Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Thứ Năm, ngày 05 tháng 11 năm 2020

 ÂM NHẠC

 Khối 3 HỌC HÁT BÀI: GÀ GÁY

 Dân ca Coống Lai Châu

I.MỤC TIÊU:

- Biết đây là một bài hát dân ca của dân tộc Côống ở Lai Châu.

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách của bài hát.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Nhạc cụ quen dùng.

- Đàn và hát thuần thục bài Gà gáy.

- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ cảnh chú gà trống cất tiếng gáy trong buổi sớm giống trang 10 trong tập bài hát lớp 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp: ( Khoảng 1 phút)

 - HS hát bài Đếm sao

2. Kiểm tra bài cũ: ( Khoảng 1 phút)

 HS nêu tên bài và tác giả các bài hát đã học.

 GV nhận xét biểu d¬ương

3. Dạy bài mới:

 

doc12 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc cấp Tiểu học - Tuần 8 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS thực hiện
 - Câu hát - Chim ca líu lo : Hai tay khum trước miệng, nghiêng người sang bên trái và phải
- Hoa như đón chào: Hai tay khum trước miệng, nghiêng người sang bên trái và phải
- Bầu trời xanh: Đưa tay phải hướng ra phía trước, bàn tay mở hướng lên trên.
- Nước long lanh: Đưa tay trái hướng ra phía trước, bàn tay mở hướng lên trên
- La la lá la,la là la là : Chụm hai tay vào hai vai,xoay nhẹ người sang phải rồi sang trái
- Mời bạn cùng vui múa vui ca: Giơ hai tay lên cao,lắc bàn tay
- GV cho HS tập trình bày theo hình thức đơn ca, song ca và tốp ca.
- GV cho một học sinh có năng khiếu trình bày lại
- GV cho luyện tập theo nhóm bằng các hình thức: Cá nhân và cả nhóm
- GV mời một vài nhóm lên trình bày và nhận xét tuyên dương 
b.Nội dung 2: Thường thức âm nhạc “ Tiếng hát Nai ngọc”
( Khoảng 10 phút)
- GV cho HS chơi trò“ Trời mưa” :Mưa to nhỏ vừa..
- GV kể chuyện. HS lắng nghe và minh hoa theo hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe
- GV:Ngày xửa ngày xưa trên đỉnh núi cao có một mỏm đá xanh có hình dáng giống như câu bé. 
 HS vuốt tay nhẹ xuống mặt bàn tạo theo tiếng gió
- Một ngày đẹp trời, mỏm đá bỗng hóa thành cậu bé. Cậu vươn vai, mở to mắt nhìn trời mây,rừng núi xung quanh,rồi nhẹ nhàng bước xuống núi.
 HS vỗ tay hơi nhỏ và chậm, tựa như tiếng bước chân
- Đến một bảng làng, thấy mọi người đang vội lên nương,để ngăn bầy thú phá hoại mùa màng, cậu bàn chạy theo.
HS vỗ tay mạnh và đều, tưa như bước chân chay rầm rập.
- Bầy thú kéo theo rất đông, cậu bé nhảy lên tảng đá và cất tiếng hát, tiếng hát bay vút lên cao có sức lôi kéo kì diệu, làm cho các loài thú ngẩn ngơ, quên cả tàn phá nương rẫy..
HS vỗ tay nhỏ và thưa
- Bất chợt cậu bé nhừng hát và hú vang lên làm tất cả muông thú hoảng sợ bỏ chạy hết vào rừng, nương rẫy đã được bảo vệ.
HS vỗ mạnh, tựa như tiếng sấm
- Từ đó cậu bé sống cùng bà con dân bản, mọi người goi cậu bé là Nai ngọc, tiếng hát của cậu bé góp phần bảo vệ nương rẫy, làm cho cuộc sống của người dân luôn được yên bình.
-HS vỗ tay to, nhịp nhàng
GV các em vừa nghe cô kể xong mẫu chuyện các em cảm nhận như thế nào?
? Trong chuyện có nhân vật nào.
? Cậu bé trong chuyện có giọng hát như thế nào.
? Tên mẫu chuyện là gì .
HS trả lời
- GV chốt và tuyên dương 
c.Nội dung 3: Nghe nhạc Tìm bạn thân”( Khoảng 6 phút)
- GV cho HS nghe bản nhạc Tìm bạn thân kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
HS lắng nghe
-GV đàn một câu hát bất kì để cho học sinh nhớ và hát lại câu hát đó.
 GV có thể cho thực hiện các câu khác nếu còn thời gian
- GV giai điệu bản nhạc như thế nào, cảm nhận khi nghe bài hát đó
- GV chốt qua bài hát tình cảm yêu thiên nhiên sống xung quanh ta. Thiên nhiên làm cho chúng ta tươi trẻ hơn và hạnh phúc hơn đấy các em ạ.
IV. Củng cố dặn dò ( Khoảng 1-2 phút)
- GV chốt lại mục tiêu của bài học, 
- Khen ngợi các em có ý thức hát và chơi gõ tiết tấu theo cặp chính xác, đặc biệt là những HS có tinh thần xung phong
	Thứ Hai, ngày 02 tháng 11 năm 2020 
Lớp 3.	HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
TRÒ CHƠI “KẾT THÂN”?
I.MỤC TIÊU:	
- HS biết giới thiệu tên và tính cách của các bạn trong lớp, tạo bầu không khí thân thiện,cởi mở trong lớp học.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG :
-Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
-Khoảng không gia đủ rộng để tiến hành trò chơi(ngoài sân)
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Ổn định: ( Khoảng 1 phút)
-Tập hợp, Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ: ( Khoảng 2 phút)
- Gọi 1 học sinh lên trả lời. Hôm trước tiết HĐ chúng ta học bài gì?.
+ GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: GTB 
a. Hoạt động 1: Khởi động. (khoảng 3-4 phút)
- Hát bài hát Tìm bạn thân.
- Gv phổ biến nội dung bài học.
b. Hoạt động 2: Khám phá. ( 25 phút)
* Bước 1:Chuẩn bị 
-GV phổ biến cách chơi và luật chơi
*Cách chơi
-Tất cả đứng thành vòng tròn.Quản trò đứng ở tâm vòng tròn.
-Quản trò chỉ vào một người bất kì và hô : “ Kết thân! Kết thân!” 
-Cả lớp hỏi: “Thân ai? Thân ai?”
- Quản trò chỉ vào một người nào đó hô ,chẳng hạn tên là Hoavà hô: “Thân Hoa! Thân Hoa!”
-Cả lớp hô: “Vì sao? Vì sao?”
- Quản trò : “Bạn hiền! Bạn hiền!”
(hoặc bạn tốt,bạn lễ phép,bạn chăm ngoan,bạn vui tính,bạn chăm chỉ,bạn xinh,bạn đáng yêu..)
-Người vừa đựơc chỉ lên bắt tay quản trò và đứng vào giữa vòng tròn tiếp tục hô:“ Kết thân! Kết thân!” 
.Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến hết thời gian.
*Luật chơi:
Người chơi chỉ định 1 bạn đã lên chơi rồi là phạm luật,phảI nhảy lò cò về vị trí.Quản trò được quyền chỉ định bạn khác lên chơi.
-Sau khi nghe cả lớp hô “Thân ai? Thân ai?” ,người chơi phải nêu nhanh tên bạn,nếu đếm đến 5 mà chưa nói được là phạm luật ,phải nhảy lò cò về vị trí.
Bước 2: Tiến hành chơi
-Tổ chức cho cả lớp chơi thử 1-3 lần
-HS chơi thật
Bước 3 :Nhận xét ,đánh gía
c. Hoạt động 3: Trải nghiệm: ( khoảng 4 phút)
-GV khen những HS đã tham gia trò chơi vui và bổ ích .Trò chơi này giúp các em hiểu biết và thân thiết nhau hơn.Mong các em sẽ phát huy những mặt tốt,xứng đáng với tình cảm các bạn giành cho mình.
-GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi
 Thứ Ba, ngày 03 tháng 11 năm 2020 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 5 . THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO.
I. Mục tiêu:
- HS hiểu: tham gia cá hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- HS có ý thức và hành động thiết thực tham gia cá hoạt động nhân đạotheo khả năng của mình.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp.
- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương.
- Những món quà của tập thể lớp, tổ, cá nhân trong buổi lễ trao quà quyên góp.
III. Các bước chuẩn bị:
1. Ổn định: ( Khoảng 1 phút)
-Tập hợp, Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ: ( Khoảng 2 phút)
- Gọi 1 học sinh lên trả lời. Hôm trước tiết HĐ chúng ta học bài gì?.
+ GV nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới: GTB 
1.Hoạt động 1. Khởi động ( Khoảng 8 phút)
a. Chuẩn bị.
- GV nêu mục đích và ý nghĩa của hoạt động nhân đạo và phát động phong trào HS thi đua tham gia hoạt động này.
- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân 
( có thể là sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồ dùng cá nhân, tiền, )
- Đóng gói quà của cá nhân hoặc tập trung đóng gói quà của tổ, của lớp. 
- Chú ý: HS có thể vận động, tuyên truyền người thân tham gia hoạt động nhân đạo.
2.Hoạt động 2. Khám phá.( Khoảng 22 phút)
- Lễ quyên góp, ủng hộ.
- GV tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình.
- Văn nghệ chào mừng.
- GV mời lần lượt từng cá nhân, đại diện từng nhóm, từng tổ lên trao quà ủng hộ cho ban tổ chức.
- GV giới thiệu một số hoạt động nhân đạo của trường, địa phương như:
 Lá lành đùm lá rách, Phong trào tương thân tương ái, 
Tết vì người nghèo, Tháng hành động vì người khuyết tật và nạn nhân chất độc màu da cam,
3.Hoạt động 3. Trải nghiệm( Khoảng 2 phút)
 - Phát động thi đua cho tháng sau 
Gv cho lớp trưởng lên phát động thi đua
Các tổ ghi nhớ và chuẩn bị tốt nội dung của tháng sau 
Tuyên dương trước lớp.
Nhận xét tổng kết buổi hoạt động. 
4.Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị bài sau.
 Thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020
 ÂM NHẠC
Khối 2 Ôn bài hát: MÚA VUI 
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca
 - Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
 - Thuộc lời ca. 
II. GV chuẩn bị.
 - Đàn - Băng đĩa nhạc.
 - Các động tác phụ hoạ
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu.
1. Ổn định lớp: ( Khoảng 1 phút)
 - HS hát bài Quê hương tươi đẹp.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Khoảng 1 phút)
 HS nêu tên bài và tác giả các bài hát đã học. 
 GV nhận xét biểu dương
3. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Múa vui.( Khoảng 11 phút)
 GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài 
- HS lắng nghe. 
 GV đàn và bắt nhịp 
- HS hát ôn bài hát.
 GV nhận xét sửa sai cho HS về sắc thái: Bài hát cần phải hát tình cảm vui tươi sôi nổi. 
 HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.
GV gọi 1 số Hs thực hiện.
 Dãy 1 hát và gõ đệm theo phách. 
 Dãy 2 hát và gõ đệm theo nhịp. 
 Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm.
 GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ.
 Câu 1, 2 Hai tay uốn dẻo 2 bên.
 Câu 3, 4 Hai tay đưa từ thấp lên cao tạo thành vòng tròn và mở ra.
 GV bắt nhịp - HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
 GV sửa các động tác múa cho HS.
 HS thực hiện toàn bài.
 Luyện tập: Theo nhóm, tổ, cá nhân.
 GV nhận xét và biểu dương.
 b. Hoạt động 2: Hát nhanh hát chậm.:( Khoảng 10 phút)
 GV hướng dẫn 
- HS ghi nhớ.
 Hát với 2 tốc độ khác nhau: Lần 1 hát với tốc độ nhanh.
 Lần 2 hát với tốc độ chậm.
 GV bắt nhịp
 - HS thực hiện.
 GV gọi 2 HS lên thực hiện với 2 tốc độ khác nhau sau đó cho HS điều khiển trước lớp 
- GV nhận xét. 
c. Hoạt động 3: Biểu diễn.:( Khoảng 10 phút)
 GV đàn giai điệu và lần lượt gọi HS lên biểu diễn trước lớp.
 Yêu cầu: Tự tin duyên dáng, nét mặt vui tươi.
 GV nhận xét và biểu dương.
4. Củng cố dặn dò:( Khoảng 2 phút)
GV nhắc lại nội dung bài học.
HS hát bài Múa vui và nhắc nhở HS học bài. 
Nhận xét giờ học.
	 Thứ Năm, ngày 05 tháng 11 năm 2020
 ÂM NHẠC
 Khối 3 HỌC HÁT BÀI: GÀ GÁY
 Dân ca Coống Lai Châu
I.MỤC TIÊU: 
- Biết đây là một bài hát dân ca của dân tộc Côống ở Lai Châu.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách của bài hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Đàn và hát thuần thục bài Gà gáy.
- Băng nhạc, máy nghe, tranh vẽ cảnh chú gà trống cất tiếng gáy trong buổi sớm giống trang 10 trong tập bài hát lớp 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: ( Khoảng 1 phút)
 - HS hát bài Đếm sao
2. Kiểm tra bài cũ: ( Khoảng 1 phút)
 HS nêu tên bài và tác giả các bài hát đã học. 
 GV nhận xét biểu dương
3. Dạy bài mới:
*a. Hoạt động 1: Học hát: Gà gáy ( Khoảng 15 phút)
1. Giới thiệu bài hát:
-Nội dung bài hát
2. Nghe hát mẫu :HS nghe bài hát qua băng đĩa .
- Học sinh lắng nghe.
3. Đọc lời ca: HS đọc lời ca trên bảng.
GV giải thích tiếng gà gáy ở mỗi nơi được người dân ở đó miêu tả bằng âm thanh khác nhau. Có nơi dùng “ Cúc cu” Nơi khác là “ ò ó o”.
 Đồng bào Cống ở Lai Châu lại dùng “ Le te”để miêu tả tiếng gà gáy. 
Bài hát làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh buổi sáng mát lạnh ở miền núi, những giọt sương còn động trên lá cây, mặt cỏ, cuộc sống thật phẳng lặng, yên bình. 
Từ “Le te” gợi cho ta cảm giác đó như là tiếng gáy vang lên từ phía rất xa của chú gà trống choai dậy sớm, đang chào mừng một ngày mới bắt đầu.
b. Hoạt động 2: Tập hát từng câu: ( Khoảng 15 phút)
GV hát mẫu câu 1, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
GV tiếp tục đàn câu một và bắt nhịp (đếm 1-2) cho HS hát cùng với đàn.
Tập tương tự với các câu tiếp theo.
Khi tập xong hai câu thì GV cho hát nối liền hai câu với nhau.
Tiến hành dạy hai câu theo cách tương tự.
Luyện tập toàn bài.
HS hát tập thể, nhóm, cá nhân.
- Gv theo dõi sửa sai.
Tập hát lĩnh xướng:
- Gv hướng dẫn .
 Câu 1-3: Một HS hát lĩnh xướng.
-Câu 2-4: Cả lớp hát hoà giọng
Tập hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, nửa lớp hát câu 1-3, nửa kia hát câu 2-4, sau đó đổi cách trình bày.
c. Hoạt động 3 : Trình bày hoàn chỉnh bài hát: ( khoảng 3 phút)
GV dạo nhạc, lần thứ nhất hát đối đáp.
GV dạo nhạc giữa bài, lần thứ hai hát lĩnh xướng.
 Kết thúc bài bằng cách hát câu cuối thêm một lần.
- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, tổ trưởng cử một HS bắt nhịp.
4. Củng cố dặn dò:
 GV dặn HS về nhà tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, trôi chảy hơn.
 Thứ Năm, ngày 05 tháng 11 năm 2020
 ÂM NHẠC
 Khối 4 Ôn 2 bài hát: EM YÊU HÒA BÌNH
 BẠN ƠI LẮNG NGHE 
 - ÔN TĐN SỐ 1 
I. MỤC TIÊU :
 - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát 
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Tập biểu diễn bài hát
 * Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 
- Biết đọc nhạc và ghép lời bài tập số 1 
II. CHUẨN BỊ:
 - Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
 1. Ổn định lớp: ( Khoảng 1 phút)
- Hs hát bài: Cùng múa hát dưới trăng
 2. Kiểm tra bài cũ: ( Khoảng 1 phút)
 - Hs đọc bài TĐN số 1 
 - Gv nhận xét biểu dương
3. Dạy bài mới:
*a. Hoạt động 1: Ôn bài hát : Em yêu hoà bình ( Khoảng 10 phút)
 - Gv giới thiệu nội dung bài học mới
 - Ôn bài hát : Em yêu hoà bình
Gv đàn giai điệu và hát ôn toàn bài
- Hs lắng nghe
Gv đàn giai điệu và bắt nhịp
- Hs hát ôn theo đàn
Gv sửa sai cho Hs trong khi ôn về phách nhịp sắc thái của bài hát,các chổ luyến và các chỗ đảo phách
Hs thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp 2
Gv gọi 1 số Hs thực hiện
? Nội dung bài hát muốn nói lên điều gì?
Hs hát kết hợp vận động theo nhạc
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân
Một số Hs lên thực hiện trước lớp
Gv nhận xét và biểu dương 
 b. Hoạt động 2: Ôn bài hát: Bạn ơi lắng nghe ( Khoảng 10 phút)
Gv đàn giai điệu câu hát 2 trong bài
- Hs lắng nghe và nhận biết
Gv gọi 2 Hs hát bài hát
Gv đàn giai điệu và bắt nhịp
- Hs hát ôn theo đàn
Gv sửa sai cho Hs về cao độ và sắc thái 
Hs thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp 2
Luyện tập: Theo nhóm : Nhóm 1 hát nhóm 2 gõ đệm sau đó đổi bên
 Hs hát kết hợp vận động theo nhạc theo tổ 
 Một số Hs lên thực hiện trước lớp
Gv nhận xét và biểu dương
 c. Hoạt động 3 : Ôn tập đọc nhạc số 1 ( Khoảng 10 phút)
Gv gợi ý để Hs nhớ lại các ký hiệu trong bài TĐN số 1
Gv gọi 2 hs: Một em đọc cao độ và 1 em đọc tiết tấu
Gv nhận xét
Gv đàn giai điệu và bắt nhịp
- Hs đọc nhạc
Gv lưu ý Hs độ dài của các hình nốt trắng
Hs thực hiện toàn bài kết hợp gõ đệm theo nhịp 2
Luyện tập: Cá nhân, tổ, nhóm
Gv nhận xét biểu dương
3. Phần kết thúc:( Khoảng 3 phút)
Hs hát bài: Em yêu hoà bình
Một Hs nêu nội dung bài hát
Gv dặn dò Hs về nhà nhớ học bài
Hs hát đồng thanh bài : Bạn ơi lắng nghe
 Thứ Năm, ngày 05 tháng 11 năm 2020
Lớp 1.	HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 CHỦ ĐỀ: EM LÀ AI.
CHỦ ĐIỂM: EM YÊU THƯƠNG NGƯỜI THÂN
1. Mục tiêu:
- Liên hệ và chia sẻ về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình
- Bày tỏ cảm xúc, lời nói và việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về gia đình (Trong đó thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau như em bé đang giúp mẹ quét nhà, em mang nước cho bố uống) hoặc tranh trong SGK
- Dụng cụ để đóng vai tình huống: bàn, ghế, chổi, quạt giấy
3. Các hoạt động cụ thể:
* Hoạt động 1: Đóng vai và thực hành nói lời yêu thương( Khoảng 20 phút)
a. Mục tiêu:
HS tham gia một số tình huống giả định để rèn luyện kĩ năng ứng xử phù hợp với người thân trong gia đình để thể hiện sự quan tâm chăm sóc
b) Cách tiến hành:
- GV yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS.
 Mỗi nhóm sẽ bốc thăm một tình huống và đóng vai thể hiện các xử lý phù hợp
Nội dung tình huống: 
Tình huống 1: Lan đang ngồi học bài thì bố đi làm về. Bố mệt ngồi xuống chiếc ghế và lấy tay lau mồ hôi trên mặt.
 Nếu em là Lan em sẽ làm gì trong tình huống này?
TÌnh huống 2: Mẹ nhờ Hùng quét nhà khi Hùng đang vui vẻ cùng bạn chơi đá cầu ngoài sân.
 Nếu em là Hùng thì em sẽ làm gì?
- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm
- Một số nhóm đóng vai trước lớp
	c) Kết luận
- Em cần nói lời yêu thương và thể hiện tình yêu với ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc làm phù hợp thể hiện sự quan tâm, chăm sóc.
- Mọi người trong gia đình là những người luôn yêu thương và chăm sóc em. Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình
* Hoạt động 2: Liên hệ và chia sẻ.( Khoảng 13 phút)
a. Mục tiêu
Hs tự liên hệ bạn thân, nhận xét và đánh giá về tình cảm, cách ứng xử của những người thân trong gia đình mình.
b. Cách tiến hành
 Gv yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi: 
? Kể tên những người thân trong gia đình em
? Em được mọi người quan tâm chăm sóc như thế nào.
? Em đã làm gì để thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến người thân trong gia đình?
HS thảo luận cặp đôi.
2-3 cặp HS trình bày trước lớp.
GV và HS cùng nhận xét.
c. Kết luận .
Mọi người trong gia đình là những người thân luôn yêu thương chăm sóc em . Em cần yêu quý, quan tâm và chăm sóc những người thân của mình 
4. Củng cố dặn dò:( Khoảng 2 phút)
Hs hát bài: Ba ngọn nến lung linh
Một Hs nêu nội dung bài hát
 Thứ Sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2020
 ÂM NHẠC
 Lớp 5 Ôn bài hát: CON CHIM HAY HÓT
 ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1- 2
 I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
 - Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ.
 - Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 1 số 2. 
II. Chuẩn bị:
 Đàn, nhạc cụ gõ, bảng phụ TĐN số 1, 2 
 Gv nắm vững qui trình bài dạy 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu
Phần mở đầu:.( Khoảng 3 phút)
 Ổn định lớp: HS hát bài Reo vang bình minh
 Kiểm tra: HS hát bài Con chim hay hót 
 GV nhận xét biểu dương
 2. Phần hoạt động:
 a .Hoạt động 1: Ôn bài hát : Con chim hay hót.( Khoảng 15 phút)
GV đàn giai điệu và hát ôn toàn bài 
- HS lắng nghe
GV đàn giai điệu câu hát thứ 4 trong bài 
- HS nhận biết và hát lại câu hát đó theo 
 yêu cầu của GV.
GV bắt nhịp
 - Hs hát ôn theo đàn. 
GV sửa sai cho Hs về cao độ, trường độ và sắc thái của các bài hát, cần lưu ý HS các từ luyến và các từ móc kép.
HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
GV gọi một số Hs thực hiện lại bài hát.
Luyện tập: Theo tổ: Tổ 1 hát lời ca tổ 2 gõ đệm theo nhịp sau đó đổi bên.
 Hs luyện theo nhóm.
HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
GV nhận xét biểu dương. 
b. Hoạt động 2: Ôn tập đọc nhạc số 1.( Khoảng 10 phút)
GV viết 2 câu tiết tấu lên bảng
 - HS nhận biết đó là câu tiết tấu của 
bài tập đọc nhạc nào GV gọi 1 Hs thực hiện lại câu tiết tấu đó.
GV treo bảng phụ bài TĐN 1 và gọi HS đọc tên nốt.
GV đàn và bắt nhịp 
- HS thực hiện.
GV sửa sai cao độ và trường độ cho HS.
HS thực hiện lại toàn bài kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo phách.
Luyện tập: HS luyện tập theo tổ và cá nhân.
GV nhận xét biểu dương.
c. Hoạt động 3: Ôn tập đọc nhạc số 2..( Khoảng 6 phút)
GV gợi ý lại để HS nhận biết các kí hiệu có trong bài tập đọc nhạc số 2 đã học
GV gọi 2 HS đọc cao độ các nốt: Đ - M - S - L
GV đàn giai điệu toàn bài
 - HS lắng nghe.
GV bắt nhịp - HS tập đọc nhạc.
GV sửa sai cho HS các nốt ngân dài 3 phách.
HS thực hiện toàn bài.
GV hướng dẫn thêm cho HS cách gõ đệm theo nhịp 3. 
HS đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm toàn bài.
Luyện tập: Theo nhóm và cá nhân.
GV nhận xét biểu dương.
3. Phần kết thúc.( Khoảng 1 phút)
HS hát bài: Con chim hay hót.
HS đọc bài tập đọc nhạc số 1.
Nhắc nhở HS về nhà học bài.
______________________________________________
 Thứ Sáu, ngày 06 tháng 11 năm 2020
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Lớp 2: TRÒ CHƠI: “NHÌN HÌNH – VIẾT CHỮ”
I . MỤC TIÊU
 - Hướng dẫn học sinh tham gia một trò chơi tập thể.
 - HS biết quan sát tranh ảnh, viết tên các hình ảnh có trong các tranh ảnh đó.
 - Giúp học sinh phát huy khả năng quan sát, miêu tả hình ảnh qua tranh ảnh.
II . QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
 - Tổ chức theo quy mô lớp
III . TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Tranh ảnh về phong cảnh đất nước.
- Giấy A4.
IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: - Hát tập thể ( Khoảng 2 phút)
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
- Lớp lắng nghe
*. HD tìm hiểu
- Cả lớp lắng nghe.
a. Hoạt động 1: Khởi động. ( Khoảng 5 phút)
- Bước 1: Chuẩn bị
- GV giới thiệu tên trò chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi.
+ Quản trò treo bức ảnh thứ nhất, yêu cầu cả lớp quan sát bức tranh đó có những cảnh vật gì?
+ Quản trò hô: “Viết nhanh! Viết nhanh!”, các đội quây tròn cụm đầu thảo luận và viết (tránh để đội khác nghe thấy, nhìn thấy bài viết của đội mình)
+ Quản trò hô: “Hết giờ! Hết giờ !” Các đội nhanh chóng gắn bài lên bảng.
- Luật chơi:
+ Chữ viết sai chính tả thì hình ảnh đó bị loại.
+ Chữ viết quá xấu không đọc được, hình đó bị loại.
+ Có lệnh hết giờ vẫn cố viết, hình ảnh đó bi

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_hoat_dong_ngoai_gio_khoi_tieu_hoc_tuan_8_nam.doc
Giáo án liên quan