Giáo án Âm nhạc Khối Tiểu học - Tuần 17 - Năm học 2020-2021
Thứ Năm, ngày 07 tháng 01năm 2021
Âm nhạc
Khối4 Ôn tập 3bài hát:EM YÊU HOÀ BÌNH-
BẠN ƠI LẮNG NGHE – TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
I.Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết gõ đệm theo phách theo nhịp.
II.Chuẩn bị:
- Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc
- Một số động tác phụ hoạ
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
1. Phần mở đầu:
HS hát bài: Bạn ơi lắng nghe
Luyện âm: HS luyện âm theo đàn
Kiểm tra bài cũ: HS hát bài đã học
GV nhận xét biểu dương
GV giới thiệu nội dung bài học
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Em yêu hòa bình
GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
- HS lắng nghe
GV bắt nhịp- HS hát ôn theo đàn
GV sửa sai cho HS trong quá trình ôn tập lưu ý HS cách ngắt nghỉ dấu lặng
HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
GV nhận xét và biểu dương trước lớp
GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ
- HS theo dõi
Câu 1, 2: Nhún chân và tay đưa lên ngực
Câu 3, 4: Chân nhún theo nhịp
Câu 5, 6: Vỗ tay theo nhịp sau đó 2 tay đưa lên vẫy
GV bắt nhịp- HS hát múa theo đàn
GV sửa sai cho HS
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
- HS lên biểu diễn trước lớp
GV nhận xét biểu dương
b. Hoạt động 2: Ôn bài hát: Bạn ơi lắng nghe
GV đàn giai điệu câu hát 2 trong bài
- HS lắng nghe và nhận biết
GV gọi 2 Hs hát bài hát
GV đàn giai điệu và bắt nhịp
- HS hát ôn theo đàn
GV sửa sai cho HS về cao độ và sắc thái
HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp 2
Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát nhóm 2 gõ đệm sau đó đổi bên
HS hát kết hợp vận động theo nhạc theo tổ
Một số HS lên thực hiện trước lớp
GV nhận xét và biểu dương
c. Hoạt động 3: Ôn bài hát Trên ngựa ta phi nhanh
Tiến trình tương tự bài 2
GV nhận xét biểu dương
3. Phần kết thúc:
HS hát bài: Con chim vành khuyên
GV dặn dò HS về nhà nhớ học bài
TUẦN17: Thứ Ha, ngày 04 tháng 01 năm 2021 Khối 1: Âm nhạc ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Hát đúng ca cao độ bài hát múa đàn .Biết hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi. - Biết đọc nốt nhạc và làm kí hiệu bàn tay . - Nghe nhạc và cảm nhận được bài hát và hiểu ý nghĩa. Biết sử dụng nhạc cụ cho phù hợp với tiết học Biết một vài đặc điểm của trống cơm và nêu tên câu chuyện âm nhạc đã học kì II. Chuẩn bị - GV : Nhạc cụ đàn,song loan,trống con Tranh ảnh và nhạc nền - HS: Sách học,thanh phách. III. Hoạt động dạy- học chủ yếu 1. Ổn định: - Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi,dụng cụ học tập của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 học sinh lên trình bày vận động bằng hình thể bài hát Mẹ đi vắng hát và vận động bằng hình thể. - Gọi một học sinh thực hiện cách chơi nhạc cụ Tem-bơ-lin + GV nhận xét 3. Bài mới (Tùy thời gian lựa chọn cho phù hợp ) ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CÓ 5 NỘI DUNG -Tùy từng điều kiệm và địa phương mà chúng ta có cách ôn tập cho phù hợp với học sinh giúp chúng ta cũng cố kiến thức chắc cho học sinh qua các chủ đề đã học. Nội dung 1: 5 bài hát( Lá cờ việt Nam,Lí cây xanh,Mời bạn vui múa ca,Lung linh ngôi sao nhỏ, Mẹ đi vắng) *Chúng ta áp dụng các tiến trình dạy trong tiết học hát như: gõ đệm bằng nhạc cụ, vận động phụ họa, vận động bằng hình thể) Nội dung 2: Nghe nhạc - GV cho HS nghe lại 1-2 bài hát hoặc bản nhạc đã học ở HKI - GV cho học sinh nêu tên được các bản nhạc và bài hát - GV cho học sinh luyện tập theo nhóm và cá nhân Nội dung 3: Đọc nhạc - GV thực hiện kí hiệu nàn tay của các bài 1-2 lần của chủ đề 4 và chủ đề 5 đã học trong học kì 1,HS vừa đọc nhạc vừa thực hiện kí hiệu bằng tay - Cho một bạn xung phong lên chỉ huy kí hiệu bằng tay cho các bạn đọc theo. - Cho một nhóm trưởng của nhóm lên chỉ huy cho nhóm mình đọc - GV nhận xét và tuyên dương Nội dung 4: Nhạc cụ: - GV yêu cầu học sinh sử dụng nhạc cụ gõ hoặc động tác tay,chân để thể hiện từ 1-2 lần - GV cho cả lớp sử dung nhạc cụ gõ cho hai bài hát của chủ đề 4 và chủ đề 5. - Cho luyện tập theo hình thức : Cả nhóm và cá nhân - Đại diện nhóm lên trình bày cả lớp quan sát và nhận xét. Nội dung 5: Thường thức âm nhạc - GV cho học sinh xem lại tranh ảnh và một số tiết mục biễu diễn của học sinh. - GV yêu cầu HS nêu một vài đặc điểm của nhạc cụ trống cơm. - Co HS xem lại mẫu truyện kể trong SGK và hỏi để cũng cố kiến thức tiếp thu và trả lời được các câu hỏi - GV cho một vài bạn lên đóng vai bằng cách kể chuyện qua lời thoại. - GV nhận xét tuyên dương GV tổng kết nội dung ôn tập và kiểm tra học kì 1 giáo viên nhận xét những điểm nào tốt tích cực phấn đấu để học tốt hơn,những điểm nào chưa đạt cố gắng phấn đấu để trong học kì 2 sẽ tốt hơn IV. Củng cố dặn dò (3 phút) - GV chốt lại mục tiêu của bài học, - Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong _______________________________________ Thứ Hai, ngày 04 tháng 01 năm 2021 HOẠT ĐỘNG GDNGLL Lớp 3. LÀM BƯU THIẾP CHÚC TẾT, LÀM HOA GIẤY I.MỤC TIÊU: - Hướng dẫn HS biết làm bưu thiếp chúc Tết (hoặc làm hoa giấy) để chúc,tặng bạn bè,người thân..nhân dịp năm mới II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG -Tổ chức theo quy mô lớp III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN -Bìa màu khổ A4 hoặc giấy trắng loại mỏng -Giấy thủ công các màu,kéo,hồ dán,dây thép,que làm cành -Giấy vẽ,bút màu,bút viết -Các loại bưu thiếp cũ IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Bước 1:Chuẩn bị Trước 1 tuần GV phổ biến cho HS -Giờ sinh hoạt tuần tới lớp ta làm bưu thiếp chúc Tết để chúc mừng bạn bè , người thân.Mỗi HS cần chuẩn bị : +Bìa màu khổ A4 hoặc giấy trắng loại mỏng +Giấy thủ công các màu,kéo,hồ dán,dây thép,que làm cành +Giấy vẽ,bút màu,bút viết +Các loại bưu thiếp cũ để học cách trình bày, trang trí Bước 2: GV cùng HS làm bưu thiếp và hoa giấy GV chia HS ngồi theo nhóm *Phần 1: làm bưu thiếp chúc Tết -Chọn kích cỡ bưu thiếp theo ý thích -Trình bày trang đầu bưu thiếp : Dùng bút màu trang trí đừơng diềm có thể tự vẽ,tô màu,cắt xé dán bằng giấy màu hay những hình ảnh mình thích,viết chữ -Trang giữa tờ bưu thiếp viết những lời chúc mừng HS trong nhóm giúp nhau hoàn thành sản phẩm và tập nói lời khi trao tặng bưu thiếp *Phần 2: Làm hoa giấy tặng ngày Tết -HS cắt các cánh hoa dưới sự giúp đỡ của các bạn,GV -Làm từng lớp hoa: + Dùng que đũa(cán bút) vuốt nhẹ vào cánh hoa làm cánh hoa cong lên +Làm bông hoa: Đặt và dán các lớp cánh hoa chồng lên nhau(2-3 lớp) + Làm nhị hoa:lấy giấy trắng hoặc vàng cắt nhị hoa + Làm đài hoa: Cắt 1 bông hoa 5 cánh màu xanh để làm đài hoa,dán đài hoa vào bông hoa +Cột hoa vào cành:Luồn sợi dây vào tâm của hoa.Thắt nút đầu dây cho dây không bị tuột.Dán nhị lên che nút thắt.Sợi dây này để cột bông hoa vào cành(que).Cắt tờ giấy màu xanh rộng 1 ô để dán, quấn vào que tạo thành cành hoa -Cắt 2-3 lá cây màu xanh,dán vào cành Bước 3:Trưng bày sản phẩm -HS đặt sản phẩm lên bàn,GV chọn 1 số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát. Bước 4 :Nhận xét-đánh giá -GV khen ngợi HS có bàn tay kheó léo. Khuyến khích HS làm hoa,bưu thiếp tặng bạn bè,người thân ............................................................... Thứ Ba, ngày 05 tháng 01 năm 2021 HOẠT ĐỘNG GDNGLL Lớp 5. NGÀY HỘI "KHÉO TAY HAY LÀM" I. Mục tiêu: - HS biết làm và trưng bày một số sản phẩm mang nét đặc trưng của tết truyền thống. - GD HS ý thức giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc. Biết quan tâm đến mọi người. II. Quy mô hoạt động - Tổ chức theo quy mô lớp, khối hoặc toàn trường. III. Tài liệu phương tiện - Các tranh ảnh về hoa đào, hoa mai - Giấy màu, kéo, keo dán để làm hoa IV. Các bước tiến hành. 1) Bước 1: Chuẩn bị - Trước một tuần GV giới thiệu Trong ngày tết cổ truyền, nhân dân ta thường trang trí nhà cửa bằng cây Đào hoặc cây Mai vàng. Hoa đào, hoa mai vàng luôn là đặc trưng cho ngày tết . Để chuẩn bị cho ngày Hội khéo tay hay làm, chúng ta sẽ làm và trưng bày sản phẩm hoa đào, hoa mai. - Mỗi tổ chọn làm 1 cây. Tổ trưởng phân công các bạn chuẩn bị giấy màu, keo dán, cành cây khô,vv... - HS sưu tầm về hình ảnh hoa đào, hoa mai... - GV treo ảnh hoa Đào, Hoa Mai. 2) Bước 2: GV hướng dẫn làm hoa * Gấp và cắt bông hoa 5 cánh (đã học ở lớp 3) * Kết bông hoa - Làm từng lớp hoa - Làm bông hoa - Làm nhị hoa: lấy giấy vàng để cắt thành nhị hoa rồi dán vào bông hoa. * Gắn hoa vào cành 3) Bước 3: Học sinh hoàn thành sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm về vị trí quy định 4) Bước 4: Nhận xét đánh giá. - Cả lớp quan sát, bình chọn và đánh giá các sản phẩm. GV khen ngợi những nghệ nhân - Tuyên bố kết thúc cuộc thi. .............................................................. Thứ Ba, ngày 05 tháng 01 năm 2021 Âm nhạc Khối 2 Kể chuyện MÔ DA THẦN ĐỒNG ÂM NHẠC I. Mục tiêu: - Biết Mô-da là nhạc sĩ nước ngoài. - Tập biểu diễn bài hát. - Biết Mô-da là nhạc sĩ nổi tiếng thế giới người Áo. II. GV chuẩn bị. - Đàn- Băng đĩa nhạc. - GV nắm vững nội dung bài học III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu. 1. Ổn định lớp: - HS hát bài Quê hương tươi đẹp 2. Kiểm tra bài cũ: HS hát bài: Chiến sĩ tí hon GV nhận xét biểu dương 3. Dạy bài mới: a.Hoạt động 1: Kể chuyện Mô Da thần đồng âm nhạc GV tóm tắt nội dung câu chuyện - HS lắng nghe GV kể diễn cảm câu chuyện - HS ghi nhớ GV gọi một số HS kể tóm tắt theo đoạn GV nêu câu hỏi: ? Mô Da là người nước nào? ? Mô Da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống dòng sông? ? Khi biết rõ sự thật bố của Mô Da đã nói gì? ? Lúc xảy ra câu chuyện Mô Da tròn mấy tuổi? GV gọi một số HS kể lại câu chuyện GV nhận xét và biểu dương GV nêu bài học: Bằng sự chăm chỉ luyện tập cùng với năng khiếu bẩm sinh Mô Da đã trở thành nhạc sĩ thiên tài của thế giới GV cho HS nghe nhạc của Mô Da HS nêu cảm nhận b. Hoạt động 2: Trò chơi Tên tôi tên bạn GV hướng dẫn luật chơi – HS lắng nghe Lưu ý: Trò chơi cần sôi nổi nhiệt tình và tất cả HS đều được tham gia trò chơi GV nhận xét 4.Củng cố dặn dò: HS hát bài Cộc cách tùng cheng GV nhắc nhở HS học bài. ............................................................. Thứ Năm, ngày 07 tháng 01 năm 2021 Âm nhạc Khối 3: Kể chuyện âm nhạc CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC GIỚI THIỆU NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: - Biết nội dung câu chuyện. - Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trồ chơi. II. Gv chuẩn bị: - Đài, đĩa nhạc, đàn, GV nắm vững nội dung câu chuyện III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1.Ổn định lớp: HS hát bài: Bài ca đi học 2. Kiểm tra bài cũ: HS hát bài Ngày mùa vui GV nhận xét biểu dương 3. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc Cá heo với âm nhạc GV tóm tắt câu chuyện - HS lắng nghe GV kể diễn cảm toàn bộ câu chuyện Cá heo với âm nhạc GV gọi HS kể theo đoạn GV nêu câu hỏi- HS trả lời ? Vì sao lại phải cứu đàn cá heo? ? Khi cứu đàn cá heo con người đã gặp những khó khăn gì? ? Cuối cùng con người đã cứu chúng bằng cách nào? GV gọi 2 HS kể toàn bộ câu chuyện GV nhận xét và nêu bài học - HS ghi nhớ Âm nhạc không chỉ có tác dụng đối với con người mà còn có tác động tới cả loài vật nữa GV gọi 1 số HS nhắc lại GV cho HS nghe nhạc cổ điển của Traicôpxki GV nhận xét biểu dưưng b. Hoạt động 2: Giới thiệu nốt nhạc qua trò chơi + Trò chơi 1 : Bảy anh em Đồ Rê Mi Pha Son La Si GV hướng dẫn luật chơi- HS ghi nhớ Mỗi nhóm 7 HS mang tên 7 nốt nhạc khi goị đến ai người mang tên nốt đó phải bước lên trên và giơ tay lên HS tham gia trò chơi GV nhận xét + Trò chơi 2 : Khuông nhạc bàn tay GV giới thiệu luật chơi- HS theo dõi và ghi nhớ GV dùng bàn tay của mình và chỉ vị trí của các nốt nhạc : Đ- R- M- P- Son- L- S GV gọi HS lên thực hiện ? Nốt nằm chính giữa ngón út là nốt gì ? ? Nốt nằm chính giữa ngón đeo nhẫn là nốt gì ? GV nhận xét biểu dương 4.Củng cố dặn dò: HS hát kết hợp gõ đệm bài Ngày mùa vui HS hát và nhún chân theo nhịp Nhắc nhở HS về nhà học ......................................................... Thứ Năm, ngày 07 tháng 01năm 2021 Âm nhạc Khối4 Ôn tập 3bài hát:EM YÊU HOÀ BÌNH- BẠN ƠI LẮNG NGHE – TRÊN NGỰA TA PHI NHANH I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Tập biểu diễn bài hát. - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Biết gõ đệm theo phách theo nhịp. II.Chuẩn bị: - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc - Một số động tác phụ hoạ III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Phần mở đầu: HS hát bài: Bạn ơi lắng nghe Luyện âm: HS luyện âm theo đàn Kiểm tra bài cũ: HS hát bài đã học GV nhận xét biểu dương GV giới thiệu nội dung bài học 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Em yêu hòa bình GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài - HS lắng nghe GV bắt nhịp- HS hát ôn theo đàn GV sửa sai cho HS trong quá trình ôn tập lưu ý HS cách ngắt nghỉ dấu lặng HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân GV nhận xét và biểu dương trước lớp GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ - HS theo dõi Câu 1, 2: Nhún chân và tay đưa lên ngực Câu 3, 4: Chân nhún theo nhịp Câu 5, 6: Vỗ tay theo nhịp sau đó 2 tay đưa lên vẫy GV bắt nhịp- HS hát múa theo đàn GV sửa sai cho HS Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân - HS lên biểu diễn trước lớp GV nhận xét biểu dương b. Hoạt động 2: Ôn bài hát: Bạn ơi lắng nghe GV đàn giai điệu câu hát 2 trong bài - HS lắng nghe và nhận biết GV gọi 2 Hs hát bài hát GV đàn giai điệu và bắt nhịp - HS hát ôn theo đàn GV sửa sai cho HS về cao độ và sắc thái HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp 2 Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát nhóm 2 gõ đệm sau đó đổi bên HS hát kết hợp vận động theo nhạc theo tổ Một số HS lên thực hiện trước lớp GV nhận xét và biểu dương c. Hoạt động 3: Ôn bài hát Trên ngựa ta phi nhanh Tiến trình tương tự bài 2 GV nhận xét biểu dương 3. Phần kết thúc: HS hát bài: Con chim vành khuyên GV dặn dò HS về nhà nhớ học bài ___________________________________ Thứ Năm, ngày 07 tháng 01năm 2021 LỚP 1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM. GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM 1. Mục tiêu: - Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Vì thế, trong ngày Tết có nhiều bánh trái, trang trí, hoạt động đặc biệt. - Có ý thức trân trọng ngày Tết truyền thống của dân tộc. 2. Chuẩn bị Đồ dùng thủ công như kéo, giấy màu, keo dán, bút sáp. 3. Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Chia sẻ về ngày Tết quê em. a. Mục tiêu Biết ý nghĩa của ngày Tết truyền thống là ngày sum vầy hạnh phúc của mỗi gia đình. Trong dịp Tết, có nhiều điều đặc biệt và ý nghĩa. b. Cách tiến hành GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về những điều đặc biệt của ngày Tết quê em theo gợi ý: - Ngày Tết quê em có những loại bánh, trái cây nào? - Vào ngày Tết, mọi người thường trang trí những gì? Trang trí như thế nào? - Vào ngày Tết, mọi người thường đi đâu? - Ý nghĩa của ngày Tết truyền thống? - Cảm xúc của em khi Tết đến? c. Kết luận Ngày Tết là ngày đoàn tụ, sum vầy của mỗi gia đình, dân tộc Việt Nam. Trong ngày Tết, mỗi gia đình đều bày mâm ngũ quả, cây đào, cây quất, gói bánh chưng, bánh tét, xem bắn pháp hoa đón chào năm mới. Hoạt động 2: Tập trang trí cho ngày Tết a. Mục tiêu HS làm được một số việc cụ thể tập trang trí cho ngày Tết truyền thống. b. Cách tiến hành - GV tổ chức lớp thành các nhóm, thảo luận về việc các em sẽ làm để trang trí ngày Tết theo gợi ý: + Em sẽ trang trí gì cho ngày Tết? + Để trang trí em cần dụng cụ, vật liệu gì? + Em sẽ trang trí cho ngày Tết như thế nào? - Các nhóm sử dụng đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị để tập trang trí cho ngày Tết. - Các nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm tập trang trí cho ngày Tết. c. Kết luận Vào ngày Tết, mọi người thường trang trí nhà cửa bằng câu đối, hoa, cây cảnh, tranh vẽ với mong muốn đón một năm mới tràn đầy vui vẻ, hạnh phúc. ........................................................ Thứ Ba, ngày 05 tháng 01năm 2021 Âm nhạc Khối5 Học hát tự chọn bài: HÁT DẬN THƯƠNG ( Dân ca Nghệ Tĩnh) I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, thể hiện đúng sắc thái của bài - Cảm nhận được vẻ đẹp trong lời ca II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, GV hát chuẩn xác bài dân ca III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Phần mở đầu: - Ổn định lớp: - Luyện âm : HS luyện âm theo đàn . - Kiểm tra bài cũ: HS hát bài Ước mơ - GV giới thiệu nội dung bài học mới 2. Phần hoạt động: a. Hoạt động 1: Học hát bài : Hát dận thương GV dẫn dắt vào bà - HS lắng nghe ( Cùng non nước trọn niềm vui)2 Hà Tĩnh quê mình đi mô rồi cũng nhớ. Nhớ trang thơ mặn nồng chung thủy Ấm tình quê say điệu ví câu hò ( Mừng xuân mới thắm đẹp lòng ta)2 Đất mẹ Lam Hồng trang sử vàng sáng mãi Yêu quê hương ta nối vòng tay lại. Cùng dựng xây non nước mai ngày. GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài - HS lắng nghe GV gọi 1 HS đọc lời ca và yêu cầu cả lớp đọc thầm GV tập hát - HS tập hát theo móc xích GV sửa sai cho HS các tiếng luyến: HS thực hiện toàn bài theo đàn GV gọi 1 số HS thực hiện bài hát Luyện tập: Cá nhân,tổ, nhóm GV nhận xét biểu dương b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm GV làm mẫu- HS theo dõi 2/4 ( Cùng non nước trọn niềm vui)2 Nhịp * * * * Phách * * * * GV bắt nhịp- HS thực hiện GV sửa sai nếu có HS hát kết hợp gõ đệm toàn bài : Lần 1 theo phách, lần 2 theo nhịp HS thực hiện theo nhóm Luyện tập: HS luyện tập theo tổ – Tổ hát tổ gõ đệm sau đó đổi bên HS luyện theo cá nhân GV nhận xét biểu dương 3. Phần kết thúc: HS hát bài: Nhắc nhở HS về nhà học bài. GV nêu ý nghĩa bài học: Yêu quí các làn điệu dân ca, biết giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc __________________________________ Thứ Sáu, ngày 08 tháng 01năm 2021 HOẠT ĐỘNG NGLL Lớp 2. KỂ CHUYỆN PHONG TỤC NGÀY TẾT QUÊ EM I. Mục tiêu . - HS biết một số phong tục trong ngày tết của địa phương nói riêng và hiểu biết một số phong tục ngày tết ở địa phương khác trong cả nước. - HS hiểu phong tục đều mang lại văn hoá giáo dục con người luôn nhớ về tổ tiên. II.Quy mô hoạt động . - Tổ chức theo quy mô lớp. III.Tài liệu và phương tiện. Sách báo giới thiệu về phong tục ngày tết. Tìm hiểu phong tục tết ở địa phương IV.Cách tiến hành. 1.Ổn định tổ chức 2.Bài mới. *Giới thiệu bài . Bước 1.Chuẩn bị. - Các em hãy kể cho các bạn nghe về những phong tục ngày tết mà em biết Bước 2 .Tìm hiểu phog tục ngày tết quê em. *Tục tiễn ông táo về trời. -GV vào ngày 23 tháng 12 âm lịch là ngày Tết ông táo Ông táo là ai? Nhà em thường cúng những gì trong ngày Tết ông táo? - HS thảo luận nhóm đôi - Một số HS trả lời GV: Theo tục cổ truyền người việt thì táo quân còn gọi là táo công gồm 3 người, hai ông một bà.Đây là các vị thần bảo vệ cho ngôi nhà,sống ở bếp nên được gọi là vua bếp người ta cho rằng trong nhà mọi việc tốt hay xấu các vị thần này đều biết hết.Vào ngày này táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình.... *Tục xông đất Ai đã được nghe ông bà bố mẹ nói về tục xông đẩt trong năm mới? Người được chọn là ai? - GV sau phút giao thừa năm cũ đã chuyển giao sang năm mới.Người đầu tiên bước chân vào nhà từ giờ phút này được gọi là xông đất..... *Tục chúc tết. -GV hd các nhóm sắm vai - HS sắm vai đóng nhiều nhân vật mỗi hs có lời chúc tết khác nhau - HS khác nhận xét -GV Tết nguyên đán mọi người trong gđ luôn sum họp. Đây là những ngày vui nhất trong năm.....Đây là một nét đẹp văn hoá đáng được gìn giữ. *Tục mừng tuổi. GV trong gđ em ai là người mừng tuổi? Ai là người được nhận mừng tuổi? GV thông thường sáng mồng một Tết trước hoặc sau ăn cỗ con cháu quây quần đông đủ để được ông bà cha mẹ mừng tuổi....... Bước 3. Nhận xét –Đánh giá. Các em đã được tìm hiểu một số phong tục trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nước ta là một nước gồm nhiều dân tộc khác nhau vì thế mỗi dân tộc đều có nét riêng...... - Giáo dục con người luôn hướng về tổ tiên. - Dặn dò chuẩn bị tiết sau
File đính kèm:
giao_an_am_nhac_khoi_tieu_hoc_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.docx