã đến sát bên cạnh, chàng trai mới như sực tỉnh, vội đứng dậy, với chào. Hưng Đạo Vương hỏi: Đùi bị đâm chảy máu thế kia, ngươi không biết sao? Chàng trai đáp: Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý. Xin Đại Vương đại xá cho. Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng là Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến phép dùng binh, chàng trai trả lời rất trôi chảy. Hưng Đạo Vương tỏ lòng mến trọng, đưa theo về kinh đô. Sau này, Phạm Ngũ Lão trở thành một vị tướng giỏi, lập được nhiều chiến công lớn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Tập làm văn Luyện Tập Kĩ Năng Tuần 21 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về báo cáo kết quả hoạt động. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động rèn luyện: a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh đọc các đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút): - Hát - Lắng nghe. - Học sinh quan sát và đọc thầm, 1 em đọc to trước lớp. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. Bài 1. Viết báo cáo kết quả học tập “Noi gương chú bộ đội” của tổ em trong tháng qua ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ Tham khảo: * Về học tập: - Thực hiện giờ giấc, học bài và làm bài . - Giúp đỡ nhau trong học tập. - Ý thức kỉ luật. Kết quả học tập. * Về lao động: - Trực nhật. - Vệ sinh sân trường. - Chăm sóc cây xanh. Bài 2. Viết lại nội dung báo cáo về kết quả học tập của tổ em trong tháng vừa qua gửi giáo viên chủ nhiệm lớp ............................................................................ ............................................................................ ............................................................................ ...................................
File đính kèm:
- giao_an_buoi_chieu_mon_ren_tap_lam_van_lop_3_nam_hoc_2013_20.doc