Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Học kỳ II - Nguyễn Bảo Lộc
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi”.
- Biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, đối đáp. Tập hát kết hợp gõ âm hình tiết tấu phức tạp.
- Qua bài hát giáo dục các em tình đoàn kết, thân ái trong lớp học, ở gia đình và ngoài xã hội.
B. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn ocgan
- Đàn hát thuần thục bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi”.
- Sưu tầm tư liệu về nhạc sĩ Phạm Tuyên và một số tác phẩm khác của ông.
2. Chuẩn bị của hs: SGK, sưu tầm các bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
C. Tiến trình dạy học:
I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 5.
2. Nêu tóm tắt về uộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn?
III. Dạy và học:
Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học:
Các em đã được học về truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân hẳn đã biết về cội nguồn các dân tộc Việt Nam. Từ truyên thuyết đó, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết một bài hát để ca ngợi tình đoàn kết của các dân tộc VN- bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi” mà hôm nay các em sẽ được học.
h. - Luyện tập như vậy theo từng nhóm và chú ý sửa sai. - Gọi 1 vài cá nhân đọc bài * Trò chơi âm nhạc: - GV gõ tiết tấu của câu hát bất kì trong bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi” cho hs nghe và phát hiện đó là câu hát nào sau đó các em gõ ttấu lại. HS ghi bài HS luyện thanh HS nghe HS thực hiện HS thực hiện HS lên ktra HS ghi bài HS trả lời HS đọc nốt HS trả lời HS đọc gam C HS nghe và cảm nhận HS nghe và đọc nhạc HS thực hiện HS luyện đọc theo h/dẫn của GV HS trình bày HS thực hiện HS trình bày HS nghe và gõ ttấu IV. Cũng cố: Đọc TĐN số 6 V. Dặn dò: - Luyện đọc nhạc gõ phách. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tuần 25 - Tiết 25: ÔN TẬP BÀI HÁT: NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI! ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: HÁT BÈ A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát . - Thể hiện đúng tính chất vui tươi, nhẹ nhàng của bài hát - Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 5. - Có hiểu biết đôi nét về hát bè và tác dụng của hát bè. B. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đàn ocgan - Bảng phụ chép bài TĐN số 6. - Dĩa CD một số bài hát có sử dụng hát bè. 2. Chuẩn bị của hs: SGK, tìm hiểu về nghệ thuật htá bè. C. Tiến trình dạy học: I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong quá trình ôn tập) III. Dạy và học: Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS GV ghi bảng GV đàn GV hướng dẫn GV ghi bảng GV đàn GV thực hiện GV h/dẫn GV yêu cầu GV h/dẫn GV ghi bảng GV yêu cầu GV hỏi GV thuyết trình GV h/dẫn GV thực hiện I. Ôn hát: Nổi trống lên các bạn ơi Nhạc và lời: phạm Tuyên Phỏng dịch lời Việt: Tô Hải Luyện thanh: Ôn tập: - Hướng dẫn cho hs hát và vận động phụ hoạ nhẹ nhàng. - Chia nhóm hát đuổi và hoà giọng(câu cuối). - Hướng dẫn từng nhóm trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng. II. Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 5 – Chỉ có một trên đời 1. Đọc gam C 2. Ôn tập: - Cho học sinh nghe lại giai điệu của bài TĐN 1 lần để các em nhớ lại. - Cả lớp đọc nhạc + gõ phách - Từng nhóm đọc nhạc và gõ phách và gõ trọng âm. 3. Kiểm tra: - Gọi 2 em lên bảng trình bày bài hát - Gọi 2 em lên bảng trình bày bài TĐN (đọc nhạc và gõ phách). * Trò chơi âm nhạc: Gv đàn 3-4 nốt nhạc trong một câu bất kì cho hs nghe và nhận biết đó là câu nào và đọc lại nguyên vẹn câu nhạc đó. - GV gõ tiết tấu 1 tiết nhạc bất kì cho hs phát hiện đó là tiết tấu của tiết nhạc nào và gõ lại. III. Âm nhạc thường thức: Hát bè - Gọi 2 em đọc sgk/ 49 ? Hát bè có thể chia làm mấy loại, đó là những loại nào? ? Khi hát bè cần ít nhất là bao nhiêu người? Tác dụng của hát bè? * Có 2 loại hát bè: Hát bè và hát đuổi. 1. Hát bè: Có từ 2 người hoặc 2 nhóm người trở lên, Hát cùng 1 lúc và cùng một lời nhưng khác nhau về cao độ. Người ta thường hát bè quãng 3 và bè quãng 6 để tạo nên sự hoà hợp về âm thanh. 2. Hát đuổi: Có từ 2 người hoặc 2 nhóm người, hát giống nhau về lời ca và về cao độ,nhưng 1 nhóm hát trước, 1 nhóm hát sau. * Tác dụng của hát bè: Tạo nên dòng âm thanh đầy đặn và nhiều màu sắc. * Cho hs nghe minh hoạ về hát bè: - Hướng dẫn hs hát bè thấp bài “Con chim non” sau đó chọn 2-3 em đọc khá đọc bè thấp, GV đọc bè cao. - Hướng dẫn hs hát đuổi bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi”. + Một tổ trình bày cả bài hát, đến đoạn 2, GV hát đuổi để hs nghe và cảm nhận, câu kết hát hoà giọng. + Cả lớp cùng hát, đến đoạn 2, hai tổ hát đuổi. - Mở băng đĩa một số bài hát có sử dụng hát bè cho HS nghe và cảm nhận. HS ghi bài HS luyện thanh HS thực hiện HS ghi bài HS đọc gam C HS nghe HS thực hiện HS lên ktra HS t/gia trò chơi HS ghi bài HS đọc sgk HS trả lời HS nghe và ghi bài HS thực hiện HS nghe và cảm nhận HS nghe IV. Cũng cố: HS trình bày lại bài TĐN số 6 Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau kiểm tra 15 phút Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tuần 26 - Tiết 26: ÔN TẬP A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn tập lại 2 bài hát Khát vọng mùa xuân và Nổi trống lên các bạn ơi. - Đọc nhạc và hát lời chính xác bài TĐN số 5-6, kết hợp đánh đúng nhịp. B. Chuẩn bị của giáo viên: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đàn ocgan - Bảng phụ chép bài TĐN số 5-6 2. Chuẩn bị của hs: SGK, xem lại các bài đã học C. Tiến trình dạy học: I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn tập. III. Ôn tập: HĐ CỦA GV NỘI DUNG HĐ CỦA HS GV ghi bảng GV đàn GV hướng dẫn GV ghi bảng GV h/dẫn GV yêu cầu GV đàn GV gõ tiết tấu I. Ôn hát: Luyện thanh: Ôn tập: - Hướng dẫn cho hs hát tập thể mỗi bài từ 1-2 lần - Hướng dẫn ôn tập theo nhóm - Kỉêm tra 1 vài cá nhân II. Ôn tập TĐN - GV cho hs nghe lại giai điệu từng bài TĐN để các em nhớ lại - Hướng dẫn hs ôn tập từng bài. - Ôn luyện theo từng nhóm- đọc nhạc và đánh nhịp- đọc nhạc và gõ phách. - Kiểm tra một vài cá nhân III. Trò chơi âm nhạc: Luyện tai nghe và thẩm thấu âm nhạc Luyện tai nghe và tiết tấu: - GV đàn gam C (hoặc Am) cho hs phát hiện đó là gam trưởng hay thứ và đọc lại. - Đàn một vài nốt (Không liền bậc) trong các gam trên cho hs nghe và cho biết đó là cao độ các nốt nào? - GV gõ tiết tấu bất kì từ 2-3 lần cho hs nghe và yêu cầu các em gõ lại. HS ghi bài HS luyện thanh HS thực hiện HS ghi bài HS thực hiện HS lên ktra HS nghe, phát hiện và đọc HS nghe và gõ tiết tấu IV. Kết thúc: Về nhà học bài và chuẩn bị nội dung cho tiết học sau. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tuần 27 - Tiết 27: KIỂM TRA 1 TIẾT A. Mục tiêu: - Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh một cách công bằng và khách quan. - Rèn luyện kĩ năng hát đơn ca, đọc nhạc và đánh nhịp B. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Phổ biến trước cho hs biết về nội dung và hình thức kiểm tra - Sách giáo khoa. 2. Chuẩn bị của hs: SGK, ôn bài chuẩn bị kiểm tra C. Tiến trình kiểm tra: I. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: không III. Tiến trình kiểm tra: Giáo viên gọi từng nhóm 3 em lên bảng chọn nội dung kiểm tra hát hoặc TĐN để trình bày. Yêu cầu: + Hát: Thuộc lời, thể hiện tốt nội dung tình cảm của bài hát + TĐN: Đọc nhạc chính xác và kết hợp đánh nhịp (được nhìn sgk), thuộc lời ca của bài TĐN (không nhìn sgk). Sau mỗi phần trình bày của hs, gv ghi lại những nhận xét cần chú ý để nhận xét, đánh giá cho các em rút kinh nghiệm IV. Kết thúc kiểm tra: - GV nhận xét, đánh gia về phần chuẩn bị bài của hs và phâen kết quả kiểm tra (ưu- khuyết) để các em rút kinh nghiệm cho những lần sau. V. Dặn dò: Nhắc nhở hs về nhà chuẩn bị bài cho tiết sau. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tuần: 28 - 29 - 30 - Tiết: 28 - 29 - 30: CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hát đúng giai điệu bài hát : " Ngôi nhà của chúng ta", biết về nhạc sĩ Hình Phước Liên. - Đọc đúng bài TĐN số 7 kết hợp vỗ đệm theo nhịp. - Học sinh biết sơ lược về nhạc sĩ Sôpanh và bản “Nhạc Buồn”. 2. Kĩ năng: - Biết cách hát rõ lời, lấy hơi và hát diễn cảm bài hát. - Luyện cao độ và tiết tấu qua TĐN số 7. - Rèn kỹ năng hát tập thể (lối hát hoà giọng), hát tốp ca , đơn ca. 3. Thái độ: - Qua chủ đề giáo dục các em tình yêu thiên nhiên, yêu con người, biết bảo vệ môi trường sống của chúng ta. 4. Năng lực: Giúp HS có những năng lực: - Thực hành âm nhạc. - Hiểu biết âm nhạc. - Cảm thụ âm nhạc. - Trình diễn âm nhạc. - Sáng tạo âm nhạc. II. NỘI DUNG - Học hát: Bài "Ngôi nhà của chúng ta" - Nhạc và lời : Hình Phước Liên. - Ôn tập bài hát: "Ngôi nhà của chúng ta". - Tập đọc nhạc: TĐN số 7. - Ôn tập bài hát: "Ngôi nhà của chúng ta". - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7. - Âm nhạc thường thức: nhạc sĩ Sopanh và bản “Nhạc Buồn”. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của GV. - Nhạc cụ quen dùng. - Đệm đàn bài hát Ngôi nhà của chúng ta và TĐN số 7. - Nhạc cụ gõ: Song loan, phách. - Tranh ảnh minh họa cho bài hát. - Tranh ảnh liên quan đến nhạc sĩ SoPanh. - Máy nghe nhạc, nhạc có lời và không lời bài hát Ngôi nhà của chúng ta. - Nhạc có lời Bản nhạc buồn. - Bài hát Cây đàn ghi ta của Losca Thế Hiển trình bày. - Video trình bày bài hát Năm 2000 của chúng em sáng tác của Hình Phước Liên trình bày Lê Hà Linh. 2. Chuẩn bị của HS. - Sưu tầm, nghe và hình dung giai điệu bài hát "Ngôi nhà của chúng ta" sáng tác của Hình Phước Liên. Tiết 28 HỌC HÁT: BÀI NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA Nhạc và lời: Hình Phước Liên Nội dung 1: Học hát: Bài Ngôi nhà của chúng ta A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp. - HS lắng nghe giai điệu(Qua phần đàn và hát của GV) một vài câu trong bài hát Cây đàn ghi ta của Losca; Năm 2000 của chúng em của tác giả Hình Phước Liên. - Nghe một số thông tin sơ lược về nhạc sỹ Hình Phước Liên do giáo viên cung cấp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung cả lớp - HS nghe bài hát "Ngôi nhà của chúng ta" ( xem video hoặc GV trình bày), nêu cảm nhận của em về sắc thái bài hát ( vui nhộn hay dịu dàng). Hoạt động cá nhân - HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi. + Nội dung bài hát nói lên điều gì? + Chia đoạn và chia các câu hát? Đoạn 1: Ngôi nhà chung.......hiền hòa. + Câu 1: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la + Câu 2: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh hiền hòa Đoạn 2: Mặt trời lên..... đều như muốn hát chung một lời. Nụ cười tươi......là hoa quý góp cho vườn đời. + Câu 3: Mặt trời lên cho ta nắng mai và biển luôn ngân nga sóng reo dòng sông trắng cánh rừng xanh dệt nên những bức tranh đẹp xinh. + Câu 4: Hạt sương lung linh trên cánh hoa một giọng chim trong veo thiết tha ngọn lửa ấm hòn sỏi con đều như muốn hát chung một lời. + Câu 5: Nụ cười tươi trên môi chúng ta và bài ca bên nhau hát lên tình thân ái nối vòng tay để trái đất ấm trong tình thương. + Câu 6: Mặt trời trên cao luôn sáng trong và biển luôn ngân nga hát ca tình thân ái của chúng ta là hoa quý góp cho vườn đời. Đoạn 3: Ngôi nhà chung...... màu xanh bao la.( tái hiện đoạn 1) + Câu 7: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la. + Câu 8: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp - HS nghe GV đàn, khởi động giọng theo mẫu: - Tập hát từng câu: + Tập hát câu thứ nhất: HS lắng nghe GV đàn giai điệu hoặc hát mẫu, tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. GV chỉ định một và HS hát lại câu 1, hướng dẫn các em sửa chỗ còn sai. + Tập hát câu thứ hai tương tự câu thứ nhất. + Hát nối tiếp câu thứ nhất với câu thứ hai. + Hết đoạn 1: GV chỉ định cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ trình bày lại. + Tập hát những câu tiếp theo ở đoạn 2 tương tự như đoạn 1. Hoạt động nhóm - Tập hát cả bài + HS tập hát cả 2 đoạn bài hát. + GV giúp HS sửa chỗ hát sai. + GV hướng dẫn HS thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. + Một vài nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. Hoạt động chung cả lớp - Củng cố bài hát + HS tập hát lĩnh xướng và hòa giọng: Lần 1. Cả lớp hát hòa giọng. Lần 2. hát lĩnh xướng và hòa giọng như sau: Người hát Câu hát HS nữ + Câu 1: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la + Câu 2: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh hiền hòa. HS nam + Câu 3: Mặt trời lên cho ta nắng mai và biển luôn ngân nga sóng reo dòng sông trắng cánh rừng xanh dệt nên những bức tranh đẹp xinh. + Câu 4: Hạt sương lung linh trên cánh hoa một giọng chim trong veo thiết tha ngọn lửa ấm hòn sỏi con đều như muốn hát chung một lời. HS nữ + Câu 5: Nụ cười tươi trên môi chúng ta và bài ca bên nhau hát lên tình thân ái nối vòng tay để trái đất ấm trong tình thương. + Câu 6: Mặt trời trên cao luôn sáng trong và biển luôn ngân nga hát ca tình thân ái của chúng ta là hoa quý góp cho vườn đời. HS nam + Câu 7: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la. + Câu 8: Ngôi nhà chung của chúng ta là trái đất màu xanh bao la. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm - HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường, lớp. - Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm học sinh chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau: + Hát bài: Ngôi nhà của chúng ta yêu kết hợp gõ đệm: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. + Hát bài: Ngôi nhà của chúng ta kết hợp vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát , Tập kết hợp vận động theo nhạc. Hoạt động với cộng đồng - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Ngôi nhà của chúng ta trong tiết hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm + Mỗi nhóm kể tên 2 bài hát viết về chủ đề về môi trường. + Các nhóm về nhà tìm một vài động tác phụ họa cho bài hát. Tiết 29 - Ôn tập bài hát: Ngôi nhà của chúng ta! - Tập đọc nhạc: TĐN số 7 Nội dung 1: Ôn tập bài hát “Ngôi nhà của chúng ta!”. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp - HS trình bày bài hát “Ngôi nhà của chúng ta!” theo hình thức hát lĩnh xướng-hòa giọng(đã học ở tiết trước) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Không có kiến thức mới. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp - HS nghe GV đàn, khởi động giọng theo mẫu. Hoạt động nhóm ( 4 nhóm) - Các nhóm lên trình bày lại bài hát kết hợp các động tác phụ họa đã chuẩn bị ở nhà. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động cộng đồng - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài “Ngôi nhà của chúng ta” trong các sinh hoạt của lớp của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm - Vẽ bức tranh minh họa về bài hát? Nội dung 2- Tập đọc nhạc: TĐN số 7 Bài “Dòng suối chảy về đâu” nhạc U-crai-na. A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp Tập vỗ tay theo âm hình tiết tấu B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung cả lớp - HS lắng nghe giai điệu TĐN số 7 “Dòng suối chảy về đâu”. Quan sát bài TĐN số 7 nêu nhận biết của mình về bài TĐN. Hoạt động cá nhân - HS tìm thông tin SGK để trả lời câu hỏi: + TĐN số 1 viết ở nhịp mấy? + Nêu tên nốt ( cao độ ) trong bài TĐN? + Kể tên các hình nốt trong bài TĐN? + Chia câu (4 câu). Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp - Luyện cao độ - Luyện tiết tấu - Học từng câu ( theo lối móc xích) + Tập câu 1: GV đàn mẫu , HS lắng nghe thực hiện. GV chỉ định một nhóm 5-6 HS thực hiện, hướng dẫn sửa sai (nếu có). + Tập câu 2 : Tương tự câu 1 + Tập kết hợp câu 1 và câu 2: GV đàn mẫu, HS lắng nghe thực hiện. GV chỉ định nhóm 4 hs thực hiện, hướng dẫn sửa sai (nếu có) + Tập câu 3 : Tương tự câu 1 + Tập câu 4 : Tương tự câu 1 + Tập kết hợp câu 3 và câu 4: Tương tự câu 1 và câu 2 Hoạt động nhóm - Tập đọc cả bài (chia lớp 4 nhóm) + HS nghe GV đàn kết hợp cả bài TĐN + HS tập kết hợp cả bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp + HS tự luyện tập kết hợp cả bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp + GV giúp hs sửa những chỗ còn sai và hướng dẫn hs đọc kết hợp đúng cả bài TĐN. + Các nhóm lần lượt trình bày kết quả trước lớp. + Các nhóm tham gia nhận xét, đánh giá . GV động viên khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. - Ghép lời ca ( chia lớp 4 nhóm ) + HS nghe GV đàn giai điệu cả bài TĐN + HS tập ghép lời ca cả bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp + HS tự luyện tập kết hợp cả bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp + GV giúp HS sửa những chỗ còn sai và hướng dẫn hs đọc kết hợp đúng cả bài TĐN. + Các nhóm lần lượt trình bày kết quả trước lớp. + Các nhóm tham gia nhận xét, đánh giá . GV động viên khen ngợi hoặc đưa ra kết luận. - Củng cố kiểm tra cả bài + HS tập đọc nhạc và ghép lời ca theo hình thức đối đáp và hòa giọng. + HS đọc nhạc, ghép lời ca bài TĐN kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp + HS tập nghe nốt nhạc đoán tên câu nhạc và đọc cao độ ghép lời ca câu nhạc vừa đoán. + HS nêu cảm nhận của mình về nội dung và ý nghĩa giáo dục sau khi đọc nhạc - nghép lời bài TĐN số 1 “Dòng suối chảy về đâu” nhạc U-crai-na. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động nhóm - HS đọc nhạc ghép lời ca kết hợp vỗ đệm theo trọng âm của nhịp Hoạt động cộng đồng HS biết đọc nhạc và biết hát một trích đoạn bài trong bài hát “Dòng suối chảy về đâu” trong sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm HS nghe cả bài hát Dòng suối chảy về đâu (nhạc U-crai -na) TIẾT 30 - ÔN TẬP BÀI HÁT : DÒNG SUỐI CHẢY VỀ ĐÂU - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 7 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ SOPANH VÀ BẢN NHẠC BUỒN I. NỘI DUNG 1: ÔN TẬP BÀI HÁT: DÒNG SUỐI CHẢY VỀ ĐÂU A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp Trình bày lại bài TĐN số 7( cả phần nhạc và phần lời) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI - Không có kiến thức mới. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp - HS nghe GV đàn, khởi động giọng hát theo giai điệu sau: - HS hát lĩnh xướng đoạn 1, đoạn 2 cả lớp hát. Các nhóm khác tham gia nhận xét. GV bổ sung, động viên, khen ngợi và đưa ra kết luận. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động với cộng đồng - Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Ngôi nhà của chúng ta! trong các buổi sinh hoạt của lớp, của trường, các hội diễn văn nghệ ở địa phương. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Không có hoạt động bổ xung II. NỘI DUNG 2: ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - HS lắng nghe giai điệu và cho biết đó là câu mấy của bài TĐN số 7. - HS đọc lại câu nhạc vừa xác định. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Không có kiến thức mới C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp - HS nghe GV đàn gam Đô trưởng, HS đọc gam theo tiếng đàn. - HS đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 7 kết hợp với vỗ tay theo trọng âm của nhịp 2/4. Hoạt động nhóm - Một vài nhóm trình bày bài TĐN số 7 trước lớp. Các nhóm khác tham gia nhận xét. GV bổ sung nhận xét , đưa ra kết luận. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Có thể ghi nhớ giai điệu và lời ca tham gia vào trò chơi âm nhạc. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động nhóm HS đặt lời mới cho câu nhạc số 3 và số 4 bài TĐN số 7. Câu 3: Câu 4: II. NỘI DUNG 3: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ SÔPANH VÀ BẢN NHẠC BUỒN A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động chung cả lớp. - GV cho học sinh xem video trích đoạn vở nhạc kịch Đông-gioăng. - GV đăt câu hỏi: vở nhạc kịch chúng ta vừa xem là sáng tác của nhạc sỹ nào? - HS trả lời nếu không đúng thì GV có thể giới thiệu luôn cho các em đó là vở nhạc kịch của Sopanh mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động chung cả lớp - Nghe bản Nhạc Buồn của nhạc sĩ Sopanh. Hoạt động cá nhân - HS tìm thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: + Nhạc sỹ Sopanh là người nước nào? + Nêu một số tác phẩm nổi tiếng của Sopanh ? + Đa số tác phẩm của Sopanh viết cho loại nhạc cụ nào? + Màu sắc âm nhạc của Sopanh là gì? + Sopanh đã làm gì để giúp đỡ người nghèo và nạn nhân chiến tranh? + Cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Sopanh được tổ chức ở đâu, mấy năm một lần? + Có một nghệ sỹ Việt Nam đạt giải nhất trong cuộc thi âm nhạc Sopanh lần thứ 10 đó là nghệ sỹ nào? + Bản Nhạc Buồn còn có tên gọi khác là gì? + Em hãy phát biểu cảm nhận của mình sau khi đã được nghe bản Nhạc Buồn? + Tại sao lại gọi là bản Nhạc Buồn? + Bản Nhạc Buồn đã được nhạc sĩ nào ở Việt Nam đặt lời? C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động chung cả lớp - HS đánh nhip 2/4 theo nhịp trống trên đàn điện tử. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Không có hoạt động ứng dụng. E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG Hoạt động chung cả lớp Xem Video trình bày bài hát Ngôi nhà của chúng ta của nhạc sỹ Hình Phước Liên. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / Tuần 31 - Tiết 31: HỌC HÁT: TUỔI ĐỜI MÊNH MÔNG Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát “Tuổi đời mênh mông”. - Qua bài hát, các em cảm nhận được vẻ đẹp của tuổi thơ với những khát vọng, mơ ước chân thành về cuộc sống, tình yêu quê hương và tình yêu thiên nhiên. - Có cảm nhận về giọng trưởng và giọng thứ cùng tên trong giai điệu của bài hát. B. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đàn ocgan - Đ
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_8_hoc_ky_ii_nguyen_bao_loc.doc