Giáo án Âm nhạc 9 - Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng

+ Cấu trúc: Bài TĐN có 4 câu

- Luyện thanh: Cho hs đọc gam Pha trưởng 2-3 lần đi lên, đi xuống.

- Câu 1: GV đánh đàn 3-4 lần rồi bắt nhịp cho hs đọc theo (2 – 3 lần) đến khi đọc đúng, lưu ý hướng dẫn cho hs đọc đúng cao độ dấu láy nhanh.

- Câu 2: GV đánh đàn 3-4 lần rồi bắt nhịp cho hs đọc theo (2 – 3 lần) đến khi đọc đúng, lưu ý sửa sai ở đen chấm – mốc đơn.

- Ôn câu 1 & 2 theo tổ, nhóm

Câu 3: GV đánh đàn 3-4 lần rồi bắt nhịp cho hs đọc theo (2 – 3 lần) đến khi đọc đúng.

- Câu 4: GV đánh đàn 3-4 lần rồi bắt nhịp cho hs đọc theo (2 – 3 lần) đến khi đọc đúng.

- Ôn câu 3 – 4: 2 đến 3 lần.

- Sau mỗi câu chia lớp thành 2 dãy lần lượt đọc lại theo sự hướng dẫn của GV.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3739 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 9 - Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 10
Tuần dạy: 10
Nhạc lí: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG
Tập đọc nhạc: GIỌNG PHA TRƯỞNG – TĐN SỐ 3
ND:
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức:
- Học sinh biếtù khái niệm về dịch giọng, đặc điểm của dịch giọng.
- Học sinh biết cấu tạo của giọng Pha trưởng.
- Học sinh biết bài TĐN số 3 – Lá xanh là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở giọng Pha trưởng. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
 	 1.2.Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng đọc đúng cao độ và tiết tấu của bài TĐN số 3.
 	 1.3.Thái độ: 
	- Giáo dục ý thức học tập cho HS.
	2.TRỌNG TÂM:
- HS ứng dụng giọng Pha trưởng vào bài TĐN số 3 – đọc được nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3.
3.CHUẨN BỊ:
 	 3.1.Giáo viên: 
- Máy đĩa.
- Đĩa CD âm nhạc 9.
	- Bảng phụ TĐN số 3.
 3.2.Học sinh:
- Nhạc lí: Đọc nội dung SGK về dịch giọng.
- Tìm hiểu nhịp, giọng TĐN số 3.
- Đọc tên nốt nhạc bài TĐN số 3, đọc trường độ và gõ phách.
4.TỒ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện:
	- Kiểm tra sĩ số.
	- Oån định chỗ ngồi
	- Hát tập thể.
 4.2. Kiểm tra miệng:
* Câu 1: Hát và vỗ tay theo phách bài hát Nối vòng tay lớn.
*Câu 1: Hãy kể tên một số tác phẩm của tác giả Trịnh Công Sơn có trong chương trình?
Đáp án: Tiếng ve gọi hè, Tuổi đời mênh mông…
 4.3. Tiến trình bài học i:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Vào bài.(5p)
- GV treo bảng phụ các thí dụ về dịnh giọng trích từ bài Nụ Cười.
- GV đánh đàn cho học sinh nghe lần lượt các thí dụ.
- HS chú ý lắng nghe để rút ra kết luận về dịch giọng.
- GV gọi HS trình bày.
- GV chốt ý, kết luận về dịch giọng.
- HS quan sát, lắng nghe vừa ghi bài vào vở. 
* Hoạt động 2: Giọng Pha trưởng – TĐN số 3.(10p)
- GV giới thiệu cho HS về:
* Giọng Pha trưởng: 
- GV kẻ lên bảng để giới thiệu cho học sinh cấu tạo giọng Pha trưởng.
- GV giới thiệu cấu tạo gam trưởng, đàn cho học sinh nghe gam Pha trưởng.
¨ GV kết luận về giọng Pha trưởng.
* TĐN số 3(15p)
- GV giới thiệu bảng phụ TĐN số 3 (Trích bài hát Lá xanh của nhạc sĩ Hoàng Việt), yêu cầu hs nhận xét:
+ Nhịp của bài hát?
+ Đoạn trích viết ở giọng gì?
 + Cao độ?
+ Trường độ?
+ Cấu trúc: Bài TĐN có 4 câu
- Luyện thanh: Cho hs đọc gam Pha trưởng 2-3 lần đi lên, đi xuống.
- Câu 1: GV đánh đàn 3-4 lần rồi bắt nhịp cho hs đọc theo (2 – 3 lần) đến khi đọc đúng, lưu ý hướng dẫn cho hs đọc đúng cao độ dấu láy nhanh.
- Câu 2: GV đánh đàn 3-4 lần rồi bắt nhịp cho hs đọc theo (2 – 3 lần) đến khi đọc đúng, lưu ý sửa sai ở đen chấm – mốc đơn.
- Ôn câu 1 & 2 theo tổ, nhóm…
Câu 3: GV đánh đàn 3-4 lần rồi bắt nhịp cho hs đọc theo (2 – 3 lần) đến khi đọc đúng.
- Câu 4: GV đánh đàn 3-4 lần rồi bắt nhịp cho hs đọc theo (2 – 3 lần) đến khi đọc đúng.
- Ôn câu 3 – 4: 2 đến 3 lần.
- Sau mỗi câu chia lớp thành 2 dãy lần lượt đọc lại theo sự hướng dẫn của GV. 
- Tập cho HS lần lượt theo lối móc xích cho đến khi hết bài.
- Ôn cả bài: 2 lần.
- Cho hs đọc cả bài kết hợp ghép lời.
- GV nghe và sửa sai cụ thể cho HS.
- Cho hs đọc bài kết hợp ghép lời, vỗ tay theo phách.
- Gọi nhóm HS thực hiện 3-4 nhóm.
- GV nghe và sửa sai cho HS.
- Gọi cá nhân đọc lại bài TĐN.
- Gọi HS nhận xét.
- GV chốt ý kết hợp cho điểm.
1/ Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng
- Dịch giọng: Là sự chuyển dịch độ cao - thấp một bài hát cho phù hợp với tầm cữõ của giọng người hát. 
- TD trang 29/SGK.
- Là sự chuyển dịch độ cao - thấp một bài hát cho phù hợp với tầm cữõ của giọng người hát được gọi là dịch giọng.
- Khi dịch giọng một bài hát hay một bản nhạc thì giai điệu, tiết tấu, tính chất bài hát hay bản nhạc đó vẫn không thay đổi.
2/ Tập đọc nhạc: 
 Giọng Pha trưởng – TĐN số 3.
* Giọng Pha trưởng:
 TD trang 30/SGK
- Giọng Pha trưởng có âm chủ là Pha. Hoá biểu giọng Pha trưởng có một dấu giáng (Si giáng).
* TĐN số 3:
“Lá xanh”
 (trích)
 Nhạc và lời: Hoàng Việt
+ Nhịp: 2/4
+ Giọng: Pha trưởng. 
+ Cao độ: Pha – son – la – đô – rê – mi 
+ Trường độ: đơn, đen, đen chấm, trắng.
 4.4. TỔNG KẾT :
- Câu 1: Thế nào là dịch giọng?
Đáp án câu 1: Là sự chuyển dịch độ cao - thấp một bài hát cho phù hợp với tầm cữõ của giọng người hát được gọi là dịch giọng.
- Câu 2: Đọc nhạc ghép lời kết hợp gõ phách TĐN số 3.
 4.5.Hướng dẫn HỌC TÂP:
- Đối với bài học ở tiết học này:
 + Đọc nhạc ghép lời kết hợp gõ phách TĐN số 3.
 + Tập dịch giọng một số bài hát trong chương trình.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Hát và vỗ tay theo phách bài hát Nối vòng tay lớn.
 + Đọc nhạc ghép lời kết hợp gõ phách TĐN số 3.	
 + Đọc và tìm hiểu nội dung âm nhạc thường thức: NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ VÀ BÀI HÁT MẸ YÊU CON.
5. Phụ lục : 

File đính kèm:

  • docAM NHAC 9(1).doc
Giáo án liên quan