Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Bài: Niềm vui của em
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
- Mục tiêu:
+HS biết tác giả của bài niềm vui của em là nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng. Biết ứng dụng bài hát trong các hoạt động ở lớp, trường hoặc trong các sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. HS nêu được cảm nhận về bài hát. HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
+ HS đọc được bài TĐN số 6
+ HS biết được nhịp 3/4, cách đánh nhịp, phân biệt nhịp 2/4 và 3/4
+ HS biết được nhạc sĩ Phong Nhã
Chủ đề 5: NIỀM VUI CỦA EM Ngày soạn: Tiết theo PPCT: Tuần dạy: I. Nội dung chủ đề: - Học hát: Bài NIỀM VUI CỦA EM - Tập đọc nhạc: TĐN số 6 - Nhạc lí: nhịp 2/4 - Cách đánh nhịp 2/4 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng II. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Niềm vui của em, nhạc và lời nguyễn Huy Hùng. - HS hát thuộc bài, biết thể hiện sắc thái tình cảm giữa 2 lời của bài hát. - HS biết bài TĐN số 6 là sáng tác của nhạc Pháp được viết ở nhịp. - HS biết khái niệm nhịp 2/4, phân biệt được nhịp 2/4 và - HS biết được bản nhạc viết ở nhịp 2/4, tập đánh nhịp . - HS biết vài nét về nhạc sĩ Phong Nhã và nội dung của bài hát “Ai yêu Bác Hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng”. Kỹ năng: - HS biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như: hát hòa giọng, hát lĩnh xướng. - HS biết vừa hát vừa vận động theo nhịp 2/4 kết hợp vài động tác phụ họa, gõ đệm và biết trình bày bài hát theo hình thức hát hòa giọng, lĩnh xướng, đơn ca... - HS nhìn và đọc đúng nốt nhạc trên khuông nhạc - Biết thể hiện phách mạnh, nhẹ trong nhịp 2/4 bằng cách gõ phách và đánh nhịp. - Luyện đọc và ghi nhớ thang âm Cdur * Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Chủ đề: Sự quan tâm chăm sóc của Bác Hồ đối với các em thiếu niên nhi đồng. Thái độ: - Biết trình bày bài Niềm vui của em theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, - Biết ứng dụng bài hát trong các hoạt động ở lớp, trường hoặc trong các sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. - Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn - Thể hiện tình cảm kính yêu đối với Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. 4. Định hướng năng lực hình thành: - Thể hiện âm nhạc, HS biết tái hiện, trình bày hoặc biễu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, đánh nhịp, vận động,với nhiề hình thức và phong cách. - Cảm thụ âm nhạc, HS biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của âm nhạc, được thể hiện trong tác phẩm. Biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. - Phân tích và đánh giá âm nhạc, HS biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, tư duy âm nhạc để phân tích và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc và phong cách biểu diễn. - Sáng tạo và ứng dụng âm nhạc. HS biết kết nối các năng lực, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn, ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. Hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Chuẩn bị của GV: + Đàn ogran. + Bảng phụ bài hát Niềm vui của em. + Đàn và hát thuần thục bài hát Niềm vui của em. + Tranh ảnh minh họa cho bài hát. + Casset một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng. + Máy nghe và băng, đĩa nhạc - Chuẩn bị của HS: + Sách Âm nhạc 6, vở ghi bài Tổ chức các hoạt động học tập: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Có thể kiểm tra sau khi đã ôn tập bài “Niềm vui của em” theo nhóm hoặc cá nhân. - Hãy trình bày bài hát Niềm vui của em? Nêu nội dung bài hát và đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Hùng? - Hãy trình bày bài Tập đọc nhạc số 6 - Trời đã sáng rồi Thiết kế tiến trình dạy học: 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: + HS hứng thú vào bài mới, nhận biết được tên nốt nhạc của bài TĐN số 6 và hát được lời ca theo giai điệu, biết khái niệm nhịp 2/4, phân biệt được nhịp 2/4 và @ , biết được bản nhạc viết ở nhịp 2/4, tập đánh nhịp . + HS biết vài nét về nhạc sĩ Phong Nhã và nội dung của bài hát “Ai yêu Bác Hồ chí minh hơn thiếu niên nhi đồng”. - Phương thức: +Nêu vấn đề, gợi mở,hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, + GV tổ chức cho cả lớp chơi 1 trò chơi âm nhạc (cử đại diện của các nhóm lên bảng ghi tên của các nhạc sĩ Việt Nam nhóm nào được nhiều tên tác giả nhóm đó là chiến thắng) GV cho HS nghe trích đoạn hoặc 1 – 2 bài hát về chủ đề Niềm vui của em. Ví dụ: bài Đi học (nhạc: Bùi Đình Thảo, thơ: Minh Chính) hoặc bài do GV tự chọn. ? Các em nghe thấy có những hình ảnh nào trong bài hát này? ? Cảm xúc của các em thế nào khi nghe xong bài hát? - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: + HS biết học bài học gì? + HS nhớ lại bài hát cũ ở tiết trước + Thể hiện tình cảm kính yêu đối với Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. - Giáo viên dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta sẽ được học một bài hát nói về niềm vui khi được đến trường của các bạn học sinh dân tộc vùng cao, niềm vui khi được cắp sách đến trường để vươn tới những ước mơ tươi đẹp nơi đây có rất nhiều hình ảnh nào, và đó là những hình ảnh gì? chúng ta cùng vào bài các em nhé! 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Mục tiêu: +HS biết tác giả của bài niềm vui của em là nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng. Biết ứng dụng bài hát trong các hoạt động ở lớp, trường hoặc trong các sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. HS nêu được cảm nhận về bài hát. HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. + HS đọc được bài TĐN số 6 + HS biết được nhịp 3/4, cách đánh nhịp, phân biệt nhịp 2/4 và 3/4 + HS biết được nhạc sĩ Phong Nhã - Phương thức: Diễn giảng, thuyết trình,hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp, HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV ghi bảng. - GV giới thiệu: bài hát Niềm vui của em hóa biểu có 1 dấu thăng, kết ở nốt Mi, viết ở giọng Mi thứ (Em). - GV yêu cầu HS đọc lời ca của bài hát. - Bài hát được viết ở số chỉ nhịp mấy? - Bài hát được viết ở hình thức một đoạn nhạc mở rộng. Gồm 2 lời, theo các em có thể chia làm mấy câu? - Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp đủ hay thiếu? Gọi là gì? - GV giới thiệu: bài hát sử dụng những kí hiệu thường gặp như: dấu luyến, dấu nối, dấu nhắc lại, khung thay đổi,dấu lặng đen, lặng đơn, dấu chấm dôi, dấu thăng. - Tập hát từng câu: GV chia làm những câu ngắn. Tập hát lời 1,mỗi câu GV hát mẫu, đàn cho HS nghe 2- 3 lần, yêu cầu HS nhẩm theo, sau đó bắt nhịp cho HS hát theo đàn. Lần lượt nối từng câu của bài hát đến hết bài. - GV lưu ý những chỗ khó: những chữ có dấu luyến, chấm dôi, ngân giọng đủ 3 phách, chỗ lấy hơi. - GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh lời 1. Sau đó tập hát lời 2, GV hát mẫu cho HS nghe lời 2 rồi hướng dẫn HS hát lần lượt từng câu, rồi hát hoàn chỉnh lời 2. GV chú ý sửa sai (nếu có) - GV yêu cầu các nhóm luyện tập bài hát (GV chỉnh sai cho các em nếu có) - GV ghi bảng và giới thiệu sơ lược về nước Pháp. - GV đặt nhiều câu hỏi: + Bài TĐN viết ở nhịp mấy ? + Nốt thấp nhất và cao nhất của bài là nốt nào? + Trường độ của bài? + Cao độ của bài? + Bài TĐN chia làm mấy câu? - GV gọi HS đọc tên nốt trên khuông - GV hướng dẫn HS đọc tiết tấu của bài từ chậm đến nhanh chưa có cao độ. - GV ghi bảng. - Số chỉ nhịp của bài hát cho biết điều gì? - Số chỉ nhịp # cho biết điều gì? - GV hướng dẫn HS phân tích nhịp @ và nhịp #, tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 2 nhịp này. - GV yêu cầu HS rút ra ý nghĩa nhịp #? - GV cho HS nghe đàn điệu Walz để HS cảm nhận về nhịp #. - GV hát mẫu cho HS nghe một số đoạn nhạc viết ở nhịp # và hướng dẫn HS nhận xét tính chất của nhịp này. - GV vẽ sơ đồ đánh nhịp # cho HS theo dõi, làm mẫu và hướng dẫn HS đánh nhịp đúng. - GV giới thiệu, nhịp # cần thể hiện động tác mềm mại. - GV chỉ định HS thực hiện, nhận xét, sửa sai để HS đánh nhịp đúng và đẹp. - GV hướng dẫn HS đánh nhịp theo đoạn nhạc trong SGK- trang 41. GV chú ý sửa sai cho HS - GV ghi bảng. - GV giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ Phong Nhã và cho HS xem ảnh nhạc sĩ. - GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ trong SGK. - GV hướng dẫn HS tóm tắt về tác giả. Nhạc sĩ sinh năm nào? Quê quán ở đâu? - Ông đã được tặng giải thưởng gì? - Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu? - GV hát mẫu cho HS nghe một vài đoạn trong các bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã. - GV yêu cầu HS đọc phần giới thiệu về bài hát. - Bài hát được sáng tác vào năm nào? - GV cho HS nghe băng mẫu về bài hát và yêu cầu HS phát biểu về bài hát. - GV gợi ý để HS nói lên tình cảm của mình với Bác Hồ. - GV cho HS nghe lại bài hát và yêu cầu HS hát theo. - GV giới thiệu những công ơn của Bác dành cho các em thiếu nhi I/ Học hát: Niềm Vui Của Em N&L: Nguyễn Huy Hùng - Giọng Mi thứ (Em) - Nhịp - Chia câu: bài hát có 2 lời, mỗi lời được chia làm 5 câu hát. - Ô nhịp đầu tiên là nhịp lấy đà. - Kí hiệu: dấu luyến, dấu nối, dấu thăng, dấu nhắc lại, - Bài hát có 2 lời, mỗi lời được chia làm 5 câu hát: + Câu 1: từ đầu đến “tiếng hát” + Câu 2: “Hạt sương” đến “trên vai” + Câu 3: “Nụ hoa” đến “môi cười” + Câu 4: “Đưa em ... ước mơ”. + Câu 5: phần còn lại II/ Tập đọc nhạc: TĐN số 6: Trời đã sáng rồi Nhạc Pháp + Nhịp @ + Nốt cao nhất Đô, thấp nhất Son + Trường độ: nốt trắng, đen, móc đơn + Cao độ: Đô, rê, mi, pha, son, la + Chia câu: 4 câu III/ Nhạc lí: Nhịp # - Cách đánh nhịp # 1. Nhịp #: a. Ý nghĩa: - Nhịp # là nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một hình nốt đen, phách thứ nhất là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ. b. Tính chất: - Nhịp # nhịp nhàng, uyển chuyển, phù hợp với các bài hát trữ tình. 2. Cách đánh nhịp #: (3) (1) (2) IV/ Âm nhạc thường thức:Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” 1. Nhạc sĩ Phong Nhã: - Sinh ngày 4-4-1924, quê ở Duy Tiên, Hà Nam. - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. - Tác phẩm tiêu biểu: Đi ta đi lên, Kim Đồng, Cùng nhau ta đi lên, 2. Bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng: - Bài hát ra đời cuối năm 1945. - Bài hát nói lên tình cảm kính yêu của thiếu nhi Việt Nam với Bác Hồ. * Tích hợp tấm gương của Bác Hồ - HS theo dõi. - HS đọc bài. - Nhịp - Bài hát có 2 lời, mỗi lời được chia làm 5 câu hát: + Câu 1: từ đầu đến “tiếng hát” + Câu 2: “Hạt sương” đến “trên vai” + Câu 3: “Nụ hoa” đến “môi cười” + Câu 4: “Đưa em ... ước mơ”. + Câu 5: phần còn lại. - Là ô nhịp thiếu, gọi là nhịp lấy đà. - HS chú ý theo dõi. - HS thực hiện. - HS chú ý luyện tập. - HS thực hiện. - HS thực hiện - HS nghe - HS lắng nghe và trả lời + Nhịp @ + Nốt Đô, Son + Nốt trắng, đen, móc đơn + Đô, rê, mi, pha, son, la + 4 câu - HS chỉ bảng và đọc tên nốt - HS ghi bài. - Số trên cho biết số phách có trong 1 ô nhịp, số dưới cho biết giá trị của mỗi phách bằng hình nốt tròn chia cho chính số đó. - HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời. - Giống: giá trị mỗi phách bằng 1 nốt đen, phách 1 là phách mạnh. Khác: nhịp @ có 2 phách, nhịp # có 3 phách. - Là nhịp có 3 phách, mỗi phách bàng 1 nốt đen, phách 1 mạnh, 2 phách sau nhẹ. - Nhịp nhàng, uyển chuyển. - HS luyện tập. - HS theo dõi. - HS thực hiện. - HS chú ý luyện tập. - HS ghi bài. - HS nghe và quan sát ảnh nhạc sĩ. - HS đọc bài. - Sinh năm 1924, quê ở Hà Nam. - Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. - Đi ta đi lên, Cùng nhau ta đi lên, Kim Đồng, - HS nghe. - HS đọc bài. - Năm 1945. - HS nghe và phát biểu: Bài hát nói lên tình cảm kính yêu của thiếu nhi Việt Nam với Bác Hồ. - HS thể hiện. - HS thực hiện. - HS nghe và cảm nhận 3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + HS hát được bài hát mới + HS hát được bài hát với nhiều cách (đối đáp, hòa giọng, lĩnh xướng) + HS biết cách đánh nhịp mới , biết thể hiện những chổ mạnh nhẹ trong cách đánh nhịp # + Cho học sinh biết được cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. - Phương thức: Trình bày, luyện tậpHoạt động cá nhân: + Trình bày được bài hát + Đọc được bài TĐN + Cho học sinh nghe bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. + Đánh nhịp được bài hát Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS - GV yêu cầu các nhóm luyện tập bài hát (GV chỉnh sai cho các em nếu có) - GV chỉ định 1 – 2 nhóm trình bày bài hát trước lớp (yêu cầu các nhóm khác nhận xét đúng/ sai) GV kết luận động viên - GV chia lớp (nam, nữ, cả lớp) tập hát đối đáp và hòa giọng - GV hướng dẫn và phân chia HS tập hát nối tiếp và hòa giọng - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - GV tìm động tác vận động phù hợp theo bài hát để hướng dẫn cho HS. - GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát. GV sửa những chỗ các em hát chưa đúng (nếu có), hướng dẫn phát âm rõ lời, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát - GV yêu cầu HS hát đối đáp và hòa giọng, hát nối tiếp và hòa giọng, tập hát có lĩnh xướng - GV phân nhóm và hướng dẫn HS thực hiện - GV yêu cầu cả lớp hát hết hợp gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. - GV đàn giai điệu toàn bài cho HS nghe - GV đàn gam Đô trưởng cho HS luyện thanh. - GV đàn cho HS nghe giai điệu câu 1 và yêu cầu HS đọc lại mỗi câu khoảng 3-4 lần, tiếp tục tiến hành như vậy với các câu còn lại cho đến hết bài. - GV đàn cho HS đọc nhạc đầy đủ cả bài khoảng 1-2 lần. - GV chia lớp học thành 2 nửa, một nửa đọc TĐN, một nửa hát lời ca. -> Liên hệ thực tế: Được đi học là niềm vui của các bạn. Do đó các em cần chăm chỉ, siêng năng, học giỏi để mai này giúp ích cho nước nhà khi tổ quốc cần. - GV cho HS xung phong trình bày nhóm hoặc cá nhân. Nếu sai GV điều chỉnh cho HS. - GV đánh nhịp mẫu, chú ý sửa sai cho HS I/ Luyện tập hát: bài Niềm vui của em - Cả lớp tập hát đối đáp và hòa giọng + HS nữ: Khi ông tiếng hát. + HS nam: Hạt sươngmôi cười. + Cả lớp: Đưa emmơ. + HS nữ: Khi ông tiếng hát.. + HS nam: Niềm tin một màu. + Cả lớp: Ơi conđong đầy. - Cả lớp tập hát nối tiếp và hòa giọng + HS được phân làm 4 nhóm, các nhóm hát liên tục theo cách chia các câu hát của hát đối đáp và hòa giọng - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - Vận động theo nhạc II/ Luyện tập: Ôn tập bài hát Niềm vui của em - Cả lớp hát chung 1 – 2 lần - Hát đối đáp và hòa giọng - Hát nối tiếp và hòa giọng - Tập hát có lĩnh xướng + Lĩnh xướng 1: Khi ông tiếng hát. + Lĩnh xướng 2: Hạt sươngmôi cười. + Đồng ca: Đưa emmơ. + Lĩnh xướng 1: Khi ông tiếng hát.. + Lĩnh xướng 2: Niềm tin một màu. + Đồng ca: Ơi conđong đầy - Cả lớp hát hết hợp gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca III/ Luyện tập: tập đọc nhạc + Bước 1: đọc với tốc độ trung bình. + Bước 2: miệng đọc tay vỗ với tốc độ trung bình. + Bước 3: miệng đọc tay gõ phách hoăc song loan. Đồ rê mi Pha sol la si đố Đô rê mi đô, đô rê mi đô, mi pha son mi pha son, son la son pha mi đô, son la son pha mi đô, đô som đô đô son đô. Trời đã sáng rồi, trời đã sáng rồi. Dậy đi thôi dậy đi thôi. Chuông đã reo vang lên rồi chuông đã reo vang lên rồi. Mau dậy thôi mau dậy thôi. IV/ Luyện tập đánh nhịp 3/4 - Học sinh đánh nhịp 3/4 - HS thực hiện - Các nhóm thực hiện - HS nam, nữ, cả lớp thực hiện - HS chú ý theo dõi sự phân công - HS chú ý và thực hiện - HS đứng vận động theo GV - HS thực hiện và chú ý sửa sai - Các nhóm thực hiện - HS chú ý theo dõi sự phân công và chia nhóm thực hiện - HS thực hiện - HS thực hiện - HS nghe - HS thực hiện - HS nghe giai điệu và lặp lại. - HS đọc nhạc đầy đủ cả bài khoảng 1-2 lần - Cả lớp cùng nhau thực hiện TĐN và hát lời khoảng 1-2 lần. - HS nghe - HS thực hiện - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: + Hát hoàn chỉnh bài hát với nhiều hình thức + HS tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách (hoặc theo tiết tấu) + Đọc nhạc, sau đó hát lời ca, kết hợp gõ đệm một trong các kiểu đã học - Giáo viên nhận xét, đánh giá 3.4. Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + HS hát được bài hát mới ở nhiều nơi (ở lớp, ở trường, gia đình, xã hội) +HS đọc và hát bài TĐN kết hợp gõ đệm +HS biết thể hiện những chổ mạnh nhẹ, tình cảm mượt mà khi hát những bài viết ở nhịp # + Cho học sinh biết được cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. - Phương thức: + Bài tập, câu hỏi, tình huống, Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm: hát được bài hát + Tình huống, Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm: hát được bài hát + Cho học sinh nghe bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: +Hoạt động nhóm - HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động ở trường lớp. - Hoạt động ứng dụng trong lớp, các nhóm HS chọn 1 trong 2 ứng dụng sau: + Hát bài Niềm vui của em kết hợp gõ đệm: hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ. Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp. + Hát bài Niềm vui của em kết hợp vận động theo nhạc: tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát. Tập hát kết hợp vận động theo nhạc. + Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: HS hát bài Niềm vui của em trong các hoạt động của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. + HS nhớ lại vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc + HS đánh được nhịp #, hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách (hoặc theo tiết tấu) + Nghe và cảm nhận bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. - Giáo viên nhận xét, đánh giá 3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Mục tiêu: + HS hiểu nội dung và chủ đề của bài học + HS trình bày được các bức tranh đã chuẩn bị, hát được các bài hát đúng chủ đề đã học + HS chép được bài TĐN, cách đánh nhịp # vào vở + HS chép nội dung bài âm nhạc thường thức - Phương thức: làm bài tập theo cá nhân hoặc theo nhóm HS về nhà chọn 1 trong 2 hoạt động sau: - Tìm các bài hát về chủ đề nhà trường, về thầy, cô giáo. - Vẽ tranh: Quang cảnh một trường học. + Trưng bày và trình bày + Cho học sinh nghe bài hát - Sản phẩm mong đợi/ Gợi ý sản phẩm: +HS sẽ có được nhiều bài hát và một bức tranh theo chủ đề bài học. + HS chép lại bài TĐN số 6 vào vở, đủ cả nhạc và lời + HS chép lại cách đánh nhịp # vào vở, biết hát và thể hiện sắc thái tình cảm bài hát viết ở nhịp #. + Học sinh chép bài âm nhạc thường thức, tìm hiểu, nghe đầy đủ bài hát - Giáo viên nhận xét, đánh giá
File đính kèm:
- chu de 5 niem vui cua em_12816463.docx