Giáo án Âm nhạc 9
- Dịch giọng là việc chuyển dịch cao độ các nốt nhạc trong bài hát, bản nhạc cho phù hợp với giọng của người trình bày.
- Dịch giọng có thể thực hiện khi hát hoặc thực hiện trên bản nhạc. Ví dụ:
Thực hiện khi hát, GV đàn và hát một đoạn trong bài Nối vòng tay lớn ở giọng Mi thứ, sau đó chuyển xuống giọng Rê thứ hay Đô thứ.
- HS nhận xét: Giai điệu bài Nối vòng tay lớn được giữ nguyên dù được hát ở giọng Mi thứ, Rê thứ hay Đô thứ.
- Thực hiện dịch giọng trên bản nhạc, GV chuyển một vài ô nhịp bài Nối vòng tay lớn trên bảng cho HS theo dõi:
- HS nhận xét: Tên nốt nhạc có thay đổi nhưng khi đọc nhạc hoặc hát, giai điệu vẫn giữ nguyên.
Lưu ý: Khi dịch giọng, chỉ thay đổi cao độ các nốt nhạc, còn giai điệu lời ca, tính chất âm nhạc, không thể thay đổi.
Bài tập 1: Mỗi tổ dịch giọng từ nhịp 1 đến 6 trong bài Nghệ sĩ với cây đàn sang các giọng khác nhau:
i và hướng dẫn các em sửa chữa HS thực hiện 4. Dặn dò:- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục. - Đọc. ghép lời ca và gõ phách nhịp chính xác bài TDN số 2. - Chuẩn bị bài mới:Đọc và tóm tắt những thông tin chính về nhạc sĩ Trai - cốp - xki. 5. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… Ngày soạn:20/02/2014 Ngày dạy:22/02/2014 Tiết 6: Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 2 Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai - cốp - xki. I. Mục tiêu: - HS đọc nhạc, hát lời trôi chảy bài TĐN số 2 - Nghệ sĩ với cây đàn. - HS có hiểu biết sơ lược về hợp âm, biết xây dựng hợp âm ba và hợp âm bảy. - Tìm hiểu về nhạc sĩ Trai - cốp - xki, một tên tuổi lớn của nền âm nhạc Nga và thế giới. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng. Đàn và hát thuần thục bài Nghệ sĩ với cây đàn ; bảng phụ bài tập về hợp âm. - Tranh chân dung nhạc sĩ Trai - cốp - xki. - Máy nghe và băng, đĩa một số tác phẩm âm nhạc của Trai - cốp - xki. (Nếu có) III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( Lòng ghép ). 3. Bài mới: HĐ của GV Nội dung - Ghi bảng HĐ của HS GV ghi bảng I. Ôn tập TĐN số 2 - Nghệ sĩ với cây đàn HS ghi bài GV đàn - Nghe lại gam Em và giai điệu của bài TĐN. HS nghe GV thực hiện và yêu cầu. GV hướng dẫn và chỉ định - Cho HS ôn tập, kết hợp gõ phách. - Đọc nhạc và hát lời từng câu: GV đàn 4 nốt nhạc đầu của từng câu theo thứ tự: câu 3 - câu 2 - câu 1 - câu 4 (đàn 2 lần), HS nghe, nhận biết, TĐN và hát lời từng câu. HS thực hiện yêu cầu. HS nhận biết, đọc nhạc và hát lời. GV đàn Cả lớp đọc nhạc và hát lời HS thực hiện. GV kiểm tra Kiểm tra: HS ngồi cùng bàn tập trình bày hoàn chỉnh bài TĐN, một em gõ đệm với 2 âm sắc. HS lên kiểm tra GV nghi bảng II. Nhạc lí: Sơ luợc về hợp âm HS ghi bài GV hỏi bài cũ Quãng là gì? Lấy một vài ví dụ về các quãng ba? Sự khác nhau giữa quãng 3 trưởng và quảng 3 thứ? (Kiến thức trong tiết 2) HS trả lời GV nêu khái niệm - Khái niệm: Hợp âm là sự kết hợp các nốt nhạc được xếp chồng lên nhau theo các quãng ba. Hợp âm phải có từ 3 nốt trở lên. HS ghi bài GV giới thiệu - Giới thiệu 2 loại hợp âm thường dùng: hợp âm ba và hợp âm bảy. HS theo dõi GV thuyết trình và nêu ví dụ - Hợp âm ba có 3 âm: âm 1, âm 3 và âm 5. - Hợp âm bảy có 4 âm: âm 1, âm 3, âm 5 và âm 7. GV đàn hợp âm - Nghe đàn hợp âm ba, đàn từng âm: 1-3-5 rồi đàn đồng thời ba âm. Tương tự với hợp âm bảy. HS nghe. - Hợp âm ba có 2 loại thường dùng là hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ. Hãy xem ví dụ về âm Đô trưởng và Đô thứ trong SGK GV đàn hợp âm - Tìm hiểu về tác dụng của hợp âm. GV hỏi ? Hãy nêu tác dụng của hợp âm theo SGK HS trả lời GV minh hoạ GV đệm đàn, đọc nhạc, hát lời bài Nghệ sĩ với cây đàn để giới thiệu về tác dụng của hợp âm. HS theo dõi. GV yêu cầu HS thực hiện Bài tập 1: Những hợp âm ba sau đây còn thiếu âm 3 hoặc 5. Hãy điền những nốt còn thiếu ( bảng phụ) HS làm và lên bảng chữa bài tập Bài tập 2: Những hợp âm bảy sau đây còn thiếu âm 3 hoặc 5, hãy điền những nốt còn thiết ( bảng phụ). GV ghi nội dung III. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai - cốp - xki HS ghi bài GV giới thiệu Nội dung trong SKG HS nghe vá ghi bài 4. Dặn dò: - Ôn lại bài hát và bài Tập đọc nhạc một cách thuần thục hơn. - ? Thế nào là hợp âm ba và hợp âm bảy. - Chuẩn bị bài mới: Ôn tâp các nội dung đã dược học từ tiết 1 đến tiết 6 chuẩn bị cho tiết ôn tập. 5. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… * Ngàysoạn:25/02/2014 Ngày dạy:01/03/2014 Tiết:7 : Ôn tập I. Mục tiêu: - HS ôn tập những kiến thức đã học: Bài hát Bóng dáng một ngôi trường, Nụcười; bài TĐN Cây sáo, Nghệ sĩ với cây đàn. - HS thực hành một số bài tập về quãng và hợp âm. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ quen dùng - Một số bài tập về quãng và hợp âm. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Bài mới 3. Bài cũ ( Lòng ghép) HĐ của GV Nội dung - Ghi bảng HĐ của HS GV ghi nội dung I. Ôn tập 2 bài hát: Bóng dáng một ngôi trường, nụ cười HS ghi bài - Bài: Bóng dáng một ngôi trường GV chỉ định và đệm đàn GV chỉ định một số HS trình bày từng đoạn trong bài hát, yêu cầu các em thuộc lời, hát diễn cảm. GV hướng dẫn Gv sửa những chỗ chưa đúng hoặc hướng dẫn các em hát hay hơn. HS thực hiện Từng tổ cử HS hát lĩnh xướng đoạn a, những em khác hát hoà giọng đoạn b. Nhóm HS trình bày bài hát trước lớp với hình thức tốp ca có lĩnh xướng. - Bài hát Nụ cười: GV yêu cầu: GV yêu cầu HS hát thuộc lời, rõ lời và hát diễn cảm. HS thực hiện GV đệm đàn GV chỉ định một số HS nữ lĩnh xướng đoạn a của lời 1, một HS nam lĩnh xướng đoạn a của lời 2, cả lớp hát hoà giọng điệp khúc GV yêu cầu - Trình bày theo hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca. HS lên kiểm tra GV viết bài tập lên bảng II. Ôn tập nhạc lí: 1. Cho âm gốc là nốt Rê, hãy tìm âm ngọn để có quãng 3, quãng 5, quãng 7, quãng 9. HS làm bài tập vào võ ghi bài Cho âm ngọn là nốt Mí, hãy tìm âm gốc để tạo thành quãng 4, quãng 6, quãng 8, quãng 11. GV kiểm tra, đánh giá. 2. Hãy chỉ ra các quãng 3, quãng 4, quãng 5, quãng 6, quãng 7 trong bài Cô gái miền đồng cỏ. 3. Hãy viết hợp âm Fa thăng thứ, Si trưởng, Si thứ, Đô thăng thứ, Mi trưởng trên khuông nhạc. GV ghi nội dung III. Ôn tập 2 bài TĐN :Cây sáo, nghệ sĩ với cây đàn HS ghi nội dung GV hướng dẫn và đệm đàn TĐN và hát lời 2 Cây sáo, Nghẹ sĩ với cây đàn với tốc độ: Hơi chậm, hơi nhanh vừa phải. HS đọc nhạc với tốc độ khác nhau GV điều khiển Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ đọc nhạc và hát lời một câu nối tiếp. HS trình bày GV kiểm tra HS trình bày lời mới của bài TĐN số 2 Nghệ sĩ với cây đàn (thực hiện từ tiết 5). HS lên kiểm tra 4. Dặn dò: - Ôn tập 2 bài hát và hai bài Tập đọc nhạc đã được học chuẩn bị cho kiểm tra một tiết vào tuần sau. *** Ngày soạn:01/03/2014 Ngày dạy:03/03/2014 Tiết 8 : Kiểm tra một tiết I. Mục tiêu: - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của học sinh về đọc nhạc, hát và biểu diễn bằng một số động tác tại chỗ. - Từ đó, GV có những điều chỉnh trong PPDH nhằm nâng cao chất lượng học tập. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn Organ. - Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm chấm. III. Đề và đáp án 1. Đề thi: Đề 1: Trình bày bài hát: Bóng dáng một ngôi trường Đề 2: Đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 1: Cây sáo. Đề 3: Trình bài bài hát : Nụ cười Đề 4: Đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 2: Nghệ sĩ với cây đàn 2. Đáp án và biểu điểm : *) Đối với đề hát: Yêu cầu: - Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát bài hát ( 4 điểm ) - Thể hiện được tính chất của bài hát ( 2 điểm ) - Thể hiện tự tin, kết hợp một số động tác vận động tại chổ ( 2 điểm ) - Phát biểu nội dung của bài hát ( 2 điểm ) *) Đối với đề TĐN: Yêu cầu: - Đọc nhạc chính xác, gõ phách nhịp đúng ( 4 điểm ) - Thể hiện tự tin, đọc to, rõ ràng ( 2 điểm ) - Thể hiện được tính chất của bài TĐN ( 2 điểm ) - Nêu được các đặc điểm của bài TĐN ( 2 điểm ) Xếp loại: Đạt yêu cầu: từ 5 điểm trở lên Chưa đạt yêu cầu: dưới 5 điểm IV. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi kiểm tra. - Mức độ nắm vững kiến thức của HS. - Dặn dò: Xem trước nội dung tiết 9 - Học hát : Nối vòng tay lớn. *** Ngày soạn:12/03/2014 Ngày dạy:15/03/2014 Tiết 9: Học hát: Nối vòng tay lớn I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời bài hát Nối vòng tay lớn, thể hiện rõ tính chất hành khúc của bài hát. - HS biết trình bày bài hát hoà giọng, lĩnh xướng nối tiếp. - Qua nội dung của bài hát, giáo dục HS tình đoàn kết, hướng tới lý tưởng nhân ái cao cả. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ: Đàn Organ, băng đĩa nhạc và đài cacset. - Tranh ảnh chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Đàn và hát thuần thục bài Nối vòng tay lớn. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Bài mới: HĐ của GV Nội dung - Ghi bảng HĐ của HS GV ghi nội dung Học hát: Nối vòng tay lớn HS ghi bài 1. Giới thiệu về tác giả và bài Nối vòng tay lớn. GV thuyết trình GV giới thiệu chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. HS theo dõi và ghi bài GV điều khiển 2. Nghe băng hát mẫu hoặc GV tự trình bày HS lắng nghe GV hướng dẫn 3. Chia đoạn, chia câu: Bài hát được viết theo cấu trúc a-b-á: - Đoạn a: Rừng núi dang tay - Việt Nam - Đoạn b: Cờ nối gió - nối trên môi. - Đoạn á: Từ Bắc vô Nam - tử sinh HS theo dõi và ghi nhớ GV đàn 4. Luyện thanh: 1-2 phút HS luyện thanh GV hướng dẫn 5. Tập hát từng câu: Dịch bài hát xuống giọng Rê thứ. HS tập hát - Đoạn a chia làm thành hai câu hát. GV đàn giai điệu mỗi câu 2-3 lần, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. GV bắt nhịp (2-1) đàn giai điệu để HS hát hoà theo. GV chỉ định Trong bài hát cần thể hiện đúng trường độ GV có thể hát mẫu hoặc chỉ định HS có năng khiếu làm mẫu cho các bạn. HS trình bày GV điều khiển Khi tập xong 2 câu, GV cho hát nối liền hai câu. Đoạn a cần hát nhấn vào từng tiếng, thể hiện tính chất hành khúc. HS thực hịên GV chỉ định GV chỉ định 1-2 HS hát đoạn b, giúp các em chỉnh sửa những chỗ chưa đạt. HS thể hiện - Giai điệu đoạn á giống đoạn a, để HS tự hát. GV hướng dẫn và đệm đàn 6. Hát đầy đủ cả bài GV hướng dẫn cách phát âm, nhắc HS lấy hơi và sửa chỗ hát sai nếu có. HS hát đầy đủ cả bài Gv đệm đàn 7. Trình bày bài hát hoàn chỉnh. GV chọn tiết điệu March, tốc độ khoảng 118. Hát toàn bộ bài và nhắc lại câu “biển xanh sông gấm nối lièn một vòng tử sinh” thêm 2 lần nữa. HS thực hiện 8. Củng cố bài GV hướng dẫn Bài hát nối vòng tay lớn cần được hát với sự nhiệt tình cháy bỏng và tha thiết, vì thế GV yêu cầu cá lớp đứng thể hiện bài hát. HS trình bày GV điều khiển Sử dụng cách hát đối đáp, hoà giọng và lĩnh xướng: GV yêu cầu Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài theo cách hát trên. HS thực hiện Còn thời gian GV giới thiệu về một số bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn HS nghe 3. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục. - Phải hát đúng và thuộc giai điệu và lời ca để lần sau kiểm tra - Xem trước bài TĐN số 6. 4. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn:18/03/2014 Ngày dạy:20/03/2014 Tiết:10 Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng Tập đọc nhạc: Giọng pha trưởng - TĐN số 3 I. Mục tiêu: - HS nắm được sơ lược về dịch giọng trong âm nhạc, làm một số bài tập thực hành dịch giọng ở mức độ đơn giản. - HS nắm được công thức giọng Pha trưởng, so sánh với giọng Đô trưởng, tập đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN số 3 - Lá xanh. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ đàn Organ. - Tranh ảnh chân dung nhạc sĩ Hoàng Việt - Đàn, đọc nhạc và hát thuần thục bài Lá xanh. - Tập bài Lá xanh để giới thiệu trọn vẹn bài hát cho HS nghe. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ( Lòng ghép trong giờ học ) 3.Bài mới: HĐ của GV Nội dung - Ghi bảng HĐ của HS GV ghi bảng I.Nhạc lí: Giới thiệu về dịch giọng HS ghi bài GV trình bày khái niệm - Dịch giọng là việc chuyển dịch cao độ các nốt nhạc trong bài hát, bản nhạc cho phù hợp với giọng của người trình bày. HS ghi khái niệm GV giải thích - Dịch giọng có thể thực hiện khi hát hoặc thực hiện trên bản nhạc. Ví dụ: HS theo dõi GV đàn và hát minh hoạ Thực hiện khi hát, GV đàn và hát một đoạn trong bài Nối vòng tay lớn ở giọng Mi thứ, sau đó chuyển xuống giọng Rê thứ hay Đô thứ. HS nghe GV yêu cầu - HS nhận xét: Giai điệu bài Nối vòng tay lớn được giữ nguyên dù được hát ở giọng Mi thứ, Rê thứ hay Đô thứ. HS nhận xét GV viết lên bảng - Thực hiện dịch giọng trên bản nhạc, GV chuyển một vài ô nhịp bài Nối vòng tay lớn trên bảng cho HS theo dõi: HS theo dõi GV yêu cầu - HS nhận xét: Tên nốt nhạc có thay đổi nhưng khi đọc nhạc hoặc hát, giai điệu vẫn giữ nguyên. HS nhận xét GV căn dặn Lưu ý: Khi dịch giọng, chỉ thay đổi cao độ các nốt nhạc, còn giai điệu lời ca, tính chất âm nhạc, không thể thay đổi. HS ghi nhớ GV yêu cầu Bài tập 1: Mỗi tổ dịch giọng từ nhịp 1 đến 6 trong bài Nghệ sĩ với cây đàn sang các giọng khác nhau: HS làm bài tập - Tổ 1 chuyển sang giọng Đô thứ - Tổ 2 chuyển sang giọng Rê thứ GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS. GV đàn - Tổ 3 chuyển sang giọng Son thứ. - Tổ 4 chuyển sang giọng La thứ GV y/c Bài tập 2: HS đọc nhạc bài Nghệ sĩ với cây đàn ở giọng Đô thứ, sau đó chuyển sang giọng Rê thứ. GV dịch giọng trên đàn phím điện tử. HS thực hiện GV ghi bảng II.Tập đọc nhạc: Giọng pha trưởng - TĐN số 3 Lá xanh. HS ghi bài * Giọng pha trưởng GV hỏi ?Dựa vào đâu để nhận biết một bản nhạc viết giọng Pha trưởng? HS trả lời Bản nhạc có hoá biểu 1 dấu giáng và kết nốt Pha. GV yêu cầu Hãy viết công thức của giọng Pha trưởng. HS viết GV hỏi ?Hãy so sánh giọng Pha trưởng và giọng Đô trưởng. HS trả lời Hai giọng này có công thức giống nhau nhưng âm chủ khác nhau (cao độ khác nhau) GV đàn GV đàn gam Đô trưởng và Pha trưởng để HS nghe và cảm nhận sự giống nhau, khác nhau giữa hai giọng HS nghe, cảm nhận GV đàn Đọc gam Pha trưởng: GV đàn gam Pha trưởng 2-3 lần, HS nghe và đọc cùng đàn. HS đọc gam Pha trưởng GV giới thiệu * Tập đọc nhạc: TĐN số 3 : Lá xanh - GV giới thiệu chân dung nhạc sĩ Hoàng Việt. HS quan sát GV thuyết trình Nhạc sĩ Hoàng Việt là tác giả bài hát Lá xanh, ông cũng là tác giả của nhiều ca khúc rất hay như: Nhạc rừng, Lên ngàn, Tình ca Bài TĐN số 3 là đoạn trích cuả bài hát Lá xanh. GV hỏi GV y/c - Bài TĐN số 3 Lá xanh gồm mấy câu? Bài có 4 câu, mỗi câu có 4 nhịp - Luyện đọc tên nốt nhạc HS trả lời HS đọc tên nốt GV đàn - Đọc từng câu: Dịch giọng = -1 (thực chất giọng Mi trưởng). HS tập đọc từng câu + GV đàn giai điệu 2 lần , HS nghe. + GV đàn giai điệu HS gõ tiết tấu từng câu HS thực hiện GV hướng dẫn + GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc và gõ tiết tấu từng câu. GV yêu cầu Đọc ghép câu 1 và câu 2, câu 3 và câu 4 HS ghép câu 1 và 2 GV đàn - Đọc nhạc cả bài: GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc cả bài HS đọc cả bài GV đàn và hướng dẫn - Ghép lời ca: Nửa lớp đọc nhạc, đồng thời nửa còn lại ghép lời. GV đệm đàn và bắt nhịp, GV phát hiện chỗ sai và hướng dẫn HS sửa chữa. HS ghép lời GV thao tác và đệm đàn - Đọc nhạc và hát lời: GV chọn tiết điệu Cha cha cha, tốc độ khoảng 132. HS đọc nhạc và hát lời. GV yêu cầu HS đọc nhạc rồi hát lời bản nhạc này 1-2 lần, kết hợp gõ phách. HS thực hiện GV kiểm tra - Kiểm tra việc trình bày bài tập đoc nhạc của từng nhóm hoặc cá nhân. HS trình bày GV thực hiện - HS nghe bài Lá xanh qua băng, đĩa nhạc hoặc do GV trình bày. HS nghe bài Lá xanh 4. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục, đúng giai điệu và lời ca. - Luyện đọc bài tập đọc nhạc kết hợp gõ tiết ( hoặc vỗ phách nhịp). - Xem trước nội dung tiết 11. 5. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… *** Ngày soạn:24/03/2014 Ngày dạy:27/03/2014 Tiết:11 Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con I. Mục tiêu: - HS thuộc lời ca, thể hiện tính hành khúc bài Nối vòng tay lớn. Trình bày theo hình thức song ca, tốp ca. - HS đúng giai điệu, hát lời bài TĐN số 4 - Lá xanh. - HS được giới thiệu và tìm hiểu về Nguyễn Văn Tý, một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn Organ, đài. - Đàn, đọc nhạc và hát bài Lá xanh - Băng đĩa nhạc giới thiệu ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn . III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy trinh bài bài hát Nối vòng tay lớn 3.Bài mới: HĐ của GV Nội dung - Ghi bảng HĐ của HS Gv ghi bảng I.Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn HS ghi bài GV đệm đàn GV đệm đàn để HS trình bày hoàn toàn chỉnh bài Nối vòng tay lớn. GV nhận xét về những chỗ cần sửa, hướng dẫn các em hát cho đúng tốc độ, sắc thái. HS trình bày GV điều khiển HS nghe, nhận biết tiết tấu của câu hát bất kì trong bài và y/c HS thực hiện lại câu hát đó. HS nghe nhận biết GV Yêu cầu GV yêu cầu HS hát thuộc lời bài hát Nối vòng tay lớn kết hợp gõ đệm với 2 âm sắc. HS hát và gõ đệm GV hướng dẫn Sử dụng cách hát đối đáp, hoà giọng và lĩnh xướng HS thực hiện + Tốp nam: Rừng núi...sơn hà + Tốp ca nữ: Mặt đấ...Việt Nam + Cả lớp hát hoà giọng: Cờ nối gió...trên môi + Lĩnh xướng: Từ Bắc vô Nam...núi đồi. + Cả lớp hát hoà giọng: Cờ nối gió...trên môi + Lĩnh xướng: Từ Bắc vô Nam...núi đồi + Cả lớp hát hoà giọng: Vượt thác...tử sinh + Kết: Nhắc lại câu Biển xanh...tử sinh thêm 2 lần nữa. GV kiểm tra HS tập trình bày theo hình thức song ca, tốp ca để kiểm tra. HS thực hiện Gv ghi bảng II.Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3- Lá xanh HS ghi bài GV trình bày GV đàn và đọc nhạc cả bài, HS nghe để tự điều chỉnh đọc nhạc và hát cho đúng. HS theo dõi và nhẩm theo GV đệm đàn TĐN hát lời bài Lá xanh với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải. HS đọc với 3 tốc độ GV đệm đàn TĐN, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp hoặc gõ với 2 âm sắc. HS đọc và gĩ đệm GV đàn giai điệu và chỉ định HS thực hiện Nhận biết từng câu và đọc nhạc: GV đàn ba nốt nhạc đầu tiên của mỗi câu, không theo thứ tự trong bài TĐN. HS nghe, cho biết đó là câu số mấy, đọc nhạc và hát lời cả câu. Ví dụ. HS nghe, nhận biết rồi đọc nhạc, hát lời. GV yêu cầu GV yêu cầu nhóm HS ngồi cùng bàn hoặc ngồi gần nhau tập bài TĐN Lá xanh để trình bày, kiểm tra. HS tập theo nhóm GV kiểm tra Kiểm tra đọc nhạc và hát lời 3 em. HS lên kiểm tra GV ghi bảng III. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con HS thực hiện GV chỉ định GV y/c Một HS đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Em hãy tóm tắt những thông tin chính về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý HS trình bày HS tóm tắt GV tóm lược - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925, quê ở Hà Nội. Ông đã sáng tác được số lượng ca khúc khá lớn với những tác phẩm nổi bật như: Dư âm, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tỉnh, Người đi xây hồ kẻ gỗ, Dáng đứng Bến Tre. HS theo dõi, ghi bổ sung những ý còn thiếu. - Cống hiến nổi bật của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho âm nhạc nước nhà là những ca khúc để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả với nét giai điệu trữ tình, đậm đà màu sắc dân tộc, cùng lời ca trau chuốt, tinh tế. - Nhạc sĩ Nguyễn văn Tý đi và sống ở rất nhiều nơi trên khắp đất nước. Ông cũng đã sáng tác được nhiều ca khúc rất đặc trưng, gắn bó với từng địa phương như bài Chim hót trên đồng đay gắn với vùng Hưng Yên, Bài ca năm tấn gắn với Thái Bình, Tầm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa gắn với tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Ninh, Bắc Giang), và những bài như Một khúc tâm tình của người Hà Tỉnh, Người đi xây hồ kẻ gỗ, Quảng Nam- Đà Nẳng đất nặng nghĩa tình, Dáng đứng bến tre. - Vì những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật, đây là giải thưởng cao quý dành cho những người sáng tác nghệ thuật. Gv điều khiển HS nghe băng bài hát Mẹ yêu con, bài hát được viết từ năm 1956 HS nghe và hát theo GV giới thiệu GV trình bày một số đoạn trích để giới thiệu thêm về sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý HS theo dõi 4. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục. - Phải hát đúng và thuộc giai điệu và lời ca bài tập đọc nhạc. - Xem trước bài hát Lí kéo chài. 5. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… *** Ngày soạn:01/04/2014 Ngày dạy:03/04/2014 Tiết 12: Học hát: Bài Lý kéo chài I. Mục tiêu: - HS biết thêm một bài dân ca Nam Bộ qua việc hát đúng giai điệu và lời ca bài Lí kéo chài. - HS tập trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể như hát hoà giọng, hát lĩnh xướng. - Qua nội dung của bài hát, giáo dục HS yêu mến các làn điệu dân ca và tinh thần lạc quan trong lao động, trong cuộc sống. Giáo dục các em ý thức trân trọng và bảo vệ bản sắc văn hoá âm nhạc dân tộc. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn Organ, đài, đĩa nhạc. - Tập trình bày một số bài Lí có trong sách âm nhạc lớp 6, lớp 8 như Lí con sáo, Lí dĩa bánh bò. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy đọc nhạc và ghép lời bài Tập đọc nhạc Lá xanh 3.Bài mới: HĐ của GV Nội dung - Ghi
File đính kèm:
- Tron bo giao an Am nhac 9.doc