Giáo án Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 24 - Năm học 2020-2021
Thứ Năm, ngày 10 tháng 3 năm 2021
Lớp 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM.
GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG QUÊ EM
1. Mục tiêu
- Biết được những công trình công cộng của quê hương mình.
- Phấn khỏi và hào hứng với việc tìm hiểu về các công trình công cộng của quê hương.
2. Chuẩn bị
- Một vài hình ảnh về công trình công cộng.
- Giấy vẽ, bút màu.
3. Hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Kể tên các công trình công cộng của quê em.
a. Mục tiêu
HS biết và gọi tên được một số công trình công cộng quê hương
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh về công trình công cộng có trong SGK. HS có thể trao đổi với bạn bên cạnh về những công trình công cộng mà e đã biết ( tên công trình công cộng, công trình đó ở đâu, công trình công cộng nói về cái gì)
- Kết thức hoạt động 1, Gv có thể mời một vài HS giới thiệu về những công trình công cộng mà em biết sau khi quan sát, chia sẻ cùng các bạn.
c. Kết luận
HS biết được một bài công trình công cộng có ý nghĩa đối với bản thân, với quê hương.
Hoạt động 2: Thực hành giữ gìn công trình công cộng ở quê em.
TUẦN 24 Thứ Hai, ngày 08 tháng 03 năm 2021 ÂM NHẠC Lớp 1. ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT ĐÁNG YÊU -NHẠC CỤ -TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: VỖ TAY THEO CẶP I.Mục tiêu: - Hát đúng cao độ , trường độ và thuộc lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Thể hiện tiết tấu ứng dụng đệm cho bài hát . -Thực hiện trải nghiệm vỗ tay theo cặp với bài Thật đáng yêu II.GV chuẩn bị. - Đàn- Băng đĩa nhạc. - Các động tác phụ hoạ III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu. 1. Khởi động. Ổn định lớp: 2. Khám phá. a.ÔN TẬP BÀI HÁT: THẬT ĐÁNG YÊU( 10 phút) - GV cho nghe lại bài hát Thật đáng yêu kết hợp với vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp .- HS hát lại bài hát vỗ tay nhịp nhàng -GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi đúng và thể hiện sắc thái vui tươi trong sáng. GV sửa sai cho HS các câu hát sai. Gv đàn các câu hát HS hát sai để sửa cho HS - HS thực hiện -GV cho HS hát và vận động phụ họa lại bài hát đã được học tiết học trước - HS vận động phụ họa lại bài hát -GV cho lớp tập biểu diễn bài hát theo hình thức nhóm, tốp ca, tam ca, song ca, đơn ca .- HS thực hiện biểu diễn bài hát GV cho các nhóm thi đua nhau biểu diễn trước lớp .- HS luyện tập sắm vai - GV nhận xét và tuyên dương 3 Thực hành: b.NHẠC CỤ(13 phút)* Thể hiện tiết tấu: Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ: Yêu cầu HS quan sát tiết tấu trong SGK. GV gõ trống tạo ra âm thanh:Cách- tùng-cách- cách- tùng(Kết hợp 1-2-3-4-5) HS chú ý nghe GV treo bảng phụ tiết tấu 1 2 3 4 5 GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát lắng nghe. Sau đó GV cho các nhóm luyện tập và thể hiện tiết tấu đó. - HS quan sát tiết tấu SGK -Thể hiện tiết tấu bằng động tác tay, chân, GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát: vố tay 2 cái, chắp hông 2 cái, mở 2 tay 1 cái- miệng đếm 1-2-3-4-5 - HS luyện tập theo tiết tấu Cho lớp làm nhiều lần. Gọi dãy, nhóm làm. - HS trình bày *Ứng dụng đệm cho bài hát:Thật đáng yêu -GV cho HS vùa hát vừa gõ đệm bài hát Thật đáng yêu 1-2 lần HS gõ đệm bài hát -GV cho HS luyện tập theo nhóm, tổ, cặp, cá nhân bài hát kết hợp gõ đệm. - HS luyện tập-Chia dãy, nhóm hát nhóm, dãy gõ đệm , đổi ngược lại. Các nhóm luyện tập GV nhận xét tuyên dương C. TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ .VỖ TAY THEO CẶP (10 phút) -GV làm mẫu yêu cầu HS quan sát: GV gọi 1 HS lên làm cặp quay mặt vào nhau và đếm 1-2 nhịp nhàng nhiều lần. Khi đếm 1 thì vỗ tay 1 cái , khi đếm 2 thì cùng vỗ cả 2 tay vào 2 tay của người đối diện. (Hình SGK Trang 49). - HS quan sát GV cho cả lớp làm thử vài lần. Sau đó cho các cặp đôi cùng bàn làm từ chậm đến nhanh dần. GV gọi 1 vài cặp đôi xung phong lên trình bày trước lớp. Dưới lớp quan sát nhận xét.HS lên bảng -GV nhận xét và tuyên dương 4. Vận dụng. Củng cố (2 phút) - GV chốt lại yêu cầu của chủ đề bài học và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, chú ý lắng nghe và thực hiện tốt các hoạt động. * Dặn dò - Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho chủ đề tiếp theo chủ đề 8 : Em yêu âm nhạc Thứ Hai, ngày 08 tháng 03 năm 2021 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Lớp 3. KỂ CHUYỆN VỀ MẸ, BÀ VÀ CÁC CHỊ EM GÁI CỦA EM I.MỤC TIÊU: -HS biết về bà,mẹ,chị em gái của mình -HS hiểu được sự yêu thương,quan tâm chăm sóc mà bà,mẹ,chị em gái đã dành cho em -Giáo dục HS tình cảm yêu thương,thái độ tôn trọng đối với những người phụ nữ trong gia đình các em II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG -Tổ chức theo quy mô lớp. III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN -Băng hình,ảnh về bà,mẹ,chị em gái của HS (nếu có điều kiện) -Một món quà mà HS được mẹ,bà,chị em gái tặng IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: 1. Khởi động. Bước 1:Chuẩn bị Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS chuẩn bị: +Nội dung: kể về bà,mẹ,chị em gái của mình Ví dụ:Bà em năm nay bao nhiêu tuổi?Bà còn đi làm hay đã nghỉ hưu? Mẹ của em tên là gì? Mẹ bao nhiêu tuổi? Mẹ hiện nay làm nghề gì?ở đâu? Hàng ngày bà,mẹ đã yêu thương chăm sóc em như thế nào? Các chị em gái hiện đang học lớp mấy?Tại trường nào?Em có yêu bà,mẹ ,các chị em gái của mình không? Em làm gì để bày tỏ tình cảm yêu thương đó? +Hình thức : Kể bằng lời kết hợp với giới thiệu bằng ảnh,băng hình,các vật kỉ niệm và bà,mẹ,các chị em gái -HS chuẩn bị kể theo yêu cầu của GV 2. Khám phá. Bước 2: Kể chuyện -Mở đầu GV hoặc người dẫn chương trình nêu vấn đề:Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 chúng ta sẽ cùng kể cho nhau nghe về những người phụ nữ thân yêu trong gia đình mình là: bà,mẹ,chị em gái.Bây giờ bạn nào sẽ xung phong kể trước -HS lần lượt xung phong lên kể chuyện, vừa kể vừa giới thiệu ảnh,băng hình,các vật kỉ niệm và bà,mẹ,các chị em gái - Sau mỗi HS kể ,các bạn khác trong lớp ngồi nghe và có thể nêu ý kiến bình luận hoặc đặt câu hỏi. - GV có thể kể về bà,mẹ,các chị em gái của mình cho HS tham khảo 3. Thực hành. Bước 3: Thảo luận chung Sau khi HS kể xong GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau: -Em nghĩ gì khi kể chuyện và nghe các bạn kể chuyện về bà,mẹ,các chị em gái của mình? -Chúng ta cần thể hiện tình cảm yêu thương đối với bà,mẹ,các chị em gái trong cuộc sống hàng ngày như thế nào? 4. Vận dụng. Tổng kết -Bước 4 :Củng cố nhận xét giờ học -GV NX giờ học GV NX đánh giá chung về kết quả buổi kể chuyện khen các HS kể hay,thể hiện được cảm xúc của mình đối với bà,mẹ,các chị em gái qua câu chuyện. -GV nhắc nhở HS hãy luôn yêu quý và thể hiện tình cảm của mình đối với bà,mẹ,các chị em gái bằng thái độ quan tâm và những việc làm cụ thể trong cuộc sống. Thứ Ba, ngày 09 tháng 3 năm 2021 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Lớp 5 Chủ đề : YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO VẼ TRANH, LÀM BƯU THIẾP CHÚC MỪNG BÀ, MẸ, CHỊ EM GÁI. I. Mục tiêu: - HS hiểu được ý nghĩa của ngày quốc tế phụ nữ mùng 8-3 . - HS biết vẽ tranh, làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ , chị em gái trong ngày 8-3. II. Quy mô hoạt động - Tổ chức theo quy mô lớp. III. Tài liệu phương tiện - Bìa màu, bút màu. - Bảng ghi, khăn lau, bút dạ . IV. Các bước tiến hành. 1) Khởi động. Ổn định tổ chức . Hát tập thể *Các bước tiến hành: - GV giới thiệu cho HS về ý nghĩa của ngay mùng 8-3. - GV thăm dò ý kiến của HS về các món quà mà các em muốn tặng bà, mẹ, cô, chị và các bạn nữ nhân ngày 8-3. 2. Khám phá . GV viên hướng dẫn HS làm bưu thiếp. + Vật liệu: bìa giáy màu, bút màu, bút viết. + Cách làm: Gấp đôi tờ bìa màu, bên ngoài vẽ đường diềm trang hoặc sử dụng các hình trang trí hình hoa hoặc con vật hay hình người mà bà, mẹ hoặc cô, chị yêu thích. . Mặt trong tờ bìa có thể vẽ một số hình trang trí ở góc còn lại để khoảng trống để viết lời chúc mừng. + Hướng dẫn HS một số lời chúc mừng để bày tổ tình cảm. 3) Thực hành. Hướng dẫn HS vẽ tranh: - Cho HS lấy tờ giấy A4 để vẽ tranh tặng bà, mẹ,...Tranh có thể vẽ bó hoa, vẽ gia đình, vẽ chân dung của bà, mẹ, cô, *) HS tiến hành làm: - HS tự làm các món quà của mình. - GV cho HS trưng bày sản phẩm GV đánh giá nhận xét. 4) Vận dụng. Nhận xét tiết học; - GV cho HS mang sản phẩm về tặng cho bà, mẹ, - GV nhận xét tiết học phổ biến yêu cầu để HS chuẩn bị cho tiết học sau. Thứ Ba, ngày 09 tháng 03 năm 2021 ÂM NHẠC Lớp 2: Ôn bài hát: CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Biết gõ đệm theo phách,theo tiết tấu lời ca. II.GV chuẩn bị. - Đàn- Băng đĩa nhạc. - Các động tác phụ hoạ III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu. 1. Khởi động. Ổn định lớp: - GV hướng dẫn HS luyện âm theo trục âm. Kiểm tra bài cũ: HS hát bài: Chú chim nhỏ dễ thương Gv nhận xét biểu dương 2. Khám phá. Dạy bài mới: a.Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài -HS lắng nghe GV đàn và bắt nhịp 3. Thực hành: HS hát ôn bài hát GV nhận xét sửa sai cho HS về sắc thái: Bài hát cần phải hát tình cảm vui tươi sôi nổi HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp phân đôi GV gọi 1 số HS thực hiện Dãy 1 hát và gõ đệm theo phách Dãy 2 hát và gõ đệm theo nhịp Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm GV gọi 3 HS của 3 dãy vừa hát kết hợp gõ đệm theo nhịp phân đôi GV gọi HS nhận xét GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ Câu 1,2: Hai trái đưa lên cao vẫy vẫy Câu 3,4: Hai tay đưa từ thấp lên cao tạo thành vòng tròn và mở ra Câu 5,6: Vỗ tay theo nhịp GV bắt nhịp - HS hát kết hợp vận động theo nhạc GV sửa các động tác múa cho HS HS thực hiện toàn bài Luyện tập: Theo nhóm, tổ, cá nhân GV nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Biểu diễn bài hát GV đàn giai điệu và lần lượt gọi HS lên biểu diễn trước lớp Yêu cầu: Tự tin duyên dáng, nét mặt vui tươi, động tác múa đúng với từng câu hát GV khuyến khích HS tự chọn bạn lên biểu diễn với mình HS nhận xét bài biểu diễn của bạn GV nhận xét và biểu dương 4. Vận dụng.Củng cố dặn dò: HS hát bài Chú chim nhỏ dễ thương GVnhắc nhở HS học bài Lưu ý HS xem lại các bài hát đã học GV nhận xét tiết học ___________________________________ Thứ Năm, ngày 11 tháng 3 năm 2021 Âm nhạc Khối 3: Ôn bài hát: EM YÊU TRƯỜNG EM- CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. - Tập biểu diễn bài hát. - Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. - Biết gọi tên nốt,kết hợp hình nốt trên khuông nhạc. II. Gv chuẩn bị: - Đài, đĩa nhạc, đàn, bảng phụ III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Khởi động. Ổn định lớp GV hướng dẫn HS luyện âm theo đàn Kiểm tra bài cũ: HS hát bài Em yêu trường em GV nhận xét biểu dương 2 Khám phá. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Hát ôn bài Em yêu trường em GV cho HS nghe 1 câu giai điệu bài hát Bài ca đi học- HS lắng nghe và nhận biết đó là câu hát nào trong bài và yêu cầu HS hát lại câu hát đó GV đàn giai điệu bài hát- HS lắng nghe GV bắt nhịp- HS hát ôn toàn bài theo đàn GV sửa sai cho HS về cao độ và sắc thái của bài hát HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo nhịp Luyện tập: Nhóm 1 hát – Nhóm 2 gõ đệm sau đó đổi bên HS luyện tập cá nhân HS hát kết hợp vận động theo nhạc GV nhận xét và biểu dương 3. Thực hành. b. Hoạt động 2: Hát ôn bài Cùng múa hát dưới trăng Một số tiến trìng tương tự Bài hát này viết theo tính chất nhịp 3 nên GV cần hướng dẫn cách gõ theo nhịp 3/8 HS hát kết hợp các động tác múa GV gọi HS lên biểu dễn trước lớp GV nhận xét và biểu dương c. Hoạt động 3: Tập nhận biết nốt nhạc trên khuông GV gọi 1 HS đọc tên các nốt nhạc GV giới thiệu- HS ghi nhớ +. Để ghi độ cao thấp người ta dùng các nốt nhạc và vị trí các nốt trên khuông đó là: +. Để ghi độ dài ngắn của âm thanh người ta dùng các hình nốt GV cho HS chơi trò chơi viết nốt nhạc lên khuông nhạc GV nhận xét 4 . Vận dụng. Củng cố dặn dò: HS hát kết hợp gõ đệm bài Em yêu trường em. GV nhắc nhở HS học bài ở nhà _________________________________________ Thứ Năm, ngày 10 tháng 3 năm 2021 Âm nhạc Khối 4 Ôn bài hát: CHIM SÁO ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5- 6 I.Mục tiêu cần đạt: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Biết đọc nhạc ghép lời ca và kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài TĐN số5,số 6. II.Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, bảng phụ TĐN số 5- 6 - GV nắm vững nội dung bài học III.Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Khởi động: - Luyện âm: HS luyện âm theo cột độ cao thang âm - Kiểm tra bài cũ: HS hát bài Bàn tay mẹ - GV giới thiệu nội dung bài học 2. Khám phá. a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Chim sáo GV cho HS nghe giai điệu bài hát từ đĩa nhạc - HS lắng nghe GV bắt nhịp - HS hát ôn theo đàn GV sửa sai cho HS về cao độ và tiết tấu, những chổ ngân dài 3 phách. GV cần lưu ý các tiếng luyến cũng như sắc thái của bài HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân GV nhận xét và biểu dương GV hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ - HS theo dõi GV bắt nhịp - HS hát múa theo đàn GV sửa sai nếu có Luyện tập: HS lên biểu diễn trước lớp GV nhận xét biểu dương 3. Thực hành . b. Hoạt động 2: Ôn tập đọc nhạc số 5 GV gợi ý để HS nhớ lại các ký hiệu trong bài TĐN số 5 GV gọi 2 HS: Một em đọc cao độ và 1 em đọc tiết tấu GV đàn giai điệu và bắt nhịp - HS đọc nhạc GV lưu ý HS độ dài của các hình nốt trắng HS thực hiện toàn bài kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm GV nhận xét biểu dương c. Hoạt động 3 : Ôn tập đọc nhạc số 6 GV gõ câu tiết tấu bài TĐN số 6 - HS nhận biết và trả lời HS thực hiện lại câu tiết tấu đó GV bắt nhịp - HS đọc nhạc GV sửa sai về cao độ và trường độ GV gọi một số HS thực hiện HS đọc nhạc hát lời ca và gõ đệm theo phách và nhịp 2 HS đọc nhạc và gõ đệm theo tiết tấu GV nhận xét và biểu dương 4. Vận dụng. Phần kết thúc: HS hát bài: Chim sáo GV dặn dò HS về nhà nhớ học bài ____________________________________ Thứ Năm, ngày 10 tháng 3 năm 2021 Lớp 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM. GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG QUÊ EM 1. Mục tiêu - Biết được những công trình công cộng của quê hương mình. - Phấn khỏi và hào hứng với việc tìm hiểu về các công trình công cộng của quê hương. 2. Chuẩn bị - Một vài hình ảnh về công trình công cộng. - Giấy vẽ, bút màu. 3. Hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Kể tên các công trình công cộng của quê em. a. Mục tiêu HS biết và gọi tên được một số công trình công cộng quê hương b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh về công trình công cộng có trong SGK. HS có thể trao đổi với bạn bên cạnh về những công trình công cộng mà e đã biết ( tên công trình công cộng, công trình đó ở đâu, công trình công cộng nói về cái gì) - Kết thức hoạt động 1, Gv có thể mời một vài HS giới thiệu về những công trình công cộng mà em biết sau khi quan sát, chia sẻ cùng các bạn. c. Kết luận HS biết được một bài công trình công cộng có ý nghĩa đối với bản thân, với quê hương. Hoạt động 2: Thực hành giữ gìn công trình công cộng ở quê em. a. Mục tiêu HS biết thực hiện các việc làm cụ thể của mình để tham gia giữ gìn công trình công cộng ở quê hương. b. Cách tiến hành HS quan sát tranh có trong SGK. Sau đó, GV tổ chức cho HS thể hiện các hành động để giữ gìn công trình công cộng bằng hoạt động đóng vai. GV mời một nhóm HS gồm 3 em: 1 em cầm túi đựng rác và bỏ rác vào túi đựng, 1 em thì đang xóa những vết bẩn trên tường của công trình công cộng, 1 em cầm chổi quét rác xung quanh. Kết thúc hoạt động, GV cho HS tự nêu và gọi tên các hoạt động các em đã làm đó là gì để giúp các em khắc sâu việc cần làm. c. Kết luận Hoạt động thực hành sẽ tạo cho HS niềm vui, hứng thú khi tự mình làm ra sản phẩm cụ thể, đó là làm cho công trình công cộng luôn được sạch đẹp. Lưu ý: Nếu có điều kiện, GV có thê đưa HS tới một công trình công cộng như nhà văn hóa, hoặc cổng trường học để thực hành. Thứ Sáu, ngày 12 tháng 3 năm 2021 Âm nhạc Khối 5 Học hát bài: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG Dân ca Khơ me Nam Bộ I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp với các hoạt động. - Biết hát đúng giai điệu và lời ca. II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc - GV hát chuẩn xác bài hát III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Khởi động. Phần mở đầu - Luyện âm : HS luyện âm theo đàn . - Kiểm tra bài cũ : HS hát bài Tre ngà bên Lăng Bác - GV giới thiệu nội dung bài học mới 2.Khám phá: a. Hoạt động 1: Học hát bài : Màu xanh quê hương GV dẫn dắt vào bài- HS lắng nghe GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài- HS lắng nghe GV cho HS nghe giai điệu qua đĩa nhạc GV gọi HS đọc lời ca và cho cả lớp đọc thầm HS tập hát theo móc xích GV sửa sai cho HS về cao độ các từ và các từ luyến,láy. Trong bài hát này GV cần lưu ý HS cách lấy hơi để hát hết câu hát HS thực hiện toàn bài theo đàn GV gọi 1 số HS thực hiện bài hát Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm GV nhận xét biểu dương 3. Thực hành. b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp GV làm mẫu- HS theo dõi 2/4 Xanh xanh quê hương ai trồng hàng cây Nhịp * * * GV bắt nhịp- HS thực hiện GV sửa sai nếu có HS hát kết hợp gõ đệm toàn bài theo nhịp phân đôi HS hát kết hợp gõ đệm theo phách Luyện tập: HS luyện tập theo tổ và cá nhân HS luyện theo cá nhóm HS hát và vận động theo nhạc GV nhận xét biểu dương 4 . Vận dụng. Phần kết thúc: HS hát bài: Màu xanh quê hương Nhắc nhở HS về nhà học bài và nêu ý nghĩa bài học: Yêu quê hương đất nước, biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Thứ Sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2021 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Lớp 2. YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO Tiết 1 : TRÒ CHƠI “ĐI CHỢ” I MỤC TIÊU: - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, quan tâm, giúp đỡ mẹ của mình. II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: Tổ chức theo quy mô lớp. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Một chiếc giỏ bằng mây tre hoặc bằng nhựa. - Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Khởi động. a. Ổn định tổ chức: Hát tập thể 2. Khám phá . Bài mới: b. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học 3. Thực hành a. HĐ1: Tiến hành chơi - GV phổ biến trò chơi để HS nắm được: -HS lắng nghe. + Tên trò chơi: Đi chợ + Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Đầu tiên, một số HS cầm giỏ chạy vòng tròn, vừa chạy vừa hô: Đi chợ, đi chợ. Tất cả mọi người sẽ đồng thanh hỏi lại: Mua gì? Mua gì? Em HS cầm giỏ phải hô một món đồ gì đó mà các em có thể mua ở chợ cho mẹ, ví dụ: Mua hai trái cam cho mẹ, mua rau và đưa chiếc giỏ cho bạn nào thì bạn đó lại cầm giỏ chạy và hô tiếp Đi chợ, đi chợCứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian chơi. + Luật chơi: Nếu HS nào được bạn trao giỏ mà không chạy ngay và hô các câu theo quy ước thì coi như phạm luật.- - Lớp trưởng điều khiển - Tổ chức cho HS chơi thử để hiểu ró hơn về cách chơi và luật chơi. - HS tiến hành chơi thật - Thảo luận sau trò chơi: + Trò chơi muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? - HS trả lời + Em đã bao giờ đi chợ giúp mẹ chưa? + Em có muốn lớn nhanh để có thể đi chợ mua đồ cho mẹ không? - GV nhận xét và kết luận: Chúng ta ai cũng yêu quý, quan tâm và muốn giúp đỡ mẹ mình. Các em hãy học chăm, học giỏi, lớn thật nhanh để có thể đi chợ mua đồ cho mẹ, giúp đỡ mẹ trong cuộc sống hàng ngày. -HS Lắng nghe 4, Vận dụng : b HĐ2: Tổng kết – Đánh giá - Nhận xét thái độ, ý thức tham gia hoạt động của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết hoạt động sau.. -HS Lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.doc