Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Tiết 2: Nhạc lí Giới thiệu về quãng, Tập đọc nhạc số 1 Giọng Son trưởng - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Ba
1. Nhạc lí : Giới thiệu về quãng
+ Giới thiệu bài: ở lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về quãng trong âm nhạc, quáng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm thanh, âm thấp gọi là âm gốc, âm cao gọi là âm ngọn. Tên quãng được căn cứ theo số bậc giữa hai âm thanh.
Đô - Rê là quãng mấy ? ( Quãng 2 )
Mi - Pha là quãng mấy ? ( Quãng 2 )
Rê - Sol là quãng mấy ? ( Quãng 4 )
- Cùng là quãng 2 nhưng quãng Đô- Rê chứa 1 cung còn quãng Mi- Pha lại chỉ chứa 1/2 cung. Vậy để phân biệt người ta thêm vào đó các từ : Trưởng, thứ, tăng, giảm, đúng.
VD về các loại quãng :
Q1Đ Q2T Q2t Q4Đ
Q4+ Q5_ Q8Đ Q5Đ
- Các quãng khác nhau tạo nên những âm điệu trầm bổng vô cùng phong phú. Tuỳ theo cấu trúc ở từng câu nhạc, bản nhạc, do từng tác giả tạo nên, nếu thay quãng này bằng quãng khác sẽ làm cho nét nhạc biến đổi.
Ngày soạn: 12/01/2016 Ngày dạy: 14/01/2016 Tiết 2 - Nhạc lí : Giới thiệu về quãng - Tập đọc nhạc : Giọng Son trưởng - TĐN số 1 I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS biết sơ lược về quãng. - Đọc đúng cơ bản nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 1 ở giọng Son trưởng trong SGK – Tr 11. - Hát thuộc lòng bài hát Bóng dáng một ngôi trường. 2. Kĩ năng : - Hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Rèn luyện kĩ năng đọc nhạc và ghép lời ca vào giai điệu. 3.Thái độ : - Thông qua bài hát giáo dục HS tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với Thầy cô giáo và bạn bè. II. Chuẩn bị của giáo viên : 1. Giáo viên : - Đàn Oóc gan. - Bảng phụ ghi các loại quãng. - Bảng phụ bài TĐN số 1. - Đọc nhạc và hát lời thuần thục bài TĐN số 1. 2. Học sinh : - Thanh phách. - Tìm hiểu bài ở nhà. III. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. Trình bày bài hát Bóng dáng một ngôi trường kết hợp gõ đệm theo phách. 3. Bài mới Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS GV ghi bảng GV giới thiệu GV hỏi GV giải thích GV treo bảng phụ GV giải thích GV ghi bảng GV yêu cầu GV kết luận GV hỏi GV đàn gam GV ghi bảng GV treo bảng phụ GV hỏi GV chia câu trên bảng phụ GV chỉ định GV ghi bảng và hướng dẫn GV đàn và hướng dẫn GV hướng dẫn sửa sai GV đàn và hướng dẫn GV đàn giai điệu GV điều khiển 1. Nhạc lí : Giới thiệu về quãng + Giới thiệu bài: ở lớp 7 chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về quãng trong âm nhạc, quáng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm thanh, âm thấp gọi là âm gốc, âm cao gọi là âm ngọn. Tên quãng được căn cứ theo số bậc giữa hai âm thanh. Đô - Rê là quãng mấy ? ( Quãng 2 ) Mi - Pha là quãng mấy ? ( Quãng 2 ) Rê - Sol là quãng mấy ? ( Quãng 4 ) - Cùng là quãng 2 nhưng quãng Đô- Rê chứa 1 cung còn quãng Mi- Pha lại chỉ chứa 1/2 cung. Vậy để phân biệt người ta thêm vào đó các từ : Trưởng, thứ, tăng, giảm, đúng. VD về các loại quãng : Q1Đ Q2T Q2t Q4Đ Q4+ Q5_ Q8Đ Q5Đ - Các quãng khác nhau tạo nên những âm điệu trầm bổng vô cùng phong phú. Tuỳ theo cấu trúc ở từng câu nhạc, bản nhạc, do từng tác giả tạo nên, nếu thay quãng này bằng quãng khác sẽ làm cho nét nhạc biến đổi. 2. Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng - TĐN số 1 * Giọng Son trưởng : - Thành lập công thức cấu tạo giọng Đô trưởng. - Dựa trên công thức cấu tạo giọng Đô trưởng thành lập công thức cấu tạo giọng Son trưởng : - Giọng Son trưởng có âm chủ là "Son", hoá biểu của giọng Son trưởng có một dấu thăng ( Pha thăng ). - Vậy dấu hiệu nhận biết bản nhạc viết giọng Sol Trưởng là gì ? ( Nốt kết thúc của bài là nốt Sol, hoá biểu có một dấu Pha thăng ) - Cho HS đọc gam Sol Trưởng cùng đàn * TĐN số 1 : " Cây sáo " ( Trích ) Nhạc Ba lan Đặt lời : Hoàng Anh - Giới thiệu bài TĐN số 1 : - Nhận xét bài TĐN : + Bài TĐN được viết ở giọng gì ? Số chỉ nhịp bao nhiêu ? Gồm tên các nốt nhạc nào ? ( Giọng Son trưởng, số chỉ nhịp 2/4, sử dụng đủ 7 âm : Sol - La - Si - Đô - Rê - Mi - Pha thăng ) Bài TĐN sử dụng các hình nốt nào đã học ? - Chia câu : Bài nhạc có 4 câu, mỗi câu gồm 4 ô nhịp, câu 1 và câu 3 có hình tiết tấu giống nhau, câu 2 có hình tiết tấu giống câu 4. - Đọc tên nốt nhạc từng câu . - Hướng dẫn HS thực hiện tiết tấu : Câu 1,3 : Câu 2,4 : - Tập đọc nhạc từng câu : Dịch giọng bằng -5 + Đàn cho HS nghe giai điệu cả bài sau đó đàn riêng câu 1 khoảng ba lần yêu cầu HS nghe và TĐN nhẩm theo. + Tiếp tục đàn giai điệu câu 1 và bắt nhịp để HS đọc nhạc cùng đàn. Nếu HS đọc chưa chính xác GV sửa cho HS. + Tiến hành theo cách tương tự với các câu còn lại, xong câu 2 GV cho HS đọc nối câu 1 - 2, xong câu 4 cho HS đọc nối câu 3 - 4, cuối cùng đọc nhạc cả bài. - Đàn giai điệu của bài TĐN yêu cầu HS nhẩm theo lời ca sau đó hát luôn lời ca đó cùng đàn. - Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ sẽ đọc nhạc và hát lời một câu của bài TĐN số1.nhận xét từng tổ. - Kiểm tra thực hành TĐN và hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số1. HS ghi bài HS nghe HS trả lời HS nghe HS theo dõi HS nghe HS ghi bài HS thành lập HS ghi nhớ HS trả lời HS đọc cùng đàn HS ghi bài HS quan sát bảng HS trả lời - HS theo dõi 2 HS đọc HS tập tiết tấu HS nghe và TĐN nhẩm theo HS đọc nhạc và sửa sai HS thực hiện tập thể, nhóm, cá nhân - HS tập hát lời ca trên nền giai điệu 4. Củng cố. GV cho hs đọc lại bài TĐN 1 lần kết hợp gõ phách 5. Dặn dò. Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới
File đính kèm:
- Tiet_2_NL_Gioi_thieu_ve_quang_TDN_Giong_son_truong_TDN_so_1.doc