Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Năm học 2010-2011

 I/ MỤC TIÊU: Cho HS hát ôn các bài hát đã được học trong học kì 1.

 HS trình bày những kiến thức đã học trong học kì 1 vừa qua.

 Khuyến khích HS tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.

 GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của các em.

 II / Hoạt động dạy và học.

 1 / Hoạt động 1: Ôn tập.

 Cho HS ôn lại 6 bài hát đã học kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa.

 2 / Hoạt động 2: Kiểm tra.

 Từng cá nhân bốc thăm trình bày bài hát của mình.

 Cách cho điểm.

 A+: Hát thuộc , đúng nhạc , đúng nhịp, nêu đúng tên tác giả của bài hát, biết kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác vận động phụ họa.

 A: Hát thuộc , đúng nhạc , đúng nhịp, chưa thuộc tên tác giả, kết hợp gõ đệm chưa đúng nhịp hay điệu bộ phụ họa chưa hợp.

 B: Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng nhạc, không biết gõ đệm và làm động tác phụ họa.

 3/ Hoạt động 3: Nhận xét.

 Cuối tiết học, GV khen ngợi những em tích cực tham gia và học tốt trong giờ học hát,nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những em chưa đạt yêu cầu, cần phải cố gắng nhiều hơn.

 Xem trước bài hát “ Em yêu trường em” để tiết sau học.

 

doc42 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au đó cho các em vừa hát vừa vận động.
- Cho cả lớp hát lại bài và gõ đệm theo nhịp .
- Vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc của ai, do ai đặt lời mới? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
 Cho cả lớp hát lại bài hát l lần.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà hát cho thuộc lời 1, xem trước lời 2.
 GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP: 3.
 TIẾT THỨ: 29. TUẦN: 
BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: NG ÀY M ÙA VUI. (Lời 2)
 Dân ca Thái. Lời mới: Hoàng Lân.
 Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 I/ MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời 2. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. Biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái.
 II/ CHUẨN BỊ: Dụng cụ gõ., Đàn, bản đồ Việt Nam để giới thiệu vị trí miền Tây Bắc nước ta.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Ngày mùa vui (lời 2).
+ Giới thiệu:Bài Ngày mùa vui được đặt lời trên 1 làn điệu dân ca Thái vùng Tây Bắc. Giai điệu bài dân ca giản dị, vui tươi, trong sáng do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới.
+Nội dung: Bài hát ca ngợi mùa lúa chín, tình cảm vui sướng của mọi người trên khắp bản làng trong ngày được mùa.
- Cho HS xem tranh đồng bào Thái trong trang phục và xem bản đồ Việt Nam để biết vị trí vùng Tây Bắc.
- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.
- Dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích.
* Chú ý: Ba tiếng có luyến 2 âm là: “bỏ công, ấm no, có đâu”.
Sau khi hát xong cả lời 2. GV cho HS luyện tập luân phiên theo từng nhóm.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
Bài hát Ngày mùa vui có thể gõ đệm theo 3 kiểu.
- GV gõ mẫu, sau đó GV và HS cùng hát và gõ đệm.
 Nhịp nhàng những bước chân vang ngân tiếng reo cười
 x x x x
 x x x x x x x
 x x x x x x x x x x
- Cho các nhóm hoặc tổ thay phiên nhau hát vừa kết hợp gõ đệm theo nhịp 2; theo phách và theo tiết tấu lời ca.
* Bài hát này có ô nhịp lấy đà nên phách mạnh rơi vào tiếng “nhàng”, sau đó đến tiếng “ chân, ngân, cười”. 
3/ Hoạt động 3: Kết thúc .
- Vừa rồi các em được học hát bài gì?
- Nhạc của ai, do ai đặt lời mới?
- Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Giai điệu của bài hát như thế nào?
- Qua bài hát các em có cảm nghĩ gì?
- Cho cả lớp hát lại bài hát l lần.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hát cho thuộc cả bài.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nắm nội dung.
- HS xem tranh và bản đồ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- Hát theo h/dẫn của GV.
Hát chính xác những tiếng có luyến 2 âm.
- HS theo dõi và cùng thực hiện gõ đệm theo 3 kiểu.
- GV và HS gõ đệm:
+ Theo nhịp.
+ Theo phách.
+ Theo tiết tấu lời ca.
- Các nhóm, tổ thay phiên gõ đệm theo 3 kiểu.
- HS trả lời.
- Ngày mùa vui.
-Dân ca Thái, lời mới: Hoàng Lân.
- Đã có ở trên.
- Vui tươi, rộn ràng. 
- Yêu quê hương đất nước 
Việt Nam từ cảnh vật cho đến
Con người.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
 TIẾT THỨ: 30. TUẦN: 
BÀI DẠY: ÔN LUYỆN NG ÀY M ÙA VUI. (Lời 2)
 Dân ca Thái. Lời mới: Hoàng Lân.
 Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 Nội dung: Biết hát theo giai điệu và lời 2. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. Cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp . GV hướng dẫn HS 1 số động tác phụ họa, cho 1 nhóm hát, 1 nhóm vận động theo các động tác trên. Sau đó cho các em vừa hát vừa vận động.
- Cho cả lớp hát lại bài và gõ đệm theo nhịp .
- Vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc của ai, do ai đặt lời mới? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
 Cho cả lớp hát lại bài hát l lần.
- GV nhận xét tiết học. 
GIÁO ÁN MÔN HÁT NHẠC. LỚP 3.
 TIẾT THỨ: 31. TUẦN : 16.
 Bài dạy: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI.
Ngày dạy: 07- 12-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 I/ Mục tiêu: - HS biết câu chuyện Cá heo với âm nhạc.
 - Biết tên gọi các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi
 II/ Chuẩn bị: Tập chỉ nốt nhạc trên bàn tay cho thuần thục.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc.
Giáo viên đọc câu chuyện “ Cá heo với âm nhạc” cho HS nghe.
Gọi 1 học sinh đọc lại câu chuyện trên.
 GV
 HS
 -Đàn cá heo sống trong khu vực vùng Bắc cực như thế nào?
- Tàu tìm mọi cách dẫn chúng ra nhưng đàn cá vẫn như thế nào?
- Tưởng đành bó tay thì 1 thủy thủ nhớ ra điều gì?
- Khi nghe được loại nhạc gì đàn cá heo mới chịu bơi theo con tàu ra biển?
-Vùng vẫy và có nguy cơ bị chết vì băng giá.
- Không chịu bơi theo con kênh do tàu phá băng dẫn ra biển.
- Rằng cá heo rất nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liền mở băng nhạc giữa biển khơi mênh mông, khi tiếng nhạc vút lên đàn cá cũng reo vui với tiếng nhạc.
- Nhạc cổ điển, nhất là giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-cốp xki.
+ GV kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật.
Cho HS hát ôn lại các bài hát đã được học.
2/ Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc.
 7 nốt nhạc có tên gọi là: ĐÔ, RÊ , M I , FA, SON, LA , SI., được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.
a/ Trò chơi: GV chỉ định 7 em, mỗi em mang tên 1 nốt nhạc theo thứ tự và đứng cạnh nhau:Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải hô “ Có” và nói tiếp “Tôi tên là Đô” theo tên nốt đã qui định rồi giơ 1 tay lên cao. Ai nói sai tên mình là thua cuộc.GV gọi 1 em khác thay thế và tiếp tục chơi. GV gọi tên nhanh hơn HS cũng phải trả lời nhanh và đúng.
b/ Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay.
GV giới thiệu các nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay theo hướng dẫn ở SGV.
Luyện tập ghi nhớ các nốt nhạc trên “ khuông nhạc bàn tay”.
Trong tiết này các em học vị trí 5 nốt Đô- Rê – Mi- pha – Son ( hai nốt còn lại chờ tiết học sau). ________________________________________.
 Ngày dạy: 09 – 12 - 2010. ÔN LUYỆN 
1/Mục tiêu: 
HS kể lại được câu chuyệnCá Heo với âm nhạc. Nghe một số bài hát 
2/Bài mới: Gt ghi bài.
HD1/Kể chuyện âm nhạc cá heo với âm nhạc
-GV y/c HS kể lại nội dung câu chuyện. Đại diện mỗi nhóm một em lên kể .
 Lớp nhận xét.GV nhận xét tuyên dương. -Y/c HS xung phong lên kể chuyện.
Lớp nhận xét.GV nhận xét tuyên dương.
HĐ2/-Nghe nhạc
GV mở băng cho HS nghe một số bài hát đã học trong chương trình. Lớp chú ý lắng nghe.
3/Cũng cố-dặn dò: Nêu tóm tắt nội dung câu chuyện.
 Chuẩn bị bài sau. 
TIẾT THỨ: 32. TUẦN : 16.
 Bài dạy: ÔN LUYỆN KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI.
Ngày dạy: 17 - 12-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 Nội dung: - HS biết câu chuyện Cá heo với âm nhạc. Biết tên gọi các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. Giáo viên đọc câu chuyện “ Cá heo với âm nhạc” cho HS nghe.
- 7 nốt nhạc có tên gọi là: ĐÔ, RÊ , M I , FA, SON, LA , SI., được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.
- Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay.
Về nhà ôn lại 3 bài hát : lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, ngày mùa vui để tết sau ôn tập
 GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP :3.
 TIẾT THỨ: 33. TUẦN : 17.
 Bài dạy: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT; 
 CON CHIM NON; NGÀY MÙA VUI.
 Ngày dạy: 22 - 12-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 I/ Mục tiêu: Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca. Hát kết hợp vận động phụ họa và gõ đệm.
 II/ Chuẩn bị : Đàn , nhạc cụ gõ. Một vài động tác minh họa cho bài hát. Tranh ảnh minh họa.
 III/ Hoạt động dạy và học.
 ĐỘNG CỦA HOẠT GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết”.
- GV đệm đàn cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo 3 kiểu: theo nhịp,theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp một vài động tác phụ họa.
- Từng nhóm hoặc cá nhân biểu diễn trước lớp.
2/ Hoạt động2: Ôn tập bài hát “ Con chim non”.
- GV cho cả lớp ôn luyện bài hát, kết hợp gõ đệm theo nhịp .
Cho HS hát kết hợp vận động .
 - Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 3. GV chỉ định HS đứng tại chỗ trình bày theo từng tổ.
 - Hướng dẫn HS hát và tập đánh nhịp 3, theo sơ đồ hình tam giác nhưng mềm mại và uyển chuyển hơn. GV làm mẫu & hát sau đó HDẫn HS thực hiện.Chỉ định 1 vài em trình bày. 
3/ Hoạt động 3: Ôn tập bài hát “ Ngày mùa vui”.
+ Chia lớp thành 3 nhóm hát theo kiểu nối tiếp.
- Nhóm 1: Câu 1: Ngày mùa lúa thơmtrong vườn
- Nhóm 2: Câu 2: Nao nứcmong chờ
- Nhóm 3: Câu 3: Hội mùavui hơn.
- Cả 3 nhóm cùng hát câu 4. câu còn lại
+ Lần thứ 2 cũng hát như trên, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
3/ Hoạt động 4: Dặn dò.
- Cho cả lớp hát lại 1 trong 3 bài hát đã ôn.
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát kết hợp gõ đệm theo 3 kiểu.
- HS thực hiện .
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS thực hiện.
- HS biểu diễn trước lớp.
HS thực hiện.
- HS hát theo nhóm.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TIẾT THỨ: 34. TUẦN : 17.
 Bài dạy: ÔN LUYỆN 3 BÀI HÁT: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT; 
 CON CHIM NON; NGÀY MÙA VUI.
 Ngày dạy: 24 - 12-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 Nội dung: Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 3 bài hát. Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, theo tiết tấu lời ca, theo phách. Tập biểu diễn
- GV đệm đàn cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo 3 kiểu: theo nhịp,theo phách, theo tiết tấu lời ca.
- Sinh hoạt nhóm.
- Hát kết hợp một vài động tác phụ họa. Từng nhóm hoặc cá nhân biểu diễn trước lớp.
- Cho cả lớp hát lại 1 trong 3 bài hát đã ôn.
- GV nhận xét tiết học.
 GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP. 3.
 TIẾT THỨ: 18. TUẦN: 18.
 BÀI DẠY: KIỂM TRA HỌC KÌ I.
 Ngày dạy: 24 - 11-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 I/ MỤC TIÊU: Cho HS hát ôn các bài hát đã được học trong học kì 1.
 HS trình bày những kiến thức đã học trong học kì 1 vừa qua.
 Khuyến khích HS tự tin khi trình bày các bài hát. Động viên các em nhiệt tình trong hoạt động âm nhạc ở trong và ngoài lớp học.
 GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của các em.
 II / Hoạt động dạy và học.
 1 / Hoạt động 1: Ôn tập.
 Cho HS ôn lại 6 bài hát đã học kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác phụ họa.
 2 / Hoạt động 2: Kiểm tra.
 Từng cá nhân bốc thăm trình bày bài hát của mình.
 Cách cho điểm.
 A+: Hát thuộc , đúng nhạc , đúng nhịp, nêu đúng tên tác giả của bài hát, biết kết hợp gõ đệm hoặc làm động tác vận động phụ họa.
 A: Hát thuộc , đúng nhạc , đúng nhịp, chưa thuộc tên tác giả, kết hợp gõ đệm chưa đúng nhịp hay điệu bộ phụ họa chưa hợp.
 B: Thuộc còn ngập ngợ, hát chưa đúng nhạc, không biết gõ đệm và làm động tác phụ họa.
 3/ Hoạt động 3: Nhận xét.
 Cuối tiết học, GV khen ngợi những em tích cực tham gia và học tốt trong giờ học hát,nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những em chưa đạt yêu cầu, cần phải cố gắng nhiều hơn.
 Xem trước bài hát “ Em yêu trường em” để tiết sau học.
 __________________________________________
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP :3.
 TIẾT THỨ: 37. TUẦN : 19.
 BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : EM YÊU TRƯỜNG EM.(lời 1)
 Nhạc và lời : Hoàng Vân.
Ngày dạy: 12 - 01-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 I/ MỤC TIÊU: - Hát đúng giai điệu và lời ca, thể hiện đúng các tiếng có luyến 2 âm hoặc 3 âm. GD các em mến yêu trường lớp, thầy cô và bạn bè.
 II/ Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ, đàn , bảng phụ.
 III/ Các hoạt động dạy và học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “Em yêu trường em”.
 GV giới thiệu tên tác giả (như SGV) , tên bài hát.
- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.
- Dạy cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích.
Chú ý những tiếng hát luyến hai âm như: cô, giáo, sách , đến, vàn, vở, bảng, nắng , thu, thế, của , chúng. Cho cả lớp cùng hát hòa giọng.
 Chia lớp thành 2 nữa, mỗi nữa hát 1 câu đến hết lời 1.
2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
 2 Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền, 
 Phách: 4 x x xx x x xx x x xx 
Tiết tấu lời ca. x x x x x x x x x x x x
 GV cho các tổ luân phiên tập hát và gõ đệm theo phách cho thuần thục.
 +Hướng dẫn HS hát nối tiếp.Chia lớp thành 2 đội A và B. ( Đối đáp).
 A: Em yêu trường..giáo hiền. B : Như yêu quê.yêu thương.
 A: Nào bàn , nào ghế. B: Nào sách, nào vở.
 A: Nào mực, nào bút. B: Nào phấn , nào bảng.
 A: Cả tiếng cây cao. B: Cả lá cờ.nắng thu vàng.
 A+B: Yêu sao yêu thế trường của chúng em.
 Cho HS tập hát như trên 2-3 lần, sau đó đổi bên B hát trước.
 GV đệm đàn HS trình bày bài hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 Cũng có thể cho HS hát theo kiểu lĩnh xướng.
 1 HS hát: Em yêu trường em..muôn vàn yêu thương.
 Cả lớp hát: Nào bàn ,nào ghế (Yêu sao yêu thế trường của chúng em.) 2 lần.
 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
 Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử 1 em bắt nhịp.GV dạo đàn & đệm theo.
 Dặn các em về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lời ca.
- Hát theo h/dẫn của GV.
Hát chính xác những tiếng có luyến 2 âm.
- HS theo dõi và cùng thực hiện gõ đệm theo 3 kiểu.
- GV và HS gõ đệm:
+ Theo nhịp.
+ Theo phách.
+ Theo tiết tấu lời ca.
- Các nhóm, tổ thay phiên gõ đệm theo 3 kiểu.
- HS thực hiện.
- Các nhóm, tổ thực hiện
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
 TIẾT THỨ: 38. TUẦN : 19.
 BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : EM YÊU TRƯỜNG EM.(lời 1)
 Nhạc và lời : Hoàng Vân.
Ngày dạy: 14 - 01-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 Nội dung: Biết hát theo giai điệu và lời 2. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. Cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp . GV hướng dẫn HS 1 số động tác phụ họa, cho 1 nhóm hát, 1 nhóm vận động theo các động tác trên. Sau đó cho các em vừa hát vừa vận động.- Cho cả lớp hát lại bài và gõ đệm theo nhịp .
- Vừa rồi các em được học hát bài gì? Do ai sáng tác? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
 Cho cả lớp hát lại bài hát l lần. - GV nhận xét tiết học. 
 1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài “Em yêu trường em”.
 GV giới thiệu tên tác giả (như SGV) , tên bài hát.
 Nhạc sĩ Hoàng Vân là 1 nhạc sĩ nổi tiếng, ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học& nghệ thuật. Ông sáng tác sáng tác nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, có nhièu bài hát được quần chúng yêu thích: Hò kéo pháo,Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca xây dựng,..Về nhạc thiếu nhi có những bài quen thuộc: Con chim vành khuyên,Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em
 Đây là bài hát nói về chủ đề nhà trường, được nhiều thế hệ HS yêu thích. Bài hát có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh, với hình tượng đẹp và gợi cảm.Mái trường thân thương giống như 1 gia đình, nơi đó có bạn bè thầy cô, nơi chúng ta học tập, rèn luyện để trở thành những người tốt mai sau xây dựng cuộc sống.hình ảnh về mái trường, bạn bè thầy cô, lớp học ,sách vở sẽ mãi mãi không phai mờ trong tâm trí của chúng ta.Đó là nội dung bài hát các em được học hôm nay.
 GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Cho HS đọc lời ca.
 GV dạy cho các em hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết lời 1.
 Trong lúc dạy hát từng câu GV có thể đệm đàn để các em hát cùng với đàn.
 Chú ý những tiếng hát luyến hai âm như: cô, giáo, sách , đến, vàn, vở, bảng, nắng , thu, thế, của , chúng. Cho cả lớp cùng hát hòa giọng.
 Chia lớp thành 2 nữa, mỗi nữa hát 1 câu đến hết lời 1.
 2/ Hoạt động2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
 2 Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền, 
 Phách: 4 x x xx x x xx x x xx
 Tiết tấu lời ca. x x x x x x x x x x x x
 GV cho các tổ luân phiên tập hát và gõ đệm theo phách cho thuần thục.
 + Hướng dẫn HS hát nối tiếp. Chia lớp thành 2 đội A và B. ( Đối đáp).
 A: Em yêu trường..giáo hiền. B : Như yêu quê.yêu thương.
 A: Nào bàn , nào ghế. B: Nào sách, nào vở.
 A: Nào mực, nào bút. B: Nào phấn , nào bảng.
 A: Cả tiếng cây cao. B: Cả lá cờ.nắng thu vàng.
 A+B: Yêu sao yêu thế trường của chúng em.
 Cho HS tập hát như trên 2-3 lần, sau đó đổi bên B hát trước.
 GV đệm đàn HS trình bày bài hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 Cũng có thể cho HS hát theo kiểu lĩnh xướng.
 1 HS hát: Em yêu trường em..muôn vàn yêu thương.
 Cả lớp hát: Nào bàn ,nào ghế (Yêu sao yêu thế trường của chúng em.) 2 lần.
 3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
 Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử 1 em bắt nhịp.GV dạo đàn & đệm theo.
 Dặn các em về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca & hát tự nhiên rõ lời hơn.
 ________________________________________________-
 GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC . LỚP 3 
 TIẾT THỨ : 39. TUẦN :20.
 BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI : EM YÊU TRƯỜNG EM.(tt) 
 ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC.
 Ngày dạy: 19 - 01-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 I/ MỤC TIÊU: Hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 của bài hát,
 - kết hợp vận động phụ họa,gõ đệm.
 Trình bày bài hát qua cách hát đối đáp, tập biểu diễn theo nhóm.
 Củng cố việc nhớ tên 7 nốt nhạc qua trò chơi “khuông nhạc bàn tay”.
 II/ Chuẩn bị: Đàn và hát thuần thục bài hát “ Em yêu trường em”.
 Bảng phụ, một số động tác vận động phụ họa.
 III/ Các hoạt động dạy và học:
 1/ Hoạt động 1: Ôn tập lời 1& học hát lời 2 bài “ Em yêu trường em”.
 GV chia lớp thành 2 nửa, mỗi nửa hát 1 câu đối đáp nhau cho đến hết lời 1 bằng nối tiếp.
 Chia lớp thành 4 tổ , mỗi tổ hát 1 câu nối tiếp cho đến hết bài hát.
 + Cho 1 em HS đọc lời 2 ở trên bảng.
 GV dạy cho các em hát lời 2, có thể dựa trên lời 1 đã học.( GV đệm đàn)
 + Chú ý những tiếng hát luyến 3 âm: “ nở, đỏ , thế”
 Cho các em hát kết hợp gõ đệm theo phách cho lời 2 của bài hát theo dãy.
 GV đệm đàn cho cả lớp hòa giọng hát cả 2 lời của bài hát “ Em yêu trường em”.
 Chia lớp thành 2, nửa lớp hát lời 1, nửa lớp hát lời 2, rồi đổi lại phần trình bày.
 Hướng dẫn HS ( hoặc gợi ý) các em thực hiện 1 số động tác phụ họa cho bài hát.
 Cho từng nhóm HS khá biểu diễn trước lớp, kết hợp vận động phụ họa cho cả 2 lời. GV nhận xét và cho điểm tượng trưng.
 2/ Hoạt động 2: Ôn tập tên nốt nhạc.
 GV hướng dẫn lại vị trí các nốt nhạc qua trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay”
 GV giới thiệu thêm nốt “ Đố” ở khe thứ 3 trên khuông nhạc bàn tay.
 Khuông nhạc có 5 dòng , bàn tay chúng ta cũng có 5 ngón tượng trưng cho 5 dòng kẻ. 
 Cho HS chỉ lại vị trí 5 nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay trước đây các em đã được học.
 GV giới thiệu thêm vị trí 2-3 nốt La , Si , Đố. ( nốt La nằm ở khe thứ 2 giữa ngón áp úp và ngón giữa, nốt Si nằm trên dòng khẻ thứ 3, nốt Đố nằm ở khe thứ 3).
 GV cho các em làm nhiều lần vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay để HS nắm và nhớ.
 GV chỉ định 2 HS ở 2 tổ lên bảng: Em A nói tên nốt, em B chỉ vị trí trên bàn tay.
 Em B chỉ khuông nhạc bàn tay, em A phải theo dõi và đọc thành nốt.
 3/ Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò.
 Vừa rồi các em được học hát bài gì?
 Do nhạc sĩ nào sáng tác? 
 Giai điệu của bài hát như thế nào?
 Nội dung của bài hát nói lên điều gì?
 Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo phách.
 Nhận xét việc nắm tên các nốt nhạc qua trò chơi ở từng tổ.
 Xem trước bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng” tiết sau học.
 __________________________________________________
GIÁO ÁN MÔN: HÁT - NHẠC. LỚP : 3.
 TIẾT THỨ :41. TUẦN : 21.
 BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG.
 Nhạc và lời: Hoàng Lân.
Ngày dạy: 26 - 01-2010. Người soạn: Nguyễn Tường Anh.
 I / MỤC TIÊU. - Hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết bài “ Cùng múa hát dưới trăng” là bài hát nhịp 3/8, tính chất tươi vui, nhịp nhàng, nhảy múa.
 Giáo dục các em tình bạn bè thân ái.
 II/ Chuẩn bị: Hát chuẩn xác bài hát. Đàn , nhạc cụ gõ.
 Bảng phụ chép lời ca, tranh ảnh minh họa .
 III/ Các hoạt động dạy học. 
 1/ Hoạt động 1: Dạy bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng”.
 - Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài vật vui sống bên nhau với tình thân ái và gắn bó.Vào những đêm trăng sáng thỏ ,hươu ,nai, sóc cùng nắm tay nhau vui chơi nhảy múa. Bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng” của nhạc sĩ Hoàng Lân sẽ kể về điều đó.
 GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
 - GV đọc lời ca từng câu, HS đọc theo.
 - Dạy cho HS hát từng câu hát ngắn theo lối móc xích.
 2/ Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
 Cho HS đứng hát , đung đưa theo nhịp 3/8.
 HS vừa hát vừa kết hợp vỗ tay theo nhịp, theo phách. 
 Mặt trăng tròn nhô lên tỏa sáng xanh khu rừng...
 Theo nhịp. x x x x
 Theo phách. x x x x x x x x x x x x
 + Trò chơi. Hai HS ngồi đối diện nhau, phách 1 từng em vỗ tay, phách thứ 2 và 3 các em lần lượt vỗ vào lòng bàn tay của nhau. Cứ tiếp tục vừa đếm 1-2-3 vừa chơi như hướng dẫn, cần làm thật đều đặn, nhịp nhàng. Khi đã thực hiện thành thạo kết hợp vừa hát vừa chơi.
 3 / Hoạt động 3

File đính kèm:

  • docGiao_an_Am_nhac_lop_3_ca_nam.doc
Giáo án liên quan