Giáo án Âm nhạc 8 - Tiết 12: Học hát bài Hò ba lí
I/.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Học sinh hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát . Đọc đúng giai điệu bài TĐN Số 4. Nắm được những kiến thức về hoá biểu, biết được cách ghi các dấu thăng, giáng trên hoá biểu. và biết được giọng cùng tên.
2. Kĩ năng : Hát hoà giọng , diễn cảm . Trình bày theo hình thức đơn ca , song ca , tốp ca . Hát đọc nhạc kết hợp gõ phách .
3. Thái độ : Giáo dục Học sinh yêu thích môn học.
II/. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Đàn organ , máy nghe , bảng phụ. Đàn và đọc thuần thục bài TĐN Số 4
2. Học sinh : Đọc thuần thục tên nốt nhạc trong bài TĐN Số 4 .
III/.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày tốt bài hát “ Hò ba lí” .
3.Nội dung bài mới:
Giới thiệu bài : Tiết nhạc hôm nay cô sẽ ôn lại cho các em hát thuần thục bài hát Hò ba lí và đọc đúng giai điệu bài TĐN Số 4 . Nắm được các kiến thức về dấu hóa biểu.
Ngày soạn : / / 2015 Tiết:12 Tuần:12 - HỌC HÁT : BÀI HÒ BA LÍ I/. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : HS biết bài hát “Hò ba lí” là bài hát của Dân ca Quảng Nam. Hs hát đúng giai điệu lời ca của bài hát. 2. Kĩ năng : Biết cách lấy hơi hát rõ lời diễn cảm, hát đơn ca, song ca, tốp ca, hát hòa giọng cùng tập thể. 3. Thái độ : Qua nội dung bài học nhắc nhở các em biết giữ gìn những làn điệu dân ca bằng cách sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt âm nhạc hàng ngày. II/. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Đàn organ, máy phát. 2. Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước bài Hò ba lí. III/.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn địnhlớp: Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ : Trình bày đôi nét về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu 3.Nội dung bài mới: Hò là một khúc dân ca, thường hát trong khi lao động. Hò để thúc đẩy nhịp độ lao động, để động viên cổ vũ, để giải trí khi làm việc mệt nhọc, để bày tỏ tình cảm với quê hương đất nước và với người thân... Bài hát Hò ba lí là một trong những bài hát đó mà hôm nay cô sẽ giới thiệu đến cho các em biết. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 : Học hát HÒ BA LÍ Dân ca Quảng Nam Gv giới thiệu sơ lược về Dân ca Quảng Nam. Gv phân tích bài hát Nhịp ? Giọng ? Dấu? Nội dung ? Hs ghi bài Hs chú ý lắng nghe Hs suy nghĩ trả lời Hoạt động 1 : Học hát HÒ BA LÍ Dân ca Quảng Nam Quảng Nam có nhiều làn điệu hò gần rũi với đời sống sinh hoạt, lao động,vui chơi tâm tình của người dân và âm điệu của hầu hết các điệu hò có nguồn gốc từ lao động. Có điệu hò trên cạn và hò trên sông nước cụ thể hò trên cạn có nhiều điệu: Hò giã gạo, hò ba lí, hò leo dốc( hò trong lúc lao đông có nội dung giao duyên). Gv tổng hợp ý. Nhận xét. Tập hát : Cho HS nghe bài hát Khởi động giọng Tập từng câu – đoạn – đến hết bài Cả lớp hát lại bài Gv chỉnh sửa chỗ sai Hoàn chỉnh bài hát Gv nhận xét. *Hát kết hợp gõ nhịp,vận động tại chỗ hay tìm vài động tác minh hoạ Hs chú ý lắng nghe Hs thực hiện Hs chú ý Hs thực hiện Hs thực hiện. Hs chú ý. Hò trên sông nước: hò mái ba, mái nhặt (nội dung trữ tình), hò giựt trì( nội dung lao động) Nhịp 2/4 Giọng : C- dur Dấu: luyến, nối, lặng đen, lặng đơn. Nội dung : diễn tả sự lao động vất vả của người dân lao động nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời, yêu công việc. 4.Củng cố: Cho hs hát lại 5.Hướng dẫn cho học sinh tự học,làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: -Về học bài -Xem tiếp bài tiếp theo và chép tập đọc nhạc số 4 IV.RÚT KINH NGHIỆM: ngày tháng năm 2015 Ký, duyệt của Tổ trưởng CAO VĂN ĐẠM Ngày soạn : / / 2015 Tiết:13 Tuần:13 - ÔN TẬP BÀI HÁT : HÒ BA LÍ - NHẠC LÍ : THỨ TỰ CÁC DẤU THĂNG, GIÁNG Ở HÓA BIỂU -GIỌNG CÙNG TÊN - TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 4 I/.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Học sinh hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát . Đọc đúng giai điệu bài TĐN Số 4. Nắm được những kiến thức về hoá biểu, biết được cách ghi các dấu thăng, giáng trên hoá biểu. và biết được giọng cùng tên. 2. Kĩ năng : Hát hoà giọng , diễn cảm . Trình bày theo hình thức đơn ca , song ca , tốp ca . Hát đọc nhạc kết hợp gõ phách . 3. Thái độ : Giáo dục Học sinh yêu thích môn học. II/. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Đàn organ , máy nghe , bảng phụ. Đàn và đọc thuần thục bài TĐN Số 4 2. Học sinh : Đọc thuần thục tên nốt nhạc trong bài TĐN Số 4 . III/.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày tốt bài hát “ Hò ba lí” . 3.Nội dung bài mới: Giới thiệu bài : Tiết nhạc hôm nay cô sẽ ôn lại cho các em hát thuần thục bài hát Hò ba lí và đọc đúng giai điệu bài TĐN Số 4 . Nắm được các kiến thức về dấu hóa biểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát HÒ BA LÍ Dân ca Quảng Nam Gv cho hs luyện thanh Gv đệm đàn Gv cho HS hát ôn lại bài hát . Gv nghe và phát hiện chỗ sai . Hs ghi bài Hs luyện thanh Hs hát Hs thực hiện Hoạt động 1 : - Ôn tập bài hát HÒ BA LÍ Dân ca Quảng Nam Khởi động giọng : m a á a à , mì i í i ì (2- 3 lần). Hát ôn bài hát : Ba lí . Hố hò khoan *Hát kết hợp gỏ nhịp,vận động tại chỗ và kèm vài động tác minh hoạ Hát đơn ca, song ca , tốp ca Gv nghe và phát hiện chỗ sai và yêu cầu hs sửa sai Gv kiểm tra hs Gv nhận xét đánh giá. Hoạt động 2 : Nhạc lí Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu- Giọng cùng tên 1.Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời. ? Để xác định giọng điệu của bản nhạc cần dựa vào yếu tố nào? ? Hoá biểu là gì? Gv tổng hợp ý Gv giải thích 2.Giọng cùng tên Gv đặt câu hỏi ? thế nào là giọng cùng tên ? lấy 1 ví dụ về giọng cùng tên? GV tổng hợp ý. Hoạt động 3 : Tập đọc nhạc : TĐN Số 4 CHIM HÓT ĐẦU XUÂN Nhạc và lời : Nguyễn Đình Tấn Gv treo bảng phụ Gv phân tích TĐN : Nhịp ? Giọng ? Cao độ ? Trường độ ? Gv cho HS đọc gam Cdur Gv đệm đàn Tập đọc nhạc : từng câu đến hết bài. Ghép lời ca . Đọc nhạc kết hợp gõ phách Gv chỉnh sửa chỗ sai Gv nhận xét . Hs chú ý thực hiện Hs xung phong hoặc do GV chỉ định Hs chú ý lắng nghe . Hs chú ý lắng nghe Hs suy nghĩ trả lời Hs chú ý Hs suy nghĩ trả lời Hs quan sát Hs trả lời Hs đọc gam Hs đọc nhạc từng câu đến hết bài Hs thực hiện Hs chú ý. hát hòa giọng cùng tập thể. Tập thể hát hoàn chỉnh bài Nhận xét. Hoạt động 2 : Nhạc lí Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu- Giọng cùng tên 1.Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu -Để xác định giọng điệu của bản nhạc cần dựa vào hóa biểu và nốt kết thúc bài. -Hóa biểu là những dấu thăng hoặc dấu giáng nằm ở đầu khuôn nhạc. - GV giải thích. - Những dấu thăng và dấu giáng trong hoá biểu cũng xuất hiện theo quy luật nhất định. Nếu bản nhạc có một dấu thăng nó sẽ nằm trên dòng thứ 5 - vị trí nốt Fa, Và một dấu giáng thì sẽ lại là nốt si. - Gv giải thích thứ tự các dấu thăng, dấu giáng khác. 2.Giọng cùng tên Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu. Ví dụ: -Giọng C-dur và c-moll - Giọng A-dur và a-moll - Giọng E -dur và giọng E-moll). Hoạt động 3 : Tập đọc nhạc : TĐN Số 4 CHIM HÓT ĐẦU XUÂN Nhạc và lời : Nguyễn Đình Tấn Nhịp 2/4 Giọng : C- Dur Cao độ : đô , rê , mi, pha, son , la. Trường độ : nốt đơn, đơn chấm vôi, nốt đen ,nốt trắng, nốt kép. Tiết tấu : Khởi động giọng : Gam c- Dur: đồ- rê- mi- pha- son- la- si- đố. Tập từng câu – đến hết bài – ghép lời ca . Đọc nhạc kết hợp gõ phách Hoàn chỉnh bài Giáo viên nhận xét . 4. Dặn dò: - Gv cho học sinh nhắc lại nội dung bài và hát lại bài TĐN - Gv biểu dương những hs hoạt động tích cực, nhận xét không khí tiết học. 5. Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài TĐN số 4 và ghép lời ca - Xem trước bài tiếp theo tiết 13 . THCS Hưng Yên Năm học : 2013 – 2014 TUẦN 13 Tiết TPPCT : 13 Ngày soạn : 08 / 11 / 2013 Ngày dạy : 14- 15 / 11 / 2013 - ÔN TẬP BÀI HÁT : HÒ BA LÍ - ÔN TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 4 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC TIẾT 13 I/.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Học sinh hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát . Đọc đúng giai điệu bài TĐN Số 4 . HS biết được vài nét về một số nhạc cụ dân tộc 2. Kĩ năng : Hát hoà giọng , diễn cảm . Trình bày theo hình thức đơn ca , song ca , tốp ca . Hát đọc nhạc kết hợp gõ phách . 3. Thái độ: Giáo dục HS có thái độ trân trọng và góp phần bảo vệ, học tập nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là nhạc cụ dân tộc. II/. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Đàn organ , máy nghe . 2. Học sinh : Hát thuần thục bài hát. Ghép lời ca và đọc thuần thục tên nốt nhạc trong bài TĐN Số 4 . III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ : Trình bày tốt bài TĐN số 4 3. Bài mới : Giới thiệu bài : Tiết nhạc hôm nay cô sẽ ôn lại cho các em hát thuần thục bài hát Hò ba lí và đọc đúng giai điệu bài TĐN Số 4 ,biết đôi nét về một số nhạc cụ dân tộc. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát HÒ BA LÍ Dân ca Quảng Nam Gv cho hs luyện thanh Gv đệm đàn Hs luyện thanh Hs hát Hoạt động 1 : - Ôn tập bài hát HÒ BA LÍ Dân ca Quảng Nam Khởi động giọng : m a á a à , mì i í i ì ( 2- 3 lần). Hát ôn bài hát : Ba lí. Hố hò khoan Gv cho HS hát ôn bài hát . Gv nghe và phát hiện chỗ sai . Gv kiểm tra HS GV nhận xét đánh . Hoạt động 2 : ÔN TĐN SỐ 4 CHÚ CHIM NHỎ ĐẦU XUÂN Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn GV đệm đàn cho hs nghe lại giai điệu bài TĐN Gv cho HS nghe lại giai điệu bài TĐN Cho hs đọc gam c- dur Gv đệm đàn Gv cho hs đọc nhạc – ghép lời ca kết hợp gõ nhịp. Gv sửa sai Gv nhận xét . Hoạt đông 3 : Âm nhạc thường thức Một số nhạc cụ dân tộc - GV chỉ định 1 HS đọc SGK trang 31-32, yêu cầu đọc to rõ ràng. - Gv Thuyết trình. - Gv đặt câu hỏi? ? Người ta dùng các chất liệu nào để làm các nhạc cụ? - GV nhấn mạnh thêm những nét chính về nhạc cụ và các loại cồng, chiêng, đàn đá , đàn t’rưng cho cả lớp hiểu. - Cho cả lớp nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ. - GV treo bảng phụ các loại nhạc cụ cho cả lớp theo dõi và quan sát. GV giới thiệu tính năng và tác dụng trong dàn nhạc dân tộc - Chỉ định môt HS nhắc lại tác dụng và tính năng của từng loại nhạc cụ. Hs thực hiện Hs xung phong hoăc do GV chỉ định . Hs chú ý lắng nghe. Hs chú ý Hs trả lời Hs thực hiện Hs đọc nhạc Hs chú ý . Hs thực hiện HS chú ý Hs suy nghĩ trả lời Hs chú ý lắng nghe Hs suy nghĩ trả lời Hs chú ý Hs thực hiện Hát kết hợp gỏ phách. Hát đơn ca, song ca , tốp ca . Hát tập thể Hoàn chỉnh bài Nhận xét. Hoạt động 2 : ÔN TĐN SỐ 4 CHÚ CHIM NHỎ ĐẦU XUÂN Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn Đệm đàn lại giai điệu bài TĐN Khởi động giọng : Đọc gam C- dur: đồ - rê- mi- pha- son- la- si - đố . Đọc nhạc – ghép lời kết hợp gõ nhịp hoàn chỉnh bài TĐN Gv sửa sai GV nhận xét. Hoạt động 3 : Âm nhạc thường thức Một số nhạc cụ dân tộc - Nhạc cụ là phương tiện để diễn tả âm nhạc. Những nhạc cụ đầu tiên xuất hiện từ thời xa xưa và có nguồn gốc từ các công cụ lao động. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những loại nhạc cụ của riêng mình. Đó là di sản văn hóa quí giá cần được gìn giữ và bảo vệ. Người Việt Nam đã chế tạo và sử dụng nhiều loại nhạc cụ độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau. Bài học này chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kĩ hơn về một vài nhạc cụ trong số đó. Đó là cồng chiêng, đàn T’rưng và đàn đá. Người ta dùng các chất liệu: Đá : ví dụ đàn đá Đất : ví dụ trống đất Sắt : nhạc cụ có dây bằng sắt Gỗ : nhạc cụ gõ như mõ, song loan. Trúc : sáo, tiêu Cồng chiêng: Là nhạc cụ thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm hoặc dùng tay để đánh cồng , chiêng. Âm thanh của cồng ,chiêng vang như tiếng sấm rền. Lúc đầu cồng chiêng dùng để tế lễ các vị thần linh sau này mới dùng trong lễ hội dân gian. Đàn T”rưng: Được làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Dùng dùi để gõ. Âm sắc của đàn hơi đục, tiếng không vang to, vang xa nhưng khá đặc biệt, như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre , nứa khi gió thổi. Đàn đá: Được làm bằng các thanh đá với kích thước dài,ngắn, dày mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày thì tiếng trầm. Thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm, ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội cuả vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. 4. Củng cố - GV cho hs nhắc lại nội dung bài học - Gv biểu dương những hs hoạt động tích cực, nhận xét đánh giá không khí tiết học . 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài hát Tuổi hồng, Hò ba lí và TĐN số 3, số 4 - Xem lại nhạc lí để chuẩn bị kiểm tra học kì 1.
File đính kèm:
- TIÊT 12.doc