Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 32, Bài 8: Ôn tập bài hát Tiếng ve gọi hè, Tập đọc nhạc số 9

Hoạt động 1: ôn tập bài hát (15p)

- GV: ghi nội dung.

- HS: cả lớp ghi bài.

- GV: Đàn và bắt nhịp cho HS luyện theo thanh gam trưởng 1-2 lần.

- HS: cả lớp luyện thanh.

- GV: Mở đĩa cho HS nghe lại bài hát 1 lần.

- HS: lắng nghe và tự điều chỉnh.

- GV: yêu cầu HS trình bày cả bài hát hoàn chỉnh 1-2 lần kết hợp vỗ tay theo phách.

- HS: cả lớp thực hiện.

- GV: nhận xét, sửa sai cho HS nếu có bằng cách hát mẫu.

- GV: Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo nhóm 2 hoặc nhóm 3.

- HS: luyện tập hát nhóm.

- GV: cho HS xung phong hoặc chỉ định 1-2 nhóm lên trình bày bài hát.

- HS: 1-2 nhóm trình bày( hát thuần thục, thuộc bài hát: Đ, ngược lại: CĐ ).

- GV: nhận xét, sửa sai nêu có và đánh giá.

Hoạt động 2: tập đọc nhạc (25p)

- GV: ghi nội dung và treo tranh.

- HS: ghi bài và quan sát.

- GV: Thuyết trình: Bài TĐN số 9 là 1 đoạn trích của bài hát Trường làng tôi nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, đây là bài hát có giai điệu đẹp, du dương và tha thiết.

- HS: cả lớp theo dõi.

-GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài TĐN bằng các câu hỏi sau:

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 32, Bài 8: Ôn tập bài hát Tiếng ve gọi hè, Tập đọc nhạc số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8, Tiết 32	
Tuần 32
Ôn tập bài hát: 	TIẾNG VE GỌI HÈ
Tập đọc nhạc: 	TĐN SỐ 9
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- HS hiểu ôn tập để hát thuần thục hơn bài Tiếng ve gọi hè.
- HS biết luyện tập trình bày nhóm hoàn chỉnh bài hát.
2. Kĩ năng: 
- HS thực hiện thành thạo: hát thuần thục và biết biểu diễn bài hát theo nhóm. 
- HS thực hiện được: đọc đúng nhạc, hát đúng lời và biết kết hợp vừa đọc nhạc, hát lời vừa vỗ tay theo phách bài TĐN số 9 – Trường làng tôi.
3. Thái độ: 
- Thói quen: Qua bài học HS tập làm quen thêm 1 bài hát ở nhịp để hiểu thêm tính chất của nhịp này.
- Tính cách: HS tích cực hơn trong học tập.
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP: TĐN số 9 – Trường làng tôi.
III/ CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Đàn, máy đĩa; đĩa nhạc; hát thuần thục bài Tiếng ve gọi hè; tranh nhạc, đọc nhạc và hát lời thuần thục bài TĐN số 9 - Trường làng tôi.
2. Học sinh: vở ghi bài và đồ dùng học tập của học sinh.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p)
2. Kiểm tra miệng: lồng ghép vào nội dung 1.
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ôn tập bài hát (15p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: cả lớp ghi bài.
- GV: Đàn và bắt nhịp cho HS luyện theo thanh gam trưởng 1-2 lần.
- HS: cả lớp luyện thanh.
- GV: Mở đĩa cho HS nghe lại bài hát 1 lần.
- HS: lắng nghe và tự điều chỉnh.
- GV: yêu cầu HS trình bày cả bài hát hoàn chỉnh 1-2 lần kết hợp vỗ tay theo phách.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai cho HS nếu có bằng cách hát mẫu.
- GV: Hướng dẫn HS trình bày bài hát theo nhóm 2 hoặc nhóm 3.
- HS: luyện tập hát nhóm.
- GV: cho HS xung phong hoặc chỉ định 1-2 nhóm lên trình bày bài hát.
- HS: 1-2 nhóm trình bày( hát thuần thục, thuộc bài hát: Đ, ngược lại: CĐ ).
- GV: nhận xét, sửa sai nêu có và đánh giá.
Hoạt động 2: tập đọc nhạc (25p)
- GV: ghi nội dung và treo tranh.
- HS: ghi bài và quan sát.
- GV: Thuyết trình: Bài TĐN số 9 là 1 đoạn trích của bài hát Trường làng tôi nhạc và lời của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu, đây là bài hát có giai điệu đẹp, du dương và tha thiết.
- HS: cả lớp theo dõi.
-GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài TĐN bằng các câu hỏi sau:
+ Bài TĐN số 9 được viết ở giọng gì? Ở loại nhịp nào? (Giọng Đô trưởng, nhịp )
+ Bài TĐN có những kí hiệu âm nhạc nào? (Có dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, khung thay đổi và dấu nối trường độ).
+ Bài TĐN có mấy câu? Mỗi câu có mấy ô nhịp?( gồm có 4 câu (cả câu nhắc lại), mỗi câu đều có 8 ô nhịp, câu 1 và câu 3 hoàn toàn giống nhau.)
- HS: cá nhân trả lời.
- GV: nhận xét, bổ sung ý đúng.
- HS: theo dõi và ghi chú.
- GV: chỉ định HS đọc tên nốt nhạc trong từng câu.
- HS: 4 HS đọc.
- GV: yêu cầu HS đọc lại 1 lần gam Đô trưởng.
- HS: cả lớp đọc gam.
- GV: Đàn cả bài TĐN cho HS nghe qua 1 lần.
- HS: lắng nghe và nắm giai điệu.
- GV: hướng dẫn HS tập đọc nhạc, hát lời từng câu: GV đàn nhạc câu 1 (2-3 lần) yêu cầu HS nghe và đọc nhẩm theo. Sau đó GV bắt nhịp cho HS đọc nhạc câu 1 (2-3 lần) và ghép lời ca vào, GV chỉ định 1-2 HS khá đọc nhạc, hát lời câu 1 cho các HS còn lại nghe, tự điều chỉnh. Tiến hành tập các câu còn lại tương tự cho đến hết bài theo lối móc xích.
- HS: cả lớp tập đọc nhạc và hát lời.
- GV: nhận xét, sửa sai từng câu cho HS cho đến khi HS đọc, hát tốt.
- GV: yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời cả bài TĐN 1-2 lần.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV: hướng dẫn HS vừa đọc nhạc, hát lời vừa vỗ tay theo phách cả bài TĐN số 9.
- HS: cả lớp luyện tập.
- GV: nhận xét, sửa sai cho HS.
I. Ôn tập bài hát: 
TIẾNG VE GỌI HÈ
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
II. Tập đọc nhạc: TĐN số 9 
 TRƯỜNG LÀNG TÔI
(Trích)
Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu
- Bài TĐN số 9 được viết ở giọng Đô trưởng theo nhịp .
- Bài TĐN có những kí hiệu âm nhạc là: dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, khung thay đổi và dấu nối trường độ.
- Bài TĐN số 9 gồm có 4 câu (cả câu nhắc lại), mỗi câu đều có 8 ô nhịp, câu 1 và câu 3 hoàn toàn giống nhau.
4. Tổng kết: (3p)
- GV: Chia lớp làm 2: nửa đọc nhạc, nửa hát lời và ngược lại kết hợp vỗ tay theo phách.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và tuyên dương HS cả lớp.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Hát thuần thục, diễn cảm bài hát Tiếng ve gọi hè.
- Đọc nhạc, hát lời thuần thục bài TĐN số 9 – Trường làng tôi.
- Luyện tập đánh nhịp bài TĐN số 9 – Trường làng tôi.
- Chuẩn bị tiết học sau: xem trước phần ANTT- Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người.
V/ PHỤ LỤC: (không có)

File đính kèm:

  • docTiet_32_On_TDN_so_9_ANTT_Dan_ca_mot_so_dan_toc_it_nguoi.doc