Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

 Tiết 37,38,39 CẢMTHỤ VĂN BẢN: NÓI VỚI CON

 - Y PHƯƠNG -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

 - Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng với niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc qua lời ru của Y Phương.

 - Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ.

B.CHUẨN BỊ

 * Thầy: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo.

 * Trò: Đọc sgk.

 

doc97 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có thật có đám mây như thế không ?
? Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào ?
? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ cuối bài ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả : ( 1942).
- Tên thật : Nguyễn Hữu Thỉnh.
- Quê : Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu ( Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng).
- Hiện ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1977.
 II. Kiến thức cơ bản
.1. Khổ thơ 1 :
( Cảm nhận với sự xuất hiện của hương ổi ngào ngạt, của màn sương giăng mắc nhẹ nhàng).
 Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
( - Bỗng: thể hiện sự đột ngột, bất ngờ.
- Gió se: gió thu se lạnh.
- Phả ( bay, lan, tan, thổi, đưa.)
Tạo nên cái nghĩa đột ngột, bất ngờ).
=> Từ ngữ gợi hình, gợi cảm -> Hương ổi lan toả vào không gian, hương thơm thoang thoảng trong gió thu se se lạnh.
( Chùng chình: chầm chậm, dềnh dàng, lững thững, đủng đỉnh)
-> Từ láy tượng hình, nhân hoá => Màn sương giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chầm nơi đường thôn ngõ xóm.
( Hình như: Thái độ ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả khi bất ngờ nhận ra mùa thu đã về).
.2. Khổ thơ 2:
( Cảm nhận qua hình ảnh dòng sông, hình ảnh cánh chim và đám mây mùa hạ.)
( dềnh dàng: dòng sông trôi một cách chầm chậm, êm ả, lặng lẽ.)
( sang thu: dòng sông bắt đầu cạn chảy chậm lại, lặng lờ, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè, chim vội vã vì sợ lạnh, bắt đầu bay đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn).
 Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu.
=> từ láy gợi hình => Dòng sôngb trôi chầm chậm, êm ả, chim bay đi tránh rét vội vã.
->Hình ảnh liên tưởng, sáng tạo, nghệ thuật nhân hoá.
=> Đám mây lững lờ, bảng lảng trên bầu trời thơ mộng -> gợi hứng thú và khêu gợi hồn thơ.
.3. Khổ thơ 3:
( Bằng hình ảnh: nắng, mưa, tiếng sấm)
 Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm đã bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
( Nắng đã nhạt dần chứ không còn chói chang, dữ dội, gay gắt như hồi giữa hạ. Mưa cũng ít đi, không còn những trận mưa rào, mưa giông ầm ầm, áo ạt)
( Sấm cũng ít hơn, nhỏ hơn, không đùng đùng, đoàng đoàng đột ngột vang rền cùng những tia chớp sáng loè, xé rách bầu trời trong những trận mưa tháng 6.
Cũng có thể hiểu, hàng cây đã đứng tuổi, đã trải nghiệm nhiều nên không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa).
=> Nghệ thuật nhân hoá -> Vừa tả cảnh sang thu vừa nêu lên những suy nghiệm về con người và cuộc sống.
III.Luyện đề "sang thu"
Bài tập 1: Trắc nghiệm
Bài Sang thu của Hữu Thịnh được viết cùng thể thơ với bài thơ nào?
A. Con cò 	 C. Viếng lăng Bác
B. Mùa xuân nho nhỏ 	 D. Nói với con
Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ -thu có gì đặc điểm gì?
Sôi động, náo nhiệt 	 C. Xôn xao, rộn rã
Bình lặng, ngưng đọng 	 D. Nhẹ nhàng, giao cảm
Cảnh thiên nhiên đất trời sang thu được miêu tả qua những phương diện nào?
A. Màu sắc 	 C. Hương vị
B. âm thanh 	 D. Gồm B và C
4.Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nét nhất ý nghĩa hai câu thơ sau:
 Sấm cũng bớt bớt ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi
A.Những hàng cây đứng tuổi đã làm quen với tiếng sấm mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm mùa thu.
B .Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngơ như sấm mùa hạ đối với hàng cây đứng tuổi.
C..Hàng cây đúng tuổi đã trải qua nhiều mùa thu nên sấm cũng không còn bất ngờ nữa.
D.Hàng cây đứng tuổi cũng như những con người trải qua không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống
5.Có bao nhiêu từ láy đuợc sử dụng trong bài thơ Sang thu
Hai C. Bốn B. Ba D. Năm
Bài tập 2 Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc sang thu trong khổ thơ thứ nhất.
Bài tập 3 Sự chuyển đổi của thiên nhiên khi đất trời vào thu được miêu tả như thế nào?
Bài tập 4 Theo em, câu thơ nào jà câu thơ tinh tế nhất trong bài thơ này?
Bài tập 5 Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ cuối.
Gợi ý:
Bài tập 1: 1- B; 2- D; 3- D ; 4- D ; 5 – B ;
Bài tập 2:
Khổ thơ thứ nhất là cảm nhận của nhà thơ khi tiết trời sang thu. Những biến đổi ấy vừa bất ngờ( bỗng) vừa mơ hồ ( chùng chình, hình như) . Thu đã về qua các tín hiệu: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình qua ngõ... Hai chữ hình như được dùng để diễn tả cảm giác ngỡ ngàng trước giây phút giao mùa. Thu đến mà ngỡ vừa như thực vừa như hư.
Bài tập 3: Sự chuyển đổi của đất trời khi vào thu:
- Dòng sông trôichậm rãi gợi sự bình yên trong khi những cánh chim đã bắt đầu vội vã. 
- Những đám mây nửa là của mùa hạ, nửa lại vắt sang thu.
- Nắng vẫn còn nồng nhưng những cơn mưa rào mùa hạ đẫ bớt dần.
 Điều đáng nói là tất cả những chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời trong phút giao mùa được cảm nhận rất tinh tế. Bài thơ xuất hiện rất nhiều từ ngữ chỉ cảm giác và trạng thái: bỗng, phả, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình,.. cảnh vừa thực vừa có một chút ảo bởi sự xuát hiện của các từ chỉ cảm giác mơ hồ.
Bài tập 4: HS có thể chọn câu thơ mà mình thấy là hay nhất , miễn là các em chứng minh được vì sao đó là những câu thơ hay.
Bài tập 5 : Đây là hai câu thơ có hai lớp nghĩa: 
- Lớp nghĩa thực: Khi mùa thu đến, sấm đã ít hơn, cây không còn bị bất ngờ vì sấm sét
- Lớp nghĩa hàm ẩn : Giống như những hàng cây đứng tuổi, khi con người đã từng trải, từng chịu nhiều giông gió trong đời thì tác động của ngoại cảnh( sấm) không làm người ta bị bất ngờ, bị động nữa.
.
*****************************************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Tiết 37,38,39 Cảmthụ văn bản : Nói với con
 - Y Phương -
A. mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
	- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng với niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc qua lời ru của Y Phương.
	- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.	
	- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ.
B.Chuẩn bị
 * Thầy: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
 * Trò : Đọc sgk.
C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nêu những nét hiểu biết của mình về tác giả?
? Cảm hứng chung của bài thơ là gì?
? Bốn câu đầu có cách diễn đạt như thế nào?
? Em hiểu ý nghĩa 4 câu đó ra sao? Những hình ảnh chân phải, chân trái, một bước, hai bước nói lên điều gì?
? Em hiểu “ người đồng mình” là gì? Có thể thay bằng các từ ngữ khác được không?
? Các câu thơ đó thể hiện cuộc sống như thế nào ở quê hương?
? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ trên?
? Người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình?
? Trong cách nói của người cha, người cha muốn truyền cho con tình cảm gì với quê hương?
? Những câu cuối, người cha mong con điều gì?
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả : ( 1948)
- Tên thật là Hứa Vĩnh Sước.
- Quê: Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Ông là một nhà thơ quân đội.
- Thơ ông thể hiện một hồn thơ chân thật mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh.
2. Tác phẩm:
- Cảm hứng bài thơ: Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống tổ tiên, quê hương.
- Giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp.
 II. Kiến thức cơ bản
1. Đoạn thơ đầu:
 Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
 Một bước chạm tiếng nói
 Hai bước chạm tiếng cười.
=> cách nói bằng hình ảnh cụ thể, vô lí nhưng lại rất độc đáo đặc sắc.
-> Con đã lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu, chăm sóc của cha mẹ.
=> Gia đình là tổ ấm, là cái nôi êm để con sống, lớn khôn, trưởng thành.
( không khí gia đình thật ấm áp, êm đềm, quấn quýt).
 Người đồng mình yêu lắm...
Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát
( Người đồng mình: Người làng mình, người bản mình, người quê mình)
=> cách nói mộc mạc mang tính địa phương ( dân tộc Tày).
-> Cuộc sống lao động cần cù, êm đềm tươi vui của người đồng mình.
( Đan lờ bắt cá, ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng trong những câu hát then, hát lượn trong những ngày hội lùng tùng. Các từ cài, ken ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình gắn bó, quấn quýt trong lao động làm ăn của đồng bào quê hương).
 Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
=> Thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người cả tâm hồn và lối sống.
 Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất...
=> Cha mẹ thương yêu nhau, hạnh phúc gia đình ấm êm.
2. Đoạn thơ sau:
 Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
=> Người đồng mình sống vất vả, nghèo đói cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ khoáng đạt với chí lớn, luôn yêu quý, tự hào, gắn bó với quê hương.
Sống trên đá........
	 	 Sống trong thung.....
 Người đồng mình.......
 Người đồng mình tự......
 Còn quê hương thì.......
=> Người đồng mình hồn nhiên, mạnh mẽ, giàu chí khí, giàu niềm tin có khát vọng xây dựng quê hương.
( Họ có thể thô sơ về da thịt, ăn mặc giản dị: máo chăm, khăn piêu nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình chống bão lũ, núi đổ, rừng động. Họ sáng tạo và lưu truyền những phong tục tập quán tốt đẹp riêng của mình)
-> Muốn giáo dục con sống phải có tình nghĩa, chung thuỷ, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách, không chê bai và phản bội quê hương.
 Lên đường....
Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con
=> Mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, cần tự tin vững bước trên đường đời.
III.Luyện đề : Nói với con
 Bài tập 1:Trắc nghiệm
 1. Nhà thơ Y Phương là người dân tộc nào?
A.Thái C. Tày	C.Dao D. Nùng
 2. Nội dung chính của thơ Nói với con là gì ?
A.Lời tâm tình về sự thay da đổi thịt của quê hương trong cuộc sống mới.
B.Lời khuyên con hãy tiếp nối truyền thống gia đình, quê hương để góp sức xây dựng non sông đất nước.
C.Ngợi ca tình cảm gia đình và truyền thống tốt đẹp của quê hương và thể hiện niềm mong mỏi con sẽ mang theo lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, truyền thống tốt đẹp của quê hương để tự tin bước vào đời.
D.Lời nhắn nhủ về công lao trời biển của cha mẹ, của quê hương dành cho những đứa con yêu dấu.
 3. Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Nói với con thể hiện ở dòng nào sau đây?
A . Thể thơ tự do, nhạc điệu sâu lắng
B . Giọng điệu thơ thiết tha, trìu mến, sử dụng nhiều câu cảm thán
C . Hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, cách nói mộc mạc mà giàu chất thơ
D . Bố cục chặt chẽ câu chữ tự nhiên, hàm súc, giàu tính triết lí
 4. Phẩm chât cao đệp của “người đồng mình” được đề cập đến trong bài thơ là những phẩm chất nào?
A . Mạnh mẽ , khoáng đạt
B . mộc mạc và giàu ý chí, niềm tin
C . Gắn bó tha thiết với quê hương dẫu quê hương còn đói nghèo lam lũ
D . Kết hợp cả ba ý trên
 5. Bài thơ ca ngợi truyền thống cao đẹp nào của dân tộc ta?
A . Anh hùng bất khuất trong chiến đấu
B . Ngay thẳng, trung hiếu với gia đình và tổ quốc
C . Cần cù, có ý chí vượt lên mọi khó khăn, thử thách
D . Thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát trong công việc 
Bài tập 2 Bài thơ là lời của ai đang nói với ai? Hãy xác định nội dung của lời nới ấy qua cách tổ chức bố cục của bài thơ.
 Bài tập 3: Phân tích tình yêu con của cha mẹ , của quê hương được thể hiện trong bài thơ này
 Bài tập 4: Những đức tính tốt đẹp nào của người đồng mình được người cha nói đến và nhắc nhở con không được nguôi quên ?
 Bài tập 5: Em có nhân xét gì về cách sử dụng từ ngữ và cách xây dựng hìng ảnh trong bài thơ này ?
 *Gợi ý : 
 Bài tập1: 1-C; 2-C ; 3-C; 4-B ; 5-C
 Bài tập 2: Bài thơ là lời của người cha nói với con. Toàn bộ bài thơ toát lên tình cảm yêu thương tha thiết, nhắc nhở con hãy xứng đáng với tình yêu mà cha mẹ và quê hương đã dành cho con. Mạch tình cảm ấy được triển khai hợp lí qua việc tổ chức bố cục của bài thơ :
- Đoạn 1 ( từ đầu đến “ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời ” ) : Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
- Đoạn 2 ( còn lại ) : Cha nói với con truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục xứng đáng.
 Bài tập 3: tình cảm của gia đình, quê hương đối với con:
- 4 câu thơ đầu nói về niềm hạnh phúc gia đình. Con lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, nâng đỡ từng bước đi của con.Cách nói rất sinh động ( Chân phải... Chân trái... Một bước... Hai bước...) vừa diễn tả được từng bước đi của con, vừa diễn tả được tình cảm của cha mẹ trong quá khứ chăm chút, nuôi dưỡng con lớn lên từng ngày.
- Con lớn lên trong tình yêu của người đồng mình, trong cuộc sống lao đông và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng, tình nghĩa.
 Bài tập 4: Những đức tính tốt đẹp của người đồng mìnhvà lời dặn của cha với con:
 Bài thơ không tách ra nói về đức tính tốt đẹp của người đồng mình trước, nói lời dặn dò sau mà kết hợp cả hai nội dung này với nhau. Nhờ thế, lời dặn của người cha trở nên thấm thía hơn. Cần phân tích được 2 ý chính sau:
- Đoạn Người đồng mình thương lắm đến không lo cực nhọc : Vất vả, cực nhọc nhưng vẫn sống khoáng đạt, dù còn nghèo đói nhưng tha thiết yêu quê hương.
- Đoạn Người đồng mình thô sơ đến Nghe con : Người quê mình có thể thô sơ về da thịt nhưng không hề nhỏ bé. Chính họ là những người đã tạo nên văn hóa tốt đẹp của bản làng, quê hương : Người đồng mình tự đục đã kê cao quê hương - Còn quê hương thì làm phong tục.
 Người cha muốn con mình nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, trường thống lao động sáng tạo của người đông mình để nhắc nhở con không được quên cội nguồn, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.
Bài tập 5: Từ ngữ trong bài thơ giản dị, mộc mạc như cách nói thường ngày của người miền núi. Hình ảnh chân thực nhưng giàu sức gợi (Rừng cho hoa -Con đường cho những tấm lòng; Người đông mình tự đục đã kê cao quê hương - Còn quê hương
thì làm phong tục...)
IV.Hướng dẫn về nhà.
Làm những bài tập chưa làm ở lớp
*****************************************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Tiết : 40,41,42 Ôn tập Nghĩa tường minh và hàm ý 
A. mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
	- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.	
	- Rèn kĩ năng đặt câu.
B.Chuẩn bị
 * Thầy: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 * Trò : Đọc sgk.
C. Nội dung luyện tập :
 Bài tập 1: Tìm các hàm ý trong những câu im đậm sau :
a) Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt âu yếm:
- Thôi để mẹ cầm cũng được.
 (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
b) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ấy ăn thế, bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được ? Mà cho cậu ấy ăn gầy đi, bán hụt tiền, có phải hoài không ? Bây giờ cậu ấy béo trùng trục, mua đắt, người ta cũng thích...
 (Nam Cao, Lão Hạc)
c) - Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à ?
 - Xe sáng nay anh Toàn đi sớm.
 (Trần Hoài Dương, Món quà sinh nhật)
 Bài tập 2: Cho câu sau: Hôm nay, trời đẹp.
a) Đặt một tình huống giao tiếp có sử dụng câu trên.
b) Xác định hàm ý của câu trong câu trong tình huống sử dụng đó.
Bài tập 3: Cho biết hàm ý của những câu sau:
a) -Bây giờ mới 11 giờ thôi.
 -Bây giờ đã 11 giờ rồi.
b) -Hôm nay chỉ có 5 bài tập về nhà thôi.
 -Hôm nay có những 5 bài tập về nhà.
Bài tập 4: Tìm 1 câu có hàm ý từ chối các lời đề nghị sau:
a) Tối nay đi xem với mình đi.
b) Ngày mai đi học, qua đèo tớ đi với nhé.
 * Gợi ý:
 Bài tập 1: Muốn tìm được hàm ý, phải căn cứ vào các tình huống giao tiếp cụ thể, hiểu kĩ nghĩa tường minh và trả lời cho câu hỏi : Câu nói đó nhằm mục đích gì?
a)
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm. (Com muốn thử sức con)
- Thôi để mẹ cầm cũng được. (Mẹ không đưa cho con cầm đâu)
b) Hàm ý: Tôi muốn bán cậu Vàng.
c) Xe sáng nay anh Toàn đi sớm. (Hôm nay mình không đi xe)
 Bài tập 2: 
a) Tham khảo tình hướng sau:
Nam muốn rủ Dũng đi chơi. Nam nói với Dũng:
- Hôm nay, trời đẹp.
b) Hàm ý: Chúng mình đi chơi đi
Bài tâp 3: Chú ý vào các cặp từ mới...thôi; đã...rồi trong cặp câu (a), các từ chỉ...thôi, những cặp câu (b).
a)
- Bây giờ mới 11 giờ thôi. (còn sớm, cứ từ từ)
- Bây giờ đã 11 giờ rồi. (muộn rồi, nhanh lên)
b)
- Hôm nay chỉ có 5 bài tập về nhà thôi. (ít bài về nhà, có nhiều thời gian để làm việc khác)
- Hôm nay có những 5 bài tập về nhà. (Nhiều bài tập về nhà, không có thời gian để làm việc khác)
Bài tập 4 : Tham khảo những câu sau:
a) Rất tiếc, tối nay mình phải đến thăm ông bà ngoại. (không đi với cậu được)
b) Xe đạp của tớ bị hỏng mấy ngày rồi. (không thể đèo cậu được)
Đ.Phiếu bài tập
I.Phần trắc nghiệm Chọn phương án đúng.
1.Mục đích chính của văn bản “đấu tranh cho một thế giới hoà bình”- G.G Mác-két?
A.Tố cáo chiến tranh.	B.Phê phán sự đói nghèo.
C.Ngăn chặn chiến tranh	D.Phê phán sự dốt nát.
2.Theo em, thảm họa hạt nhân đã từng xảy ra ở đâu?
A.Triều Tiên	B.Nhật Bản	 C.Đức	Đ.Trung Quốc.
2.Nội dung cơ bản của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn và phát triển của trẻ em”
A.Chống chiến tranh	B.Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
C.Chống đói nghèo và thất học	Đ.Cơ hội và nhiệm vụ cho mọi người.
3. “Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ:
A.Kho tàng truyện thần thoại	B.Kho tàng truyện cổ tích
C.Kho tàng truyện truyền thuyết.	Đ.Kho tàng truyện ngụ ngôn.
4.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết bi thảm của Vũ Nương?
 A.Do lời nói vô tình của bé Đản. 
 B.Do sự hồ đồ, gia trưởng, thói ghen tuông của Trương Sinh.
 C.Do chính lời nói dối của Vũ Nương 
 .D.Do sự can thiệp bất lực và không kịp thời của hàng xóm.
5.Yếu tố nào không phải là yếu tố truyền kì trong câu chuyện?
A.Phan Lang nằm mộng, thả rùa, khi chết được cứu sống và đượcđưa về dương thế.
B.Vũ Nương tiếp tục cuộc sống mới ở dưới thuỷ cung.
C.Cái bóng trên tường là cha của bé Đản thường đến vào mỗi đêm.
D.Vũ Nương lúc ẩn. Lúc hiện dưới dòng sông trong lễ giải oan rồi biến mất.
6.Dòng nào không mang ý nghĩa của những yếu tố truyền kì trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
A.Tác giả khuyên răn mọi người “ở hiền gặp lành”
B.Hoàn chỉnh thêm nét đẹp vón có của nhân vật Vũ Nương.
C.Thể hiện niềm cảm thương chân thành của tác giả với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
7.Trong đoạn trích “Chuyên cũ trong phủ chúa Trịnh”. Chúa Trịnh và các quan lại hầu cận quanh phủ chúa đã không thực hiện công việc nào trong số các việc làm sau?
A.Xây nhiều cung điện, đền đài để thoả thích.
B.Tổ chức những cuộc dạo chơi thường xuyên với nhiều trò giảI trí lố lăng, tốn kém.
C.Thường “vi hành trong nhân dân để tìm hiểu dân chúng.
D.Tìm thu cướp đoạt các của quý trong thiên hạ.
8.Thủ đoạn mà bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa Trịnh nhũng nhiễu dân chúng là:
A.Vừa ăn cướp, vừa la làng	B.Vừa dụ dỗ, vừa kiếm chác
C.Vừa thu mua, vừa cướp giật	Đ.Vừa thương hại, vừa xin xỏ
I.Phần tự luận.
1.Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào?
*****************************************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
 Tiết: 43,44,45	Luyện tập: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 
A. mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
	- Hiểu rõ thế nào là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này.	
	- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
B.Chuẩn bị
 * Thầy: Đọc sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
 * Trò : Đọc sgk.
C.Bài tập luyện nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 I - Một số điều cần lưu ý khi làm bài:
1. Làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải chú ý các bước sau :
a) Tìm hiểu đề: Xác định phạm vi đối tượng (đoạn hay bài thơ), đề tài, nội dung của đề (nếu có), hướng nghị luận (cho đề quy định hay do người viết lựa chọn).
b) Tìm ý:
- Bài thơ (đoạn thơ) nhiều lần, đọc liền mạch từ đầu đến cuối để rút ra được nhận xét đúng đắn (cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ, bài thơ).
- Tìm xem cảm hứng chủ đạo đó được biểu hiện cụ thể ở những điểm
nào (luận điểm). 
c) Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (bài thơ), nêu nhận xét chung (khát quái nội dung cảm xúc).
- Thân bài: Lần lượt trình bày 

File đính kèm:

  • docgiao an Boi duong HS gioi NV9 3doc.doc