Giáo án bám sát nâng cao môn Ngữ văn 11

a) Định nghĩa:

Chèo cổ ( còn gọi là chèo sân đình) là thể loại sân khấu kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, là sản phẩm nghệ thuật của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam , phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời ca, động tác múa với âm nhạc

b) Đặc điểm :

+ Tính chất dân gian là tính chất nổi bật trong nghệ thuật biểu diễn của chèo khác với nhiều thể loại kịch hát như cải lương, tuồng, ca kịch

+ Không gian trình diễn chèo cổ thường là sân đình

( mối quan hệ giữa người xem và người diễn rất gần gũi)

+ Kịch bản chèo thường đơn giản và không hoàn toàn thống nhất với nội dung trình diễn.

+ Thời gian biểu diễn rất linh hoạt, có thể kéo dài hay rút ngắn các đoạn hề chèo một cách khéo léo

+ Cách hóa trang, trang phục và đạo cụ cũng rất đơn giản

+ giữa kịch bản, lời ca, điệu múa và âm nhạc có sự phối hợp khá nhuần nhuyễn

 

doc38 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bám sát nâng cao môn Ngữ văn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i quát, đúc rút kinh nghiệm… Đó là chức năng riêng cũng là đặc điểm nổi bật của tục ngữ trong mối tương quan với các thể loại văn học dân gian khác.
+ Tất cả những chủ đề trên được phản ánh dưới góc độ những kinh nghiệm thực tế, lời khuyên hay khen chê dứt khoát. à Tục ngữ mang những thông báo khẳng định hoặc phủ định tuyệt đối.
Ví dụ : Một giọt máu đào hơn ao nước lã
 Không thầy đố mày làm nên
- Cách diễn đạt của tục ngữ hết sức ngắn gọn , giàu hình ảnh , nhịp điệu khiến cho những kinh nghiệm khô khan trở nên dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng vào lời nói.
7. Ca dao – dân ca:
a) Định nghĩa:
Ca dao – dân ca là thể loại trữ tình dân gian bằng văn vần hoặc lời ca, diễn tả đời sống nội tâm, những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của người bình dân
b) Đặc điểm :
+ Tính chất trữ tình là nét nổi bật của ca dao , dân ca.
- Đó là tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trữ tình hướng về gia đình, chủ yếu là của những người mẹ, người vợ, người con gái, người con dâu: khi thì ấm áp, chứa chan tình cảm yêu thương, ơn nghĩa; khi thì than thở vì nỗi vất vả, khó nhọc, cay đắng trong gia đình 
- Đó là tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trữ tình hướng về các quan hệ xã hội ( giàu- nghèo, vua,quan - dân)
 - Giàu như người ta nay bán điền mai bán thổ
 Khó như đôi đứa mình bán rổ rau rìu
- Con vua thì lại làm vua…lại ra quét chùa
- Đó là tình cảm đối với làng xóm quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn 
 Làng ta có lũy tre xanh
 Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng
 Bên bờ vải nhãn hai hàng
 Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng 
- Đó là tiếng nói về thân phận, cuộc đời nghèo khổ , đặc biệt là người phụ nữ. Tiếng nói đó vừa phong phú, vừa ai oán, vừa đã diết, sâu lắng
 Thương thay thân phận con rùa
 Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia
- Đó là lời của những chàng trai, cô gái bộc lộ những cảm xúc về tình yêu và hạnh phúc ( tình cảm yêu thương , nhung nhớ, sâu nặng nghĩa tình, tình yêu dịu dàng đằm thắm…)
 Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ… bây giờ nhớ ai
hoặc : yêu nhau …mây đèo cũng qua 
+ Ca dao thương lấy bối cảnh thiên nhiên và cuộc sống lao động làm nền để bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình à mộc mạc, giản dị, gần gũi mang hơi thở của làng quê Việt Nam 
+ Về nghệ thuật : 
- Sử dụng thể thơ lục bát với nhịp chủ đạo 2/2 gần gũi với lời ăn tiếng nói của người Việt 
- Những tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình thường được gửi gắm thông qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, gần gũi với đời sống sinh hoạt bình thường giản dị của dân chúng ( cây đa, bến đò, giếng nước, lá trầu, quả cau, hoa sen, cây trúc, mù u., vườn cà. .)
8. Chèo cổ:
a) Định nghĩa:
Chèo cổ ( còn gọi là chèo sân đình) là thể loại sân khấu kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, là sản phẩm nghệ thuật của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam , phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời ca, động tác múa với âm nhạc
b) Đặc điểm :
+ Tính chất dân gian là tính chất nổi bật trong nghệ thuật biểu diễn của chèo khác với nhiều thể loại kịch hát như cải lương, tuồng, ca kịch…
+ Không gian trình diễn chèo cổ thường là sân đình
( mối quan hệ giữa người xem và người diễn rất gần gũi)
+ Kịch bản chèo thường đơn giản và không hoàn toàn thống nhất với nội dung trình diễn.
+ Thời gian biểu diễn rất linh hoạt, có thể kéo dài hay rút ngắn các đoạn hề chèo một cách khéo léo
+ Cách hóa trang, trang phục và đạo cụ cũng rất đơn giản 
+ giữa kịch bản, lời ca, điệu múa và âm nhạc có sự phối hợp khá nhuần nhuyễn
+ Các vở chèo có giá trị còn lại đến ngày nay đều có sự gia công của những nhà nho bình dân. Họ gửi gắm vào đó những quan niệm đạo đức, lí tưởng của mình trên tinh thần Nho giáo. Nhân vật chính trong các vở chèo như Quan Âm Thị Kính, Kim Nham, Lưu Bình –Dương Lễ đều là những học trò hiếu học, thực hiện lí tưởng công danh bằng khoa cử.
Màu sắc Nho học kết hợp với mầu sắc dân gian là nét đặc sắc khác biệt của chèo cổ so với nhiều thể loại VHDG khác.
Bài tập:
1. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa yếu tố kì ảo trong thể loại truyền thuyết với truyện cổ tích . Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ.
Gợi dẫn :Truyền thuyết sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thiêng hóa nhân vật và sự kiện lịch sử được nhân dân đề cao. Vì vậy yếu tố kì ảo thường tập trung ở ba thời điểm trong cuộc đời nhân vật truyền thuyết : sự ra đời, những kì tích và sự kết thúc
Truyên cổ tích sử dung yếu tố kì ảo để thể hiện ước mơ của nhân dân , yếu tố kì ảo tham gia vào cốt truyện, góp phần giải quyết các xung đột trong truyện 
2. Thế nào là yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình ? Kể tên các thể loại tự sự và thể loại trữ tình của văn học dân gian Việt Nam .
Tuần 7- 8: ( 2 tiết )
VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN-
ĐỌC HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS 
1. Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam , những đặc điểm chính của một số thể loại văn học dân gian đã học ; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học dân gian trong mối quan hệ với nền văn học viết và với đời sống văn hóa dân tộc .
 2. Từ đó giúp HS đọc-hiểu tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Biết phân tích vai trò, tác dụng của văn học dân gian qua những tác phẩm hoặc đoạn trích được học. 
 3. Giáo dục tình cảm trân trọng, yêu thích những tác phẩm văn học dân gian của dân tộc
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- Kiểm tra bài cũ ( viết)
- Giới thiệu nội dung chuyên đề
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian qua những tác phẩm đã học 
+ những tác phẩm văn học dân gian đã học có những giá trị nào? Nêu khái quát và phân tích bằng một số biểu hiện trong tác phẩm 
+ Khái quát những giá trị nghệ thuật của văn học dân gian thông qua những tác phẩm đã học. 
II. Tìm hiểu vai trò và tác dụng của văn học dân gian 
- Vai trò của văn học dân gian trong đời sống xã hội ?
GV thuyết giảng vấn đề thông qua những tác phẩm HS vừa học hoặc gợi ý để HS trả lời, thảo luận 
Phân tích bằng ví dụ .
+ Đọc minh họa: 
Làng ta 
Anh đi,,,
Chồng em áo rách…
Ai đi đâu đó… đi tìm
Râu tôm …khen ngon
Bầu ơi… một giàn
+ Tìm hiểu vai trò tác dụng của văn học dân gian đối với nền văn học dân tộc .
Phân tích ví dụ 
IV. Phương pháp đọc-hiểu văn bản văn học dân gian 
Vận dung những hiểu biết về thể loại truyền thuyết để đọc hiểu truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
+ Công thức diễn đạt trong văn học dân gian 
+ Đặc điểm của văn học dân gian là tính truyền miệngà hiện tượng dị bản 
+ Giải thích thế nào là môi trường diễn xướng.
Ví dụ về lễ hội và dân ca : Hội Lim và quan họ Bắc Ninh
+ HS thảo luận sau khi đã làm việc cá nhân 
I. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian qua các tác phẩm đã học
 1) Giá trị nội dung: 
 - phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.( An Dương Vương Sử thi Đam Săn …)
 - Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân.( Bài đọc thêm: Chữ Đồng Tử)
 - Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân( yêu đời, lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu, cái ác, yêu chuộng lối sống tình nghĩa thủy chung…). à Tấm Cám , Truyện thơ Tiễn dăn người yêu, Ca dao 
 - Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. ( Tục ngữ …)
 2) Giá trị nghệ thuật
 - Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quí báu của dân tộc.
 Ví dụ: Đăm Săn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất, chiến đấu dũng cảm của người anh hùng vì hạnh phúc cộng đồng; An Dương Vương dù bị thất bại trước âm mưu của Triệu Đà vẫn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân tộc; Tấm tiêu biểu cho lòng yêu đời, ham sống của những người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.
 - Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. Văn học dân gian còn là “kho” lưu giữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc mà các thế hệ đời sau cần học tập cần phát huy.
II. Vai trò và tác dụng của văn học dân gian trong đời sống tinh thần của xã hội :
1. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội :
+ Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần , đạo đức truyền thống tốt đẹp của diễn tả : tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan , ý chí chí đấu tranh bền bỉ để giải phoáng con người khỏi bất công, ý chí độc lập tự cường, căm ghét bất công, tin tưởng vào điều thiện… 
+ Văn học dân gian góp phần quan trọng bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp , cách nghĩ, lối sống lành mạnh và tích cực
Ví dụ : Ca dao phản ánh đời sống đời sống tình cảm vô cùng phong phú của người bình dân xưa, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của nhân dân : Tình yêu quê hương đất nước , tình cảm vợ chồng chung thủy, tình yêu đôi lứa trong sáng , nghĩa tình; tình cảm nhân ái trong cộng đồng, tinh thần lạc quan 
( Đọc một số câu ca dao tiêu biểu cho nội dung trên)
Truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân: hiếu thảo, trung thực, cần cù, nhân ái… đồng thời thể hiện ước mơ cao đẹo của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc, công bằng.
( Thể hiện qua các truyện như Tấm Cám, Chữ Đồng Tử, Cây khế, Thạch Sanh )
2. Vai trò, tác dụng trong nền văn học dân tộc :
- Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.
Ví dụ : Các tác giả văn học lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến.,Tú Xương và nhiều văn nghệ sĩ ngày nay đều tiếp thu có sáng tạo văn học dân gian và đã đạt được những thành tựu nghệ thuật rực rỡ.
- Văn học dân gian mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại , văn liệu
Ví dụ : Nhiều thể thơ dân tộc như lục bát , song thất lục bát đều có nguồn gốc từ ca dao.Các truyện Nôm, khúc ngâm vừa tiếp thu tư tưởng từ cội nguồn văn học dân gian vừa phát huy kinh nghiệm nghệ thuật của ca dao, tục ngữ ( Truyện Kiều , Thơ Hồ Xuân Hương, Thơ Tố Hữu …)
IV. Một số lưu ý về phương pháp đọc-hiểu văn học dân gian :
1. Nắm vững đặc trưng thể loại bởi lẽ không một nét độc đáo nào của một tác phẩm văn học dân gian cụ thể lại vượt ra khỏi những đặc trưng cơ bản của thể loại 
Chẳng hạn: Đặc trưng của truyền thuyết là phản ánh lịch sử một cách hư ảo để thể hiện thái độ của nhân dân 
Ví dụ : Truyền thuyết An Dương Vương thể hiện rõ ý thức dân tộc của người Âu Lạc.
Truyện giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc nhằm nêu lên một bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc giữ nước,và về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Nhân dân bộc lộ thái độ đối với nhân vật lịch sử : vừa ca ngợi, vừa cảm thông, vừa phê phán trên cơ sở tình cảm bao dung và nhân hậu.
 Hình tượng nhân vật ( An Dương Vương , Rùa vàng, Mị Châu, Trọng Thủy) mang nhiều chi tiết hư cấu nhưng vẫn bảo đảm phần cốt lõi lịch sử
Hoặc đặc trưng của ca dao yếu tố trữ tình và những cách diễn đạt mang tính công thức ( cách diễn ý theo hình thức quen thuộc )--
Ví dụ : Bắt đầu bằng Thân em, bắt đầu bằng miêu tả cảnh vật thiên nhiên. hình ảnh lặp đi lặp lại trong nhiều bài ca dao 
2. Muốn đọc-hiểu tác phẩm văn học dân gian , cần đặt nó vào trong hệ thống những văn bản tương quan, thích ứng ( về đề tài, thể loại , cách diễn đạt)
Ví dụ : Hình ảnh thuyền trong ca dao thường mang ý nghĩa ẩn dụ nhưng trong từng trường hợp cụ thể đều có sắc thái riêng.
 Thuyền ơi có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền 
Thuyền à chỉ người con trai
 Lênh đênh một chiếc thuyền tình
 Mười hai bến nước biết gửi mình nơi nao
Thuyền à người con gái
3. Trong quá trình sinh thành, biến đổi, lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian luôn gắn bó mật thiết và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt cộng đồng khác nhau ( gia đình, xã hội , tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, sinh hoạt vui chơi ca hát , lễ hội)
Ví dụ : Lời hát ru của bà, của mẹ trong khung cảnh gia đình à tình yêu thương, cảm thông của những thành viên trong gia đình.
Hoặc: Đặt câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trong mối quan hệ với lê hội Cổ Loa
Các bài hát giao duyên trong lễ hội à tình yêu trong sáng, mãnh liệt, hồn nhiên của những chàng trai cô gái lao động 
Câu hỏi luyện tập
Câu 1: Nền văn học dân gian Việt Nam là nền văn học của nhiều dân tộc. Sau khi học và đọc thêm các tác phẩm văn học dân gian các dân tộc thiểu số, anh chị có được những hiểu biết gì ?
a) Về giá trị nhận thức ( cung cấp tri thức)
b) Về những đóng góp của nó trên phương diện văn chương nghệ thuật.
 Gợi dẫn : Sử thi Tây Nguyên kể những câu chuyện gắn với những sự kiện trọng đại đối với cộng đồng , giúp ta hiểu được quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng người, hiểu được tư duy nhận thức và tập quán sinh hoạt của các dân tộc ( Đam Săn của dân tộc Ê đê), hiểu được khát vọng và lí tưởng của cộng đồng dân tộc thiểu số thời cổ đại
Truyện thơ kể về các nhân vật như người mồ côi, người bất hạnh ( Vượt biển) hoặc phản ánh nỗi đau khổ trong tình yêu của các thanh niên nam nữ ngày xưa… thể hiện những mơ ước về hôn nhân, hạnh phúc. Truyện thơ cũng giúp ta hiểu được cuộc sống phong tục của các dân tộc ở Tây Bắc.
- Về phượng diện nghệ thuật : đóng góp trong việc gợi đề tài, cốt truyện , nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật , dựng cốt truyện, giọng kể, bút pháp miêu tả phóng đại…
TUẦN 9- 10 ( 2 tiết) 
THỰC HÀNH NGÔN NGỮ DẠNG NÓI, DẠNG VIẾT-
CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Nắm được sự phân biệt ngôn ngữ dạng nói- ngôn ngữ dạng viết, các phong cách ngôn ngữ .
- Nhận diện các đặc điểm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
- Biết sử dụng ngôn ngữ tạo văn bản đúng phong cách ngôn ngữ .
B. NỘI DUNG BÀI HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu các phong cách chức năng của ngôn ngữ
GV đi theo hướng qui nạp
Từ ví dụ đi đến phong cách ngôn ngữ chức năng
1) HS thảo luận dựa trên bảng so sánh trên
.
Gv phân tích ưu thế và hạn chế của mỗi dạng ngôn ngữ
2) Ghi ví dụ lên bảng. Yêu cầu học sinh tìm hiểu ưu thế của dạng viết so với dạng nói.
3) Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ dạng nói thể hiện :từ hô đáp, các từ đưa đẩy, chêm xen, sử dụng các từ mang tính chất khẩu ngữ, sử dụng thành ngữ.
4) - Lập đề cương cho vấn đề cần trình bày.
- Xác định nội dung cần nói
- trình bày ở dạng nói trước lớp ( mỗi tổ một em - trình bày không quá 2 phút )
II. Thực hành phong cách chức năng ngôn ngữ 
1) Ôn tập lí thuyết
2) Phân tích đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thông qua ví dụ cụ thể .
3) Tìm hiểu cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Ngữ âm
+ Từ vựng 
+ Ngữ pháp ( câu) 
+ Cách sử dụng biện pháp tu từ 
+ Về bố cục, trình bày
4) Luyện tập về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
III. Thực hành về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật :
1.Nét riêng về phong cách nhà văn ( Tính riêng về phong cách tác giả ) 
2. Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hai đoạn văn - hai cách diễn đạt.
3.Phân tích tính đa nghĩa của văn bản văn học 
I. NGÔN NGỮ DẠNG NÓI- NGÔN NGỮ DẠNG VIẾT VÀ CÁC PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ 
Các phong cách ngôn ngữ chức năng được phân biệt dựa theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp 
Có các phong cách chức năng ngôn ngữ sau:
Phong cách chức năng ngôn ngữ 
Lĩnh vực dùng
Ví dụ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Sinh hoạt hằng ngày giữa các cá nhân với nhau
Thư từ giữa các thành viên trong gia đình , thư từ của bạn bè, nhật kí
Phong cách ngôn ngữ hành chính
Giao tiếp hành chính giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân hoặc giữa cơ quan nhà nước với nhau
Đơn xin nghỉ học, đơn xin chuyển trường, đơn xin miễn giảm học phí, các báo cáo, biên bản, quyết định... 
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giao tiếp khoa học- kĩ thuật phản ánh các hoạt động tư duy trừu tượng của con người 
Luận án, luận văn, sách GK, giáo trình, bài báo khoa học
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Giao tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thông tin về về các vấn đề thời sự
Mẩu tin ngắn, tinh nhanh, phóng sự điều tra
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Giao tiếp chính trị- xã hội nhằm tuyên truyền, giáo dục, cổ động
Bài nghị luận, bình luận, lời kêu gọi, bản tuyên ngôn…
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
Các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ- văn chương nghệ thuật 
Văn xuôi ,thơ,….
Ngôn ngữ của tất cả các phong cách chức năng nêu trên 
đều tồn tại ở hai dạng: dạng nói và dạng viết 
ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết được phân biệt dựa vào dạng tồn tại và các điều kiện giao tiếp . Cụ thể như sau:
Các mặt phân biệt
Ngôn ngữ dạng nói
Ngôn ngữ dạng viết
Về phương tiện vật chất
Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ…
Dùng kí tự, dấu giọng, dấu câu; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ .
Về điều kiện sử dụng 
- Người nghe có mặt trực tiếp
- Người nghe có những phản hồi trực tiếp, tức thời
- Người nghe tiếp nhận thức lời nói một lần
- Người nói không có thời gian nhiều để chuẩn bị lời nói
- Người đọc không có mặt trực tiếp khi người viết viết văn bản 
- Người đọc không có điều kiện phản hồi tức thời
- Người đọc có điều kiện đọc nhiều lần văn bản viết 
- Người viết có đủ thời gian suy nghĩ để viết
Về đặc điểm ngôn ngữ 
- Sử dụng các yếu tố dư thừa, lặp…; các hình thức tỉnh lược với những từ ngữ, các qui tắc đặc trưng cho dạng nói
- Văn bản nói tự nhiên, ít trau chuốt.
- Diễn đạt chặt chẽ với những từ ngữ, các qui tắc tạo câu đặc trưng cho dạng viết
- Văn bản viết thường tinh luyện và trau chuốt.
II. THỰC HÀNH VỀ DẠNG NÓI - NGÔN NGỮ DẠNG VIẾT và PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ:
1. Ngôn ngữ dạng nói và ngôn ngữ dạng viết khác nhau về phượng tiện vật chất. Mỗi phương tiện vật chất đó đều có những ưu thế và hạn chế riêng 
- Ngôn ngữ dạng nói:
+ Ưu thế :
- Người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp với nhau.Người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi.
- Ngữ điệu góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin. Đồng thời còn có sự phối hợp giữa âm thanh, giọng điệu với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt, điệu bộ,… của người nói. ( đây là thế mạnh của ngôn ngữ nói trong giao tiếp)
- Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng, mang tính chất tự nhiên, sinh động 
 + Hạn chế: 
- Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ và người nghe phải tiếp nhận kịp nên không có thời gian suy ngẫm, phân tích kĩ
- Đôi khi có yếu tố dư thừa hoặc lặp lại
- Ngôn ngữ viết:
+ Ưu thế :
- Người viết có điều kiện chẩn bị để lựa chọn bố cục, trau chuốt từ ngữ
- Sử dụng các dấu câu, kiểu chữ, cách ngắt dòng, sử dụng hình vẽ, sơ đồ minh họa …
+ Hạn chế : 
- người viết và người đọc không thể giao tiếp trực tiếp
- Văn bản viết khi đã ra đời, công bố thì không thể điều chỉnh ngay được 
2. Chỉ ra ưu thế của dạng viết so với dạng nói trong những đoạn sau:
a) Lòng vui rung rung câu hát
 Của chúng ta làm
 Ca ngợi chúng ta 
à Tác giả chủ ý xuống dòng để nhấn mạnh : ca ngợi sự nghiệp vĩ đại của chúng ta ( nhân dân) 
b) Có lúc
 Một mình dạo giữa rừng đêm không sợ hổ
 Có lúc
 Ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
 Có lúc
 Nước mắt không thể chảy ra ngoài được 
Từ có lúc được tác giả đặt đứng riêng ra thành các câu nhằm nhấn mạnh những khoảnh khắc ấn tượng đáng nhớ trong đời, đồng thời thể hiện những triết lí sâu sắc về cuộc sống của mỗi con người .
3. Chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ nói trong các đoạn trích sau:
a) - Sử dụng từ địa phương: vô ( vào)
- Cách dùng từ ngữ xưng hô thân mật, tự nhiên, dân dã : mày , tao
- Sử dụng từ để hỏi : à 
- cách tỉnh lược : cây mi-la-rut ( cây súng tiểu liên có tên mi-la-rut)
b) Các từ hô đáp : vâng. vâng ạ, dạ , thôi ạ, thưa cô…
- Các từ đưa đẩy, chêm xen : vậy ra, thế thì, hèn nào
- Sử dụng các từ mang tính chất khẩu ngữ: hư lắm, cắn trộm, em nó, lắm điều, không chừa
- Sử dụng thành ngữ: mồm năm miệng mười
4) Hãy nêu ý kiến của anh chị về giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay
5. Dựa vào các lĩnh

File đính kèm:

  • docChuyen de day bam sat nang cao NV 10.doc
Giáo án liên quan