Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 11: Thường thức âm nhạc Vài nét về ca khúc thiết nhi Việt Nam - năm học 2019-2020

Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.

- Phương pháp: trực quan thính giác

- Kĩ thuật động não

- Năng lực: hiểu biết âm nhạc

- Hình thức:

Tập thể

- Phẩm chất:

tự tin

- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn

- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết

- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .

- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 11: Thường thức âm nhạc Vài nét về ca khúc thiết nhi Việt Nam - năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3
HỌC HÁT : MÙA XUÂN TÌNH BẠN
NHẠC LÍ : DẤU CHẤM DÔI
TẬP ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 3
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC : VÀI NÉT VỀ CA KHÚC
THIẾU NHI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
- Thể hiện được tính chất vui tươi, duyên dáng, trong sáng, tự hào khi hát bài Mùa xuân tình bạn
- Kể tên được các bài hát thiếu nhi phổ biến và nêu được cảm nhận về giai điệu của các bài hát đó.
2) Kĩ năng:
- Hát đúng giai điệu và biểu diễn đúng tính chất bài hát Mùa xuân tình bạn
- Phân tích cơ bản nội dung giai điệu bài
3) Thái độ:
- Có ý thức trong học tập
- Cảm mến , trân trọng vai trò của nhạc cụ dân tộc trong đời sống tinh thần của người Việt
4) Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.
+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
II. NỘI DUNG BÀI DẠY:
- Bài 3: (3tiết)
+Tiết 1: Học hát : Mùa xuân tình bạn.
+Tiết 2: Nhạc lí: Dấu chấm dôi- TĐN số 3:Mùa xuân về.
+Tiết 3: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc.
III. CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên:
- Tư liệu về ca khúc , bài hát: Mùa xuân tình bạn.
- Tư liệu nghe , xem nhạc về các ca khúc thiếu nhi Việt Nam.
2) Học sinh:
- Tìm hiểu về nhạc sĩ Cao Minh Khanh
- Tìm hiểu trước về ca khúc thiếu nhi Việt Nam.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tuần12 
Tiết 11
Ngày dạy:6/11/2019
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC :
VÀI NÉT VỀ CA KHÚC THIẾU NHI VIỆT NAM
*Ổn định tổ chức:
*Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv cho hs đứng lên hát bài hát đồng dao , đồng thời làm các động tác phụ họa ( vỗ tay, hoặc cầm tay nhau ) 
GV giới thiệu vào bài : Đây chính là 1 trong những ca khúc thiếu nhi Việt Nam mà hôm nay cô & các bạn cùng tìm hiểu qua phần thường thức âm nhạc : Vài nét về ca khúc thiếu nhi Việt Nam.
1.Khởi động.(5’)
Hát bài đồng dao
“ Dung dăng dung dẻ ”
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
Tập thể
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
Gv cho hs hoạt động cá nhân 
Gv yêu cầu cho hs đọc đoạn đầu tiên của bài:
? Nêu vai trò của âm nhạc đối với thiếu nhi ? 
Hs chia sẻ câu trả lời với bạn bên cạnh
Hs nhận xét và trả lời. 
Gv chốt kiến thức và ghi bảng.
? Các chương trình âm nhạc thiếu nhi thường vang lên ở đâu ?
Hs nhận xét và trả lời.
Dựa vào thông tin bài học, thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi:
HĐ nhóm :
? Từ xa xưa, trẻ em thường hát những bài gì ? kể tên 2 bài hát và tác giả sáng tác bài hát đó?
Cho hs thảo luận trong 3’ 
Cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm.
Các nhóm khác nhận xét phần trình bày của bạn.
? Nêu tên các bài hát được sáng tác ở giai đoạn 1945-1954 ?
? Nêu tên các bài hát được sáng tác ở giai đoạn 1954-1975 ?
? Nêu tên các bài hát được sáng tác ở giai đoạn 1975 đến nay ?
2.Hình thành kiến thức(26’)
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC :
VÀI NÉT VỀ CA KHÚC THIẾU NHI VIỆT NAM
1. Vai trò của âm nhạc đối với thiếu nhi.
- Âm nhạc có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của thiếu nhi. Những giai điệu trầm bổng đưa các em về thế giới của cái đẹp, của tưởng tượng và ước mơ.
- Các bài hát cho trẻ em vang lên trong học đường, câu lạc bộ, trên các sân khấu , hội diễn , trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- các bài hát cho thiếu nhi mang tính giáo dục cao, phong phú và đa dạng , được nhiều người ưa thích. 
2. Các bài hát thiếu nhi qua các giai đoạn lịch sử. 
* Giai đoạn trước năm 1945:
+ Nu na nu nống
+ Bắc kim thang
+ Dung dăng dung dẻ
+ Thằng Bờm
+ Con mèo trèo cây cau
+ Con gà cục tác lá chanh
.
*Giai đoạn 1945-1954:
+ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng- Phong Nhã
+ Con voi- Nguyễn Xuân Khoát
+ Lì và sáo- Văn Chung
+ Chú Cuội- Lê Thương
+ Nghé ơi – Phan Trần Bảng
..
*Giai đoạn 1954-1975:
+ Đi học- Bùi Đình Thảo
+ Em đi giữa biển vàng- Bùi Đình Thảo
+ Em là mầm non của Đảng- Mộng Lân
+ Lượn tròn- lượn khéo- Văn Chung
+ Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ- Xuân Giao
*Giai đoạn 1975 đến nay:
+ Đưa cơm cho mẹ đi cày- Hàn Ngọc Bích
+ Em bay trong đêm pháo hoa- Hàn Ngọc Bích
+ Bác Hồ - người cho em tất cả- Hoàng Long-Hoàng Lân
+ Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác- Hoàng Long-Hoàng Lân
+ Em yêu trường em- Hoàng Vân
.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Chia đội , đặt tên đội, giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu hs sau khi nghe xong đoạn nhạc, em hãy cho biết tên bài hát và chủ đề của bài hát ?
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Trò chơi âm nhạc :
Câu 1 : Niềm vui của em 
Câu 2 : Đi cấy
Câu 3 : Mùa xuân tình bạn
Câu 4 : Cháu lên ba
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
HĐ Cặp đôi:
Trong 3’ các em hđ theo cặp đôi , thảo luận để trả lời câu hỏi:
Nêu vai trò của ca khúc thiếu nhi trong giáo dục âm nhạc ?
 Hs trình bày , GV chốt kiến thức.
4.Hoạt động vận dụng(3’)
Âm nhạc và ca hát là nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết đối với thiếu nhi
- Giúp các em giải trí , sảng khoái tinh thần, phát triển năng lực thẩm mĩ. Góp phần bồi dưỡng tâm hồn , phát triển trí tuệ , thể chất, để trở thành người có ích cho cuộc sống và công cuộc xây dựng đất nước sau này.
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv yêu cầu
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
Về nhà sưu tầm thêm 1 số bài hát thiếu nhi mà em thích.
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
* Rút kinh nghiệm:
.
.
.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_7_tiet_11_thuong_thuc_am_nhac_vai_net_ve.docx