Giáo án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ Lớp 3 - Trường TH Bình Hòa

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh to in các tình huống bài học.

- Chuẩn bị 1 mũ bảo hiểm người lớn, 3 mũ bảo hiểm dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn chất lượng (nếu có).

III-THỜI LƯỢNG : 20 phút.

IV-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ Lớp 3 - Trường TH Bình Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải và trái một lần nữa để kiểm tra an toàn. 
2: Qua đường và giơ cao tay để các xe khác biết
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
- Khi qua đường tại nơi đường giao nhau, các em cần thực hiện các bước như sau: Nơi đường giao nhau không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ: Dừng lại, quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần thì mới qua đường. Khi qua đường, hãy Iuôn tập trung quan sát an toàn. Để bảo đảm an toàn, các em nhờ người lớn dắt qua đường. Nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ: Cần chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ
Hoạt động 5: Bài tập về nhà
- Từ nhà đến trường, các em có phải đi qua nơi đường giao nhau nào không?
- Hãy chia sẻ cách đi qua đường an toàn ở những nơi đó
.
BÀI 2 : NGUY HIỂM KHI VUI CHƠI Ở NHỮNG NƠI 
 KHÔNG AN TOÀN
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp các em thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn, như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt, v.v...
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh to in các tình huống.
- Giáo viên chuẩn bị một số bức ảnh chụp những nơi các em có thể chơi đùa như công viên, sân chơi và những nơi các em không nên chơi đùa,như đường phố, hè phố, cổng trường, đườngsắt, v.v... (nếu có)
III-THỜI LƯỢNG : 20 phút.
IV-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
Kểm tra bài cũ
* Gọi 1-2 em chia sẻ những nơi đường giao nhau các em đi qua từ nhà đến trường và Iàm thế nào để các em qua đường an toàn ở những nơi đườnggiao nhau này. Giới thiệu bàimới
* Bước1: Đặt câu hỏi
- Câu hỏi 1: Các em thường chơi đùa ở đâu?
- Câu hỏi 2: Chuyện gì có thể xảy ra khi các em chơi trên đường phố, hè phố, gần đường sắt?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh- Khi chơi với bạn bè, đôi khi do mải vui nên các em không để ý mình đang chơi ở những nơi nguy hiểm, như đường phố, hè phố, cổng trường, đường sắt, v.v... Chơi ở những nơi đó có thể xảy ra tai nạn giao thông các em nhỏ chơi như công viên, trên đường phố
Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra những nơi an toàn để chơi đùa
* Bước 1: Xem tranh- Cho học sinh xem tranh ở tranh tình huống
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia Lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận các câu hỏi.
- Câu hỏi 1: Trong tranh, các bạn đang chơi đùa ở những đâu?
- Câu hỏi 2: Những bạn nào đang gặp nguy hiểm?
- Câu hỏi 3: Ðể tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở đâu?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
+ Các bạn nữ đang chơi nhảy dây trong sân chơi, đây Ià nơi an toàn cho các em chơi đùa.
+ Các bạn nam đang đá bóng ở trên đường. Các bạn nam đang gặp nguy hiểm, có thể bị xe chạy trên đường đâm phải.
+ Ðể tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ởv những nơi dành riêng chơi, v.v .
động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi vui chơi ở những nơikhông an toàn
Bước 1: Giải thích 
1. Vui chơi trên đường phố:
- Các em mải chơi nên không quan sát được xe chạy trên đường
.- Người Iái xe khó đoán được hướng di chuyển của các em, do vậy khó tránh kịp và có thể va chạm với các em, gây ra tai nạn giao thông.=>Các em có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác cùng Iưu thông trên đường.
2. Vui chơi ở cổng trường nơi gần đường phố:
- Khi bắt đầu giờ học hoặc khi tan học, cổng trường Ià nơi tập trung nhiều người (phụ huynh học sinh, học sinh và những người tham gia giao thông khác). Vì vậy, đây Ià nơi dễ xảy ra tai nạn giao thông.
3. Vui chơi trên hè phố:
- Hè phố Ià nơi dành riêng cho người đi bộ nên các em sẽ gây cản trở cho người đi bộ khi chơi trên hè phố.
- Ngoài ra, khi mải chơi, các em có thể không để ý, chạy xuống Iòng đường và có thể va chạm với những chiếc xe đang đi trên đường.
4. Vui chơi xung quanh ô tô đang dừng đỗ: Những chiếc ô tô đó có thể chuyển động bất ngờ khiến các em không kịp tránh. Hơn nữa, chúng còn che khuất tầm nhìn, khiến các em khó quan sát an toàn.
5. Vui chơi gần đường sắt: Khi mải chơi, các em có thể không kịp nhận biết đoàn tàu đang đến và tránh kịp thời.
*Mở rộng: Giáo viên sưu tầm tranh, ảnh các bạn nhỏ đang chơi đùa ở những nơi an toàn và không an toàn (nếu có thể thì chọn những ảnh gần gũi với địa phương). Cho các em xem tranh, nhận biết những nơi an toàn cho các em chơi đùa và giải thích được sự nguy hiểm khi chơi đùa ở những nơi không an toàn
Hoạt động 3: Góc vui học
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- 4 bức tranh mô tả những nơi an toàn và không an toàn để chơi đùa.
- Xem tranh và cho biết bức tranh nào về khu vực an toàn cho các em chơi đùa.
* Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu
* Bước 3: Kiểm tra, nhận xét, giải thích cho các câu trả lời của học sinh 
* Bước 4: GV nhấn mạnh
- Nơi có thể vui chơi: Công viên (tranh 2).
- Những nơi không nên vui chơi: Trên Iòng đường (tranh1), khu vực gần đường sắt (tranh 3) và bãi đỗ xe ô tô (tranh 4)
Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò
* Bước1: Yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh đọc nội dung trong phần Ghi nhớ 
* Bước 2: GV nhấn mạnh
- Các em hãy vui chơi ở những nơi an toàn, như sân chơi, công viên...
- Không vui chơi ở những nơi nguy hiểm, như Iòng đường, hè phố hay gần đường sắt.
Hoạt động 5
: Bài tập về nhà
Học sinh liệt kê những nơi an toàn để vui chơi tại nơi em ở để chia sẻ với cả Iớp ở tiết học tiếp theo
BÀI 3: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh to in các tình huống bài học.
- Chuẩn bị 1 mũ bảo hiểm người lớn, 3 mũ bảo hiểm dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn chất lượng (nếu có).
III-THỜI LƯỢNG : 20 phút.
IV-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
Kiểm tra bài cũ
* Gọi 1- 2 em chia sẻ một tình huống nguy hiểm mà các em đã gặp phải trên đường và cách phòng tránh.
Giới thiệu bài mới
* Bước 1: Nhấn mạnh học sinh 
- Câu hỏi 1: Các em có biết bộ phận nào trên cơ thể con người là quan trọng nhất không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Ðầu là quan trọng nhất. Ðầu chứa bộ não - nơi lưu giữ toàn bộ ký ức của các em về gia đình, mái trường, bạn bè, thầy cô v.v... Hơn nữa, bộ não còn là bộ phận điều khiển mọi hoạt động của con người. Do vậy, các em phải luôn nhớ bảo vệ đầu của mình.
Hoạt động 1: 
Xem tranh và tìm ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để bảo 
đảm an toàn
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học.	
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
- Câu hỏi: Các em hãy nhìn vào tranh minh họa và chỉ ra ai chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn?
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Có 3 anh thanh niên đi xe máy và một bạn nhỏ ngồi sau xe máy chưa đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu về tác dụng của
mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn
* Bước 1: Nhấn mạnh học sinh 
- Câu hỏi 1: Các em có biết tác dụng của mũ bảo hiểm là gì không?
- Câu hỏi 2: Các em có biết đội mũ bảo hiểm đúng cách không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Tác dụng của mũ bảo hiểm:
- Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư, mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Như vậy, nếu không có mũ bảo hiểm khi xảy ra tai nạn, các em có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong.
2. Ðội mũ bảo hiểm đúng cách (giáo viên vừa giải thích, vừa làm mẫu):
- Trước tiên, các em hãy nhắc bố mẹ chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn chất lượng, vừa cỡ đầu của các em. Có như vậy, trong quá trình đội, mũ không bị sụp xuống mặt che mất tầm nhìn hay lệch sang một bên đầu các em.
- Các em nhớ đội mũ bảo hiểm ngay ngắn và cài quai mũ chắc chắn. Nếu không cài quai mũ thì khi ngã, mũ sẽ văng ra ngoài và không có tác dụng bảo vệ các em nữa, đầu các em có thể bị chấn thương nặng. Không những thế, mũ bảo hiểm khi rơi ra đường còn có thể gây tai nạn cho những người cùng tham gia giao thông.
- Không nên cài quai mũ quá chật hoặc quá lỏng. Nếu các em cài quai mũ quá lỏng, mũ có thể bị lật khỏi đầu ra phía sau gáy và quai mũ sẽ vướng vào cổ của các em, điều này sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra va chạm, vì khi ngã, cổ của các em sẽ bị dây quai mũ thắt lại. Nếu quai mũ cài quá chật sẽ tạo cảm giác vướng víu, khó chịu cho các em. Vì vậy, sau khi cài quai mũ, các em hãy kiểm tra lại bằng cách cho hai ngón tay xuống dưới cằm, nếu cho được hai ngón tay là vừa.
* Bước 3: Thực hành đội mũ
- Gọi 3 em học sinh lên thực hành đội mũ bảo hiểm.
- Nhận xét về cách đội mũ bảo hiểm của từng em đúng, sai như thế
Hoạt động 3: 
Góc vui học
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: Các bức tranh bạn nhỏ đội mũ bảo hiểm với các kiểu khác nhau.
- Yêu cầu: Các em xem tranh và tìm ra cách đội mũ bảo hiểm nào sai, cách nào là đúng.
* Bước 2: Học sinh xem tranh để tìm hiểu
* Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích câu trả lời của học sinh 
* Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Các cách đội mũ bảo hiểm sai là:
+ Ðội mũ sụp xuống mặt, che tầm mắt (tranh thứ 1)
+ Ðội mũ lệch (tranh thứ 2)
+ Ðội mũ nhưng không cài quai (tranh thứ 3)
+ Ðội mũ ngược (tranh thứ 5)
+ Không đội mũ mà cầm trên tay (tranh thứ 6)
- Cách đội mũ bảo hiểm đúng là:
+ Ðội mũ vừa đầu, có cài dây quai mũ vừa vặn, không quá chật hay quá lỏng (tranh thứ 4)
Hoạt động 4:
Ghi nhớ và dặn dò
- Để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn, các em hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
- Hãy nhắc nhở bố mẹ, người thân trong gia đình và bạn bè cùng đội mũ bảo hiểm khi lên xe để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Hoạt động 5:
Bài tập về nhà
- Chia sẻ với bố mẹ, anh chị trong gia đình cách đội mũ bảo hiểm an toàn
_______________
_--------_vvv_---------_
BÀI 4: NGỒI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ
TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh nhận biết được những việc nên Iàm và không nên làm khi ngồi trong ô tô và khi ngồi trên các phương tiện giao thông đường thủy.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh to in các tình huốngbài học.
- Sưu tầm một số tranh, ảnh chụp các em học sinh ngồi trên ô tô và trên thuyền không an toàn và 
an toàn (nếu có).
III-THỜI LƯỢNG : 20 phút.
IV-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ 
và giới thiệu bài 
mới
* Gọi 1- 2 em học sinh nhắc lại tư thế ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn
* Hỏi học sinh :
- Câu hỏi 1: Khi chúng ta đi về quê, đi du lịch, chúng ta thường đi bằng ô tô, có nhiều bạn bố mẹ có ô tô riêng và chúng ta thường xuyên được bố mẹ chở đi bằng ô tô. Vậy các em có biết khi ngồi trong xe ô tô chúng ta nên Iàm gì và không nên Iàm gì không?
- Câu hỏi 2: Có bạn nào đã được đi thuyền chưa? Ở một số địa phương, các bạn học sinh phải đi thuyền qua sông để đến lớp đấy. Có em nào biết khi ngồi trên thuyền thì chúng ta phải ngồi như thế nào không?
- Học sinh trả lời và giáo viên viết lên bảng.
* Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh:
Nếu chúng ta ngồi không an toàn trong xe ô tô hay trên thuyền, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng học những việc các em nên và không nên làm khi ngồi trong xe ôtô hay ngồi trên thuyền nhé.
Hoạt động 1: 
Xem tranh và tìm ra
bạn nào ngồi an toàn 
trong xe ô tô đang chạy
* Bước 1: Xem tranh
Cho học sinh xem các tranh từ 1 đến 4.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia Lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi.
- Câu hỏi: Các bạn/em bé trong tranh đang Iàm gì trong xe ô tô? Theo em, bạn nào ngồi an toàn?
- Sau thời gian thảo luận, đại diệncác nhóm trả lời.
* Bước 3: Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
- Tranh 1: Em bé đứng trên ghế sau, quay mặt về phía sau ô tô, đùa nghịch, rất dễ bị ngã.
- Tranh 2: Em bé đứng Iên ghế, đập tay vào vai bố đang Iái xe, khiến bố giật mình, ảnh hưởng đến việc lái xe.
- Tranh 3: Bạn nhỏ thò tay ra ngoài cửa sổ ôtô, dễ bị ôtô bên ngoài va vào.
- Tranh 4: Bạn Bi ngồi ngay ngắn, nghiêm túc trên ghế xe và thắt dây an toàn.
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu những việc
 các em nên và 
không nên làm khi ngồi trong xe ô tô
* Bước 1: Hỏi học sinh 
- Câu hỏi 1: Qua các bức tranh chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, các em có biết chúng ta nên Iàm gì khi ngồi trong xe ôtô không?
- Câu hỏi 2: Thế còn những việc gì chúng ta không nên Iàm khi ngồi trong xe ô tô?
- Học sinh trả lời và giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
1. Những việc các em nên Iàm khi ngồi trong xe ô tô là:
- Ngồi yên trong xe. 
- Nếu chỗ ngồi có trang bị dây an toàn thì phải thắt dây an toàn. Nếu không cài dây an toàn, khi xe phanh đột ngột, các em có thể bị va chạm mạnh về phía trước, gây chấn thương hoặc thậm chí có thể bị tử vong.
- Lên xuống xe theo thăng bằng và chỉ dẫn của người lớn.
2. Những việc các em không nên làm khi ngồi trong xe ô tô là:
- Chơi đùa trong xe: Khi xe đang chạy, sự thăng bằng của xe có thể bị thay đổi bất ngờ do phải tránh các phương tiện khác trên đường. Do vậy, nếu chúng ta đùa nghịch trong xe, các em sẽ dễ bị ngã và va vào ghế hay các thiết bị trong xe, đặc biệt khi xe phải phanh gấp, cua vòng hoặc tránh các xe khác bất ngờ.
- Thò đầu hoặc tay ra ngoài cửa sổ: Làm như vậy sẽ dễ bị va chạm với các phương tiện khác, đặc biệt tại những đoạn đông người, các xe đi sát nhau. Ngoài ra, thò đầu và tay ra ngoài có thể làm cho người lái xe khó quan sát phía sau qua gương chiếu hậu do tay và đầu các em đã che mất.
- Ðùa nghịch làm ảnh hưởng đến người lái xe, làm người lái xe mất tập trung: Khi 
lái xe, người lái xe phải tập trung chú ý quan sát để đảm bảo cho việc lái xe được an toàn. Vì vậy, nếu bị các em quấy rầy, người lái xe sẽ không tập trung lái xe an toàn được.
- Tự ý lên, xuống xe khi không có sự hướng dẫn của người lớn: Khi lên xuống xe ô tô, nếu không quan sát cẩn thận, các em sẽ dễ bị va chạm với những phương tiện 
đang đi phía sau, hoặc các em bị ngã do trượt chân.
- Ngồi lên hộp đựng đồ giữa người lái và người ngồi bên: Ngồi như vậy rất dễ bị va đập khi xe phanh gấp hay gặp tai nạn.
Hoạt động 3: 
Xem tranh và tìm ra
bạn nào ngồi an toàn 
trên thuyền
* Bước 1: Xem tranh
Cho học sinh xem tranh số 5.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo Iuận theo câu hỏi.
- Câu hỏi: Trong bức tranh này, bạn nào ngồi an toàn trên thuyền, bạn nào không?Vì sao?
- Sau thời gian thảo luận, đại diện các nhóm trả lời.
* Bước 3: Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
- Bạn gái mặc áo phao ngồi ngay ngắn và ngồi an toàn trên thuyền.
- 2 bạn trai ngồi không an toàn, 1 bạn đứng lên chèo thuyền, còn bạn kia ngồi nhoài tay và người ra ngoài để nghịch nước.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu những việc 
các em nên và không
nên làm khi ngồi trên
thuyền
* Bước 1: Hỏi học sinh 
- Câu hỏi 1: Qua tranh số 5, các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trên thuyền không?
- Câu hỏi 2: Thế còn những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trên thuyền?
- Học sinh trả lời và giáo viên ghi tóm tắt lên bảng.
* Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
1. Những việc các em nên làm khi ngồi trên thuyền là:
- Mặc áo phao: Áo phao sẽ giúp các em có thể nổi trên mặt nước nếu chẳng may các em bị ngã xuống nước.
- Ngồi ổn định ngay ngắn.
- Lên, xuống thuyền và được chèo thuyền bởi người lớn.
2. Những việc các em không nên làm khi ngồi trên thuyền là:
- Ðứng lên hoặc nhoài tay/ người ra ngoài thuyền: Các em có thể bị ngã xuống nước, rất nguy hiểm.
* Giáo viên bổ sung và nhấn mạnh
- Ðùa nghịch trên thuyền: Có thể làm thuyền mất thăng bằng, tròng trành và các em sẽ ngã nhào xuống nước.
- Tự chèo thuyền: Các em còn bé, chưa đủ sức để điều khiển thuyền nên việc này rất nguy hiểm, nhất là khi có sóng to gió lớn.
Hoạt động 5:
Góc vui học 
* Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
- Mô tả tranh: Một gia đình đang đi xe ô tô. Bạn nhỏ ngồi hàng ghế sau nhưng không thắt dây an toàn và đang nhoài người lên vỗ vào vai bố.
- Yêu cầu: Cho biết bạn nhỏ trong tranh đã ngồi an toàn trong xe ô tô chưa ? Vì sao ? Bạn phải ngồi như thế nào mới an toàn?
* Bước 2: Học sinh xem tranh và thảo luận
* Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của học sinh
- Bạn nhỏ chưa ngồi an toàn trong xe ô tô. Bạn đứng lên trên ghế nên sẽ dễ bị lao về phía trước khi xe phanh gấp, đồng thời lại đùa nghịch làm bố đang lái xe mất tập trung.
- Bạn nên ngồi yên trên xe và thắt dây an toàn.
Hoạt động 6:
Ghi nhớ và 
dặn dò
- Để đảm bảo an toàn khi đi ô tô, các em luôn nhớ thắt dây an toàn, ngồi đúng tư thế và lên, xuống xe theo sự hướng dẫn của người lớn. Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao hoặc dụng cụ nổi và ngồi ổn định, tuyệt đối không đùa nghịch hay tự ý chèo thuyền.
- Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện với em.
Hoạt động 7:
Bài tập về nhà 
- Mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe ô tô và trên thuyền
- Về 1 bức tranh mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe và ô tô trên thuyền.
V-TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐIỀU LUẬT LIÊN QUAN: 
Luật Giao thông đường bộ (Số 23 / 2008 / QH 12 ngày 13/11/2008):
Khoản 2, Ðiều 9: Quy tắc chung
“Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
_________________vvv___________________
BÀI 5: BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Học sinh nhận biết được tầm quan trong của việc tuân thủ đèn báo hiệu đường bộ và ý nghĩa một số đèn báo hiệu đường bộ thường gặp.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh to in các tình huống bài học.
- Giáo viên chuẩn bị bộ bìa cứng các đèn báo hiệu đường bộ trong bài học (nếu có).
III-THỜI LƯỢNG : 20 phút.
IV-HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ 
và giới thiệu bài 
mới
Kiểm tra bài cũ
* Gọi 1- 2 em liệt kê những nơi an toàn để chơi đùa tại nơi em ở.
Giới thiệu bài mới
* Bước 1: Hỏi học sinh 
- Câu hỏi: Các em đã bao giờ thấy các biển báo hiệu đường bộ chưa? Các em có biết biển báo hiệu đường bộ là gì không?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Biển báo hiệu đường bộ để báo hiệu, hướng dẫn người tham gia giao thông tuân theo trật tự nhằm phòng tránh va chạm và chống ùn tắc. Chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa và tuân thủ tín hiệu của các biển báo hiệu đường bộ.
Hoạt động 1: 
Xem tranh và tìm hiểu
ý nghĩa các biển báo
thường gặp
* Bước 1: Xem tranh
- Cho học sinh xem tranh ở trang trước bài học.
* Bước 2: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận về ýnghĩa của từng biển báo.
- Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
* Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh
1. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”:
- Cấm các phương tiện (trừ các xe ưu tiên theo luật định) không được đi ngược chiều với chiều lưu thông của đoạn đường phía sau nơi đặt biển báo này.
- Khi cố tình đi ngược chiều, chúng ta có thể đâm phải những chiếc xe đi đúng chiều, gây nguy hiểm cho chính mình và mọi người.
2. Biển báo “Cấm rẽ trái”:
- Khi gặp biển này, các phương tiện không được rẽ trái.
Biển báo “Cấm rẽ phải”:
- Khi gặp biển này, các phương tiện không đượcrẽ phải.
3. Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”: 
Người và các phương tiện chỉ qua đường khi chắc chắn không có tàu hỏa đang đến. Nếu có tàu hỏa đang đi đến thì phải dừng lại cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m.
4. Biển báo “Ðường dành cho xe thô sơ”:
- Chỉ dẫn phần đường dành riêng cho xe đạp, xe súc vật kéo, xe xích lô, và các loại xe tương tự (kể cả xe của người tàn tật và cả người đi bộ ở những nơi không có hè phố).
- Các phương tiện khác không được phép đi vào đường này.
5. Biển báo “Nơi đỗ xe”:
Các phương tiện được phép dùng đỗ tại nơi có biển báo này. Các em lưu ý tránh xa những khu vực đỗ xe, để phòng những chiếc xe có thể chuyển động bất ngờ.
6. Biển báo “Ðường người đibộ sang ngang”:
- Chỉ dẫn cho người đi bộ biết đây là nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Khi gặp biển báo này, các phương tiện cần giảm tốc độ và chú ý nhường đường cho người đi bộ. Tuy nhiên, người đi bộ khi qua đường cũng luôn cần chú ý quan sát và tránh các phương tiện khác.
* Thực hà

File đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_cho_nu_cuoi_tre_tho_lop_3_truong.doc
Giáo án liên quan