Giáo án Bồi dưỡng Tiếng Việt 5 tuần 6 - Trường Tiểu học số 2 Mỹ Châu
Tập làm văn
VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI CHO BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
-Biết viết đoạn mở bài theo các cách khác nhau cho bài văn tả cảnh
- Rèn kỹ năng viết đoạn mở bài gián tiếp
II . Chuẩn bị:
HS xem lại cách viét mở bài
II. Các hoạt động dạy học
Be PHOØNG GIAÙO DUÏC-ÑAØO TAÏO PHUØ MYÕ TRÖÔØNG TH SOÁ 2 MYÕ CHAÂU *** a õ b *** GIAÙO AÙN BOÀI DÖÔÕNG TIEÁNG VIEÄT 5 Tuaàn 6 NAÊM HOÏC :2009-2010 Giaùo vieân:Traàn Thò Thaønh Ngày dạy : 3/ 15/ 9/ 2009 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP Mục tiêu : Hệ thống củng cố kiến thức về từ trái nghĩa. Rèn kỹ năng nhận biết ,tìm các từ trái nghĩa theo yêu cầu. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS IỔn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập về nhà III.Bài mới: 1.Giới thiệu : Gv nêu mục tiêu của tiết học. 2.Hướng dẫn HS luyện tập: GV nêu đề: Bài 1: Tìm cặp từ trái nghĩa có trong câu sau: a.Chết đứng còn hơn sống quỳ. b.Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. c.Khoai đất lạ,mạ đấtquen. Cho HS làm việc cá nhân, tìm từ trái nghĩa vào vở. Gvcho HS chữa bài. Bài2: Sắp xếp các từ sau đây thành những cặp từ trái nghĩa nhau :vui, thích, buồn,chán,ham, chuộng,lười, cũ, nhanh,yếu,kém, khá, giỏi,chậm,khoẻ ,khôn,vụng, dại,tươm tất,ngăn nắp,luộmthuộm,bừa bãi,chu đáo, sạch sẽ. Cho đại diện 2cặp thi tìm từ trái nghĩa. Hướng dẫn hs nhận xét Bài 3: Tìm 5 cặp từ trái nghĩa là: a.Từ đơn b.Từ ghép c.Từ láy GV tổ chức cho hs trình bày kết quả, nhận xét. IVCủng cố: Hệ thống lại kiến thức về từ trái nghĩa GVnhận xét tiết học. 1p 5p 24p 5p Báo cáo sĩ số Hs làm bài vào vở Các cặp từ trái nghĩa: a. chết – sống , đứng -quỳ b.khổng lồ- tí hon c.lạ-quen Hs trao đổi theo cặp Hs nhận xét Hs làm việc theo nhóm Rút kinh nghiệm: *** a õ b *** Cảm thụ BÀI “ TRE VIỆT NAM” ( Đoạn trích) I.Mục tiêu: -Rèn kỹ năng cảm thụ cho hs qua đoạn trích “ Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy đồng thời hs biết bày tỏ cảm xúc phù hợp với nội dung bài. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 hs đọc bài cảm thụ của tiết trước. III.Bài mới: 1.Giới thiệu: Gv nêu mục tiêu của tiết học 2.Hướng dẫn hs luyện tập: Gv nêu đề: Kết thúc bài “Tre Việt Nam”,nhà thơ Nguyễn Duy viết: “Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh” Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có gì độc đáo góp phần khẳng định điều đó? Gv hướng dẫn hs : Đọc đề ,nêu yêu cầu của đề Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật Nêu cảm nghĩ của bản thân Gv hướng dẫn hs trình bày,nhận xét Gv nhận xét,nhấn mạnh lại các ý chính IV.Củng cố-dặn dò : Gọi 1 hs đọc bài làm Gv nhận xét tiết học 1p 5p 42p 7p Hát Hs chép đề Hs đọc đề,tìm hiểu * Nội dung:Những câu thơ ở phần kết bài nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam ,sức sống bất diệt của con người Việt Nam,truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. *Nghệ thuật: Cách diễn đạt của nhà thơ đã góp phần khẳng định điều đó: Thay đổi cách ngắt nhịp và sử dụng điệp ngữ “Mai sau” Tác dụng:Gợi cảm xúc về thời gian,không gian như mở ra vô tận,tạo cho ý thơ âm vang,bay bỗng và đem đến cho người đọc sự liên tưởng phong phú Dùng từ “xanh” 3lần trong một dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau tạo những nét nghĩa đa dạng ,phong phú và sự trường tồn của màu xanh,của sức sống dân tộc Phần cảm nghĩ (hs nêu) Rút kinh nghiệm: .. *** a õ b *** Tập làm văn VĂN TẢ CẢNH I.Mục tiêu: -Tiếp tục rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn tả cảnh IIChuẩn bị: Hs ghi chép ý quan sát được vào vở nháp III.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I.Ổn định tổ chức IIKiểm tra bài cũ:KT sự chuẩn bị của hs IIIBài mới 1Giới thiệu Gv nêu mục tiêu của tiết học 2Hướng dẫn hs luyện tập Gv nêu đề Lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau Tả ngôi nhà em đang sống cùng cha mẹ,anh chị. Gv hướng dẫn hs : -Đọc đề,nêu yêu cầu của đề -Làm dàn ý Gv lưu ý hs : Ngôi nhà có khoảng không gian rộng,nhiều phòng.Nên chọn trật tự quan sát và miêu tả theo không gian,tránh tả dàn đều Gv cho hs làm dàn ý (dựa vào ýđã tìm) Cho 2 hs làm vào bảng nhóm GV hướng dẫn hs trình bày dàn ý,nhận xét. Gvnhận xét dàn ý của hs (chỉ rõ ưu,nhược của từng bài) IVCủng cố-dặn dò Gv đọc cho hs nghe 1 dàn ý tham khảo Gv dặn hs chuẩn bị bài sau. 1p 5p 41p 7p Học sinh chép đề Hs đọc đề,nêu yêu cầu của đề Kiểu bài:Tả cảnh Đối tượng miêu tả:Ngôi nhà của em Phạm vi bài làm:Lập dàn ý Hs làm bài dựa vào gợi ý: 1.Mở bài: Giới thiệu ngôi nhà em đang ở 2.Thân bài: a.Tả bao quát: Hình dáng và đặc điểm bên ngoài(kích thước,chất liệu,kiểu dáng b.Tả bộ phận: - Số phòng,cách bố trí các phòng? -Lối đi?Cửa ra vào? -Nền nhà,Trần nhà?Trang trí tường nhà?(Tả kĩ 1-2 phòng chính) c.Vài nét về cảnh vật chung quanh ngôi nhà :sân,vườn 3Kết bài: Tình cảm của em đối với ngôi nhà Rút kinh nghiệm: .. *** a õ b *** Ngày dạy: 5/17/9/2009 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ PHÉP SO SÁNH I.Mục tiêu: - Tập cho hs sử dụng biện pháp so sánh khi viết câu.Từ đó biết vận dụng linh hoạt vào văn miêu tả . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài về nhà III. Bài mới : 1Giới thiệu: Gv nêu mục tiêu của tiết học 2.Hướng dẫn hs luyện tập: Gv nêu đề: Bài 1: Thêm từ ngữ so sánh vào chỗ trống: a. Cây bàng ở trước sân trường gốc to như tán lá sum sê như b. Mặt trời đỏ ửng nhưđang từ từ nhô lên ở đằng đông. c.Bác nông dân ấy khoẻ như có nước da rám nắng như d. Dòng sông quanh co như chảy qua cánh đồng xanh mượt lúa khoai. e. Trời tối đen như g. Đường đỏ như Gv gọi một số hs nêu bài làm của mình . gv hướng dẫn hs nhận xét và giúp hs nêu được tác dụng của viẹc sử dụng biện pháp so sánh khi miêu tả(hoặc viết văn bản nghệ thuật). Bài2: Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê hương em(có dùng biện pháp so sánh) Gv cho hs đọc đề ,nêu yêu cầu của đề Gv cho hs đọc đoạn văn của mình,hướng dẫn hs nhận xét IV.Củng cố-dặn dò: Gv đọc cho hs nghe đoạn văn tham khảo Gv nhấn mạnh lại tác dụng của biện pháp so sánh. Gv nhận xét tiết học 1p 5p 25p 4p Báo cáo sĩ số Hs làm việc cá nhân a.Có thể điền: Cột đình,cái lọng b.Quả gấc chín c.Một đô vật d.Một con rắn lượn e.Mực g.Dải lụa đào Hs đọc đề ,nêu yêu cầu của đề Hs làm việc cá nhân- 2hs làm vào bảng nhóm Đoạn văn tham khảo: 1.Buổi chiều, khi làn gió nồm nhẹ thổi,lúa khẽ lay động,rì rào như thầm thì trò chuyện với nhau.Những buổi chiều thu,làn sương phủ trên cánh đồng trông xa như một làn khói trắng.Sáng ra,màn sương tan đi để lại những giọt long lanh trên lá lúa.Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng,những tia sáng rọi vào hạt sương như muôn ngàn hạt kim cương lấp lánh. 2.Trăng tròn vành vạnhvà lơ lửng trên cao như khẽ đu đưa. Trăng phát ra thứ ánh sáng vàng trong,huyễn hoặc.Trong chiếc “đĩa vàng”sáng trắng ấy,em thấy một hình dáng giống chị Hằng ngồi gảy đàn.Ôm lấy trăng là một vầng hào quang đủ màu sắc như chiếc cầu vồng nguyên vẹn.Gió đã xào xạc trong vòm cây.Toàn cảnh quanh em và cả trên mặt đất chỉ có hai màu đen của bóng cây, ngọn cỏ cùng sắc sáng trắng của ánh trăng đêm. Rút kinh nghiệm: *** a õ b *** Cảm thụ CẢM THỤ BÀI “THĂM LÚA” (ĐOẠN TRÍCH) I.Mục tiêu: - Rèn kỹ năng cảm thụ cho hs qua đoạn trích “Thăm lúa” của Trần Hữu Thung - Giúp hs yêu thích các tác phẩm văn học . II. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS IỔn định tổ chức II.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1hs đọc bài cảm thụ ở tiết trước III.Bài mới: 1.Giới thiệu: Gvnêu mục tiêu của tiết học 2.Hướng dẫn hs luyện tập: Gv nêu đề: Đề: Mặt trời càng lên tỏ Bông lúa chín thêm vàng Sương treo đầu ngọn cỏ Sương lại càng long lanh Bay vút tận trời xanh Chiền chiện cao tiếng hót Tiếng chim nghe thánh thót Văng vẳng khắp cánh đồng” ( Thăm lúa – Trần Hữu Thung) Cảnh đẹp trên được diễn tả bằng những màu sắc,âm thanh và hình ảnh nào? Gv hướng dẫn hs : -Đọc kĩ đề -Gạch chân dưới các từ quan trọng -Tìm hiểu nội dung,nghệ thuật và nêu cảm nghĩ của bản thân Gv cho hs trình bày,hướng dẫn hs nhận xét Gv cho hs dựa vào ý đã tìm,viết thành bài hoàn chỉnh IV.Củng cố-dặn dò: Gọi 1 hs đọc bài Gv nhận xét tiết học 1p 5p 41p 5p Hát 1 bài Học sinh chép đề Hs đọc đề,tìm hiểu: Nội dung: Hai khổ thơ miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín vào một buổi sáng đẹp trời. Nghệ thuật: Miêu tả bằng nhiều màu sắc : - Màu đỏ(mặt trời) - Màu vàng(bông lúa chín) - Màu trắng(những hạt sương) - Màu xanh(cỏ,bầu trời) Âm thanh: Tiếng hót thánh thót của chim chiền chiện Hình ảnh đẹp : Bông lúa vàng dưới ánh nắng mặt trời,hạt sương treo đầu ngọn cỏ,chim chiền chiện bay vút cao Tác dụng:Miêu tả cánh đồng lúa lấp lánh sác màu và sinh động hẳn lên Cảm nghĩ: -Yêu vẻ đẹp thiên nhiên - Yêu quê hương Rút kinh nghiệm: *** a õ b *** Tập làm văn VIẾT ĐOẠN MỞ BÀI CHO BÀI VĂN TẢ CẢNH Mục tiêu: -Biết viết đoạn mở bài theo các cách khác nhau cho bài văn tả cảnh - Rèn kỹ năng viết đoạn mở bài gián tiếp II . Chuẩn bị: HS xem lại cách viét mở bài Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV TG Hoạt động của học sinh Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Gọi 1 HS đọc dàn ý ở tiết trước Bài mới Giới thiệu : GV nêu mục tiêu của tiết học Hướng dẫn HS tìm hiểu cách viết mở bài : Gv nêu 2 đoạn mở bài (SGK) Cho HS nêu yêu cầu của đề Gv luư ý HS : đọc kỹ , thong thả từng đoạn văn để xem câu văn nói về cái gì ? Đó có phải là đối tượng bài văn muốn giới thiệu không từ đó đối chiếu với điều nêu trên để xác định kiểu viết mở bài GV cho HS trao đỏi theo cặp Gv gọi đại diện 1 số cặp trình bày, đại diện cặp khác bổ sung Cho hs nêu 2cách viết mở bài Gv nhấn mạnh lại 2 cách mở bài 2.Hướng dẫn hs hực hành: Gvnêu đề: Tả một cảnh đẹp của quê hương em. Em hãy viết đoạn mở bài cho đề văn trên theo 2 cách: -Mở bài trực tiếp -Mở bài gián tiếp Gv cho hs viết đoạn mở bài theo yeu cầu(4hs làm vào bảng nhóm) Gv hướng dẫn hs nhận xét,phân tích GV khen những đoạn mở bài hay , hấp dẫn. Củng cố dặn dò: Đọc cho HS nghe một số đoạn mở bài. GV nhận xét tiết học 1p 5p 42p 5p Hát 1 bài HS nêu yêu cầu của đề : xác định cách viết mở bài của 2 đoạn văn . HS làm việc theo cặp: Đoạn 1: Ngay câu mở đầu đã nói đến con đường đến trường . Trong khi bài văn muốn tả con đường đến trường Mở bài trực tiếp Đoạn 2: Không nói ngay đến con đường .Đoạn mở bài nói về những kỷ niệm tuổi thơ rồi mới đề cập đến con đường từ nhà đến trường Mở bài gián tiếp Hs nêu 2 cách viết mở bài: Mở bài trực tiếp:Là vào thẳng vấn đề,không qua trung gian Mở bài gián tiếp: không vào thẳng vấn đề ,qua 1 chuyện trung gian nào đó rồi mới nói đến vấn đề cần nói Hs viết đoạn mở bài Một số đoạn mở bài gián tiếp: Em đã đi nhiều nơi,từ đồng bằng đến miền núi.Đâu đâu đất nước ta cũng lắm vẻ đáng yêu.Nhưng mỗi lần về thăm quê,em hay ra cánh đồng làng.Cánh đồng quê có sức hấp dẫn kì lạ và luôn làm xúc động tâm hồn em. Nhiều người đã ca ngợi quê mình có nhiều cảnh đẹp. Những cánh đồng bát ngát xa tít xanh tận chân trời, những vườn cây ăn trái trĩu quả , những hàng dừa , hàng cau cao vút, thẳng hàng xanh tươi Nhưng đối với em cảnh biển ở quê mình là đẹp hơn cả. Rút kinh nghiệm: . *** a õ b *** Thứ 7 ngày 19 tháng 9 năm 2009 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NHÂN HOÁ I.Mục tiêu: - Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp nhân hoá khi làm văn miêu tả. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I.Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Gọi hs đọc một câu có sử dụng phép so sánh. III.Bài mới: 1.Giới thiệu: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.Hướng dẫn hs luyện tập: GV nêu đề: Bài 1: Dùng biện pháp nhân hoá, viết lại các câu sau: a.Ánh trăng chiếu qua kẽ lá. b.Ánh nắng chiếu xuống mái nhà và mảnh sân xinh xắn. c.Mấy con chim hót ríu rít trong bụi cây. d.Hàng dừa đứng dưới trăng,in bóng xuống dòng kênh. e.Vườn trường xanh um lá nhãn. Gv cho hs nêu câu của mình,hướng dẫn hs nhận xét. Gv khen những hs sử dụng phép nhân hoá hay và sáng tạo. GV nhấn mạnh tác dụng của phép nhân hoá. Bài 2: Viết đoạn văn tả cảnh thiên nhiên(có sử dụng phép nhân hoá). Gọi hs trình bày,hướng dẫn hs nhận xét,chọn đoạn văn hay IV.Củng cố- dặn dò Gv đọc một số đoạn văn tả cảnh có sử dụng phép nhân hoá cho hs tham khảo Gv nhấn mạnh lại tác dụng của phép nhân hoá,khuyến khích hs sử dụng biện pháp này khi làm văn Gv nhận xét tiết học 1p 5p 24p 5p Báo cáo sĩ số Hs chép đề. Hs làm việc cá nhân ( Trước khi làm bài hs cần xác định:Trong từng câu,sự vật nào sẽ được nhân hoá,nhân hoá như thế nào để phù hợp với nội dung câu) Một số câu tham khảo: a.Ánh trăng xuyên qua kẽ lá nhìn xuống mảnh sân. b.Ánh nắng ôm choàng lấy mái nhà và mảnh sân xinh xắn. c.Mấy chú chim đang ríu rít trò chuyện trong bụi cây. d.Hàng dừa đang ngủ dưới trăng,xoã tóc dưới bờ kênh. e.Vườn trường khoác chiếc áo xanh dệt bằng lá nhãn. Hs đọc đề,nêu yêu cầu của đề Hs viết đoạn văn theo yêu cầu Đoạn văn tham khảo: Biển đã thức dậy,càng lúc càng xanh thăm thẳm.Trên mặt biển rộng,lơ thơ mấy chiéc thuyền đánh cá,buồm trắng phất phơ.Ngoài khơi,sóng cuồn cuộn đẩy vào bờ,nước toé trắng.Chúng em nô đùa thoả thích với biển.Có lúc biển hung hăng với làn sóng mạnh,lúc biển nhẹ nhàng vỗ nhẹ như người mẹ hiền ôm ấp vỗ về con thơ Hs trình bày đoạn văn của mình trước lớp Hs khác nhận xét. Rút kinh nghiệm: . *** a õ b *** Cảm thụ ĐƯỜNG ĐI SA PA( ĐOẠN TRÍCH) I.Mục tiêu: - Giúp hs cảm nhận được nét độc đáo về nghệ thuật,cái hay của biện pháp nghệ thuật ấy trong việc thể hiện nội dung của đoạn trích - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp - Học tập cách miêu tả,cách dùng từ,viết câu của tác giả. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 hs đọc bài văn cảm thụ ở tiết trước III.Bài mới 1.Giới thiệu: GV nêu yêu cầu của tiết học 2.Hướng dẫn hs luyện tập: Gv nêu đề: Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách viết: “Thoắt cái,lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.Thoắt cáitrắng long lanh một cơn mưa tuyết trênnhững cành đào,lê, mận.Thoắt cái,gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay-ơn màu đen nhung hiếm quý” Em có nhận xét gì về cách dùng từ,đặt Câu ở đoạn văn trên?Nêu tác dụng của cách dùng từ,đặt câu đó. GV hướng dẫn hs: Đọc đề,nêu yêu cầu của đề Gạch chân dưới các từ quan trọng Phát hiện nội dung,nghệ thuật Gv cho hs dựa vào ý đã tìm,trình bày trước lớp GV hướng dẫn hs nhận xét,gv khen những phát hiện hay,mới mẻ. Gv nhấn mạnh những ý chính về nội dung,nghệ thuật IV.Củng cố-dặn dò: Gọi 1hs nêu miệng toàn bài Gv nhận xét tiết học Dặn hs viết bài vào vở 1p 5p 40p 6p Hát Hs đọc bài Hs chép đề Hs đọc đề,nêu yêu cầu của đề Hs tìm hiểu nội dung,nghệ thuật (Ý tham khảo) @.Nội dung: Vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên Sa Pa. @. Nghệ thuật: Dùng 3 lần điệp ngữ “thoắt cái” đàu câu. Tác dụng: Điệp ngữ “thoắt cái” gợi cảm xúc đột ngột,ngỡ ngàng,nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian đến mức bất ngờ. Đảo ngữ: Câu 1: Đảo “lác đác” lên trước “lá vàng rơi” Câu 2: Đảo vị ngữ “trắng long lanh” lên trước chủ ngữ. Tác dụng: Nhấn mạnh làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi cảnh sắc thiên nhiên Sa –pa. Hs trình bày trước lớp,hs khác nhận xét Hs nêu miệng cả bài Rút kinh nghiệm: . *** a õ b *** Tập làm văn VIẾT ĐOẠN KẾT BÀI CHO BÀI VĂN TẢ CẢNH I.Mục tiêu: - Nắm được cách viết đoạn kết bài cho bài văn tả cảnh. - Rèn kỹ năng viết đoạn kết bài,chú trọng phần kết bài mở rộng. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS I.Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 hs đọc đoạn mở bài gián tiếp cho đề văn tả cảnh tự chọn III.Bài mới: 1.Giới thiệu: GV nêu yêu cầu của tiết học 2.Hướng dẫn hs làm quen với 2 cách kết bài: GV nêu 2 đoạn kết bài (SGK) Cho hs đọc lại yêu cầu Gv yeu cầu hs cho biết sự khác nhau giữa 2 đoạn kết bài. GV cho hs trình bày,hướng dẫn nhận xét và rút ra kết luận về cách viết 2 cách kết bài 3.Hướng dẫn hs luyện tập: Bài 1: Có bạn viết đoạn kết bài cho bài văn tả cảnh đầm sen như sau: a. Người làng em ai cũng tự hào về đầm sen quê mình.Những người đi xa,khi hỏi thăm về quê hương luôn dành cho đầm sen một câu hỏi.Bà em bảo: “Làng ta hưởng lộc từ đầm sen này nhiều lắm”.Em và các bạn cùng lứa lớn lên cùng mỗi mùa sen.Chúng em sẽ cố gắng học giỏiđể sau này xây dựng quê hương giàu đẹp hơn nhưng em mong đầm sen đừng bao giờ thay đổi b.Đầm sen là cảnh đẹp đặc sắc của quê em. Bạn đã viết đoạn kết bài a,b theo cách nào? Cho hs làm việc cá nhân Cho hs nêu cách viết kết bài,kết hợp phân tích thêm Gv hướng dẫn nhận xét Bài 2: Viết đoạn kết bài mở rộng cho đề văn: Nơi em ở có cảnh đẹp nào em yêu thích hơn cả.Em hãy tả cảnh ấy. Gvcho hs đọc đề,nêu yêu cầu của đề GV cho hs làm bài vào vở,2hs làm vào bảng nhóm GV cho hs đọc đoạn kết bài,hướng dẫn hs nhận xét.Gv nhận xét bài làm của hs IV.Củng cố-dặn dò: GV đọc một số đoạn kết bài cho hs tham khảo Dặn hs viết đoạn kết bài mở rộng cho các đề văn tả cảnh đã học GV nhận xét tiết học 1p 5p 42p Hát Hs đọc bài,hs khác nhận xét Vài hs đọc yêu cầu HS trao đổi theo cặp @.Điểm giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quý,gắn bó thân thiết của bạn hs đối với con đường. @.Điểm khác nhau: -Đoạn kết bài 1:Kết bài không mở rộng:khẳng định con đường rất thân thiết với bạn hs -Đoạn kết bài2:Kết bài mở rộng:vừa nói về tình cảm yêu quý con đường,vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường đồng thời thể hiện ý thức luôn giữ gìn con đường luôn sạch đẹp Hs đọc kĩ 2 đoạn kết bài Hs xác định kiểu kết bài: a. Kết bài mở rộng b. Kết bài không mở rộng hs nêu Vàihs đọc đề ,nêu yêu cầu của đề: -Kiểu bài: Tả cảnh - Đối tượng tả: Cảnh đẹp nơi em ở - Phạm vi bài làm:Viết kết bài mở rộng Hs viết đoạn kết bài Một số đoạn tham khảo: @. Trước cảnh trời cao biển rộng,em thấy mình bé nhỏ.Em rất yêu biển.Biển đã cho em hiểu thêm về tài nguyên đất nước.Mỗi lần ra biển,tiếng sóng bủa lao xao như có mãnh lực gì làm lưu luyến hồn em.Em ước mong lớn lên sẽ làm thuỷ thủ trên tàu để được gắn liền với biển cả mênh mông. @. Cánh đồng làng đã gắn bó với em từ thơ ấu.Ở đó mỗi ngày hè,em cùng bạn đá bóng thả diều.Giờ đây dù đi đâu xa,mỗi lần về thăm đồng ruộng cũ,em nghe một cảm giác lâng lâng len nhẹ vào hồn.Phải chăng từ lòng yêu quê hương em đã yêu cảnh đẹp làng em. HS đọc đoạn kết bài,hs khác nghe,nhận xét bài làm của bạn. Rút kinh nghiệm: . *** a õ b ***
File đính kèm:
- ga bồi dương TV 5.doc