Giáo án Âm nhạc 8 - Trường THCS Thượng Lâm
Tiết 19 :
Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân
Nhạc: Mô Da
Phỏng dịch lời Việt: Tô Hải
I. Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu bài hát Khát vọng mùa xuân và biết sơ qua về nhạc sĩ Mô Da một thiên tài âm nhạc của thế giới .
- Qua bài hát các em có cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp được thể hiện qua giai điệu trong sáng và giàu chất trữ tình.
II. Chuẩn bị của giáo viên :
- Đàn Oóc gan.
- Đĩa nhạc có bài hát Khát vọng mùa xuân.
- Đàn và hát thuần thục bài Khát vọng mùa xuân.
ứ 3 ). - Cho HS nghe lại giai điệu bài hát để các em tự so sánh , điều chỉnh. - Luyện thanh theo mẫu âm Mi, Ma - Cả lớp cùng trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV phát hiện chỗ sai và sửa cho HS. - Một HS hát phần " Xướng " cả lớp hát phần " Xô ". - Gọi một nhóm 4 HS lên trình bày bài hát theo cách hát có phần "Xướng", " Xô ". 2. Nhạc lí a.Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hoá biểu Để xác định giọng điệu của một bản nhạc ta dựa vào các yếu tố nào ? (Dựa vào hoá biểu và nốt kết thúc bài ) Hoá biểu là gì ? ( Là những dấu thăng hoặc dấu giáng nằm ở đầu khuông nhạc ngay sau khoá nhạc. Các dấu hoá này có tác dụng tới tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc. Vì có bảy nốt nhạc nên trên hoá biểu cũng có thể có từ 1 đến 7 dấu hoá tương ứng . - Những dấu hoá thăng hoặc dấu giáng trong hoá biểu cũng xuất hiện theo một quy luật nhất định, bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết về quy luật đó. * Thứ tự các dấu thăng : Nếu bản nhạc có một dấu thăng nó sẽ nằm trên dòng kẻ thứ 5 - Vị trí của nốt Pha, gọi là dấu Pha thăng . ( GV viết vị trí của dấu thăng thứ nhất trên bảng phụ ). Từ dấu thăng thứ 2 trở đi đến dấu thăng thứ 7 sẽ xuất hiện theo quy luật sau : Từ dấu thăng cuối cùng ta đếm xuống một quãng 4, đó chính là tên của dấu thăng tiếp theo. ( GV tính mẫu dấu hoá thăng thứ 2 sau đó viết vị trí dấu hoá thăng thứ 2 lên bảng phụ ). - Từ dấu thăng thứ 3 GV yêu cầu HS tự tìm tên các dấu hoá còn lại theo cách tương tự ( Sau đó GV viết vị trí các dấu thăng còn lại lên bảng phụ ) * Thứ tự các dấu giáng : Nếu bản nhạc có một dấu giáng, nó sẽ nằm trên dòng kẻ thứ 3 - Vị trí của nốt Si, gọi là dấu Si giáng.(GV viết vị trí của dấu giáng thứ nhất trên bảng phụ) Từ dấu giáng thứ hai trở đi đến dấu giáng thứ 7 sẽ xuất hiện theo quy luật sau : Từ dấu giáng cuối cùng ta đếm lên một quãng 4 đó chính là tên của dấu giáng tiếp theo. ( GV tính mẫu dấu giáng thứ 2 và viết vị trí của dấu giáng thứ 2 lên bảng phụ ). - Từ dấu giáng thứ 3 GV yêu cầu HS tự tìm tên các dấu giáng còn lại theo cách tương tự ( Sau đó GV viết vị trí các dấu giáng còn lại lên bảng phụ ). - Tên của dấu thăng cuối cùng chính là tên của dấu giáng đầu tiên, tên của dấu giáng cuối cùng chính là tên của dấu thăng đầu tiên. Về nhà các em viết thứ tự các dấu thăng, giáng ở hoá biểu vào vở chép nhạc, xem bảng tổng hợp các giọng trưởng và thứ từ không đến bốn dấu hoá trong SGK (Tr 69) để biết : Một dấu thăng là giọng gì ? hai dấu thăng là giọng gì ? b, Giọng cùng tên : VD : Giọng La trưởng Giọng La thứ Em hãy nhận xét hai giọng trên có điểm nào giống và khác nhau ? ( Cùng chung âm chủ là La nhưng khác hoá biểu ) Ta nói giọng La trưởng và La thứ là hai giọng cùng tên . Vậy thế nào là hai giọng cùng tên ? ( Hai giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hoá biểu ) Em hãy lấy một số VD về giọng cùng tên ? ( Giọng Đô trưởng và Đô thứ, Rê trưởng và Rê thứ ) 3. TĐN số 4 " Chim hót đầu xuân " ( Trích ) Nhạc và lời : Nguyễn Đình Tấn - Giới thiệu bài TĐN số 4 : - Nhận xét bài TĐN : Bài TĐN được viết ở giọng gì ? Số chỉ nhịp bao nhiêu ? ( Giọng Đô trưởng , số chỉ nhịp 2/4 ) Về cao độ gồm các nốt nhạc nào ? ( Đô- Rê - Mi - Pha - Sol - La ) Trường độ sử dụng các hình nốt nào ? ( Nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc đơn chấm dôi, móc kép ) - Cách đọc hình nốt móc đơn chấm dôi đứng trước móc kép và bốn hình nốt móc kép liền nhau. - Chia câu : Bài TĐN có bốn câu : Câu 1 : Từ đầu đến nốt " Mi " đen (Ô nhịp thứ 3 ) Câu 2 : Tiếp theo đến nốt " Đô" đen (Ô nhịp thứ 5) Câu 3 : Tiếp theo đến nốt " Mi " đen (Ô nhịp thứ 7) Câu 4 : Phần còn lại . - Đọc tên nốt nhạc từng câu . - Đọc gam Đô trưởng cùng đàn - Tập hình tiết tấu chủ đạo của bài : 2/4 1 2 1 2 1 2 1 1 2 3 4 1 - Tập đọc nhạc từng câu : + GV đàn giai điệu câu 1 hai lần ở tốc độ chậm, HS nghe và nhẩm theo. + GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp để HS đọc to câu 1 cùng với đàn. Nếu có HS đọc sai GV đàn lại và hướng dẫn các em sửa cho chính xác. + Tiến hành tương tự với câu 2, sau khi học xong câu hai GV cho HS đọc nối câu 1-2. + GV đàn và hướng dẫn nối tiếp các câu tới hết bài. Riêng ở câu 4 giai điệu hoàn toàn giống câu 2 ( Chỉ khác trường độ của nốt " Đô " cuối câu ) có thể cho HS đọc ngay cùng đàn. - Tập hát lời ca : GV đàn giai điệu HS tự nhẩm theo lời ca. GV bắt nhịp để các em hát lời ca, GV sửa chỗ hát sai nếu có. - TĐN và hát lời hoàn chỉnh : Chia lớp thành hai nửa , một nửa TĐN, một nửa hát lời ca kết hợp gõ phách. GV nhận xét phần trình bày của từng bên. - Hai HS lên bảng trình bày bài TĐN số 4 : Một em đọc nhạc, em còn lại hát lời. Nếu HS trình bày tốt GV cho điểm cao để động viên. HS ghi bài HS trả lời HS nghe và nhẩm theo HS luyện thanh HS trình bày HS sửa sai HS thực hiện HS lên kiểm tra HS ghi bài HS trả lời HS theo dõi HS thực hiện HS theo dõi HS thực hiện HS ghi nhớ và thực hiện HS ghi bài HS quan sát VD HS nhận xét HS trả lời HS lấy VD HS ghi bài HS quan sát HS trả lời HS theo dõi HS theo dõi và ghi nhớ 2 HS đọc tên nốt HS đọc gam HS tập tiết tấu HS nghe và nhẩm theo HS đọc nhạc cùng đàn HS thực hiện tập thể, nhóm, cá nhân HS thực hiện tập thể, nhóm, cá nhân HS tập hát lời ca trên nền giai điệu HS thực hiện HS lên bảng trình bày 4, Củng cố : - Em hãy nhắc lại các nội dung chính của bài học hôm nay ? - Cả lớp cùng trình bày bài hát Hò ba lí . 5, Dặn dò : - Về nhà học bài theo câu hỏi 1,2 SGK (Tr 30). Chép bài TĐN số 4. - Tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc của địa phương chuẩn bị cho bài học sau **************************************** Ngày soạn: 25/11/2014 Tiết 14 : - Ôn tập bài hát : Hò ba lí - Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 4 - Âm nhạc thường thức : Một số nhạc cụ dân tộc I. Mục tiêu : - HS ôn tập để hát bài Hò ba lí và đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 4 được thuần thục hơn. - HS nắm được những kiến thức sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam như : Cồng , Chiêng, T.rưng, Đàn đá. II. Chuẩn bị của giáo viên : - Đàn Oóc gan . - Đàn và hát thuần thục bài hát Hò ba lí và TĐN số 4. - Chuẩn bị tranh ảnh về ba loại nhạc cụ : Cồng chiêng, T.rưng và đàn đá để giới thiệu cho HS. - Đĩa nhạc có âm sắc của ba loại nhạc cụ trên. III. Tiến trình lên lớp : 1, ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra cá nhân - Em hãy kể tên thứ tự các dấu thăng, giáng ở hoá biểu ? 3, Bài mới : Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS GV ghi bảng GV đàn GV đàn và yêu cầu GV điều khiển GV kiểm tra GV ghi bảng GV hỏi GV đàn gam GV yêu cầu GV hướng dẫn GV điều khiển GV kiểm tra GV ghi bảng GV thuyết trình GV treo tranh ba loại nhạc cụ trên GV hỏi GV thực hiện 1. Ôn tập bài hát " Hò ba lí " - Luyện thanh : Theo mẫu âm Mi, Ma - Yêu cầu trình bày bài hát hai lần kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV nghe và hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ chưa chính xác. - HS tự tập trình bày theo cách hát đối đáp ( Nhóm 2 em ) như đã luyện tập ở tiết trước. - GV gọi lần lượt từ 1- 3 nhóm HS lên bảng để hát đối đáp. 2. Ôn tập TĐN số 4 " Chim hót đầu xuân " Bài TĐN số 4 có mấy câu ? Trong bài cần lưu ý tiết tấu nào ? ( Bài có 4 câu, lưu ý tiết tấu móc đơn chấm dôi đứng trước móc kép và bốn móc kép đi liền nhau ). - Đọc gam Đô trưởng - Cả lớp cùng trình bày bài TĐN số 4. GV hướng dẫn các em điều chỉnh lại những chỗ cần thiết. - HS vừa đọc nhạc vừa kết hợp đánh nhịp bài TĐN số 4. - Sau khi được ôn lại GV kiểm tra một vài HS trình bày bài TĐN số 4. 3. Âm nhạc thường thức. Một số nhạc cụ dân tộc Nhạc cụ là phương tiện để diễn tả âm nhạc, những nhạc cụ đầu tiên xuất hiện từ thời xa xưa và có nguồn gốc từ các công cụ lao động. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những loại nhạc cụ của riêng mình, đó là di sản văn hoá quý giá cần được giữ gìn và bảo vệ. Người Việt Nam đã chế tạo và sử dụng nhiều loại nhạc cụ độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau. Bài học này chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kỹ hơn về một số nhạc cụ đó là : Cồng chiêng, đàn T.rưng và đàn đá. - GV chỉ định HS đọc phần giới thiệu từng loại nhạc cụ trong SGK T31. Người ta dùng những chất liệu nào để làm cồng chiêng, đàn T,rưng và đàn đá ? ( Cồng chiêng : Làm bằng đồng thau Đàn T,rưng : Làm bằng Nứa Đàn đá : Làm bằng các thanh đá ) Tiếng của các loại nhạc cụ trên như thế nào? GV mở đĩa nhạc giới thiệu cho HS nghe tiếng của 3 loại nhạc cụ trên. HS ghi bài HS luyện thanh HS hát và điều chỉnh HS thực hiện HS lên trình bày HS ghi bài HS trả lời HS đọc gam HS trình bày HS điều chỉnh HS thực hiện theo tổ HS lên kiểm tra HS ghi bài HS nghe HS đọc bài HS trả lời dựa theo SGK HS nghe và cảm nhận 4, Củng cố : - Hãy kể tên các nhạc cụ làm bằng tre nứa ở địa phương em ? - Cả lớp cùng đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 4. 5, Dặn dò : - Về nhà ôn tập hai bài hát Tuổi hồng , Hò ba lí . ôn tập các bài TĐN số3, số 4. Tiết sau kiểm tra 1 tiết. *********************************************** Ngày soạn: 27 /11/2014 Tiết 15 : Ôn tập I. Mục tiêu : - HS ôn tập lại những kiến thức đã học để hát và đọc nhạc thuần thục . Nắm vững phần nhạc lí hơn . - Qua việc ôn tập GV kiểm tra sự tiếp thu và thể hiện bài hát, bài TĐN của HS . II. Chuẩn bị của giáo viên : - Đàn Oóc gan . - Đàn và hát thuần thục hai bài hát : Tuổi hồng , Hò ba lí - Đàn, đọc nhạc, hát lời thuần thục TĐN số 3, số 4. III. Tiến trình lên lớp : 1, ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 2, Kiểm tra bài cũ : Đan xen trong giờ học. 3, Bài mới : Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS GV ghi bảng GV đàn GV đệm đàn và yêu cầu GV ghi bảng GV hỏi GV ghi bảng GV đàn gam GV yêu cầu 1. Ôn tập * Ôn tập hai bài hát : - Tuổi hồng - Hò ba lí - Luyện thanh : Theo mẫu âm Mi, Ma - Cả lớp trình bày lần lượt từng bài hát với yêu cầu sau : + Bài Tuổi hồng : Hát vui tươi, sôi nổi. + Bài Hò ba lí : Hát nhẹ nhàng , tình cảm, có phần " Xướng " và " Xô ". * Ôn tập nhạc lí : Làm thế nào để nhận biết bản nhạc viết giọng Son trưởng? Giọng Son trưởng song song với giọng nào ? Giọng Son trưởng cùng tên với giọng nào ? Giọng La thứ hoà thanh có diểm gì khác so với giọng La thứ tự nhiên ? Kể tên thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu ?(Từ 1 - 4 dấu hoá ) * Ôn tập TĐN số 3, số 4 : - Đọc gam Đô trưởng và gam La thứ hoà thanh. - Trình bày lần lượt từng bài TĐN kết hợp gõ phách. Chú ý : + TĐN số 3 : Thể hiện đúng đảo phách. + TĐN số 4 : Thể hiện đúng trường độ bốn móc kép liền nhau. HS ghi bài HS luyện thanh HS trình bày HS ghi bài HS tham khảo SGK T69 để trả lời HS ghi bài HS đọc gam cùng đàn HS trình bày 4, Củng cố : - GV nhận xét ý thức của HS trong tiết kiểm tra . Tuyên dương các nhóm trình bày tốt, đạt điểm cao. Nhắc nhở các nhóm kết quả thấp cần cố gắng học hơn nữa. 5, Dặn dò : - Về nhà các em ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã học trong học kỳ ************************************** Ngày soạn:27/11/2014 Tiết 16 Ôn tập I. Mục tiêu : - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bốn bài hát đã học : Mùa thu ngày khai trường , Lí dĩa bánh bò, Tuổi hồng , Hò ba lí . - Đọc đúng cao độ , trường độ các bài TĐN số 1, số 2, số 3, số 4. - Ghi nhớ một vài nét chính về các tác giả, tác phẩm đã giới thiệu trong phần Âm nhạc thường thức. - Qua việc ôn tập GV hướng dẫn HS cách thi học kỳ để các em có hướng ôn tập phù hợp. II. Chuẩn bị của Giáo viên : - Đàn Oóc gan. - Đàn và hát thuần thục các nội dung ôn tập. - Cách kiểm tra và đề kiểm tra học kỳ I. III. Tiến trình lên lớp : 1, ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 2, Kiểm tra bài cũ : Đan xen trong giờ học. 3, Bài mới : Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS GV ghi bảng GV đàn GV hỏi và điều chỉnh cho đúng GV đệm đàn, yêu cầu GV hướng dẫn GV ghi bảng GV hỏi GV đàn gam GV yêu cầu GV hướng dẫn GV ghi bảng GV yêu cầu GV ghi bảng GV hướng dẫn GV cho HS ghi đề thi 1. Ôn tập học kỳ I * Ôn tập 4 bài hát : - Mùa thu ngày khai trường - Lí dĩa bánh bò - Tuổi hồng - Hò ba lí - Luyện thanh : Theo mẫu âm Mi, Ma Em hãy cho biết cách thể hiện từng bài hát như thế nào ? + Mùa thu ngày khai trường : Sôi nổi nhiệt tình ở đoạn 1, tha thiết mênh mang ở đoạn 2 . + Lí dĩa bánh bò : Hát vui tươi, hóm hỉnh. + Tuổi hồng : Thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. + Hò ba lí : Nhẹ nhàng, tình cảm. - Tất cả cùng trình bày lần lượt từng bài hát. GV hướng dẫn sửa sai nếu có. * Ôn tập TĐN số 1,2,3,4 : Em hãy cho biết giọng và số chỉ nhịp của từng bài TĐN ? - GV đàn gam Đô trưởng, La thứ, La thứ hoà thanh và yêu cầu HS đọc cùng đàn các gam này. - HS đọc nhạc, hát lời ca lần lượt từ bài TĐN số 1 đến bài TĐN số 4, khi trình bày kết hợp gõ phách. GV phát hiện và hướng dẫn HS sửa những chỗ chưa chính xác. * Ôn tập Âm nhạc thường thức : Em hãy giới thiệu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của các nhạc sĩ : Trần Hoàn, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu ? Em hãy cho biết nội dung của các bài hát : Một mùa xuân nho nhỏ, Hò kéo pháo, Bóng cây Kơ - Nia ? 2. Đề thi học kỳ I - GV hướng dẫn nội dung thi : Kiểm tra thực hành gồm hát, TĐN và kiểm tra vở ghi bài của HS - Cách thi như sau : Kiểm tra riêng từng HS, từng em sẽ lên bảng trình bày bài thi của mình. + Hát : Tự chọn và trình bày một bài hát đã học trong học kì I . Yêu cầu thuộc lời, hát to rõ ràng, trôi chảy, thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát ( 4 điểm ). + TĐN : Bốc thăm trình bày một bài TĐN đã học. Yêu cầu đọc đúng tên nốt, đúng cao độ , trường độ, lời ca thuộc lòng ( 4 điểm ). + Kiểm tra vở ghi chép bài : Yêu cầu ghi bài đầy đủ, trình bày sạch đẹp, có bọc và có nhãn vở ( 2 điểm ). HS ghi bài HS luyện thanh HS trả lời HS trình bày HS sửa sai HS ghi bài HS trả lời HS đọc gam cùng đàn HS thực hiện HS sửa sai HS ghi bài HS giới thiệu HS trả lời HS ghi bài HS theo dõi HS ghi đề thi 4, Củng cố : - GV giải đáp các thắc mắc của HS nếu có. 5, Dặn dò : - Về nhà các em ôn tập theo nội dung của đề thi. Tiết sau kiểm tra học kì I. **************************************************** Ngµy so¹n: 6 /12/2014 Tiết 17-18 Kiểm tra học kì I I. Mục tiêu : - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì I. - HS thấy được kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu hơn trong học kì II. II. Chuẩn bị của giáo viên : - Đàn Oóc gan. - Sổ điểm cá nhân. III. Tiến trình lên lớp : 1, ổn định tổ chức : 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị cua học sinh. 3, Bài mới : Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS GV ghi bảng GV nhắc lại nội dung thi GV kiểm tra từng HS GV công bố kết quả học tập của HS Kiểm tra học kì I Kiểm tra thực hành gồm hát, TĐN và kiểm tra vở ghi bài của HS - Cách thi như sau : Kiểm tra từng em HS lên bảng trình bày bài thi của mình.Điểm thi được xếp theo hai mức:Loại thứ nhất là Đạt(Đ) là những học sinh có tổng số điểm từ 5 trở lên.Loại thứ hai là những học sinh có tổng số điểm từ 4 trở xuống. + Hát : Bốc thăm và trình bày một bài hát đã học trong học kì I . Yêu cầu thuộc lời, hát to rõ ràng, trôi chảy, thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát ( 4 điểm ). + TĐN : Bốc thăm trình bày một bài TĐN đã học. Yêu cầu đọc đúng tên nốt, đúng cao độ , trường độ, lời ca thuộc lòng ( 4 điểm ). + Kiểm tra vở ghi chép bài : Yêu cầu ghi bài đầy đủ, trình bày sạch đẹp, có bọc và có nhãn vở ( 2 điểm ). - GV tiến hành kiểm tra nốt số HS chưa được kiểm tra ở tiết trước theo nội dung của đề thi. 2. Tổng kết học kì I - GV đọc điểm tổng kết cho HS nghe, khen ngợi, tuyên dương các em có ý thức học tập , đạt kết quả cao. Nhắc nhở các em kết quả học tập thấp cần cố gắng hơn trong học kì II. HS ghi bài HS nghe HS lên kiểm tra HS theo dõi 4, Củng cố : - GV giải đáp các thắc mắc của HS . 5, Dặn dò : - Về nhà các em đọc bài đọc thêm : Âm vang một bài ca Quốc tế. ******************************************* Ngày soạn:26/12/2014 Tiết 19 : Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân Nhạc: Mô Da Phỏng dịch lời Việt: Tô Hải I. Mục tiêu : - HS hát đúng giai điệu bài hát Khát vọng mùa xuân và biết sơ qua về nhạc sĩ Mô Da một thiên tài âm nhạc của thế giới . - Qua bài hát các em có cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp được thể hiện qua giai điệu trong sáng và giàu chất trữ tình. II. Chuẩn bị của giáo viên : - Đàn Oóc gan. - Đĩa nhạc có bài hát Khát vọng mùa xuân. - Đàn và hát thuần thục bài Khát vọng mùa xuân. III. Tiến trình lên lớp : 1, ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3, Bài mới : Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS GV ghi bảng GV thuyết trình GV hỏi GV thực hiện GV hướng dẫn GV đàn GV đàn, hát mẫu và hướng dẫn GV yêu cầu GV đàn, hướng dẫn GV điều khiển GV chỉ định Học hát bài "Khát vọng mùa xuân" Nhạc: Mô Da Phỏng dịch lời Việt: Tô Hải - Giới thiệu về bài hát và tác giả: Chúng ta đã làm quen với nhạc sĩ Mô Da trong chương trình âm nhạc lớp 6 và biết về tài năng cũng như đóng góp của ông trong nền âm nhạc thế giới. Âm nhạc của Mô Da lạc quan trong sáng và nhân ái hướng con người đến với những tình cảm cao thượng. Ông sáng tác một số ca khúc cho thiếu nhi và rất được yêu thích như: Biết nói gì với mẹ đây,Dòng suối mùa xuân, khát vọng mùa xuân và nhiều bản nhạc không lời rất có giá trị trong nền âm nhạc thế giới. Bài hát Khát vọng mùa xuân mà chúng ta học hôm nay viết ở nhịp 6/8 tạo sự nhịp nhàng cùng lời ca gợi cảm xúc lạc quan, yêu đời với những ước mơ tươi đẹp trước mùa xuân và cuộc sống. - Nhận xét về bài hát: Bản nhạc này được viết ở giọng gì và có mấy lời? (Bài hát viết giọng Đô trưởng, có hai lời) Kể tên các kí hiệu âm nhạc có trong bài? (Dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu lặng, có dấu thăng bất thường) - Cho HS nghe bài hát Khát vọng mùa xuân trên đĩa nhạc. - Chia đoạn, chia câu: Bài hát gồm có 4 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp, cụ thể ở lời 1: C1: Từ đầu đến "Cây rừng" C1: Tiếp theo đến "Tưng bừng" C3: Tiếp theo đến "Đẹp xinh" C4: Phần còn lại. - Luyện thanh: Theo mẫu âm Mi, Ma. - Tập hát từng câu: Dịch giọng bằng -3 + GV hát mẫu và đàn giai điệu câu1 yêu cầu HS nhẩm theo sau đó bắt nhịp để các em hát hoà cùng đàn, cuối câu ngân đủ 5 phách theo tiếng đếm của GV. + Tập tương tự với các câu tiếp theo, xong câu 2 cho HS hát nối câu 1 -2 và chỉ định HS hát lại hai câu hát này. Nếu có HS hát sai GV đàn và hát mẫu lại để sửa cho các em. Đối với câu 3 và 4 cần lưu ý tập kỹ các tiếng luyến và các tiếng có dấu thăng bất thường. - Hát toàn bộ lời 1, GV điều chỉnh những chỗ cần thiết cho các em. - GV đàn giai điệu HS nhẩm theo lời 2 trên nền giai điệu sau đó GV bắt nhịp cho HS hát lời 2 cùng đàn. - Trình bày bài hát hoàn chỉnh: Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ lần lượt hát nối tiếp từng câu cả hai lời. Yêu cầu trình bày nhịp nhàng. - Hai HS trình bày nối tiếp lời 1 và lời 2. HS ghi bài HS nghe HS trả lời HS nghe và cảm nhận HS theo dõi HS luyện thanh HS tập hát tập thể, nhóm, cá nhân HS hát lời 1 và điều chỉnh HS hát nhẩm theo sau đó hát to lời 2 HS trình bày nối tiếp theo tổ HS thực hiện 4, Củng cố : - Phát biểu cảm nhận của em về bài hát Khát vọng mùa xuân ? 5, Dặn dò : - Về nhà các em học thuộc bài hát Khát vọng mùa xuân. - Xem trước bài học sau. Ngày soạn:2/1/2014 Tiết 20 : - Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân - Nhạc lí: Nhịp 6/8 - Tập đọc nhạc: TĐN số 5 I. Mục tiêu: - HS ôn tập để hát thuần thục bài hát Khát vọng mùa xuân. - Có khái niệm sơ lược về nhịp 6/8, biết tính chất và cấu tạo nhịp 6/8. - HS đọc nhạc và hát lời trôi chảy bài TĐN số 5. II. Chuẩn bị của giáo viên : - Đàn Oóc gan. - Đàn và hát thuần thục bài Khát vọng mùa xuân. - Chép bài TĐN số 5 ra bảng phụ. - Đàn, đọc nhạc và hát lời thuần thục bài TĐN số 5. III. Tiến trình lên lớp : 1, ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 2, Kiểm tra bài cũ : Đan xen trong tiết học. 3, Bài mới : Hoạt động của GV Nội dung Hoạt động của HS GV ghi bảng GV hỏi GV đàn GV thực hiện GV yêu cầu GV hướng dẫn GV điều khiển GV kiểm tra GV ghi bảng GV điều khiển GV hỏi và điều chỉnh GV kết luận lại GV ghi VD GV thuyết trình GV yêu cầu GV ghi bảng GV treo bảng phụ GV hỏi GV chia câu trên bảng phụ GV chỉ định GV đàn gam GV đàn và hướng dẫn GV sửa sai GV đ
File đính kèm:
- Giao_an_8_20150726_055412.doc