Giáo án Bàn tay nặn bột môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (VNEN) - Tuần 23, Bài 19: Rễ cây có đặc điểm gì (Tiết 1)

Bước 2: Trình bày kết quả ( 2 nhóm nêu ý thứ nhất; 2 nhóm nêu ý thứ hai )

 Các nhóm lần lượt nêu các loại rễ cây (Vừa nói vừa giơ lên cho các bạn xem)

Ví dụ:

Cây có rễ cọc là: cà rốt, rau cải. cây đậu, cây cam.

 Cây có rễ chùm là: cây hành ,cây tỏi, cây ngô, cây lúa,.

Cây có rễ phụ là: cây trầu, cây đa, cây thanh long

Cây có rễ củ là: cà rốt, su hào, củ đậu, củ cải đường .

Rễ cây dùng làm thuốc là:Tỏi, hành , tam thất, thổ nhân sâm.

Rễ cây dùng làm thức ăn là: cà rốt, su hào, củ đậu, củ cải đường Tỏi, .

Các nhóm nêu

. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:

- Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu: Như vậy qua quan sát và nhận xét các loại rễ cây các em thấy rễ cây thường dùng để làm gì?Rễ cây cải và rễ cây hành có điểm gì giống và khác nhau?

HS nêu kết luận:Có hai loại rễ chính :rễ cọc(cây đậu, rau cải.) rễ chùm (cây hành ,tỏi, lúa ,ngô.) ngoài ra còn một số cây có rễ phụ (cây đa, si, trầu không,,) và một số rễ cây phình ra thành củ (cải củ, củ đậu, cà rốt.)

GV kết luận:

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bàn tay nặn bột môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 (VNEN) - Tuần 23, Bài 19: Rễ cây có đặc điểm gì (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( Tuần 23 lớp 3 bài 19 (Tiết 1 )
Tự nhiên và Xã hội 
Bài 19:Rễ cây có đặc điểm gì? (tiết 1) 
I/ Mục tiêu
Sau bài học,em:
-Nhận dạng và kể tên được một số rễ cây.
- Nêu được chức năng của rễ cây đối với đời sống của cây và ích lợi của một số rễ cây đối với đời sống con người.
II/Đồ dùng dạy học:
Các hình trong Tài liệu hướng dẫn học
Một số rễ cây khác nhau 
Các phương pháp:
 - Bàn tay nặn bột. 
Thảo luận,làm việc theo nhóm.
III/ Hoạt động dạy học
1 Khởi động:
HS tổ chức trò chơi hoặc hát một bài hát. ..
2.Trưởng ban học tập điều hành các hoạt động ;
Các nhóm trưởng báo cáo
 Mời các bạn đọc và chia sẻ mục tiêu bài học 
3.Tiến hành các HĐhọc;
Hđ1: Phân loại rễ cây .(HĐ nhóm
1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề :
Gv nêu tình huống: 
- Các em thấy cây thường có những loại rễ gì?người ta dùng rễ cây để làm gì? Bằng sự hiểu biết của mình các em hãy nêu dự đoán của mình về các ý nêu trên.
2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:
GV yêu cầu học sinh mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở TNXH:
– Sau đó tổ chức thảo luận (nhóm 4) để đưa ra dự đoán.(HS nêu miệng )
*Cho các nhóm đưa ra dự đoán trước lớp 
Ví dụ:
-Rễ cây thường là rễ cọc và rễ chùm.
- Có nhiều rễ cây là rễ củ...
Có nhiều cây là rễ phụ...
Rễ cây thường dùng để làm thức ăn cho người
-Rễ cây thường dùng để làm thức ăn cho động vật
-Rễ cây thường dùng để làm thuốc
.....................
 Đại diện các nhóm nêu:
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
 Từ các ý kiến của hS GV tập thành các nhóm biểu tượng ban đầu để hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến 
* HS đề xuất các câu hỏi liên quan đế nội dung kiến thức tìm hiểu
 Cho học sinh nêu thắc mắc về dự đoán của nhóm bạn...
HS tổ chức thảo luận , đề xuất phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi.
Để Giới thiệu và nhận xét về các loại rễ cây các em lựa chọn phương án nào?
Quan sát rễ cây ở ngoài thiên nhiên 
Quan sát rễ cây ở vườn trường
Quan sát rễ cây sưu tầm được 
 Xem trên mạng intenet, sách báo...
Vậy ở trong lớp học hôm nay chúng ta có thể lựa chọn phương án nào là hợp lí nhất ?
GV có thể gợi ý các em lựa chọn các phương án như:
Quan sát rễ cây sưu tầm được ;qua hiểu biết thực tế....
4.Thực hiện phương án tìm tòi
GV cho HS viết dự đoán vào vở trước khi tiến hành với các mục:
-Câu hỏi -Dự đoán
Cách tiến hành Kết luận rút ra.
 - Lần lượt tổ chức cho học sinh cho HS tiến hành quan sát 
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
Làm việc theo nhóm:
Quan sát các rễ cây sưu tầm được; So sánh rễ cây rau cải và rễ cây hành.
 HS điền vào phiếu bài tập
GV theo dõi , giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Trình bày kết quả ( 2 nhóm nêu ý thứ nhất; 2 nhóm nêu ý thứ hai )
 Các nhóm lần lượt nêu các loại rễ cây (Vừa nói vừa giơ lên cho các bạn xem)
Ví dụ:
Cây có rễ cọc là: cà rốt, rau cải. cây đậu, cây cam....
 Cây có rễ chùm là: cây hành ,cây tỏi, cây ngô, cây lúa,..
Cây có rễ phụ là: cây trầu, cây đa, cây thanh long 
Cây có rễ củ là: cà rốt, su hào, củ đậu, củ cải đường ... 
Rễ cây dùng làm thuốc là:Tỏi, hành , tam thất, thổ nhân sâm....
Rễ cây dùng làm thức ăn là: cà rốt, su hào, củ đậu, củ cải đường Tỏi, ......
Các nhóm nêu 
. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu: Như vậy qua quan sát và nhận xét các loại rễ cây các em thấy rễ cây thường dùng để làm gì?Rễ cây cải và rễ cây hành có điểm gì giống và khác nhau?
HS nêu kết luận:Có hai loại rễ chính :rễ cọc(cây đậu, rau cải....) rễ chùm (cây hành ,tỏi, lúa ,ngô....) ngoài ra còn một số cây có rễ phụ (cây đa, si, trầu không,,) và một số rễ cây phình ra thành củ (cải củ, củ đậu, cà rốt..)
GV kết luận: 
Hđ2 :Chức năng của rễ cây 
1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề :
Gv nêu tình huống: 
Giả sử em cắt gốc một cây cải rồi trồng lại vào đất ; em hãy dự đoán xem sau một ngày cây cải sẽ như thế nào? Ghi dự đoán vào bảng 11
BẢNG 11
Trước khi cắt gốc
Sau khi cất gốc
Giải thích
Cây rau tươi tốt
Dự đoán
Kết quả
......................................
........................................
........................................
Cây rau...
..........................
.......................
.....................
....................................
...........................
.........................
................................
Bằng sự hiểu biết của mình các em hãy nêu dự đoán của mình về các ý nêu trên.
2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:
GV yêu cầu học sinh mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở TNXH:
– Sau đó tổ chức thảo luận (nhóm 4) để đưa ra dự đoán.(HS nêu miệng )
*Cho các nhóm đưa ra dự đoán trước lớp 
Ví dụ:
3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
 Từ các ý kiến của hS GV tập thành các nhóm biểu tượng ban đầu để hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến 
* HS đề xuất các câu hỏi liên quan đế nội dung kiến thức tìm hiểu
HS tổ chức thảo luận , đề xuất phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi.
Để phân loại về tác dụng của rễ cây các em lựa chọn phương án nào?
Thực hành về chức năng của rễ cây đối với cây
Ở trường hoặc ở nhà .
 Xem trên mạng intenet; sách báo...
Vậy ở trong lớp học và điều kiện gia đình chúng ta có thể lựa chọn phương án nào là hợp lí nhất ?
 Thực hành cắt rễ một cây cải rồi trồng lại ở vườn trường (hoặc ở vườn nhà )
4.Thực hiện phương án tìm tòi
GV cho HS viết dự đoán vào vở trước khi tiến hành với các mục:
-Câu hỏi -Dự đoán
Cách tiến hành Kết luận rút ra.
 - Lần lượt tổ chức cho học sinh cho HS tiến hành quan sát 
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
Làm việc theo nhóm:
Quan sát rễ cây sao đó cắt rễ cây và trồng lại 
HS điền vào phiếu bài tập
GV theo dõi , giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Trình bày kết quả 
Các nhóm nêu 
. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức:
Hướng dẫn HS so sánh với dự đoán ban đầu: Như vậy qua thực hành em thấy rễ cây có chức năng gì?
HS nêu kết luận:Rễ cây có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất để nuôi cây ,Ngoài ra rễ còn giúp cây bám chặt vào đất, giữ cho cây không bị đổ 
GV kết luận: 
Bước 10:Như vậy chúng ta vừa học xong bài 19(tiết 1) Tôi thấy các bạn đã tích cực trong học tập vậy đối chiếu mục tiêu bài học các bạn đã thực hiện tốt chưa 
Mời các nhóm trưởng báo cáo:Hoa sen ,hoa mai ,hoa cúc, hoa Hồng ,hoa đào....
TB học tập Báo cáo cô giáo :Cả lớp đã thực hiện tốt mục tiêu bài học .Xin cô giáo cho ý kiến
Giáo viên nhận xét cả lớp- tuyên dương cá nhân -nhóm...
Mời ban văn nghệ lên thư giãn.(nếu còn thời gian) Trò chơi :Gió thổi trái ,phải, trước sau.Cuối tiết học:CT HĐTQ :Tiết học của chúng em đã kết thúc .Chúng em Xin cảm ơn cô giáo và cảm ơn các bạn , mời các bạn nghỉ.

File đính kèm:

  • docBTNB_lop_3_VNEN_Bai_19_tiet_1_Re_cay.doc
Giáo án liên quan