Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Tiết 6: Ôn tập bài hát Lý cây xanh. Nhạc cụ. Trải nghiệm và khám phá Hát theo cách riêng của mình - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thanh Tuyền
I. Mục tiêu
- HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca.
- Biết cách chơi , thể hiện và ứng dụng nhạc cụ thanh phách vào bài hát
- Biết hát theo cách riêng của mình qua hai nốt Mi -Son
- Rèn cho HS kỹ năng vận động các động tác cơ bản
- Các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
II. Chuẩn bị
- GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con .
Tranh ảnh và nhạc nền
- HS: Sách học
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Ổn định:
- Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên trình bày kí hiện bằng tay của hai nốt Mi-Son
- Gọi một học sinh trình bày vận động phụ họa bài hát
+ GV nhận xét
3. Bài mới:
Thứ Hai, ngày 19 tháng 10 năm 2020 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TUẦN 6 Chủ điểm: Em là ai - Nói lời hay ý đẹp (Lớp 1) - Sáng tạo trong học tập. I. CHUẨN BỊ: - Tăng âm loa đài, đạo cụ đội nghi lễ. - Ghế GV – HS ngồi dự chào cờ. - Nội dung lịch sử ngày Rằm II. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: - Ổn định chỗ ngồi III. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Ổn định: - Tập hợp đội hình theo quy định, ổn định tổ chức. - Mời thầy cô giáo ra trước lễ đài dự tiết chào cờ. - Giới thiệu nội dung chính của tiết chào cờ. - Giới thiệu đại biểu: Đại biểu khách mời (nếu có): BGH, TPT; các thầy cô giáo và toàn thể các bạn HS tham dự. 2/ Các hoạt động: * Hoạt động 1: Phần Nghi lễ - Điều chỉnh đội ngũ (theo Nghi thức đội) - Chào cờ. + Hát “Quốc ca”, “Đội ca”. + Hô đáp khẩu hiệu Đội : “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại” “Sẵn sàng” * Hoạt động 2: Đánh giá nhận xét các hoạt động của Liên đội) (Kết quả theo dõi thi đua của nhà trường và liên đội) * Hoạt động 3: Hoạt động theo chủ đề chủ điểm A.Nói lời hay ý đẹp (Lớp 1) 1. Mục tiêu - Biết được nội dung phong trào “ Nói lời hay ý đẹp” - Hồ hởi tham gia phong trào “ Nói lời hay ý đẹp” 2. Cách tiến hành: Nhà trường/GV phát động phong trào “Nói lời hay ý đep” trong toàn trường. Nội dung cơ bản tập trung vào: - Thể hiện việc “Nói lời hay ý đẹp” trong học tập và sinh hoạt ở trường nhằm xây dựng nét đẹp học đường. - Thể hiện “Nói lời hay ý đẹp” trong học tập và sinh hoạt ở nhà nhằm xây dựng nét đẹp cảu lòng nhân ái trong mỗi thành viên gia đình. - Hướng dẫn các lớp, đặc biệt với các lớp 1 triển khai thực hiện “Nói lời hay ý đẹp” trong học tập, hoạt động giáo dục, trong các tiết ngoại khoá và sinh hoạt lớp. B. Sáng tạo trong học tập. Nội dung: Thi Kể chuyện theo tranh I. Mục tiêu: - Củng cố cách đọc và kể chuyện diễn cảm cho HS. - Khuyến khích HS- đặc biệt là học sinh lớp 4-5 kể chuyện. - Phát huy tư duy và tính sáng tạo. II. Nội dung: GV triển khai nội dung kể chuyện theo tranh như đã triển khai Để đánh giá kể chuyện, GV dựa vào các yêu cầu sau: + Kể đúng nội dung câu chuyện. + Giọng kể bước đầu có biểu cảm: Thể hiện giọng kể đúng với nội dung của bài, biết thể hiện giọng nhân vật, biết nhấn giọng từ ngữ làm nổi bật nội dung, biết lên cao giọng ở các đoạn nhân vạt đối thoại. + Tốc độ kể đảm bảo yêu cầu: chậm rãi trong câu kể, tuỳ vào nội dung cu chuyện và từng nhân vật. Đề bài: Em hãy chọn một câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 5 hoặc một mẩu chuyện ngắn mà em biết để kể. - Mỗi lớp cử một bạn đại diện dự thi. - Ban giám khảo: + Cô Hồ Thị Yến – Phó hiệu trưởng + Cô Nguyễn T. Thanh Tuyền – Tổng phụ trách Đội + Cô Từ Thị Lý – Tổ trưởng tổ 2,3 -Dựa vào kết quả đánh giá của BGK, tổng kết, tuyên dương. PHIẾU ĐÁNH GIÁ THI KỂ CHUYỆN TT Lớp Các tiêu chí đánh giá Tổng điểm (10 điểm) Kể đúng nội dung câu chuyện (4 điểm) Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu. (2 điểm) Giọng kể bước đầu có biểu cảm (2 điểm) Tốc độ kể đảm bảo yêu cầu (2 điểm) 1 5A 2 4A 3 4B - Tổng kết, đánh giá: . Thứ Ba, ngày 20 tháng 10 năm 2020 ÂM NHẠC 1 CHỦ ĐỀ 2: THIÊN NHIÊN TIẾT 6 - ÔN TẬP BÀI HÁT : LÝ CÂY XANH - NHẠC CỤ - TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT THEO CÁCH RIÊNG CỦA MÌNH I. Mục tiêu - HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca. - Biết cách chơi , thể hiện và ứng dụng nhạc cụ thanh phách vào bài hát - Biết hát theo cách riêng của mình qua hai nốt Mi -Son - Rèn cho HS kỹ năng vận động các động tác cơ bản - Các em hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. II. Chuẩn bị - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con. Tranh ảnh và nhạc nền - HS: Sách học III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 học sinh lên trình bày kí hiện bằng tay của hai nốt Mi-Son - Gọi một học sinh trình bày vận động phụ họa bài hát + GV nhận xét 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Lý cây xanh( 10 phút) - GV cho HS xem tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ để HS nhớ lại nội dung bài hát Lý cây xanh. * GV hát mẫu * Khởi động giọng * Ôn tập bài hát - GV mở CD cho HS hát bài lý cây xanh - GV yêu cầu Hs lấy hơi sau mỗi câu hát, hát đúng sác thái bài hát - GV sửa sai, nhận xét * GV đàn cho Hs nhận biết giai điệu của các câu hát trong bài Lý cây xanh VD: Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh - GV đàn xong thì hỏi Hs: Đây là giai điệu của câu hát nào? - Gv gọi cac cá nhân tham gia đoán giai điệu câu hát bất kỳ khi nghe GV đàn . - GV sửa sai, nhận xét * Hát kết hợp với vận động phụ họa - GV làm mẫu động tác vận động phụ họa. - Gv cho cả lớp thực hiện - Gv gọi từng dãy thực hiện - GV nhận xét, đánh giá - Gv gọi 1 nhóm lên bảng biểu diễn - GV nhận xét, đánh giá - Cho cả lớp vận động theo bài hát - Gv nhắc nhở HS ghi nhớ động tác vận động phụ họa của bài hát. - Gv giáo dục cho Hs lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Hoạt động 2: Nhạc cụ (15 phút) a) Cách chơi thanh phách - Gv hướng dẫn HS tập cách chơi thanh phách đúng tư thế và đúng cách. - GV cho HS quan sát thanh phách - Gv cho Hs nhìn cách cầm thanh phách đúng cách, cho Hs quan tư thế đúng cầm thanh phách đúng cách. - Gv cho HS cầm thanh phách đúng cách. b) Thể hiện tiết tấu - HS quan sát và lắng nghe GV chơi tiết tấu làm mẫu (GV đếm 1-2-3-4 thay cho đọc đen-đơn-đơn-đen). - Gv cho Hs đếm : 1- 2,3- 4 - HS luyện tập tiết tấu, theo hướng dẫn của Gv theo tập thể - Gv gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu c) Ứng dụng đệm cho bài hát: Lí cây xanh - Gv làm mẫu hát kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu mẫu - HS hát cả bài Lí cây xanh kết hợp gõ đệm theo tiết tấu mẫu - HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. Hoạt động 3: Trải nghiệm và khám phá : Hát theo cách riêng của mình(10 phút) - GV vừa đàn vừa hát: (Em yêu cây xanh )tương ứng với cao độ Son Son Son Son. - GV vừa đàn vừa hát ứng với cao độ La La La La. - HS luyện tập: GV đàn cao độ Si Si Si Si và yêu cầu HS hát Em yêu cây xanh tương ứng với cao độ này? - GV cho HS thực hiện tương tự với cao độ Đô Đô Đô Đô. - Gọi HS xung phong hát Em yêu cây xanh với cao độ bất kì. Tương tự, HS xung phong hát Em yêu thiên nhiên với cao độ bất kì. - Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của chủ đề này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, hát hay, vận động tốt... - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS khởi động giọng - Hs lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - Hs lắng nghe - HS lắng nghe và trả lời - HS lắng nghe, trả lời - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện Hs vận động phụ họa - HS thực hiện theo dãy - Các nhóm thực hiện - Hs lắng nghe - HS trình bày vận động theo bài hát và thể hiện sắc thái - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS quan sát - Hs quan sát cách cầm thanh - HS thực hiện cầm thanh phách - Hs lắng nghe - HS thực hiện theo dãy, theo các nhóm và cá nhân - HS quan sát và lắng nghe - Hs nghe và hát theo cao độ của nốt si - HS thực hiện theo cao độ nốt đô - Hs lắng nghe và thực hiện theo cao độ bất kỳ - HS lắng nghe IV. Củng cố dặn dò (4 phút) - GV chốt lại mục tiêu của bài học, - Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi nhạc cụ tốt, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_1_tiet_6_on_tap_bai_hat_ly_cay_xanh_nhac.doc