Giáo án bồi dưỡng môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bồi dưỡng môn Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2019
Ôn Toán
ÔN TUẦN 22
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Chu vi đáy của một hình hộp chữ nhật là 28 cm, diện tích xung quanh của nó là 336cm2.Tính chiều cao của cái hộp đó.
Giải
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
336 : 28 = 12 (cm)
Bài 2. Một cái thùng tôn có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 32 cm, chiều rộng 28 cm, chiều cao 54 cm. Tính diện tích tôn cần để làm thùng (không tính mép dán).
Giải
Chu vi đáy cái thùng hình hộp chữ nhật là:
( 32 + 28) × 2 = 120 ( cm)
Diện tích xung quanh cái thùng hình hộp chữ nhật là:
120 × 54 = 6480 (cm2)
Diện tích một mặt đáy cái thùng hình hộp chữ nhật là:
32 × 28 =896 (cm2)
Diện tích tôn cần làm cái thùng hình hộp chữ nhật là:
6840 + 896 × 2 = 8632 ( cm2)
Bài 3. Người ta quét vôi toàn bộ tường ngoài, trong và trần nhà của một lớp học có chiều dài 6,8m, chiều rộng 4,9m, chiều cao 3,8 m.
	a) Tính diện tích cần quét vôi, biết diện tích các cửa đi và cửa sổ là 9,2m2.
	b) Cứ quét vôi mỗi m2 thì hết 6000 đồng. Tính số tiền quét vôi lớp học đó.
Giải
Chu vi nền lớp học là:
( 6,8 + 4,9) × 2 = 23,4(m2)
Diện tích xung quanh lớp học hình hộp chữ nhật là:
23,4 × 3,8 = 88,92(m2)
Diện tích trần lớp học hình hộp chữ nhật là:
6,8 × 4,9 = 33,32(m2)
Diện tích xung quanh cái thùng hình hộp chữ nhật là:
88,92 + 33,32 – 9,2 = 113,04 (m2)
Số tiền quết vôi hết là:
6000 × 113,4 = 680400 ( đồng)
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
Thứ ba ngày 12 tháng 2 năm 2019
Ôn Toán
ÔN TUẦN 22
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Người ta làm một cái thùng không nắp bằng tôn dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 60 cm, chiều cao 50cm. Tính diện tích tôn để làm cái thùng đó (không kể mép hàn).
Giải
Chu vi đáy cái thùng hình hộp chữ nhật là:
( 80 + 60) × 2 = 280 ( cm)
Diện tích xung quanh cái thùng hình hộp chữ nhật là:
280 × 50 = 14000 (cm2)
Diện tích mặt đáy cái thùng hình hộp chữ nhật là:
80 × 60 = 4800 (cm2)
Diện tích tôn cần làm cái thùng hình hộp chữ nhật là:
14000 + 4800 = 18800 ( cm2)
2. Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm :
a) Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 10cm, chiều rộng 4,5cm, chiều cao 8cm.
- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 232 cm2
- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 322 cm2	
b) Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài m, chiều rộng m, chiều cao m.
- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là : 1712	m2
- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là	: 2912	m2
c) Cho hình lập phương cạnh dài 6cm.
- Diện tích xung quanh của hình lập phuơng là 	: 144 cm2
- Diện tích toàn phần của hình lập phương là 	: 216 cm2
Bài 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a) Hình A có diện tích toàn phần lớn hơn hình B. 	c
b) Hình B có diện tích xung quanh lớn hơn hình A. 	c
c) Hình A và hình B có diện tích xung quanh bằng nhau. 	c
Đáp án: a) Đ b) S c) Đ
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2019
ÔN TIẾNG VIỆT 
ÔN TUẦN 22
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về kiểu câu ghép.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép :
a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.
b) Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.
c) Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.
d) Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.
Đáp án: Tất cả đều là câu ghép.
Bài 2. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau :
a) Nó nói và ...
b) Nó nói rồi...
c) Nó nói còn...
d) Nó nói nhưng ...
đ) Lan học bài, còn ...
e) Nếu trời mưa to thì....
g) ........, còn bố em là bộ đội.
h) ........nhưng Lan vẫn đến lớp.
Đáp án:Tham khảo:
a) Nó nói và nó đã làm.
b) Nó nói rồi nó làm.
c) Nó nói còn ai làm thì làm!
d) Nó nói nhưng nó không làm.
đ) Lan học bài, còn Liêm nhảy dây.
e) Nếu trời mưa to thì đường ngập nước.
g) Bố bạn Hà là dân thường, còn bố em là bộ đội.
h) Dù Lan không có tiền đi học nhưng Lan vẫn đến lớp.
Bài 3. Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép .Tìm chủ ngữ, vị ngữ của chúng:
a) Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. 
b) Làn gió nhẹ / chạy qua, những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. 
c) Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. 
Đáp án: a) Câu đơn; chủ ngữ, vị ngữ như đề bài.
b) Câu ghép; chủ ngữ, vị ngữ như đề bài.
b) Câu ghép; chủ ngữ, vị ngữ như đề bài.
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Sinh ho¹t TẬP THỂ
tæng kÕt tuÇn 23
I.Môc tiªu: Gióp H
 - H n¾m ®­îc ­u vµ khuyÕt ®iÓm trong tuÇn vµ ph­¬ng h­íng tuÇn sau
 - H hån nhiªn vui t­¬i trong häc tËp
II.§å dïng: - G: Ph­¬ng h­íng tuÇn sau
- H: KÕt qu¶ thi ®ua( HĐTQ) + C¸c bµi h¸t, ®iÖu móa, c©u chuyÖn
III.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
 - Chủ tịch HĐTQ b¸o c¸o kÕt qu¶ thi ®ua trong tuÇn
 - Các trưởng ban nhận xét về hoạt động của ban mình
 - Các thành viên cho ý kiến về nhận xét của chủ tịch HĐTQ và các trưởng ban
 - G nhËn xÐt ®¸nh gi¸ c¸c mÆt ho¹t ®éng
 ¦u ®iÓm : 	
 KhuyÕt ®iÓm : 	
 - G tuyªn d­¬ng c¸ nh©n, tËp thÓ tèt
 - G nªu ph­¬ng h­íng tuÇn sau
H c¸c tæ thi móa h¸t, kÓ chuyÖn
IV.DÆn dß: - DÆn H chuÈn bÞ bµi tuÇn sau

File đính kèm:

  • docxgiao_an_boi_duong_mon_toan_tieng_viet_lop_5_tuan_23_nam_hoc.docx