Giáo án Âm nhạc Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Tuyết My
NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG
GIỌNG PHA TRƯỞNG - TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
- Học sinh có khái niệm sơ bộ về dịch giọng, đó là sự nâng cao hay hạ thấp xuống giọng của một bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát.
-Nắm được giọng pha trưởng là giọng có 1 dấu hoá (si giáng), âm chủ là âm pha.
2.Kĩ năng
-Đọc đúng cao độ, tiết tấu, giai điệu của bài nhạc số 3.
3.Thái độ
-Thêm yêu thích môn âm nhạc hơn
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Nhạc cụ quen dùng.
- Chép bài nhạc ra bảng phụ.
- Đàn và hát bài Lá xanh.(Hoàng Việt)
2. Học sinh
- Sách giáo khoa âm nhạc 9,vở ghi
- Nhạc cụ gõ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1.Ổn định tổ chức . (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. Hát đầu giờ.
2.Bài cũ. (3’)Kiểm tra trong khi ôn.
3. Bài mới.
:Vũ kịch Hồ thiên Nga ) HĐ 2: (15’)Nhạc lí SƠ LƯỢC VỀ HỢP ÂM Học sinh nhắc lại khái niệm về quãng,quãng giai điệu và quãng hoà âm, từ khái niệm quãng hoà âm giáo viên đi đến khái niệm về hợp âm. 1.Khái niệm :Hợp âm là sự vang lên đồng thời của 3,4 hoặc 5 âm thanh cách nhau một quãng 3. Ví dụ : sách giáo khoa,hoặc một số hợp âm giáo viên đã chuẩn bị sẵn ở bảng phụ. 2. Một số loại hợp âm . a. Hợp âm 3 : Gồm có 3 âm mỗi âm cách nhau một quãng 3 và hai âm ngoài cùng cách nhau 1 quãng 5. Tuỳ theo cách sắp xếp giữa âm 1 và âm 3 tạo nên quãng 3 trưởng hay quãng 3 thứ mà tạo nên hợp âm trưởng hay hợp âm thứ. Âm 1 và âm 3 cách nhau một quãng 3 trưởng thì tạo hợp âm trưởng,nếu âm 1 và âm 3 cáh nhau quãng 3 thứ thì hợp âm tạo thành là hợp âm 3thứ. b. Hợp âm 7 : Hợp âm 7 gồm 4 âm mỗi âm cách nhau một quãng 3 và hai âm ngoài cùng cách nhau cách nhau quãng 7. Ví dụ (sgk). Chú ý :Tên của hợp âm được gọi âm gốc và kèm theo tính chất của hợp âm:Trưởng, thứ,bảy. - Tác dụng của hợp âm thể hiện cảm xúc,nội dung của tác phẩm. HĐ 3 : (7’)Ôn tập đọc nhạc số 2. - Nêu vài đặc điểm của bài nhạc số 2(bài được viết ở giọng Mi thứ,sử dụng chùm 3-là cách chia đặc biệt,3 nốt móc đơn có giá trị độ ngân bằng một nốt đen) - Nghe lai bài đọc nhạc số 2. - Đọc nhạc và hát lời bài nhạc . - Giáo viên đọc mẫu chỗ học sinh đọc còn sai giúp các em sửa sai - Luyện nghe: Giáo viên đàn một số âm trong câu nhạc bất kì,học sinh nhận biết đó là câu nào đọc nhạc hoặc hát lời câu nhạc đó. - Đọc nhạc và hát lời ca bài nhạc một lần nữa. - Kiểm tra đọc nhạc :Kiểm tra cá nhân một vài em lên bảng đọc bài nhạc và hát lời theo sự yêu cầu của giáo viên. -Thêm yêu thích môn học âm nhạc Hs ghi bài Học sinh quan sát-ghi nhớ Hs ghi bài Hs trả lời Học sinh ghi bài Học sinh nghe Hs ghi bài Hs nghe Hs ghi bài Hs tóm tắt Hs nghe-cảm nhận Hs nghe-điều chỉnh Nghe và thực hiện Hs lên bảng trình bày Chú ý 4.Củng cố (4’) -Giáo viên cho học sinh làm bài tập xác định một số hợp âm (tên, tính chất của hợp âm). 5. Nhận xét –dặn dò (1’). -Đọc lại phần âm nhạc thường thức. -Làm bài tập trong sch giáo khoa. -Ôn theo nội dung tiết 7 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần:7 Ngày soạn: 31/9/2015 Tiết :7 Ngày dạy: 7/10/2015 ÔN TẬP I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức - Học sinh ôn lại và hát đúng giai điệu, thuộc lời hai bài hát Bóng dáng một ngôi trường và bài Nụ cười. -Nắm được khái niệm về hợp âm, quãng và biết thực hành một số bài tập về hợp âm cũng như về quãng. 2.Kĩ năng -Biết xác định giọng son trưởng, giọng mi thứ, và đọc đúng bài nhạc số 1, số 2. -Hát kết hợp một số động tác phụ họa 3.Thái độ -Có thái độ tích cực ôn bài II. CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên Nhạc cụ quen dùng. Một số bài tập về quãng và hợp âm. 2. Học sinh -Sách giáo khoa âm nhạc -Nhạc cụ gõ III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định tổ chức : (1’)Kiểm tra sĩ số, hát đầu giờ. 2.Bài cũ: Kiểm tra trong khi ôn. 3.Ôn tập HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS G v ghi bảng Gv yêu cầu Giáo viên chỉ định Giáo viên yêu cầu Giáo viên ghi bảng và chỉ định học sinh trả lời. Giáo viên ra bài tập Giáo viên ghi bảng và yêu cầu Giáo viên chỉ định HĐ1.Ôn hát (15’) 1.Bài hát Bóng dáng một ngôi trường -Gv chỉ định một số học sinh trình bày từng đoạn trong bài hát, yêu cầu các em thuộc lời, hát diễn cảm. - Giáo viên sửa những chỗ chưa đúng hoặc hướng dẫn các em hát hay hơn. - Từng tổ cử học sinh hát lĩnh xướng đoạn a, những em khác hát hoà giọng ở đoạn b. - Nhóm học sinh trình bày trước lớp với hình thức tốp ca có lĩnh xướng. 2. Bài hát Nụ cười Giáo viên yêu cầu học sinh hát thuộc lời, thể hiện rõ tình cảm, tính chất giữa hai đoạn. - Giáo viên chỉ định một học sinh nữ hát lĩnh xướng đoạn a của lời 1,một học sinh nam hát lĩnh xướng đoạn a của lời 2,cả lớp hát hoà giọng của điệp khúc. - Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm giữa hai âm sắc - Học sinh trình bày bài hát theo hình thức đơn ca,song ca hay tốp ca. HĐ2. Ôn tập nhạc lí. (12’) Giáo viên yêu cầu học sinh đứng tại chỗ nhắc lại khái niệm về quãng, hợp âm. Giáo viên nhận xét, bổ sung nếu có,sau đó cho bài tập để học sinh làm. Bài tập 1 : Cho âm gốc là nốt rê,hãy tìm âm ngọn để có quãng 3,quãng 5,quãng 7, quãng 9. -Cho âm ngọn là nốt mí, hãy tìm âm gốc để tạo thành quãng 4,quãng6, quãng 8, quãng 11. Bài tập 2. Hãy chỉ ra các qũng 3,quãng 4, quãng 5, quãng 6,quãng7, trong bài Cô gái miền đồng cỏ. Bài tập 3. Hãy viết hợp âm pha thăng thứ, si trưởng, đô thăng thứ, Mi trưởng trên khuông nhạc. HĐ3. (14’) Ôn tập hai bài đọc nhạc: Cây sáo và bài Nghệ sĩ với cây đàn. - Tập đọc nhạc và hát lời hai bài tập đọc nhạc với tốc độ : hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải. - Chia lớp thành 4 tổ,mỗi tổ đọc nhạc và hát lời một câu nối tiếp. - Học sinh có thể trình bày lời mới của bài tập đọc nhạc số 2 Nghệ sĩ với cây đàn (thực hiện từ tiết 5). - Kiểm tra đọc nhạc và hát lời của một vài em học sinh. Học sinh ghi bài Học sinh thực hiện Hs trình bày Hs trình bày Hs ghi bài và trả lời yêu cầu của giáo viên Học sinh thực hiện làm bài tập Học sinh ghi bài Học sinh ôn bài theo yêu cầu của giáo viên Học sinh đọc nhạc Củng cố: (2’) Nhắc lại những nội dung cần phải ôn tập để kiểm tra có chất lượng. Nhận xét ,dặn dò. (1’) Học kĩ bài và làm lại bài tập xác định quãng, hợp âm. Tiết sau kiểm tra . Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần:8 Ngày soạn: 7/10/2015 Tiết :8 Ngày dạy: 14/10/2015 KIỂM TRA (Thực hành) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức - GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để lấy điểm. 2. Kĩ năng - Trình bày thuần thục được các bài hát, TĐN theo lối hát đơn ca, song ca và một số động tác phụ họa. 3. Thái độ -Lắng nghe, tiếp thu bài. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - Nhạc cụ quen dùng (Đàn phím điện tử) và băng nhạc hai bài hát đựơc ôn tập. - Đánh đàn và hát và đọc nhạc thuần thục hai bài hát và hai bài tập đọc nhạc. 2. Học sinh -Sách giáo khoa âm nhạc 9,vở ghi -Nhạc cụ gõ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra : (44’) Kiểm tra thực hành : gọi từng nhóm hs (4 em) lên bảng trình bày bài hát hoặc TĐN ( đại diện nhóm lên bốc thăm bài). Gồm 4 bài: - “Bóng dáng một ngôi trường” -“Nụ cười” -TĐN số 1 “Cây sáo”. -TĐN số 2 “Nghệ sĩ với cây đàn”. ĐỀ 1 : Câu 1: Em hãy trình bày bài hát : “Bóng dáng một ngôi trường” Câu 2:Nội dung bài : “Bóng dáng một ngôi trường ? ĐỀ 2 : Câu 1 : Em hãy trình bày bài hát : “ Nụ cười” Câu 2 : Nội dung bài “ Nụ cười” ĐỀ 3 : Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 1 : Câu 2 : Nêu các kí hiệu âm nhạc có trong bài TĐN số 1 ĐỀ 4 : Câu 1 : Em hãy trình bày bài TĐN số 2 Câu 2 :Nêu các kí hiệu âm nhạc có trong bài TĐN số 1 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM : ĐỀ 1 : -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ ĐỀ 2 : -Trình bày bài hát tốt và trả lời chính xác : Đ -Trình bày bài hát tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ -Trình bày bài hát tốt và trả lời chưa chính xác : Đ -Trình bày bài hát chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ ĐỀ 3 : -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ ĐỀ 4 : -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chính xác : Đ -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời được 1 số ý đúng: Đ -Trình bày bài TĐN tốt và trả lời chưa chính xác : Đ -Trình bày bài TĐN chưa tốt và trả lời chưa chính xác hoặc chính xác: CĐ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần:9 Ngày soạn: 13/10/2015 Tiết :9 Ngày dạy: 21/10/2015 HỌC HÁT :NỐI VÒNG TAY LỚN. BÀI ĐỌC THÊM:NHẠC SĨ XUÂN HỒNG VÀ BÀI HÁT“MÙA XUÂN TRÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài Nối vòng tay lớn do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác.Thể hiện đúng tính chất hành khúc của bài. 2.Kĩ năng -Trình bày bài hát theo lối hát lĩnh xướng, hoà giọng, nối tiếp. 3.Thái độ -Thông qua nội dung của bài hát, giáo dục cho các em tình đoàn kết, hướng tới lí tưởng nhân ái, cao cả. -Hiểu thêm về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một nhạc sĩ có rất nhiều những ca khúc nổi tiếng. II. CHUẨN BỊ. 1.Giáo viên - Đàn ooc- gan. Máy hát và đĩa nhạc có bài hát Nối vòng tay lớn. Đàn, hát bài Nối vòng tay lớn. -Tập hát một vài đoạn trích do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác: Nhớ mùa thu Hà Nội; Một cõi đi về 2. Học sinh -Sách giáo khoa âm nhạc 9,vở ghi -Nhạc cụ gõ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức. (1’)Kiểm tra sĩ số lớp. Hát đầu giờ. 2. Bài cũ. (3’) Nhận xét đánh giá kết quả của bài kiểm tra, rút kinh nghiệm cho kiểm tra lần sau. 3. Bài mới.(2’) Giới thiệu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bài hát Nối vòng tay lớn. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Huế và mất năm 2001 tại thành phố Hồ Chí Minh.Ông được nhiều người biết đến qua các ca khúc nổi tiếng viết về tình yêu và thân phận con người.Với hơn 600 ca khúc ông đã rất thành công trong lĩnh vực sáng tác ca khúc. Tác phẩm đầu tay của ông mang tên Ướt Mi.Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ thành công trong sáng tác ca khúc. Những ca khúc viết cho thiếu nhi: Em là bông hồng nhỏ;Tiếng ve gọi hè; Khăn quàng thắp sáng bình minh; Tuổi đời mênh mông Bài hát Nối vòng tay lớn được nhạc sĩ sáng tác vào khoảng những năm 1972 khi đất nước còn bị chia cắt. Trong các cuộc biểu tình phản đối chế độ Mĩ nguỵ, những thanh niên Việt Nam đã cùng xuống đường và cất cao tiếng hát Nối vòng tay lớn để thúc giục động viên nhân dân, đồng bào chống Mĩ cứu nước. Âm nhạc và lời ca là tiếng gọi tha thiết để mọi người cùng nắm tay, sát cánh đấu tranh cho ngày đất nước thống nhất.Hôm nay các em sẽ cùng học và hát vang bài Nối vòng tay lớn do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác. HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS Gv thuyết trình và ghi bảng Gv hát hoặc điều khiển Gv yêu cầu Hướng dẫn hs chia câu Gv đàn Cho nghe và hướng dẫn các em hát Gv yêu cầu GVGD Gv ghi bảng Gv yêu cầu Học hát (29’’) Nối vòng tay lớn Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn - Nghe hát mẫu. -Nhận xét bài hát.Bài hát được viết ở giọng gì?( giọng mi thứ) Kết bài ở câu nào?(Một vòng tử sinh) - Chia đoạn. Bài hát được chia làm 3 đoạn theo thể a,b,a’.Đoạn a: Từ đầu .Việt Nam Đoạn b. Tiếp Nối trên môi. Đoạn a’: Từ Bắc .vòng tử sinh. - Khởi động giọng. Mima - Tập hát :Đây là bài hát nhiều người thuộc và biết hát nên các em cũng đã biết .Song độ chính xác cần phải chỉnh sửa.Vì vậy giáo viên cho các em nghe lại bài hát và nhẩm theo sau đó tự điều chỉnh. Sau đó cho các em hát lại từng đoạn, giáo viên giúp các em sửa sai. Hướng dẫn các em hát đúng sắc thái của bài: tính chất hành khúc. - Hát đầy đủ cả bài. Học sinh hát cả bài. Giáo viên có thể đệm với tiết điệu March (118) Hát toàn bài và nhắc lại câu ( biển xanh..tử sinh) để kết bài. Chú ý: thể hiện bài hát với sự nhiệt tình, cháy bỏng và tha thiết. -Giáo dục cho các em tình đoàn kết, hướng tới lí tưởng nhân ái, cao cả. HĐ 2: (5’)Bài đọc thêm Nhạc sĩ Xuân Hồng và bài hát “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” Hs ghi bài Hs nghe,nhận xét và chia câu. Hs trả lời Hs chú ý Hs thực hiện Hs hát Hs hát HS Chú ý HS ghi bài HS đọc,tóm tắt 4. Củng cố: (4’) Hướng dẫn các em hát có đối đáp, lĩnh xướng, hoà giọng. Tốp nam: Rừng núisơn hà. Tốp nữ: Mặt đất .trên môi. Cả lớp hoà giọng: Cờ nối giótrên môi. Lĩnh xướng : Từ Bắc núi đồi Hoà giọng : Vượt thác tử sinh. Kết :Nhắc lại hai lần câu: Biển xanhtử sinh. 5. Nhận xét,dặn dò: (1’) - Học thuộc bài hát. - Làm bài tập trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần:10 Ngày soạn: 27/10/2015 Tiết :10 Ngày dạy: 28/10/2015 NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG GIỌNG PHA TRƯỞNG - TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3. I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức - Học sinh có khái niệm sơ bộ về dịch giọng, đó là sự nâng cao hay hạ thấp xuống giọng của một bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát. -Nắm được giọng pha trưởng là giọng có 1 dấu hoá (si giáng), âm chủ là âm pha. 2.Kĩ năng -Đọc đúng cao độ, tiết tấu, giai điệu của bài nhạc số 3. 3.Thái độ -Thêm yêu thích môn âm nhạc hơn II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Nhạc cụ quen dùng. - Chép bài nhạc ra bảng phụ. - Đàn và hát bài Lá xanh.(Hoàng Việt) 2. Học sinh - Sách giáo khoa âm nhạc 9,vở ghi - Nhạc cụ gõ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định tổ chức . (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. Hát đầu giờ. 2.Bài cũ. (3’)Kiểm tra trong khi ôn. 3. Bài mới. HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS Gv thuyết trình Giáo viên ghi bảng Gv hát sau đó đặt câu hỏi Tóm tắt ghi bảng Gv đặt câu hỏi Tóm tắt ý chính GVGD Gv giơí thiệu Gv ghi bảng Gv yêu cầu Gv kết luận Gv ghi bảng Gv thuyết trình Gv yêu cầu Gv yêu cầu Gv đàn Gv đàn cho hs sửa sai Gv yêu cầu GVGD Giới thiệu bài:( 1’) Trong âm nhạc có những bài hát vừa với người này nhưng lại cao hay thấp so với người khác. Vậy người ta phải làm gì để đọc cao của bài hát đó hợp với giọng hát của mình? Đó là phải nâng cao lên hoặc hạ thấp xuống để phù hợp với giọng hát của mình.Đó là phải dịch giọng. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu cách dịch giọng một bài hát ta phải thực hiện như thế nào nhé. HĐ 1. (15’)Giới thiệu về dịch giọng. Giáo viên hát cao độ của 3 câu hát ở ví dụ trong sách giáo khoa để học sinh nghe và nhận xét. Cao độ của câu hát thay đổi song giai điệu của bài hát có thay đổi hay không?(Không) Quan sát câu hát viết ở 3 cao độ khác nhau em hãy cho biết nhận xét của mình về câu hát đó ở cả 3 độ cao.( Có thay đổi về cao độ nhưng quan hệ về cao độ cũng như trường độ không thay đổi.) Rút ra kết luận. Sự chuyển dịch độ cao, thấp của một bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát gọi là dịch giọng. Quan sát các ví dụ trong sách giáo khoa trả lời câu hỏi. Khi dịch giọng hoá biểu của bài có thay đổi không?(có) Giọng Cdur hoá biểu không có dấu hoá Giọng Fdur hoá biểu có một dấu giáng(si giáng) Giọng Adur hoá biểu có ba dấu hoá(3 dấu thăng) Khi dịch giọng: giai điệu, tiết tấu, tính chất giọng có thay đổi không?(không) Khi dịch giọng tính chất của giọng,giai điệu,tiết tấu của bài hát không thay đổi. -Thêm yêu thích ca hát làm cho cuộc sống thêm vui tươi. Giới thiệu sơ lược cách dịch giọng 1 bản nhạc(bài hát) Xác định giọng của bài hát hoặc của bản nhạc Tìm giọng mới cần dịch, viết hoá biểu cho giọng mới đó. Tính khoảng cách giữa hai âm chủ của giọng cũ và giọng mới( cách nhau quãng mấy) Chuyển bài hát lên hoặc xuống theo quãng đã xác định. Giáo viên lấy ví dụ cho học sinh khắc sâu kiến thức. HĐ 2: (20’)Giọng pha trưởng-Tập đọc nhạc số 3. Viết công thức gam trưởng. Giọng pha trưởng âm chủ là âm gì?(âm pha) Thành lập giọng pha trưởng. Kết luận: Giọng pha trưởng hoá biểu có một dấu hoá là âm Si giáng và kết thúc ở âm pha. Tập đọc nhạc số 3. LÁ XANH Nhạc và lời : Hoàng Việt Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Hoàng Việt - Nhận xét bài nhạc - Chia câu: Dài 4 câu, mỗi câu dài 4 nhịp 2/4. - Khởi động giọng. - Tập đọc từng câu Giáo viên đàn giai điệu từng câu 2- 3 lần, học sinh nghe và tập đọc, đọc được 2 câunối câu 1 với câu2. Tương tự như trên tập tiếp câu 3, câu 4, sau đó lại nối câu 3 với câu4. - Đọc toàn bài. Giáo viên sửa chữa những chỗ còn sai cho học sinh. Đọc kết hợp vỗ tay theo âm hình tiết tấu. Một nửa đọc nhạc, một nửa vỗ tay theo hình tiết tấu sau đó đổi lại. - Ghép lời ca. Giáo viên đàn giai điệu của bài nhạc, học sinh nghe và hát nhẩm theo, sau đó hát hoà cùng tiếng đàn. Một nửa lớp đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu, nửa còn lại hát lời ca và vỗ tay theo nhịp, sau đó đổi lại cách đọc và hát lời ca. -Thêm yêu thích ca hát làm cho cuộc sống tươi vui hơn Hs nghe Hs ghi bài Hs trả lời Hs ghi bài Hs trả lời Hs ghi bài HS Chú ý Hs ghi bài Hs lên bảng viết Hs ghi bài Hs ghi bài Hs chú ý Hs nhận xét bài nhạc Hs chia câu Hs đọc Hs chú ý Hs thực hiện HS Chú ý 4. Củng cố. (4’) - Gọi một em nhắc lại khái niệm về dịch giọng; giọng pha trưởng đọc nhạc, hát lời ca của bài nhạc số 3. 5.Nhận xét,dặn dò.(1’) - Ôn lại bài hát: Nối vòng tay lớn ,luyện đọc bài nhạc số 3,sưu tầm một vài bài hát do nhạc sĩ Nguyễn văn Tý sáng tác. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Tuần:11 Ngày soạn: 2/11/2015 Tiết :11 Ngày dạy: 4/11/2015 -ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÍ VÀ BÀI HÁT “ MẸ YÊU CON”. -ÔN:TĐN SỐ 3 -ÔN HÁT:NỐI VÒNG TAY LỚN. I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức -Được nghe giới thiệu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí- một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. - Được nghe hát, cảm nhận bài hát Mẹ yêu con 2.Kĩ năng -Thuộc lời, hát đúng sắc thái của bài hát Nối vòng tay lớn. -Đọc đúng giai điệu và hát đúng lời ca của bài nhạc số 3. 3.Thái độ - Biết quý trọng những sự đóng góp của nhạc sĩ có nhiều cống hiến cho âm nhạc Việt Nam. II. CHUẨN BỊ. 1.Giáo viên -Đàn ooc- gan. -Đĩa nhạc và máy hát casset. -Giáo viên tập hát bài Cô nuôi dạy trẻ; mẹ yêu con. 2. Học sinh -Sách giáo khoa âm nhạc 9,vở ghi -Nhạc cụ gõ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định tổ chức. (2’) Kiểm tra sĩ số lớp. Hát đầu giờ. 2. Bài cũ: (5’)CH1. Phát biểu khái niệm về dịch giọng.Lấy ví dụ. CH2. Viết hoá biểu của giọng pha trưởng. 3. Bài mới. HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS Gv ghi bảng Gv yêu cầu Gv tóm tắt Gv ghi bảng và hát hoặc điều khiển máy Gv đặt câu hỏi. Gv cùng học sinh GVGD Gv ghi bảng Gv đọc nhạc và hát lời ca bài nhạc Gv chỉ định. Gv ghi bảng Gv hát hoặc điều khiển máy Gv yêu cầu HĐ1 (15’)Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí và bài hát Mẹ yêu con. 1. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đọc nghiên cứu sách giáo khoa và tóm tắt. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí sing ngày 5-3-1925 tại Vinh- Nghệ An. Quê gốc ở Hà Nội. Những tác phẩm nổi tiếng: Dư âm, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng bến tre, Âm nhạc của ông giàu chất trữ tình, giai điệu mượt mà bản sắc dân tộc cùng với lời ca trau chuốt, tinh tế. Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Nghe hát bài Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ. 2. Bài hát : Mẹ yêu con. - Nghe hát bài Mẹ yêu con. - Sơ lược giới thiệu về bài hát Mẹ yêu con. (Giọng Đô trưởng, chia làm hai đoạn: Đoạn 1 : Từ đầu ..ơ hời ru.Đoạn 2 : Tiếp theo hết. Nghe bài hát Mẹ yêu con của Nguyễn Văn Tí gợi cho em nghĩ đến điều gì?( Tình cảm của người mẹ dành cho những đứa con với những lời ca ngọt ngào đầm ấm.) - Nghe lại bài hát một lần nữa. - Kể tên những bài hát nói về tình cảm mẹ con (Địu con đi nhà trẻ- của nhạc sĩ Đào Ngọc Dung;Ru con – dân ca Nam Bộ; Lời ru trên nương- Nhạc Trần Hoàn, Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm; Chỉ có một trên đời- Nhạc và lời của nhạc sĩ Trương Quang Lục.) - Biết quý trọng những sự đóng góp của nhạc sĩ có nhiều cống hiến cho âm nhạc Việt Nam. HĐ2. (10’)Ôn tập bài đọc nhạc số3. Nghe lại phần nhạc và lời ca của bài. - Học sinh đọc nhạc và hát lời ca của bài nhạc. -Giáo viên giúp học sinh điều chỉnh những chỗ còn sai. - Học sinh ôn tại chỗ 3- 5 phút Kiểm tra đọc nhạc.(2-3em) HĐ 3. (8’) Hát ôn. Bài Nối vòng tay lớn. 1. Học sinh nghe lại bài hát. 2. Học sinh hát bài hát một lần hoàn chỉnh. Giáo viên giúp học sinh sửa sai. Học sinh hát bài hát có sử dụng lối hát đối đáp, hoà giọng. Tốp ca nam: Rừng núi.sơn hà. Tốp ca nữ: Mặt đất.Việt Nam. Hoà giọng: Cờ nối gió. Lĩnh xướng: Từ Bắc vô Nam.núi đồi. Hoà giọng: Vượt thác.tử sinh. Hs ghi bài Hs nghe Hs đọc Hs trả lời Hs chú ý Hs ghi bài Hs nghe bài hát Mẹ yêu con. Hs thực hiện Hs ghi bài Hs ghi nhớ HS thực hiện Hs lên bảng đọc bài 4. Củng cố: (4’) -Giáo viên có thể mời một em hát bài Màu áo chú bộ đội (Nguyễn Văn Tí) 5. Nhận xét,dặn dò. (1’) -Luyện đọc bài nhạc số 3. -Sưu tầm những bài hát về Mẹ và những tác phẩm khác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí sáng tác. -Sưu tầm những bài dân ca Nam Bộ. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: . Tuần:12 Ngày soạn:9/11/2015 Tiết :12 Ngày dạy: 11/11/2015 HỌC HÁT: BÀI LÍ KÉO CHÀI. I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức - Học sinh biết thêm một bài dân ca Nam Bộ qua việc hát đúng giai điệu và lời ca của bài Lí kéo chài.
File đính kèm:
- Giao_an_ca_nam.doc