Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

 - HS biết bài TĐN số 3 do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, tập đánh nhịp

 - Tập thể hiện âm hình, tiết tấu áp dụng nốt móc đơn.

 - Thông qua bài hát “Làng tôi” giới thiệu cho HS biết NS Văn Cao một tài danh của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1. Giáo viên: - Đàì đĩa AN6, ảnh nhạc sĩ Văn Cao, bảng phụ.

 2. Học sinh: - Sách vở, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: sĩ số 6A: .

 6B: .

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc74 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ca của các vùng miền.
- GV đàn cho HS hát vài bài mà HS thuộc.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- GV chia nhóm cho HS thực hiện lần lượt, kết hợp động tác phụ họa.
- GV mời 3-4 HS hát và nhún theo nhịp nhận xét,đánh giá
HS: Thực hiện
GV: Nhận xét, đánh giá
2. Học hát bài: ĐI CẤY 
 Dân ca: Thanh Hóa
- Nghe hát mẫu
* Luyện thanh:
- Tập hát từng câu
- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài.
- Luyện tập thực hành
- Nghe một số bài dân ca của các vùng miền khác nhau.
-Trình bày bài hát kết hợp vận động phụ họa 
4. Củng cố: 
 - Cho cả lớp hát lại bài Đi cấy kết hợp vận động phụ họa.
 - Yêu cầu tập đọc nhạc câu hát 1 bài đi cấy. (nhận xét sửa sai nếu có)
5. Dặn dò: 
 - Hát thuộc lời ca giai điệu bài hát Đi cấy.
 - Xem trước bài TĐN số5.
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Ngày dạy: 4/12/2017
Tiết 14
ÔN BÀI HÁT: Đi Cấy
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN Số 5
I. MỤC TIÊU:
 - HS ôn bài hát Đi cấy, HS biết thể hiện một vài động tác phụ hoạ khi hát.	 - Hướng dẫn HS vừa hát vừa làm một số động tác phụ hoạ. Hát thể hiện sắc thái nhẹ nhàng, duyên dáng, dí dỏm.
 - TĐN áp dụng thang 5 âm đô-rê-mi-sol-la. Đọc đúng cao độ ,trường độ kết hợp các kĩ năng gõ đệm.
 - Giáo dục hs yêu thích các bài hát dân ca.
CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: - Đài đĩa AN 6, bảng phụ .
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số 6a: ............ 
 6b: ...........
2. Kiểm tra bài cũ: - Hai hs lên bảng trình bày bài hát Đi cấy.
 - GV nhận xét đánh giá
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS ôn bài Đi cấy.
- GV ghi bảng kết hợp giới thiệu bài mới trực tiếp.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- Gvcho HS nghe lại bài hát một lần.
- HS lắng nghe và hát nhẩm theo đàn.
- GV yêu cầu HS hát theo nhóm, tốp ca, song ca, đơn ca, tập thể lớp
 - HS ôn theo sự hướng dẫn của GV, cách hát hòa giọng và lĩnh xướng.
- GV cho HS hát và vận động như đã hướng dẫn ở tiết trước 
- HS thực hiện.
- GV chú ý sửa sai nếu có. 
- GV mời 2-3 học sinh lên bảng hát kết hợp vận động phụ họa
 (nhận sét, đánh giá)
I. Ôn bài hát: Đi cấy
- Luyện tập kiểm tra
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu và tập đọc bài TĐN số 5.
- GV đàn và đọc cho HS nghe mẫu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- GV treo bảng phụ giới thiệu bài TĐN số 5. 
- Nêu nhận xét của em về bài TĐN? 
(cao độ, trường độ, nhịp, những kí hiệu thường gặp)?
 - HS trả lời – GV nhận xét.
- GV đọc nhạc mẫu – HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn HS tập tiết tấu – HS thực hành. 
- GV cho HS luyện đọc gam Đô trưởng (ñoïc gam rãi và gam trục Đô-mi-sol-đố đi lên và đi xuống).
- Hướng dẫn HS đọc nhạc như những bài TĐN khác.
- GV đàn câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu HS nghe và đọc nhẩm theo.
- GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp 
 yêu cầu HS đọc cùng với đàn.
- Tập tương tự câu còn lại đến hết bài.
- Khi đã tập xong bài TĐN, GV cho HS đọc lại bài TĐN nhiều lần. 
- Khi HS đọc tốt bài GV cho hs ghép lời ca.
- Gv hs đọc cá nhân (Nx- đánh giá).
II. Tập đọc nhạc –TĐN số 5
 Vào rừng hoa
 Nhạc và lời : Việt Anh
 Vừa phải
- Nhịp vừa phải.
- Cao độ: C-D-E-F-G-A-B-C.
- Trường độ: Nốt trắng, đen, móc đơn.
- Giọng đô trưởng.
- Có dấu nhắc lại (câu 1 đọc 2 lần)
- Có 3 câu nhạc ngắn.
- Gõ tiết tấu cảu bài
- Luyện đọc gam Đô trưởng
- Đọc từng câu
- Đọc cả bài
- Luyện đọc bài
4. Củng cố:
 - Cho cả lớp hát lại bài Đi cấy kèm động tác phụ họa
 - Cả lớp đọc bài TĐN số 5 kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài.
5. Dặn dò: 
- Ôn lại bài hát Đi cấy,TĐN số 5.Xem trước bài tiết sau.
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày 27 tháng 11 năm 2017
 TPCM
 Đào Thị Bích Phượng
Ngày dạy: 11/ 12/ 2017
Tiết 15
ÔN TẬP BÀI HÁT ĐI CẤY. ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ
NHẠC CỤ DÂN TỘC PHỔ BIẾN
I. MỤC TIÊU:
 - HS tập biểu diễn bài đi cấy.
 - HS đọc đúng giai điệu và thuộc lời ca bài T ĐN số 5.
 - HS có những hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: - Tranh một số nhạc cụ (phô tô sgk).
2. Học sinh: - Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 6a: ..................
 6b: ..................
2. Kiểm tra bài cũ: Hs trình bày bài hát Đi cấy. Đọc bài TĐN số 5.
3. Bài mới:
Hoat động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS ôn bài Đi cấy.
Gv cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
 HS lắng nghe và hát nhẩm theo .
GV yêu cầu HS hát thuộc lời theo nhóm, tốp ca, song ca, đơn ca, tập thể lớp
HS ôn theo sự hướng dẫn của GV, cách hát hòa giọng và lĩnh xướng.
GV cho HS hát và vận động phụ họa.
 HS thực hiện.
GV chú ý sửa sai nếu có. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập bài TĐN số5
- GV đọc cho HS nghe lại bài TĐN.
- HS lắng nghe và đọc nhẩm theo.
- GV chia nhóm cho HS thực hiện lần lượt đọc nhạc và hát lời kết hợp với vỗ tiết tấu (nhận xét sửa sai nếu có).
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV gọi 2-3 HS đọc nhạc và vỗ tiết tấu (nhận xét ghi điểm).
I. Ôn tập bài hát: Đi cấy
- Luyện tập kiểm tra
II. Ôn tập bài TĐN số 5:
 Vào rừng hoa
 Nhạc và lời : Việt Anh
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu và nhận biết nhạc cụ.
GV: Gọi hs đọc bài
- Nhạc cụ dân tộc thường dùng vào dịp nào?
HS: tìm hiểu thông tin trong SGK trả lời.
GV: Cho hs quan sát hình ảnh một số nhạc cụ dân tộc.
HS: quan sát kết hợp tìm hiểu thông tin trong SGK nêu hình dáng, cấu tạo và cách sử dụng từng loại nhạc cụ?
GV: nhận xét, chốt ý chính.
- Sáo
- Đàn bầu
- Đàn nhị
- Đàn tranh
- Đàn nguyệt:
- Trống
GV yêu cầu phân biệt nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây?
HS trả lời dựa vào sgk (Nhạc cụ phương tây: guita,organ, các loại kèn đồng)
 GV đặt câu hỏi thế nào là nhạc cụ phổ biến?
 HS (Phổ biến là được sử dụng nhiều, rộng rãi)
GV Dùng đàn organ cho HS nghe các loại âm thanh của từng loại nhạc cụ có trong đàn.
III: Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
- Nhạc cụ các Dân Tộc VN có nhiều loại khác nhau, để dùng trong lễ hội, sinh hoạt văn hoá cộng đồng. 
* Sáo: Làm bằng cây trúc, dùng hơi để thổi, có hai loại: Sáo dọc và Sáo ngang. 
* Đàn Bầu: Chỉ có một dây, dùng que 
gảy có âm sắc đặc biệt.
*Đàn Nhị: Còn gọi là Đàn Cò, có hai dây, dùng cung kéo.
*Đàn Tranh: Còn gọi là đàn Thập Lục, Dùng móng gảy. 
*Đàn nguyệt: Còn gọi là Đàn Kìm: có hai dây dùng móng gảy. 
*Trống: Có nhiều loại khác nhau: Trống Cái, Trống Cơm, Trống Đế 
4. Củng cố: 
 Cho cả lớp hát lại bài Đi cấy, đọc và hát lời bài lại bài T ĐN số 5.
5. HDVN: 
 Về nhà ôn tập lại các bài hát, TĐN đã học.
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: 18 /12/2017 
Tiết 16
 ÔN TẬP ( ĐƯA DÂN CA VÀO CHƯƠNG TRÌNH )
HỌC HÁT BÀI: MƯA RƠI ( Dân ca Xá- Tây Bắc)
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời bài hát Mưa rơi - Dân ca Xá - Tây Bắc nước ta
- Hát đúng giai điêu bài hát
- Rèn luyện kĩ năng hát dân ca cho học sinh
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: - Bản nhạc và lời bài hát mưa rơi
 - Đài, đĩa AN 6
2. Học sinh: 
 - SGK, vở ghi.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số 6A: ...... 
 6B: ......
2. Kiểm tra bài cũ:
 	 - Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, kiến thức cần đạt
*Hoat động 1:
 Gv treo bản nhạc và lời bài hát và giới thiệu cho HS nghe về những làn điệu dân ca Tây Bắc.
- Em hãy giới thiệu đôi nét về dân ca Tây Bắc
- Em hãy kể tên một số làn điệu dân ca 
*Hoạt động 2
- GV gọi HS đọc lời bài hát
Bài hát được chia làm mấy câu?
 Bài hát được viết ở nhịp mấy?
- GV hướng dẫn HS luyện thanh
- GV tiến hành dạy HS hát từng câu theo lối móc xích, liên kết
- GV hướng dẫn học sinh hát hoàn thiện bài hát 
Hướng dẫn Học sinh hát kết hợp với một số động tác múa phụ họa
- GV hướng dẫn học sinh hát kết hợp với gõ đệm nâng cao 
- Em hãy nêu cảm nhận của em về bài hát Mưa rơi?
 GV chia lớp và hướng dẫn học sinh luyện tập theo dãy
 Gv gọi học sinh thực hiện cá nhân
 Gv nhận xét, đánh giá
1. Giới thiệu bài hát
-Quan sát vào bài hát-nghe hát
- Tây Bắc là một địa danh nổi tiếng với nhiều làn điệu dân ca và những nét sinh hoạt văn hóa AN độc đáo như:Lễ cầu mưa,cầu cho mùa màng tốt tươi
- Gà gáy, Ngày mùa vui, ru em, ru con, mưa rơi..
2. Học hát bài Mưa rơi
Dân ca Xá-Tây Bắc
- Bài hát được chia làm 4 câu
- Bài hát viết ở nhịp 2/4
- Luyện thanh bằng thang âm Đô trưởng
- Học hát từng câu liên kết, móc xích giữa các câu và các đoạn với nhau
- Hát toàn bài 2 lần
- Hát kết hợp với một số động tác múa phụ họa đơn giản
- Hát + gõ đệm theo: * Nhịp
 * Phách
 * Tiết tấu lời ca
- Ca từ mộc mạc, giản dị, nhạc điệu vui vẻ, rộn rã miêu tả một nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân Tây Bắc
- Luyện tập theo dãy, nhóm..
4. Củng cố
	- Gv đàn- HS hát lại bài hát Mưa rơi
	- Gv nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc bài hát: Mưa rơi
	- Chuẩn bị nội dung ôn tập cho tiết 17
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
..
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày 11 tháng 12 năm 2017
 TPCM
 Đào Thị Bích Phượng
________________________________________________________________
Ngày dạy: ....... / 12 /2017
Tiết 17
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc và thể hiện đượ sắc thái, tình cảm của bốn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa, Chúng em cần hòa bình, Đi cấy.
- HS đọc đúng giai điệu, hát thuộc lời ca và ghi nhớ các hình tiết tấu có trong bài TĐN số 1,2,3,4,5.
- Giáo dục hs yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: - Đài đĩa AN 6
2. Học sinh: - Sách vở, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số. 6a: .................
 6b: .................
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV giới thiệu hướng dẫn HS ôn bốn bài hát: 
- GV ghi bảng kết hợp giới thiệu bài mới trực tiếp.
- GV cho HS nghe lại giai điệu của bốn bài hát (lần lượt).
 - HS lắng nghe và hát nhẩm theo đàn.
- GV đàn cho HS luyện thanh nguyên âm i, a
- HS khởi động giọng.
- GV điều khiển cho cả lớp hát lần lượt từng bài kết hợp vỗ tay và làm một số động tác phụ hoạ, như đã học tiết trước (theo dõi sửa sai)
- HS thực hành theo sự chỉ huy của GV, thể hiện cách hát lĩnh xướng và hòa giọng.
- GV gọi một hai nhóm thực hành (nhận xét đánh giá).
I. Ôn tập bốn bài hát: 
- Tiếng chuông và ngọn cờ
- Vui bước trên đường xa.
-Hành khúc tới trường
-Đi cấy.
-Luyện thanh
-Hát ôn từng bài kết hợp vận động theo nhịp.
-Luyện tập, kiểm tra.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn bài TĐN số 1-2-3- 4-5.
GV cho HS nghe bài TĐN(lần lượt)
 HS lắng nghe và đọc nhẩm theo đàn.
GV cho HS đọc gam đô trưởng.
 HS làm quen cao độ.
GV đàn cho HS đọc nhạc vài lần (chú ý sửa sai cho HS).
GV chia nhóm cho HS thực hiện lần lượt đọc nhạc và hát lời kết hợp với vỗ tiết tấu (nhận xét sửa sai nếu có).
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
 GV: cho HS thực hành theo đôi (nhận xét, đánh giá).
 HS thể hiện đọc - gõ tiết tấu (hoặc đánh nhịp)
II. Ôn tập TĐN: 
 TĐN Số 1, 2, 3, 4, 5
- Luyện đọc gam Đô trưởng
- Đọc ôn từng bài kết hợp các kĩ năng gõ đệm.
- Luyện tập kiểm tra.
4.Củngcố: 
 - Cho cả lớp hát lại bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
5. HDVN: 
- Về nhà ôn tập lại các bài hát, TĐN đã học chuẩn bị giờ sau kiểm tra học 
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
________________________________________________________________
Ngày dạy: ../ 1 /2017
Tiết 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá những kiến thức đã tiếp thu được của HS, những biểu hiện tình cảm, thông qua việc nhận thức âm nhạc của HS.
-Rèn kĩ năng trình bày bài hát, TĐN
- Giáo dục hs ý thức nghiêm túc, tích cực khi được kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: - Đề kiểm tra, hiếu bốc thăm.
2. Học sinh: - Sách vở,ôn tập kĩ kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số. 6a: ..
 6b: .
2. Tiến hành kiểm tra: A. ĐỀ BÀI
 I. Thực hành: (7 điểm)
a. Thực hành hát: (4 điểm)
 Em hãy bốc thăm và trình bày 1 trong các bài sau:
* Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa)
* Hành khúc tới trường
(Nhạc pháp - Lời việt: Phan Trần Bảng – Lê Minh Châu)
 	b. Bốc thăm tập đọc nhạc. (3 điểm)
 (Gồm 3 thăm, mỗi thăm một bài TĐN, Yêu cầu HS lên bốc thăm trả lời)
* TĐN số 2: - Mùa xuân trong rừng
* TĐN số 3: - Thật là hay(Nhạc và lời: Hoàng Lân)
* TĐN số 5: -Vào rừng hoa (Nhạc và lời:-Việt Anh)
 	II. Lí thuyết: (3 điểm)
 - Nhịp 2/4 là gì? 
B. ĐÁP ÁN
I. Thực hành:
a. Thực hành hát:
 HS: Hát thuộc lời, hát to trôi chảy, rõ ràng, thể hiện đúng sắc thái, phong cách rõ ràng. (4 điểm)
b. TĐN: - Đọc đúng cao độ và trường độ , thể hiện đúng giai điệu. (3 điểm)
3.Củngcố:
 - GV nêu ưu, nhược điểm mà HS mắc phải, động viên khích lệ những HS chưa hòan thành bài kiểm tra tốt.
 - GV nhận xét đánh giá kết quả kiểm tra của từng hs.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà ôn tập lai các kiến thức đã học.
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
....
________________________________________________________________
 Ngày ...... tháng 12 năm 2017
 TPCM
 Đào Thị Bích Phượng
HỌC KỲ II
Ngày dạy: 12/1/ 2018
Tiết 19
HỌC HÁT: BÀI NIỀM VUI CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
 - Qua bài hát HS biết Nguyễn Huy Hùng là tác giả của bài hát niềm vui của em, Biết bài hát có 2 lời và cảm nhận được niềm vui của bạn nhỏ miền núi khi em đến trường và mẹ em cũng đến lớp vào buổi tối.
 - Hát đúng giai điệu, biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm ngân giọng đủ 03 phách luyến âm 02 nốt nhạc trong một lời ca.
 - Tập thể hiện bài hát với tình cảm nhẹ nhàng, tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca...
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: - Đài, đĩa AN6 .
2. Học sinh: - Sách vở, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 6a: ........................... 
 	 6b: ..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: GV giới thiệu tác giả và tác phẩm.
- GV ghi bảng 
 - GV Giới thiệu sơ lược về NS Nguyễn Huy Hùng
 * Quảng Nam - Đà Nẵng thuộc khu vực Miền trung có phố cổ Hội An là một di tích được thế giới công nhận.
 * GV yêu cầu hs nêu nội dung bài hát Niềm vui của em ?
 Tại sao mẹ em bé đến lớp vao buổi tối ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét bổ xung. (trong chiến tranh đồng bào miền núi không có điều kiện đến lớp, hoà bình lập lại Đảng và nhà nước đã quan tâm đặc biệt đến đời sống của đồng bào)
I. Tác Giả – Tác Phẩm
* NS Nguyễn Huy Hùng sinh năm 1954 tại Quảng Nam Đà Nẵng, tác phẩm tiêu biểu: (Trà mi quê em, Tiếng hát dòng sông, Niềm vui của em)
* Nội dung bài hát nói lên niềm vui của một em bé miền núi khi em đến trường và mẹ em cũng đến lớp vào buổi tối, Giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng mang đậm tính dân ca miền núi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập hát bài Niềm vui của em.
 - GV ghi bảng
 - GV cho HS nghe giai điệu của bài hát
 - GV cho HS khởi động giọng: luyện mẫu âm liền giọng, âm nãy.
- GV Hướng dẫn HS hát từng câu, từng đoạn và hoàn toàn bài hát. 
* Tập hát từng câu: 
GV hát mẫu câu một từ (Khi ông  tiếng hát), sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
- Tập tương tự các câu còn lại cho đến hết hoàn toàn bài hát. 
- Khi HS đã tập xong bài hát GV cho HS hát hoàn toàn bài hát nhiều lần.
- GV cho HS hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp và phách hình thức đơn ca, song ca, tốp ca..
- HS hát dưới sự chỉ huy của GV
- GV quan sát nhận xét sửa sai .
- GV chỉ định 1-2 HS trình bày lại bài hát. (nhận xét,đánh giá). 
II. Tập hát Niềm vui của em
- Nhịp 2/4 vừa phải, nhẹ nhàng, mềm mại.
- Có hai lời hát
- Có dấu nối, luyến, khung thay đổi
- Khởi động giọng
- Tập hát từng câu
- Hát toàn bài
 Ngân đủ 3 phách, luyến 3 nốt, hát đúng tiết tấu nốt đơn chấm kép - Thể hiện sắc thái: Hát bài hát với tính chất âm nhạc trong sáng, nhẹ nhàng, mềm mại.
-Luyện tập ,kiểm tra
4. Củng cố: 
- Cho cả lớp hát lại bài Niềm vui của em kết hợp nhún theo nhịp của bài
 -Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 Về nhà chuẩn bị tiết 20 và hát thuộc lời bài “Niềm vui của em”.
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________
Ngày dạy: 19 / 1 /2018
Tiết 20
ÔN TẬP BÀI HÁT: NIỀM VUI CỦA EM
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 6
I. MỤC TIÊU:
 - Yêu cầu HS học thuộc lời ca, hát đúng giai điêụ, tập hát diễn cảm với sắc thái nhẹ nhàng, mềm mại, tình cảm, hát rõ lời, biết hát kết hợp gõ đệm...
 - Đọc đúng cao độ, trường độ, biết cách thể hiện hình nốt đen, đơn, trắng. Luyện nhớ tên và vị trí các nốt nhạc, biết phân biệt phách mạnh, nhẹ trong các nhịp, kết hợp gõ nhịp hoặc đánh nhịp.
 - Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca..
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên: - Đài đĩa AN 6, Bảng phụ .
2. Học sinh: - Sách vở, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 6a: ..........................
 6b: ..........................
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: GV giới thiệu và hướng dẫn HS ôn bài hát Niềm vui của em.
- GV ghi bảng
- GV cho HS đọc giọng gam Mi thứ khởi động giọng
- GV hướng dẫn Cả lớp hát 1, 2 lần. 
- GV hướng dẫn HS hát với tình cảm nhẹ nhàng, mềm mại, rõ lời.
- HS hát dưới sự chỉ huy của GV
- GV nhận xét bổ sung, sửa sai nếu có.
- Cho HS thi hát giữa các nhóm (nhóm này hát, nhóm kia nhận xét)
- GV hát sai một vài chỗ lưu ý, HS theo dõi để phát hiện chỗ sai.
- HS nhận xét.
- GV mời một vài HS lên hát – HS tự chọn cách trình bày (nhận xét ghi điểm)
I. Ôn tập bài hát: 
-Khởi động giọng
- Trình bày bài hát thể hiện tình cảm, sắc thái của bài.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập đọc bài TĐN số 6
- GV ghi bảng và yêu cầu nêu nhận xét bài TĐN :
 * Cao độ, Trường độ, Nhịp ?
- GV cho HS luyện đọc gam rải, gam trụ của gam Đô trưởng
GV: Nhận xét bài TĐN
HS: Nghe, ghi nhớ.
GV: đọc mẫu bài 1 lượt sau đó hd hs tập đọc từng câu nối tiếp đến hết bài.
GV đàn mẫu câu 1, từ: (Đồ rê  Pha son), 2-3 lần yêu cầu HS nghe và đọc nhẩm theo. 
- GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp đếm 2-1, cho HS đọc cùng với đàn. 
- Tập tương tự với các câu còn lại cho đến hết bài TĐN. 
- Khi HS đã tập xong bài TĐN GV cho HS đọc hoàn toàn bài TĐN nhiều lần. 
- GV chỉ định 1-2 HS đọc bài TĐN.
- GV cho nửa lớp đọc nhạc nửa kia hát lời và kết hợp gõ đệm.
- HS thực hiện 
- GV nhận xét sửa sai nếu có.
II. TĐN Số 6: Trời đã sáng rồi
 ( Dân ca Pháp )
Vừa Phải
- Nhịp vừa phải:
- Có 3 câu nhạc.
- Có hình nốt trắng, đen, đơn.
- Có nốt son nằm dưới dòng kẻ phụ thứ 2 
* Lưu ý: Nốt sòn nằm dưới 2 dòng kẻ phụ, đọc ngân đúng 2 phách n

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12720187.doc