Giáo án Âm nhạc Khối 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1: Tham quan trường học

a. Mục tiêu

Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi :

 + Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?

 + Em thích những gì có trong các bức tranh?

 + Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?

- GV đưa HS đi tham quan trường: khu lớp học, các phòng chức năng (phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng máy tính), sân tập thể dục, phòng ăn, thư viện, vườn trường. Sau đó, GV có thể đặt cho HS các câu hỏi :

 + Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?

 + Em thích nơi nào nhất trường?.

c. Kết luận

HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng.

Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc

a. Mục tiêu

- Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo bàn hoặc theo từng cặp đôi về những điều mà các em nhận biết được sau khi được tham quan trường học hoặc xem ảnh GV giới thiệu.

- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những bàn/cặp đôi HS còn đang lúng túng.

c. Kết luận

- HS rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể hoặc theo nhóm trong các hoạt động chung của lớp.

- HS biết cách chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Khối 1 - Tuần 1 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
 Thứ Hai, ngày 14 tháng 9 năm 2020
Âm nhạc
Khối 1 Chủ đề 1 : TỔ QUỐC VIỆT NAM
Tiết 1: HÁT: LÁ CỜ VIỆT NAM
 Một số yêu cầu khi hát
 Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn
I. MỤC TIÊU:	
- Bước đầu biết hát đúng cao độ, trường độ bài Lá cờ Việt Nam, biết hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng.
- Bước đầu biết nhận về cao độ,trường độ,cường độ, thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá.
II. CHUẨN BỊ GV:
- Đà phím điện tử.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát Lá cờ Việt Nam 
- Thực hành các hoạt động trải nghiệm và khám phá
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
A. Khởi động:	
	- GV cho HS vân động 1 bài hát ở mẫu giáo để khởi động tiết dạy.
	- GV giới thiệu tiết học Âm nhạc 
B. Bài mới
1. Hát: Lá cờ Việt Nam (20p)
- GV giới thiệu tên bài hát tên tác giả và xuất xứ.
Giờ học Âm nhạc của lớp mình hôm nay cô trò chúng ta cùng học bài hát Lá cờ Việt Nam nhạc và lời của Lí Trọng và Đỗ Mạnh Thường
- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc (GV trình bày học cho nghe băng mẫu)
- GV cho HS đồng thanh đọc lời ca theo sự hướng dẫn 
- GV cho HS khởi động giọng hát 
- GV đàn và hát mẩu từng câu cho HS tập hát mỗi câu một vài lần, hát nối tiếp câu hát thứ nhất với câu hát thứ 2, hát nối tiếp câu hát thứ 3 với câu hát thứ 4
- GV cho HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng, thể hiện tình cảm vui sướng tự hào.
- GV cho HS trình bày hát theo nhóm tổ,cá nhân.
2. Một số trình bày khi hát (8p)
- GV cho HS xem video một đến 2 tiết muc ca hát của thiếu nhi, qua đó GV rút ra một số yêu cầu khi hát:
+Tư thế hát đứng hát ngay ngắn tự nhiên
+ Hát với gương mặt rạng rỡ ,tươi tắn, miệng mở rộng, cử động rõ ràng.
+ Hát đúng cao độ,trường độ rõ lời
+ Biết cách lấy hơi và duy trì được tóc độ ổn định. 
+ Hát có cảm xúc,biểu cảm chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa. 
3. Trải nghiệm và khám phá: Vận động theo tiếng đàn (7p)
- GV đàn và yêu cầu HS lắng nghe, vận động theo hướng dẫn.
	Âm thanh
Vận động

HS bước nhịp nhàng
Im lặng
HS đứng tại chổ
Âm thanh rất cao
HS vươn người lên hái bông hoa trên cao
Âm thanh trung bình
HS hái bông hoa ngang người
Âm thanh rất thấp
HS cúi người xuống hái bông hoa dưới đất
- GV đàn với nhịp độ nhanh dần,HS vận động phù hợp với nhịp độ.
C. Củng cố - dăn dò:	
- GV nhắc lại nội dung bài học hôm nay.
- Cuối tiết học, GV chốt lại mục tiêu của tiết hoc này và GV khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt.
 ______________________________________
Thứ Ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tuần 1: TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA EM
1. MỤC TIÊU:	
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Làm quen với trường học mới, trường tiểu học
- Bước đầu biết được khung cảnh sư phạm của nhà trường, các hoạt động diễn ra ở nhà trường
- Vui vẻ, phấn khởi, có hứng thú với các hoạt động tập thể ở môi trường học mới
2. CHUẨN BỊ
- Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học
- Những hình ảnh có ý nghĩa truyền thống của trường tiểu học – nơi HS bắt đầu đến trường
- Các dụng cụ vui chơi tuỳ thuộc vào trò chơi GV lựa chọn
3. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
A. Khởi động: GV mở nhạc bài hát Em yêu trường em 
B. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Tham quan trường học
a. Mục tiêu	
Giúp HS nhận diện được nhiều hình ảnh về trường tiểu học, về các hoạt động, vui chơi của HS ở trường tiểu học.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS xem các bức tranh có trong danh sách; gợi ý cụ thể để các em biết cách quan sát tranh/ảnh với các câu hỏi :
	+ Bức tranh này có đẹp không? Em thấy những gì trong bức tranh này?
	+ Em thích những gì có trong các bức tranh?
	+ Vào học lớp 1 rồi, em cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động như các bạn trong tranh. Em có muốn được tham gia hoạt động với các bạn không? Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao?
- GV đưa HS đi tham quan trường: khu lớp học, các phòng chức năng (phòng âm nhạc, phòng mĩ thuật, phòng máy tính), sân tập thể dục, phòng ăn, thư viện, vườn trường. Sau đó, GV có thể đặt cho HS các câu hỏi :
	+ Trường tiểu học mới của em có gì khác với trường mẫu giáo mà em đã học?
	+ Em thích nơi nào nhất trường?.
c. Kết luận
HS quan sát trường học và các hoạt động học tập, vui chơi ở nhà trường. Qua đó, các em bước đầu có hiểu biết về trường tiểu học của mình. Trường tiểu học khác xa với trường mẫu giáo các em học trước đây, có nhiều phòng học, phòng chức năng và nhiều hoạt động học tập, vui chơi đa dạng.
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc
a. Mục tiêu
- Giúp HS tập luyện cách chia sẻ với bạn bè về những điều mà em biết được qua hoạt động thứ nhất hoặc trước đó em đã được biết về trường tiểu học.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo bàn hoặc theo từng cặp đôi về những điều mà các em nhận biết được sau khi được tham quan trường học hoặc xem ảnh GV giới thiệu.
- GV quan sát hoạt động của HS, giúp đỡ những bàn/cặp đôi HS còn đang lúng túng.
c. Kết luận
- HS rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể hoặc theo nhóm trong các hoạt động chung của lớp.
- HS biết cách chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Hoạt động 3: Trò chơi “ cùng về đích”
a. Mục tiêu	
Giúp HS biết cách cùng vui chơi với nhau qua việc chơi các trò chơi của HS tiểu học.
b. Cách tiến hành
- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS làm mẫu. HS làm thử theo hướng dẫn của HS.
- Luật chơi:
	+ Mỗi đội chơi có 5 em xếp thành hàng dọc, nắm tay nhau. Các đội đứng vào vị trí xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh “Xuất phát”, các đội bắt đầu di chuyển. Đội nào về đích trước mà vẫn giữ nguyên hàng (không em nào bị tuột tay) thì đội đó thắng cuộc.
	+ HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV và làm theo đúng luật chới. Các em nhắc nhở và giúp đỡ nhau thực hiện trò chơi thật vui vẻ.
- GV theo dõi, quan sát, động viên, giúp đỡ những đội chơi còn lúng túng.
c. Kết luận
HS làm quen được với nhau thông qua trò chơi tập thể, qua đó các em biết được những trò chơi của HS tiểu học.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_khoi_1_tuan_1_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan