Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tiết 3: Ôn tập bài hát Bóng dáng một ngôi trường, Tập đọc nhạc số 1, Âm nhạc thường thức Ca khúc thiếu nhi phổ thơ - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Ba

1. Ôn tập bài hát ( 10 phút )

" Bóng dáng một ngôi trường "

- Luyện thanh : Theo mẫu:

- Cho HS nghe lại giai điệu của bài hát để các em tự so sánh, điều chỉnh.

- Tập thể lớp cùng trình bày bài hát, thể hiện sắc thái khác nhau của mỗi đoạn:

Đoạn 1 : Sôi nổi, linh hoạt.

Đoạn 2 : Tha thiết, lôi cuốn.

- Chỉ định một số HS trình bày từng đoạn trong bài hát, yêu cầu các em thuộc lời, hát diễn cảm. Sửa những chỗ chưa đúng hoặc hướng dẫn các em hát hay hơn.

- Nhóm HS trình bày bài hát trước lớp với hình thức đơn –song - tốp ca có lĩnh xướng.

2. Ôn tập TĐN số 1 ( 10 phút )

" Cây sáo "

Em hãy nhắc lại một số đặc điểm của bài TĐN số 1 ?

( Bài TĐN số 1 viết ở giọng Sol Trưởng, bài gồm có 4 câu hát, trong bài có trường độ móc đơn chấm dôi đứng trước móc kép cần lưu ý )

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tiết 3: Ôn tập bài hát Bóng dáng một ngôi trường, Tập đọc nhạc số 1, Âm nhạc thường thức Ca khúc thiếu nhi phổ thơ - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/01/2016
Ngày dạy: 28/01/2016
Tiết 3
- Ôn tập bài hát : Bóng dáng một ngôi trường 
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức : Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
 - HS ôn tập bài hát Bóng dáng một ngôi trường để hát thuộc lời và đúng giai điệu. Thể hiện đúng tình cảm: Say sưa, lôi cuốn, hát với sắc thái khác nhau và thể hiện bằng các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Đọc nhạc và hát lời ca đúng cơ bản bài TĐN số 1.
- Hiểu biết sơ qua về đặc điểm của ca khúc thiếu nhi phổ thơ.
- Kể được một số bài hát thiếu nhi phổ thơ.
2. Kĩ năng : 
- Rèn luyện kĩ năng lấy hơi và xử lí hơi thở trong thanh nhạc.
- Rèn luyện kĩ năng đọc nhạc và ghép lời ca vào giai điệu.
3.Thái độ :
- Thông qua bài hát giáo dục HS tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với Thầy cô giáo và bạn bè.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên :
- Bảng phụ , bút dạ.
- Máy nghe nhạc có bài hát thiếu nhi phổ thơ : Hạt gạo làng ta .
- Sưu tầm một số bài hát thiếu nhi phổ thơ.
2. Học sinh :
- Tìm hiểu bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: KT đan xen trong kghi dạy
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Nội dung
Hoạt động của HS
GV ghi bảng
GV đàn
GV thực hiện
GV đệm đàn
GV chỉ định
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV hỏi
GV đàn gam
GV thực hiện
GV yêu cầu
GV hướng dẫn
GV điều khiển
GV kiểm tra
GV ghi bảng
GV chỉ định
GV hỏi và điều chỉnh
GV giới thiệu
GV thực hiện
1. Ôn tập bài hát ( 10 phút )
" Bóng dáng một ngôi trường "
- Luyện thanh : Theo mẫu:
- Cho HS nghe lại giai điệu của bài hát để các em tự so sánh, điều chỉnh.
- Tập thể lớp cùng trình bày bài hát, thể hiện sắc thái khác nhau của mỗi đoạn:
Đoạn 1 : Sôi nổi, linh hoạt.
Đoạn 2 : Tha thiết, lôi cuốn.
- Chỉ định một số HS trình bày từng đoạn trong bài hát, yêu cầu các em thuộc lời, hát diễn cảm. Sửa những chỗ chưa đúng hoặc hướng dẫn các em hát hay hơn.
- Nhóm HS trình bày bài hát trước lớp với hình thức đơn –song - tốp ca có lĩnh xướng.
2. Ôn tập TĐN số 1 ( 10 phút )
" Cây sáo "
Em hãy nhắc lại một số đặc điểm của bài TĐN số 1 ?
( Bài TĐN số 1 viết ở giọng Sol Trưởng, bài gồm có 4 câu hát, trong bài có trường độ móc đơn chấm dôi đứng trước móc kép cần lưu ý )
- Đọc gam Sol Trưởng.
- Cho nghe lại giai điệu bài TĐN số 1.
- Đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách.
- Phát hiện những chỗ chưa chính xác và hướng dẫn các em sửa lại.
- Nhận biết từng câu và đọc nhạc :
- Đàn giai điệu 5 nốt nhạc cuối của mỗi câu không theo thứ tự trong bài. HS lắng nghe và cho biết đó là câu số mấy sau đó đọc nhạc và hát lời cả câu.
- Kiểm tra trình bày bài TĐN số 1.
3. Âm nhạc thường thức ( 20 phút )
Ca khúc thiếu nhi phổ thơ
- Đọc bài trong SGK (Tr12).
+Thế nào là ca khúc thiếu nhi phổ thơ ?
( Là bài hát được hình thành từ bài thơ có trước )
+Đặc điểm của những ca khúc thiếu nhi phổ thơ là gì ?
 + Giai điệu và lời ca thể hiện sự gắn kết nhuần nhuyễn, âm nhạc tạo điều kiện cho bài thơ bay bổng. 
 + Lời ca có chất lượng nghệ thuật tốt bởi bản thân nó là bài thơ có giá trị.
 + Người phổ thơ đôi khi phải thay đổi chút ít lời của bài thơ cho phù hợp với cấu trúc bài hát hay đường nét của giai điệu.
- Giới thiệu một vài cách phổ nhạc :
+ Giữ nguyên lời thơ để phổ nhạc ( Hạt gạo làng ta Thơ : Trần Đăng Khoa -Nhạc : Trần Viết Bính )
+ Có thay đổi lời thơ chút ít, đảo lên, đảo xuống, hoặc thêm đôi chỗ ( Đi học Thơ : Minh Chính - Nhạc : Bùi Đình Thảo )
+ Trích đoạn, dựa ý thơ hoặc phỏng theo ý thơ, ở đây trong ca từ có sự tham gia khá nhiều của người sáng tác âm nhạc:
 (Bác Hồ người cho em tất cả - Thơ : Phong Thu - Nhạc : Hoàng Long, Hoàng Lân )
- Cho nghe bài hát Hạt gạo làng ta trên đĩa nhạc.
- Trình bày các ca khúc thiếu nhi được phổ thơ theo tổ.
HS ghi bài
HS luyện thanh
HS nhẩm theo
HS trình bày
HS thực hiện
HS lên kiểm tra
HS ghi bài
HS trả lời
HS đọc gam cùng đàn
- nghe và nhẩm 
- HS thực hiện
HS sửa sai
HS nghe, nhận biết rồi đọc nhạc và hát lời ca.
HS lên kiểm tra
HS ghi bài
HS đọc bài
HS trả lời
HS nghe
- HS nghe và cảm nhận
4, Củng cố : ( 3 phút )
- Hãy kể tên các ca khúc phổ thơ mà em biết ? 
- Hãy nhắc lại các nội dung của giờ học hôm nay ?
5, Dặn dò : ( 1 phút )
- Về nhà học bài theo câu hỏi 1,2 SGK (Tr 13).
- Xem trước bài học sau, tìm nhiểu về âm nhạc nước Nga.
- Đánh giá, xếp loại tiết học

File đính kèm:

  • docTiet_3_OBH_Bong_dang_mot_ngoi_truong_ANTT_Ca_khuc_thieu_nhi_pho_tho.doc