Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Thứ Ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020

ÂM NHẠC 1

CHỦ ĐỀ 1: TỔ QUỐC VIỆT NAM

Tiết 1

- HÁT: LÁ CỜ VIỆT NAM

 - MỘT SỐ YÊU CẦU KHI HÁT

 -TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG ĐÀN

I. Mục tiêu:

- Biết hát kết hợp gõ đệm.

- Nghe nhạc kết hợp vận động.

- Hát đúng cao độ, trường độ bài Lá cờ Việt Nam.

- Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn.

- Rèn cho HS kỹ năng hát cơ bản: Tư thế hát hơi thở,tổ chức âm thanh, hát chính xác cao độ- trường độ, biết hát đồng đều to và rõ .

- Biết cách thể tư thế thể hiện bài hát

- Biết vận động theo tiếng đàn một cách đơn giản.

II. Chuẩn bị

 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con .

 Tranh ảnh và nhạc nền

- HS: Sách học.

III. Hoạt động dạy- học chủ yếu

1. Ổn định lớp(1’)

- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.

2. Bài mới: (19’)

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TUẦN 1
Thứ 2, ngày 14 tháng 9 năm 2020
SINH HOẠT DƯỚI CỜ - TUẦN 1 
Chủ đề: Tìm hiểu về luật an toàn giao thông đường bộ
hình thức : Hái hoa dân chủ
Làm quen với hoạt động sinh hoạt dưới cờ
I. CHUẨN BỊ: 
- Tăng âm loa đài, đạo cụ đội nghi lễ.
- Ghế GV – HS ngồi dự chào cờ.
- Cây để gắn câu hỏi
- Câu hỏi.
II. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
- Ổn định chỗ ngồi
III. GIỚI THIỆU: 
- Hỏi: Chủ điểm của tháng 
- Giáo viên nhận xét
IV. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Ổn định:
- Tập hợp đội hình theo quy định, ổn định tổ chức.
- Mời thầy cô giáo ra trước lễ đài dự tiết chào cờ.
- Giới thiệu nội dung chính của tiết chào cờ.
- Giới thiệu đại biểu: Đại biểu khách mời (nếu có): BGH, TPT; các thầy cô giáo và toàn thể các bạn HS tham dự.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: PHẦN NGHI LỄ
- Điều chỉnh đội ngũ (theo Nghi thức đội)
- Chào cờ.
+ Hát “Quốc ca”, “Đội ca”.
+ Hô đáp khẩu hiệu Đội : 	 
 “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa
 Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại”  “Sẵn sàng”
* Hoạt động 2: Đánh giá nhận xét các hoạt động của nhà trường)
 (Kết quả theo dõi thi đua của nhà trường và liên đội)
* Hoạt động 3: Hoạt động theo chủ đề chủ điểm 
Làm quen vời hoạt động sinh hoạt dưới cờ:
- GV giới thiệu và nhấn mạnh hơn cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:
	+ Thời gian của tiết chào cờ: là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần
	+ Ý nghĩa của tiết chào cờ: giáo dục HS tình yêu Tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức; rèn luyện kĩ năng sống; gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của HS
	+ Một số hoạt động trong tiết chào cờ: thực hiện nghi lễ chào cờ, nhận xét thi đua của các lớp trong tuần; tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho HS, góp phần giáo dục một số nội dung: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.
Tìm hiểu về luật an toàn giao thông đường bộ bằng hình thức “Hái hoa dân chủ”
1. Phổ biến cách tìm hiểu:
- Các em sẽ xung phong lên hái hoa để trả câu hỏi tương ứng
- Nếu các em trả lời đúng yêu cầu cả trường thưởng cho bạn nhữn tràng pháo tay thật lớn
- Nếu bạn trả lời chưa đúng các bạn khác có quyền bổ sung
2. Các câu hỏi:
Câu 1: Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm?
a) Đi qua đường cùng người lớn.
b) Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.
c) Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.
Câu 2: Khi đi qua chỗ đường giao nhau, có tín hiệu đèn, em cần chú ý điều gì?
a) Quan sát kỹ tín hiệu đèn giao thông, khi đèn xanh bật mới được đi.
b) Nhờ người lớn dẫn qua đường.
c) Không chú ý tín hiệu đèn mà đi sát lề đương bên phải
Câu 3: Em cùng các bạn đi học về th
ấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?
a) Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.
b) Vui chơi cùng các bạn.
c) Vẫn đi bình thường như không có việc gì xảy ra.
Câu 4: Em và bạn em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy có nhiều xe cộ đi lại, em sẽ làm thế nào để qua đường an toàn?
a) Đứng chờ lúc nào vắng xe sẽ chạy nhanh qua.
b) Nắm tay cùng nhau cùng xin đường để qua.
c) Nhờ người lớn dắt qua.
Câu 5: Em được người lớn đèo bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn?
a) Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.
b) Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.
c) Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.
Câu 6: Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng?
a) Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.
b) Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
c) Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.
Câu 7: Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm mấy loại đường?
a) 3 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị)
b) 4 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện)
c) 5 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường làng xã)
Câu 8: Đi bộ trên quốc lộ phải đi như thế nào?
a) Đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi dưới lòng đường.
b) Chỉ qua đường khi đoạn đường không có xe cộ qua lại.
c) Cả 2 ý trên.
Câu 9: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì?
a) Hình tam giác màu vàng, viền màu đỏ, giữa có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung sự nguy hiểm cần biết.
b) Hình tam giác nền trắng, viền xanh.
c) Hình tròn nền xanh viền trắng.
Câu 10: Đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?
a) Hình tam giác nền vàng, viền đỏ.
b) Hình tròn nền xanh.
c) Hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam, ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng.
Câu 11: Khi qua đường nên:
a) Đi vào vạch kẻ đi bộ qua đường, nếu không có vạch đi bộ qua đường thì phải chọn nơi an toàn, quan sát kĩ xe trên đường rồi mới được qua.
b) Nắm tay nhau chạy qua đường.
c) Qua đường ở nơi bị che khuất.
Câu 12: Khi đi xe máy trên đường, số người ngồi trên xe thế nào là không đúng quy định?
a) Chở 1 người ngồi sau.
b) Chở 1 người lớn và 2 trẻ em dưới 11 tuổi ngồi sau.
c) Chở 2 người lớn ngồi sau.
Câu 13: Khi tham gia giao thông tại nơi đường đang được sửa chữa, người lái xe cần phải làm gì?
a) Vẫn điều khiển xe chạy với tốc độ bình thường.
b) Giảm tốc độ, quan sát biển chỉ dẫn hoặc người chỉ và thực hiện theo.
c) Tìm chỗ nào đó để lách xe đi qua càng nhanh càng tốt.
Câu 14: Đường nào là đường không an toàn?
a) Đường có vạch đi bộ qua đường.
b) Đường có trải nhựa hoặc bê – tông và có dải phân cách cố định.
c) Đường có nhiều cây cối và nhà cửa che khuất tầm nhìn.
Câu 15: Phương tiện giao thông nào được ưu tiên khi tham gia giao thông.
a) Xe cứu hỏa.
b) Xe đưa đón học sinh.
c) Xe chở hàng.
Câu 16: Khi lên, xuống ô tô cần phải làm gì?
a) Chỉ lên xuống khi xe đã dừng hẳn.
b) Khi lên xuống xe phải đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.
c) Cả 2 ý trên.
Câu 17: Khi đi trên đường, thấy 1 vụ tai nạn giao thông, em làm gì?
a) Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn, báo cho một người lớn nào đó đến để họ tìm người giải quyết, tham gia cấp cứu người bị nạn nếu có thể.
b) Vào xem để thỏa trí tò mò.
c) Bỏ chạy vì sợ.
Câu 18: Hành vi nào của người đi xe đạp trên đường không an toàn
a) Lạng lách đánh võng.
b) Đèo nhau đi dàn hàng ngang.
c) Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 19: Quy định nào để đảm bảo an toàn trên đường đi?
a) Đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
b) Đi đúng hướng đường, làn đường cho phép.
c) Đi xe máy che ô, buông thả 2 tay.
Câu 20: Những hành vi nào dưới đây gây nguy hiểm trên đường?
a) Đá bóng trên đường.
b) Vừa chạy trên đường vừa nô đùa.
c) Cả 2 ý trên.
Câu 21: Em đang đi bộ trên đường, có người quen mời em đi xe máy mà em và người đó đều không có mũ bảo hiểm, em sẽ làm gì?
a) Lên xe ngồi luôn, vì đi bộ mệt.
b) Cảm ơn họ vì đã mời ngồi xe nhưng nhất định không lên xe vì em không đội mũ bảo hiểm.
c) Lên xe ngồi và dặn họ đi chậm, quan sát cảnh sát giao thông sợ bị phạt vì em không có mũ bảo hiểm.
Câu 22: Nếu em được bố mẹ đèo bằng xe máy đi tới một con đường có gắn biển báo cấm xe máy đi vào, em sẽ làm gì?
a) Ngồi nguyên trên xe như không nhìn thấy gì?
b) Nhắc bố mẹ không nên đi vào con đường đó, vì đó là đường xe máy không được đi.
Câu 23: Khi tham gia giao thông bằng xe máy trên đường, được phép:
a) Chở hàng cồng kềnh.
b) Không đội mũ bảo hiểm.
c) Đi đúng phần đường, chở đúng số người quy định, phải đội mũ bảo hiểm.
Câu 24: Khi đi xe đạp trên đường cần phải làm gì?
a) Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải.
b) Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới đi.
c) Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
d) Thực hiện tất cả các điều trên.
Câu 25: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh và mỗi công dân cần phải làm gì?
a) Tìm hiểu học tập để biết rõ về Luật an toàn giao thông đường bộ.
b) Thận trọng khi tham gia giao thông trên đường.
c) Không đùa nghịch, chạy nhảy hoặc đá bóng dưới lòng đường.
d) Thực hiện tất cả các điều trên.
Hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm đúng quy định
* Hoạt động 4: Kế hoạch tuần tới của Liên đội
V. TỔNG KẾT:
- Tuyên dương hs tham gia tiểu phẩm
- Nhận xét buổi sinh hoạt dưới cờ
- Dặn HS thực hiện và tuyên truyền luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
...................................
Thứ Ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020
ÂM NHẠC 1
CHỦ ĐỀ 1: TỔ QUỐC VIỆT NAM
Tiết 1
- HÁT: LÁ CỜ VIỆT NAM
 - MỘT SỐ YÊU CẦU KHI HÁT
 -TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG ĐÀN
I. Mục tiêu: 
- Biết hát kết hợp gõ đệm.
- Nghe nhạc kết hợp vận động.
- Hát đúng cao độ, trường độ bài Lá cờ Việt Nam.
- Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn.
- Rèn cho HS kỹ năng hát cơ bản: Tư thế hát hơi thở,tổ chức âm thanh, hát chính xác cao độ- trường độ, biết hát đồng đều to và rõ .
- Biết cách thể tư thế thể hiện bài hát
- Biết vận động theo tiếng đàn một cách đơn giản.
II. Chuẩn bị
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.
 Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định lớp(1’)
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Bài mới: (19’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 Học hát : Lá cờ Việt nam
- GV giới thiệu tên bài hát.
?Trong bài hát có những hình ảnh nào
? Theo các em đây là bài hát tự hào hay tha thiết?
- Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm?
* Hát mẫu : Nghe đĩa hoặc GV trình bày 
* Đọc lời ca : 
- GV đọc mẫu bài hát lời bài hát
- GV hướng dẫn cho học sinh đọc từ 1 đến 2 lần.
* Khởi động giọng :
- GV đàn mẫu âm thang âm
* Dạy hát :
+ Câu 1 : Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi.
- GV đàn và hát mẫu câu 1
- GV đàn và yêu cầu HS hát từ 1 đến 2 lần
+ Câu 2 : .
- GV đàn và hát mẫu câu 2 từ 1 đến 2 lần
- GV đàn và yêu cầu
+ Ghép câu 1,2
- GV đàn và hát mẫu câu 1 và câu 2
- GV đàn và yêu cầu từ 1 đến 2 lần
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu có)
+ Câu 3 : Sao năm cánh huy hoàng biết bao. 
- GV đàn và hát mẫu câu 3 từ 1 đến 2 lần
+ Câu 4 : Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam
- GV đàn và hát mẫu câu 4 từ 1 đến 2 lần
+ Nối lại tất cả các câu.
+ Ghép cả bài :
- GV đàn và trình hát toàn bài
- GV đàn và yêu cầu 
* Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp :
- GV làm mẫu :
Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi. 
 x x x x x
Giữa nền đỏ có ngôi sao vàng
 x x x x x
Sao năm cánh huy hoàng biết bao. 
 X x x x x
 Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam
 x x x x x
- GV yêu cầu : Cho cả lớp vỗ tay theo nhịp giai điệu của bài hát theo các hình thức : cá nhân và cả nhóm
- Cho một nhóm lên bảng gõ một số nhạc cụ : trống con,trống reo,thanh phách và song loan
- GV tuyên dương và nhận xét khuyến khích .
- GV yêu cầu học sinh trình bài bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân thê hiện tình cảm vui tươi ,tự hào.
Nội dung 2: Một số yêu cầu khi hát
+ Hát đúng cao độ, trường độ rõ ràng.
+ Biết cách lấy hơi và duy trì tốc độ ổn 
định
+Hát có cảm xúc, biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa.
- GV cho một vài học sinh trình bày các yêu cầu của bài hát qua bài hát Lá cờ Việt Nam.
->GV nhận xét và tuyên dương.
* Nội dung 3:Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn (8 phút)
 Âm thanh
- Im lặng
- Âm thanh rất cao
- Âm thanh trung bình
- Âm thanh rất thấp
- GV đàn với tốc độ nhanh dần
- GV cho học sinh thực hiện vận động theo tiếng.
- HS lắng nghe
-- HS trả lời: Tự hào
- HS trả lời: Hơi nhanh
- HS lắng nghe
 - HS đọc đồng thanh lời ca
- HS Khởi động giọng
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 1
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 2
- HS lắng nghe
- HS tập hát câu 1,2
- HS lắng nghe và thực hiện câu 3 và câu 4
- HS hát toàn bài
- HS hát hòa giọng theo giai điệu bài hát
HS quan sát và theo dõi
HS thực hiện theo
- Các nhóm thực hiện
- HS biết hát bài hát theo hình thức đối đáp
- HS trình bày bài hát và thể hiện sắc thái
- HS lắng nghe 
HS tiếp thu và thực hiện tốt 
HS thực hiện
 Vận động 
- HS bước nhịp nhàng
- HS đứng tại chỗ
- HS vươn người lên hái bông hoa trên cao
- HS hái bông hoa ngang người
- HS vận động phù hợp với nhịp độ
- HS thực hiện theo.

IV. Cũng cố và dặn dò (4 phút)
* Củng cố (2 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của tiết học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe.
- GV đàn và hs hát lại bài kết hợp gõ đệm theo nhịp
* Dặn dò 
- Hãy hát lại bài hát cho ông bà, cha mẹ nghe và tập một số động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
..................................................................................
GIÁO ÁN TUẦN 2
Thứ 2, ngày 21 tháng 9 năm 2020
SINH HOẠT DƯỚI CỜ - TUẦN 2 
Chủ đề: Tìm hiểu về Ngày Rằm Trung thu
Xây dựng đôi bạn cùng tiến
I. CHUẨN BỊ: 
- Tăng âm loa đài, đạo cụ đội nghi lễ.
- Ghế GV – HS ngồi dự chào cờ.
- Nội dung lịch sử ngày Rằm
II. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
- Ổn định chỗ ngồi
III. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Ổn định:
- Tập hợp đội hình theo quy định, ổn định tổ chức.
- Mời thầy cô giáo ra trước lễ đài dự tiết chào cờ.
- Giới thiệu nội dung chính của tiết chào cờ.
- Giới thiệu đại biểu: Đại biểu khách mời (nếu có): BGH, TPT; các thầy cô giáo và toàn thể các bạn HS tham dự.
2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Phần Nghi lễ
- Điều chỉnh đội ngũ (theo Nghi thức đội)
- Chào cờ.
+ Hát “Quốc ca”, “Đội ca”.
+ Hô đáp khẩu hiệu Đội : 	 
 “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa
 Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại”  “Sẵn sàng”
* Hoạt động 2: Đánh giá nhận xét các hoạt động của nhà trường)
 (Kết quả theo dõi thi đua của nhà trường và liên đội)
* Hoạt động 3: Hoạt động theo chủ đề chủ điểm 
Phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.
- Nhắc nhở HS tham gia giúp đỡ các bạn trong lớp về việc học tập và rèn luyện
- Các lớp đăng kí thành lập những đôi bạn cùng tiến để cùng giúp đỡ nhau học tập tốt, khuyến khích những bạn ở gần nhà nhau có thể đăng kí thành một đôi
- Hướng dẫn một số việc làm để HS thực hiện: hăng hái tham gia xây dựng bài; giảng bài cho bạn khi bạn không hiểu; tranh thủ hướng dẫn, giúp đỡ bạn làm các bài GV vừa dạy trong giờ ra chơi, nghỉ giải lao, cùng nhau chuẩn bị bài ở nhà
Tìm hiểu về ngày Rằm Trung thu:
- Hỏi: Trong tháng 8 Âm lịch có ngày gì rất quan trọng với các em thiếu nhi?
- Cho HS nghe Lịch sử ngày rằm.
- Nêu một số câu hỏi củng cố.
- Phát động các lớp làm mâm cỗ.
V. TỔNG KẾT:
- Nhận xét buổi sinh hoạt dưới cờ
................................
Thứ Ba, ngày 22 tháng 9 năm 2020
ÂM NHẠC 1
CHỦ ĐỀ 1: TỔ QUỐC VIỆT NAM
Tiết 2
 ÔN TẬP BÀI HÁT : LÁ CỜ VIỆT NAM
NGHE NHẠC: QUỐC CA VIỆT NAM
 THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC : TRỐNG CƠM
I. Mục tiêu: 
- Biết hát bài hát theo giai điệu của bài hát
- Cảm nhận của mình khi nghe bài hát “ Quốc Ca”
- Hiểu được nhạc cụ trống cơm làm bằng chất liệu gì,cách sử dụng khi sử dụng biểu diễn
- Rèn cho HS kỹ năng hát và vận động một số động tác cơ bản.
- Hiểu được nhạc cụ trống cơm.
-Thầy cô trong nhà trường và gia đình mong các em chăm học hành mai sau bảo vệ Tổ quốc.
II. Chuẩn bị
 - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con.
 Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định: 
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày bài theo giai điệu bài hát
- Gọi một nhóm lên bảng gõ tay theo nhịp của bài hát.
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Nội dung 1: Ôn tập bài( 17 phút)
- GV cho học sinh hát nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.
- GV làm mẫu cho HS quan sát
 Câu hát
Câu 1:Trông lá cờ phấp phới đẹp tươi
Câu 2: Giữa nền đỏ có ngôi sao vàng
Câu 3:Sao năm cánh huy hoàng biết bao
Câu 4: Đẹp vô cùng lá cờ Việt Nam
Động tác
Câu 1: Đưa tay hướng ra phía trước,bàn tay mở hướng lên trên.
Câu 2: Đưa tay trái hướng ra phía trước,bàn tay mở hướng lên trên
Câu 3: Hai bàn tay bắt chéo lên ngực, nghiêng người sang hai bên
Câu 4: Đưa tay phải hướng lên cao,mắt nhìn theo tay
- GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại
- GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm
-> GV mời một vài nhóm lên trình bày và nhận xét tuyên dương 
Nội dung 2: Nghe nhạc(8 phút)
GV giới thiệu: Quốc Ca Việt nam là bài hát nghi lễ,do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
- Khi nghe hát bài hát “ Quốc Ca” học sinh phải thực hiện đúng tư thế nghiêm trang,mắt hướng về ảnh Bác Hồ,như đứng chào cờ đầu tuần.
- GV cho học sinh nghe bài hát Quốc ca Việt Nam và cảm nhận của mình qua bài hát.
- Thể hiện lòng tự hào dân tộc,biết yêu thương đoàn kết học giỏi để mai sau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
->GV nhận xét và tuyên dương.
* Nội dung 2: Thường thức âm nhạc: trống cơm (10 phút)
GV cho HS nghe bài hát Trống cơm
- GV giải thích: Nhạc cụ này tên là trống cơm bởi trước khi chơi, người ta thường lấy cơm nếp xoa vào mặt trống để định âm.
- GV cho HS xem tranh ảnh trống cơm và nói cách sử dụng
- GV có thể cho HS xem tranh các tiết mục biễu diễn của thiếu nhi
- GV hỏi xem học sinh tiếp thu:
+ Bài hát vừa nghe có tên gì?
+ nhạc cụ này trước khi chơi người ta phải làm gì? 
+ Qua các tiết mục các bạn biễn diễn các em thấy nhạc cụ này có dễ sử dụng ko?
-> GV nhận xét và tuyê n dương

 - 
HS thực hiện theo.
- HS quan sát
- HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo
Các nhóm trình bày
- HS lắng nghe
- HS cảm nhận theo sự hiểu biết của mình
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS trả lời

4. Cũng cố và dặn dò (5 phút)
+ GV chốt lại mục tiêu của bài học
- Khen ngợi các em có ý thức luyện tập,hay hát và vận động tốt.
+ Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học trong tiết 1 và chuẩn bị bài mới.
...................................................
Thứ Hai, ngày 28 tháng 9 năm 2020
Tiết 3
SINH HOẠT DƯỚI CỜ - TUẦN 2 
Chủ đề:
- Tìm hiểu An toàn trường học
 - Giới thiệu sách
I. CHUẨN BỊ: 
- Tăng âm loa đài, đạo cụ đội nghi lễ.
- Ghế GV – HS ngồi dự chào cờ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi_th.doc