Giáo án bồi dưỡng Luyện từ và câu Lớp 5 - Nguyễn Thu Hà
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
àu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cóinở nụ cười tươi đỏ.” Đáp án - Danh từ: nắng, nông trường, màu, lúa, màu, mực, cói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy, cói, nụ cười. - Động từ: nghiền, nở. - Tính từ: xanh, mơn mởn, óng, xanh, cao, tươi đỏ. Bài 2. Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) của các từ trong những câu thành ngữ sau: - Đi ngược về xuôi. - Nhìn xa trông rộng. - Nước chảy bèo trôi. Đáp án - Danh từ: nước, bèo. - Động từ : đi , về, nhìn, trông. - Tính từ : ngược, xuôi, xa, rộng. Bài 3. Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) của các từ trong những câu sau: - Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. - Non cao gió dựng sông đầy nắng chang. - Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình. - Nước chảy đá mòn. Đáp án - Danh từ: bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình, nước, đá. - Động từ : mòn, dựng, ngược, xuôi. - Tính từ : riêng, đầy, cao. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu tuần 17 Tổng Kết Vốn Từ (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Dựa vào các tính từ dưới đây, tìm thêm những thành ngữ so sánh: xanh, vàng, trắng, xấu, đẹp, cứng, lành, nặng, nhẹ, vắng, đông, nát. Mẫu: Chậm: Chậm như rùa. Đáp án Xanh như tàu lá. Vàng như nghệ. Trắng như trứng gà bóc. Xấu như ma lem. Đẹp như tiên. Cứng như thép. Lành như bụt. Nặng như đá đeo. Nhẹ như bấc. Vắng như chùa Bà Đanh. Nát như tương Bần. Đông như kiến cỏ. Bài 2. Chỉ ra từ không giống các từ khác trong nhóm (gợi ý: từ đồng nghĩa): a) xanh ngắt, xanh thẳm, xanh xao, xanh biếc. b) tổ quốc, tổ tiên, đất nước, non sông. c) đỏ au, đỏ bừng, đỏ ửng,. d) hoà bình, hoà tan, hoà thuận, hoà hợp. đ) róc rách, thì thầm, lách tách, rì rào. e) giáo viên, học sinh, sinh viên, bạn bè. g) thành tích, thành thực, thành thật, trung thực. Đáp án - xanh xao. - tổ tiên. - đỏ đắn. - hoà tan - thì thầm - bạn bè - thành tích Bài 3. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ có trong các kết hợp dưới đây: a) Ngọt: cam ngọt, nói ngọt, đàn ngọt, rét ngọt. b) Cứng: lí lẽ cứng, cứng như thép, tê cứng, lực học cứng. c) Ăn: ăn đòn, ăn nắng, ăn ảnh, ăn cơm. d) Chạy: chạy ăn, ôtô chạy, chạy nhanh, đồng hồ chạy. e) Đi: tôi đi bộ, đi ôtô, đi học, đi công tác. Đáp án a) Nghĩa gốc: cam ngọt; còn lại là nghĩa chuyển. b) Nghĩa gốc: cứng như thép; còn lại là nghĩa chuyển. c) Nghĩa gốc: ăn cơm; còn lại là nghĩa chuyển. d) Nghĩa gốc: chạy nhanh; còn lại là nghĩa chuyển. e) Nghĩa gốc: tôi đi bộ; còn lại là nghĩa chuyển. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu tuần 18 Tổng Kết Vốn Từ (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa, danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Hãy tìm từ trái nghĩa với các từ sau: a) thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành. b) nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi. c) vui vẻ, cao thượng, cản thận, siêng năng. d) già lão, cân già, quả già. e) muối nhạt, đường nhạt, màu nhạt. Đáp án a) dối trá, kém cỏi, yếu ớt, độc ác. b) to lớn, sâu sắc, tối tăm, khó khăn. c) buồn bã, thấp hèn, cẩu thả, lười biếng. d) trẻ trung, cân non, quả non. e) muối mặn, đường ngọt, màu đậm. Bài 2. Cho đoạn văn sau: “Chú/ chuồn chuồn nước/ tung/ cánh/ bay/ vọt/ lên/. Cái/ bóng/ chú/ nhỏ xíu/ lướt/ nhanh/ trên/ mặt hồ/. Mặt hồ/ trải/ rộng/ mênh mông/ và/ lặng sóng/.” a) Dùng 1 gạch ( / ) tách từng từ trong đoạn văn trên. b) Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên. Đáp án a) Như đề bài đã gạch. b) Xác định từ loại: - Danh từ: chú, chuồn chuồn nước, cánh, cái, bóng, mặt hồ, sóng. - Động từ: tung, bay, vọt, lên, lướt, trải. - Tính từ: nhỏ xíu, mênh mông, nhanh, lặng. Bài 3. a) Tìm đại từ có trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào: Lúc tan học, Lan hỏi Hằng: - Hằng ơi, cậu được mấy điểm toán? - Tớ được 10, còn cậu được mấy điểm? - Tớ cũng vậy. b) Tìm các quan hệ từ và cặp quan hệ từ có trong các câu văn sau và nêu rõ tác dụng của chúng: - Ông tôi đã già nhưng không một ngày nào ông quên ra vườn. - Tấm rất chăm chỉ còn Cám rất lười biếng. - Mây tan và mưa tạnh dần. - Nam không chỉ học giỏi mà cậu còn hát rất hay. - Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng Lan vẫn học tốt. Đáp án a) - Câu 1: “cậu” (danh từ lâm thời làm đại từ) thay thế cho từ “Hằng”. - Câu 2: “Tớ” thay thế cho từ “Hằng”; “cậu” thay thế cho “Lan”. - Câu 3: “Tớ” thay thế cho “Lan”; “vậy” thay thế cho cụm từ “được điểm 10”. b) - Nêu sự đối lập. - Nêu sự đối lập. - Nêu 2 sự kiện song song. - Nêu quan hệ tăng tiến.. - Nêu quan hệ tương phản. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu tuần 19 Ôn Tập Về Câu I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về câu: các thành phần của câu; kiểu câu đơn, câu ghép. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Những câu sau còn thiếu thành phần chính nào? Hãy nêu 2 cách sửa lại cho thành câu và chép lại các câu đã sửa theo mỗi cách. a. Bông hoa đẹp này. b. Con đê in một vệt ngang trời đó. c. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành. d. Trên nền trời sạch bóng như được gội rửa. e. Khi ông mặt trời ló ra khỏi ngọn tre. Đáp án a. Thiếu CN: thêm CN hoặc bỏ từ “này” b. Thiếu VN: thêm VN hoặc bỏ từ “đó” c. Thiếu BN (ở VN) : thêm BN hoặc đổi từ “trở” thành từ “trưởng”. d. Thiếu CN, VN: thêm CN, VN hoặc bỏ từ “Trên” e. Thiếu CN, VN: thêm CN, VN hoặc bỏ từ “Khi”. Bài 2. Hãy tách đoạn văn sau thành 5 câu, điền dấu phẩy, dấu chấm và viết hoa cho đúng: Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió màu hoa đỏ thắm cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết đoá hoa toả hương thơm ngát hương hoa lan toả khắp khu vườn. Đáp án Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm. Cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát. Hương hoa lan toả khắp khu vườn. Bài 3. Hãy cho biết các câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Tìm chủ ngữ, vị ngữ và Trạng ngữ của chúng: a) Sự sống /cứ tiếp tục trong âm thầm,// hoa thảo quả /nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. b) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng / bắt đầu kết trái. c) Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót /bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng. d) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng. đ) Một làn gió nhẹ /chạy qua,// những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. e) Cờ bay /đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố. Đáp án a) Như đề bài đã gạch. b) Tách chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ như đề bài (gạch dưới là trạng ngữ; 1 gạch là phân biệt chủ - vị; hai gạch là phân biệt 2 vế: đó là câu ghép). c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu tuần 20 Câu Ghép (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về kiểu câu ghép. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép : a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi. b) Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến. c) Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi. d) Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến. Đáp án Tất cả đều là câu ghép! Bài 2. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau : a) Nó nói và ... b) Nó nói rồi... c) Nó nói còn... d) Nó nói nhưng ... đ) Lan học bài, còn ... e) Nếu trời mưa to thì.... g) ........, còn bố em là bộ đội. h) ........nhưng Lan vẫn đến lớp. Đáp án Tham khảo: a) Nó nói và nó đã làm. b) Nó nói rồi nó làm. c) Nó nói còn ai làm thì làm! d) Nó nói nhưng nó không làm. đ) Lan học bài, còn Liêm nhảy dây. e) Nếu trời mưa to thì đường ngập nước. g) Bố bạn Hà là dân thường, còn bố em là bộ đội. h) Dù không có tiền đi học nhưng Lan vẫn đến lớp. Bài 3. Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép .Tìm chủ ngữ, vị ngữ của chúng: a) Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. b) Làn gió nhẹ / chạy qua, những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. c) Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. Đáp án a) Câu đơn; chủ ngữ, vị ngữ như đề bài. b) Câu ghép; chủ ngữ, vị ngữ như đề bài. b) Câu ghép; chủ ngữ, vị ngữ như đề bài. c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút): - Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): - Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài. - Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài. - Học sinh phát biểu. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Ngày dạy: Thứ ., ngày / / 201 Rèn Luyện từ và câu tuần 21 Câu Ghép (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về kiểu câu ghép. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Các hoạt động chính: - Hát - Lắng nghe. a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút): - Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài. - Giáo viên chia nhóm theo trình độ. - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - Học sinh quan sát và chọn đề bài. - Học sinh lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc. b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút): Bài 1. Hãy chỉ ra các vế câu và cho biết các vế câu đó được nối với nhau bằng cách nào? a) Nếu trời rét thì con phải mặc ấm. b) Tuy Nam không được khoẻ nhưng Nam vẫn đi học. c) Dân càng giàu thì nước càng mạnh. d) Tôi đi đâu nó cũng đi theo đấy. e) Anh bảo sao thì tôi làm vậy. f) Không những nó học giỏi Toán mà nó còn học giỏi Tiếng Việt. Đáp án a) Cặp từ quan hệ điều kiện - kết quả. b) Cặp từ quan hệ tương phản. c) Cặp từ hô ứng. d) Cặp từ hô ứng. e) Cặp từ hô ứng. f) Cặp
File đính kèm:
- giao_an_boi_duong_luyen_tu_va_cau_lop_5_nguyen_thu_ha.doc