Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

1. Học bài hát: Lung linh ngôi sao nhỏ (20’)

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và xuất xứ.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

- GV cho HS đọc đồng thanh lời ca theo sự hướng dẫn của GV

- GV cho HS khởi động giọng hát.

- GV đàn và hát mẩu từng câu, cho HS tập hát mỗi câu một vài lần, hát nối tiếp câu hát thứ nhất với câu thứ 2, thực hiện tương tự với các câu hát khác.

- GV cho HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng và thể hiện nhịp nhàng và thể hiện sắc thái trong sáng tha thiết.

- GV cho HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ.

2. Nghe nhạc : Quê hương tươi đẹp (7p)

- GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm theo phách

- GV đàn và hát một câu 2 đến 3 lần, ví dụ: Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về, - GV yêu cầu HS nghe và nhớ được câu hát, sau đó hát lại câu hát đó. GV có thể thực hiện câu hát khác.

3.Trải nghiệm và khám phá: Phân biệt âm thanh cao - thấp, dài- ngắn, to- nhỏ, (8p)

- GV dùng nhạc cụ chơi 2 nốt Đô – Son: Nếu HS nhận ra âm thanh thấp thì vỗ tay xuống đùi, nếu nhận ra âm thanh cao thì giơ 2 tay lên cao. Thực hiện lần lượt với từng nhóm.

- GV dùng nhạc cụ chơi 2 nốt Mi và Son, nốt thứ nhất ngân dài 4 phách, nốt thứ 2 ngân 1 phách, nếu HS nhận ra âm thanh ngân dài thì dang 2 bàn tay xa nhau, nếu nhận ra âm thanh ngắn lại thì chụm 2 bàn tay gần nhau. GV thực hiện với từng nhóm. GV có thể thay nốt Mi bằng nốt khác.

- GV dùng trống gõ âm thanh to hoặc nhỏ, nếu HS nhận ra âm thanh to thì giơ ngón tay cái, nếu nhận ra âm thanh nhỏ thì giơ ngón tay út.

- Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của tiết học này và khen ngợi các vem có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Thứ Ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020
 Khối 1 Âm nhạc	
 Chủ đề 4: HÒA BÌNH
 Hát:LUNG LINH NGÔI SAO NHỎ
 Nghe nhạc: Quê hương tươi đẹp
 Trải nghiệm và khám phá:
 Phân biệt âm thanh cao - thấp, dài - ngắn, to - nhỏ
I. MỤC TIÊU:	
Hát đúng cao độ, trường độ bài Lung linh ngôi sao nhỏ. 
Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài Quê hương tươi đẹp
Bước đầu biết cảm nhận về cao độ,trường độ,cường độ thông các hoạt động trải nghiệm khám phá
II. CHUẨN BỊ GV: 
*GV: Chơi đàn hát thuần thục bài hát: Lung linh ngôi sao nhỏ
Thực hành các hoạt động và trải nghiệm và khám phá 
*HS: Nhạc cụ gõ ,thanh phách ,trống nhỏ 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Khởi động:
	- GV cho HS nghe bài hát Hòa bình cho bé
B. Dạy bài mới:
1. Học bài hát: Lung linh ngôi sao nhỏ (20’)
- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và xuất xứ.
- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.
- GV cho HS đọc đồng thanh lời ca theo sự hướng dẫn của GV
- GV cho HS khởi động giọng hát.
- GV đàn và hát mẩu từng câu, cho HS tập hát mỗi câu một vài lần, hát nối tiếp câu hát thứ nhất với câu thứ 2, thực hiện tương tự với các câu hát khác.
- GV cho HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng và thể hiện nhịp nhàng và thể hiện sắc thái trong sáng tha thiết. 
- GV cho HS trình bày bài hát theo nhóm, tổ.
2. Nghe nhạc : Quê hương tươi đẹp (7p)
- GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm theo phách
- GV đàn và hát một câu 2 đến 3 lần, ví dụ: Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về, - GV yêu cầu HS nghe và nhớ được câu hát, sau đó hát lại câu hát đó. GV có thể thực hiện câu hát khác.
3.Trải nghiệm và khám phá: Phân biệt âm thanh cao - thấp, dài- ngắn, to- nhỏ, (8p)
- GV dùng nhạc cụ chơi 2 nốt Đô – Son: Nếu HS nhận ra âm thanh thấp thì vỗ tay xuống đùi, nếu nhận ra âm thanh cao thì giơ 2 tay lên cao. Thực hiện lần lượt với từng nhóm.
- GV dùng nhạc cụ chơi 2 nốt Mi và Son, nốt thứ nhất ngân dài 4 phách, nốt thứ 2 ngân 1 phách, nếu HS nhận ra âm thanh ngân dài thì dang 2 bàn tay xa nhau, nếu nhận ra âm thanh ngắn lại thì chụm 2 bàn tay gần nhau. GV thực hiện với từng nhóm. GV có thể thay nốt Mi bằng nốt khác.
- GV dùng trống gõ âm thanh to hoặc nhỏ, nếu HS nhận ra âm thanh to thì giơ ngón tay cái, nếu nhận ra âm thanh nhỏ thì giơ ngón tay út.
- Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của tiết học này và khen ngợi các vem có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe. 
C. Củng cố- dặn dò:
- Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của tiết học này và khen ngợi các vem có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe. 
 ___________________________________
Khối 1 Hoạt động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY CÔ
I. MỤC TIÊU:
Sau hoạt động, HS có thể thể hiện tình cảm và lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể như: tự làm được tấm thiệp, tự vẽ bức tranh tặng các thầy cô.
II. CHUẨN BỊ
Dụng cụ làm thủ công như kéo giấy màu, keo dán, sáp màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
A. Khởi động
- HS hát vận động: Thương lắm thầy cô ơi
B. Trải nghiệm
Hoạt động 1: Làm thiếp tặng thầy cô
a. Mục tiêu
HS tự làm được tấm thiệp tặng các thầy cô giáo để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của bản thân với thầy cô giáo
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận về các nội dung:
+ Công lao của thầy cô giáo đối với các em HS
+ Vì sao HS phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
+ Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
- GV hướng dẫn để HS làm các tấm bưu thiếp tặng thầy cô giáo theo gợi ý:
+ Trang trí tấm bưu thiếp bên ngoài như thế nào?
+ Em sẽ viết gì bên trong tâm bưu thiếp?
(Có thể cho HS xem mẫu một số tấm bưu thiếp tặng thầy cô giáo)
c. Kết luận
Có nhiều hình thức thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo như lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy cô, chăm ngoan học giỏi hoặc em tự làm một sản phẩm ý nghĩa như tấm bưu thiếp, bức tranh để tặng thầy cô.
Hoạt động 2: Chúc mừng thầy cô	
a. Mục tiêu
HS thể hiện tình cảm của bản thân với thầy cô giáo thông qua hoạt động gặp gỡ, chúc mừng, tặng thiếp thầy cô.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ: Khi tặng thiệp cho thầy cô em sẽ nói gì?
- GV tổ chức cho HS tự tặng các tấm bưu thiếp mà em đã làm cho các thầy cô giáo vào giờ nghỉ giải lao, hoặc cuối giờ học.
- Tổ chức cho HS chia sẻ về cảm xúc của em khi tặng thiếp thầy cô (vào thời gian hợp lý)
c. Kết luận
Để thể hiện tình cảm của em với thầy cô giáo và những người thân yêu, em có thể tặng các món quà đơn giản nhưng ý nghĩa, kèm theo cách biểu lộ tình cảm hợp lý và thái độ chân thành.
C. Trưng bày sản phẩm
- GV cho HS nói ý nghĩa của làm thiêp tặng thầy cô
_____________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_1_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan