Giáo án Âm nhạc 8

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Cho học sinh ôn tập thuần thục để hát bài “Hò ba lí ” và biết phong cách biểu diển bài hát.

2. Kĩ năng: Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ ghép lời ca tập đọc nhạc số 4.

3. Thái độ: Thấy được sự phong phú và nhậ biết các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam.

II . Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh ảnh – Minh họa một vài nhạc cụ dân tộc.

 - Học sinh: ôn bài hát , TĐN , SGK

III . Hoạt động dạy học:

 1. Ổn định lớp: 2’

 2. Kiểm tra bài cũ:Lồng ghép kiểm tra sau khi ôn bài hát, TĐN.

 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài mới: ( 2’) Để hát bài “Hò ba lí ” và đọc nhạc, hát lời bài hát “Chim hót đầu xuân” được thuần thục hơn. Hôm nay chúng ta cùng ôn lại những phần đó và cũng trong tiết học này các em sẽ được nghe giới thiệu những kiến thức sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam.

 

doc74 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giai điệu ở tốc độ chậm, học sinh nghe và nhẩm theo, bắt nhịp làm mẫu 
Nối tiếp các câu cho đến hết bài.Sữa chỗ còn sai (nếu có)
Hoạt động 4:
Học sinh ôn lại 1 vài lần sau đó chỉ định các em trình bày theo thứ tự từng tổ, từng bàn, cá nhân nếu các em thực hiện tốt, có thể động viên, cho điểm để khuyến khích các em.
I. Ôn bài hát:
 Hò ba lí
 Dân ca Quản Nam
- Luyện thanh
- Nghe và tự điều chỉnh cách hát cho đúng.
- Học sinh thực hiện Hát đối đáp như đã luyện tập ở tiết trước
- Tự trình bày theo cách hát đối đáp 
( nhóm 2 em ) 1 em “xướng” 1 em “xô”
II . Nhạc lí:
THỨ TỰ DẤU THĂNG GIÁNG Ở HÓA BIỂU – GIỌNG CÙNG TÊN.
Các dấu hóa ở hóa biểu có 2 loại toàn dấu # và loại toàn dấu b.
1.Hóa biểu có dấu #:
1 dấu thăng(Fa #)
2 dấu thang (Fa # Đô #)
3 dấu thăng ( Fa # Đô # Sol # )
4 dấu thăng ( Fa # Đô # Sol # Rê # )
1 dấu giáng (Sib )
2 dấu giáng (Sib Mib )
3 dấu giáng ( Sib Mib Lab )
4 dấu giáng ( Sib Mib Lab Rêb )
III. Giọng cùng tên:
- Là giọng trưởng và giọng thứ có cùng (nốt) chủ âm, nhưng khác hóa biểu hay cùng tên gọi.
 Đô trưởng Đô thứ
 La Trưởng La thứ
IV.TĐN số 4
Trình bày theo thứ tự từng tổ, từng bàn, cá nhân.
Chú ý quan sát lắng nghe và thực hiện.
Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Thực hiện đúng yêu cầu.
V. Củng cố:
Thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo: 2’
- Học sinh ôn bài hát, tập đọc và hát lời bài hát TĐN số 4.
- Trả lời câu hỏi SGK và xem trước bài 13.
Ngày dạy: ……………………….
Tuần 14:
Tiết 14:
 Ôn bài hát: HÒ BA LÍ
 Ôn tập đọc nhạc: TĐN Số 4 
 Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu:	
	1. Kiến thức: Cho học sinh ôn tập thuần thục để hát bài “Hò ba lí ” và biết phong cách biểu diển bài hát.
Kĩ năng: Học sinh đọc đúng cao độ, trường độ ghép lời ca tập đọc nhạc số 4.
Thái độ: Thấy được sự phong phú và nhậ biết các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
II . Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Tranh ảnh – Minh họa một vài nhạc cụ dân tộc. 
 - Học sinh: ôn bài hát , TĐN , SGK
III . Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp:	 2’
	2. Kiểm tra bài cũ:Lồng ghép kiểm tra sau khi ôn bài hát, TĐN.
	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: ( 2’) Để hát bài “Hò ba lí ” và đọc nhạc, hát lời bài hát “Chim hót đầu xuân” được thuần thục hơn. Hôm nay chúng ta cùng ôn lại những phần đó và cũng trong tiết học này các em sẽ được nghe giới thiệu những kiến thức sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc ở Việt Nam.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
10’
 15’
 4’
Hoạt động 1:.
 Cho luyện thanh, đệm đàn và hướng dẫn.
Điều chỉnh những chỗ sai cần thiết, sau đó Giáo viên yêu cầu trình bày.
Kiểm tra nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2:
 Chỉ định một vài học sinh khá, trình bày bài TĐN. hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ sai cần thiết.
 Đàn và hát lại lời:
 Gọi học sinh lên bảng kiểm tra, học sinh trình bày. Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 3:
- Nhạc cụ là phương tiện để diễn tả âm nhạc. Những nhạc cụ đầu tiên xuất thân từ thời xa xưa, có nguồn gốc từ các công cụ lao động. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những loại nhạc cụ riêng của mình. Đó là những di sản văn hóa quí giá, cần được được gìn giữ và bảo vệ.
 Người Việt Nam đã chế tạo và sử dụng nhiều loại nhạc cụ độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau.
- Bài học này chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kỹ hơn về một vài nhạc cụ trong số đó. Đó là: Cồng, Chiêng, đàn T’rưng và đàn đá.
 Treo ảnh các loại nhạc cụ lên bảng và hướng dẫn học sinh tham khảo sách giáo khoa sau đó trả lời:
 - Em nào lên bảng chỉ vào hình vẽ giới thiệu Cồng và Chiêng?
 Giải thích ở mỗi dân tộc, hình thức của Cồng Chiêng có sự khác biệt. Dân tộc này làm Cồng có núm, dân tộc khác thì ngược lại. Chúng ta gọi chung là Cồng Chiêng cho cả 2 loại.
Em nào lên bảng giới thiệu về đàn T’rưng?
- Em nào lên bảng giới thiệu về đàn Đá?
Mở băng đĩa để giới thiệu cho học sinh nghe tiếng đàn T’rưng.
 Sau đó cho các em ghi một vài nét về các nhạc cụ trên.
Hoạt động 4:
Cả lớp cùng hát lại bài hát “Hò ba lí ” và cho 1 học sinh đọc lại phần giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc trong SGK.
1. Ôn bài hát:
Hò ba lí
- Luyện thanh 
- Thực hiện bài hát 2 lần.
- Tự trình bày theo cách hát đối đáp (nhóm 2 em) như đã luyện tiết học trước.
2. Ôn tập đọc nhạc số 4:
Chim hót đầu xuân.
- trình bày đúng yêu cầu.
- Điều chỉnh để thực hiện tốt hơn.
- Nghe, tự so sánh và điều chỉnh cho đúng. Sau đó tất cả học sinh cùng đọc nhạc và hát lời bài TĐN.
- Kiển tra.
3. Âm nhạc thường thức:
 Một số nhạc cụ dân tộc
1. Cồng. Chiêng: 
- Là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau. Hình tròn như chiếc nón quai thao, ở giữa có hoặc không có núm. Dùng dùi hoặc tay đánh Cồng, Chiêng. Hiện nay được dùng trong lễ hội dân gian.
2. Đàn T’rưng:
 Làm bằng ống nứa to nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Một đầu ống bịt kín để nguyên các đầu mấu, đầu kia vót nhọn, dùng dùi gõ vào sẽ tạo thành âm thanh. Nghe đàn T’rưng có cảm giác như tiếng suối, thác đổ, xào xạc của tre nứa.
3. Đàn Đá:
 Là nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam, được làm bằng đá, có kích thước dày mỏng, dài, ngắn khác nhau. Ở âm vực cao tiếng nghe thánh thoát, xa xăm. Âm vực trầm nghe như tiếng dội của vách đá.
4. Củng cố:
- Học sinh thực hiện
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo: 2’
	- Về nhà ôn lại bài hát và TĐN số 4, xem lại phần ÂNTT SGK và xem trước bài ôn tập tiết 14.
Ngày dạy: ……………………….
Tuần 16:
Tiết 16:
 ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:	
Kiến thức: Học sinh hát thuộc và thể hiện được sắc thái và tình cảm hai bài hát đã học. M ùa thu ngày khai trường và bài Lí dĩa bánh bò.
Kĩ năng: Học sinh đọc đúng giai điệu v à ghép lời TĐN số 1,2.
Ôn lại tóm tắt về Nhạc sĩ Trần Hoàn, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu.
Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc nhằm tiếp thu kiến thức cần thiế. Qua việc ôn tập kiểm tra sự tiếp thu và thể hiện bài hát, bài TĐN cũng như những kiến thức ÂN TT của học sinh.
II . Chuẩn bị:
Giáo viên: Nhạc cụ. 
Học sinh: Ôn tập tốt
III . Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp:	 2’
	2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép kiểm tra trong quá trình ôn tập.
	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: (2’) Để củng cố kiến thức , hôm nay chúng ta ôn tập lại những kiến thức đã học, để hát và TĐN hiểu kĩ hơn về âm nhạc TT.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
10’
 13’
 8’
 8’
Hoạt động 1:.
Khởi động giọng. 
Học sinh ôn từng bài và thể hiện sắc thái tình cảm bài: “M ùa thu ngày khai trường ” cần hát vui tươi sôi nổi.
 Bài “Lí dĩa bánh bò ” cần hát nhẹ nhàng, tình cảm. Tập hát phần “xướng” “xô”. Ngoài ra, có thể vận dụng các câu thơ lục bát khác, để hát theo điệu “Lí dĩa bánh bò”. Sau đó Giáo viên điều khiển. 
Hoạt động 3:
 Bài TĐN số 3, chú ý tập thể hiện cách đọc đảo phách.
 Bài TĐN số 4, Chú ý: Thể hiện trường độ cao độ. Ngoài bài TĐN, có thể tìm vài ví dụ khác về các kiểu trường độ có 4 móc kép. Cho các em tập thể hiện.
Hoạt động 2:
? Chia nhóm tự tt óm tắt sau đó chọn đại diện lên bảng thể hiện nội dung tóm tắt của mình về các nhạc sĩ. 
Nhạc sĩ Trần Hoàn.
Hoàng Vân.
 Phan Huỳnh Điểu.
GV nhận xét đánh giá nội dung của các nhóm.
Hoạt động 4:
 Trong tiết ôn tập này, Giáo viên vừa cho học sinh ôn tập, vừa kiểm tra cá nhân hoặc theo nhóm 
nhận xét, cho điểm.
1. Ôn bài hát:
- M ùa thu ngày khai trường 
- Lí dĩa bánh bò 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện sau khi đã luyện thanh theo sự hướng dẫn của gíao viên.
- Các tổ trình bày.
3. Ôn tập đọc nhạc:
 Tập đọc nhạc số 1 – 2.
- Học sinh chú ý lắng nghe và thực hiện 
Thể hiện trường độ, cao đ ộ chính xác. 
Các em tập thể hiện theo yêu cầu của giáo viên.
2. ÂNTT: 
Đại diện nhóm lên trả lời đúng yêu cầu của giáo viên.
Nhạc sĩ Trần Hoàn.
Hoàng Vân.
 Phan Huỳnh Điểu.
Nghe và lĩnh hội.
4. Củng cố: 
Học sinh ôn tập, vừa kiểm tra cá nhân hoặc theo nhóm 
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo: 2’
Ngày dạy: …………………………………. 
Tiết : Tuần  :
 Ki ểm tra kì I 
I . Phần bài hát:
	1. Kiến tức: Học sinh hát thuộc và thể hiện được tình cảm sắc thái hai bài hát đã học
- Bóng dáng một ngôi trường
- Nụ cười
- Nối vòng tay lớn
- Lí kéo chài
 2. Kĩ năng: Học sinh đọc đúng giai điệu ghép lời ca các bài TĐN Đã học số 1- 2- 3- 4.
 3 .Thái độ: Học sinh trình bày đúng yêu cầu của giáo viên
II. Phần TĐN: Tập đọc bài số 1- 2- 3- 4.
III. Nhạc lí: - Thế nào là quãng ?
 - Thế nào là phương pháp dịch giọng? Cho ví dụ:
 - Thế nào là hợp âm? Cho ví dụ hợp âm trưởng, thứ, bảy.
ĐỀ THI
Học sinh chọn một bài hát, một bài tập đọc nhạc và trả lời 1 câu hỏi nhạc lí theo yêu cầu của Giáo viên.
ĐÁP ÁN
 Bài hát thể hiện trôi chả y có nhạc cảm có phụ hoạ,
TĐN đọc trôi chảy đúng giai điệu có lời mới.
Nhạc lí ( chỉ dùng câu hỏi phụ cho học sinh thực hiện chưa đạt) : trả lời đúng yêu cầu của GV.
Ngày dạy: …………………………………. 
Tiết 18: Tuần 18
 KIỂM TRA KÌ I 
I . Phần bài hát:
	1. Kiến tức: Học sinh hát thuộc và thể hiện được tình cảm sắc thái các bài hát đã học
	- Hò ba lí
	- Tuổi hồng
 2. Kĩ năng: Học sinh đọc đúng giai điệu ghép lời ca các bài TĐN Đã học số 4, 5 
 3 .Thái độ: có ý thức vươn lên trong khi thi
II. Phần TĐN: Tập đọc bài số 3 - 4..
III. Nhạc lí: 
	1. Nêu thứ tự 3,4 dấu thăng, 5,4 dấu giáng?
	2. Phân biệt giữa giọng La thứ tự nhiên và La thứ hòa thanh?
	3. Lấy ví dụ 3 cặp giọng song song?
 ĐỀ THI
Học sinh chọn một bài hát, một bài tập đọc nhạc và trả lời 1 câu hỏi nhạc lí theo yêu cầu của Giáo viên.
ĐÁP ÁN
 Bài hát thể hiện trôi chả y có nhạc cảm có phụ hoạ,
TĐN đọc trôi chảy đúng giai điệu có lời mới.
Nhạc lí trẩ lời đúng yêu cầu của GV.
Ngày dạy : ........................................
Tuần20 :Tiết 19:
Học hát: KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
I. Mục tiêu:	
Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “Khát vọng mùa xuân”. Một giai điệu nổi tiếng và quen thuộc Sáng tác của nhạc sĩ MôDa. 
Kĩ năng: Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể, như hát hòa giọng,
 hát lĩnh xướng, hát nối tiếp.
Thái độ: Gợi lên những cảm xúc lạc quan, yêu đời với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống. 
II . Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ – Nhạc cụ – Băng nhạc.
Học sinh: Chép sẳn bài hát, SGK
III . Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp:	 2’
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã làm quen với nhạc sĩ MôDa trong chương trình âm nhạc lớp 6 và biết về tài năng cũng như đóng góp của ông cho nền âm nhạc thế giới. Khi mới 5 - 6 MôDa đã nổi tiếng về tài sáng tác âm nhạc và kỹ năng trình diễn Violon và Cla-vơ-xanh. Giai đoạn này, ông sáng tác những ca khúc thiếu nhi như: “Biết nói gì với mẹ đây” (TĐN số 1 – Lớp 6)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 10’
 26’
5’
Hoạt động 1:.
 Giới thiệu tác giả và bài hát:
 “Khát vọng mùa xuân” và một số bản nhạc khác. Những tác phẩm của MôDa sáng tác, cách đây hơn 2 thế kỷ. Nhưng ngày nay vẫn thường xuyên vang lên trong các phòng hòa nhạc lớn trên thế giới, được lên băng, đĩa và được hàng triệu người hâm mộ. Dù viết ở thể loại nào, âm nhạc của MôDa đều lạc quan, trong sáng, nhân ái hướng con người đến với những tình cảm cao thượng. Bài hát “Khát vọng mùa xuân” có giai điệu đẹp trong sáng, viết theo nhịp 6/8 tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển. Cùng với lời ca diễn tả hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên. Âm nhạc gợi cảm xúc lạc quan, yêu đời. Với những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.
Hoạt động 2:
 Học hát:
- Em nào có thể cho biết bản nhạc này viết ở giọng gì ?
- Hãy tìm hiểu về bản nhạc và kể tên các kí hiệu có trong bài?
- Hát cho nghe 2- 3 lần.
- Chia đoạn, chia câu: Bài viết ở hình thức 1 đoạn, gồm 3 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp.
- Cho học sinh học luyện thanh, Giáo viên hát mẫu từng câu, đàn giai điệu rồi bắt nhịp (đếm 1 - 2).
- Tập tương tự với các câu tiếp theo. Tập xong 2 câu hát, nối liền 2 câu lại ( lưu ý: Nốt nhạc cuối câu 1 ngân nghỉ tới 5 gõ phách) Giáo viên hát 2 câu, đàn giai điệu và chỉ định:
 Tiến hành dạy 2 câu còn lại theo cách tương tự. Giáo viên hát lại toàn bộ lời 1 để học sinh cảm nhận được nốt ngân dài ở cuối các câu hát. Giáo viên điều chỉnh những chỗ cần thiết để học sinh hát đúng hơn và tốt hơn.
 Khi học sinh hát tốt lời 1, cho các em tự hát tiếp lời 2.
 Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ lần lượt hát từng câu nối tiếp cả 2 lời.
 Giáo viên hướng dẫn hát đối đáp.
Hoạt động 3:
 Giáo viên mời một vài học sinh :
1. Nghe giới thiệu về tác phẩm , tác giả:
 - Học sinh chú ý lắng nghe và cảm nhận.
2. Học hát bài:
 KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
 Nhạc: Mô Da
 Phỏng dịch: Tô Hải
- Giọng đô trưởng
- Viếy ở nhịp 6/8. trong bài có dấu luyến, nốt fa thăng.
- Nhắc lại chia câu, đoạn: Bài viết ở hình thức 1 đoạn, gồm 3 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp.
Luyện thanh theo sự hướng dẫn của Giáo viên
- Hát hòa với tiếng đàn
- Hát lại 2 câu này lại ( lưu ý: Nốt nhạc cuối câu 1 ngân nghỉ tới 5 gõ phách)
- Hát lời 1
Cảm nhận được nốt ngân dài ở cuối các câu hát và điều chỉnh những chỗ cần thiết để hát đúng hơn và tốt hơn.
Các em tự hát tiếp lời 2.
- Học sinh nữ hát câu 1 và câu 3. - --Học sinh nam hát câu 2 và câu 4.
Lời 2 đổi lại cách trình bày.
3. Củng cố:
 Học sinh xung phong trình bày cả bài (lời 1 và lời 2).
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo: 2’
	- Về nhà các em học thuộc lời bài hát “Khát vọng mùa xuân” trả lời câu hỏi SGK. Đọc lại bài bài đọc thêm “Vua bài hát”
 Và chép trước bài TĐN số 5. 
Ngày dạy: ..................................
Tuần 21: Tiết 20:
 Ôn bài hát: KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
 Nhạc lí: Nhịp 
 Tập đọc nhạc:	 TĐN Số 5
I. Mục tiêu:	
Kiến thức: Học sinh ôn tập để hát thuần thục và diễn cảm bài “Khát vọng mùa xuân”. biết trình bày theo hình thức đơc, song, tốp ca. 
Học sinh có những hiểu biết về nhịp .
Kĩ năng: Học sinh tiếp tục tập trình bày cách hát đối đáp và hoà gịong.
Thái độ: Âm nhạc gợi cảm xúc lạc quan, yêu đời. Với những ước mơ 
dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.
II .Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ, nhạc cụ.
Học sinh: Chép sẳn bài TĐN vào vở, SGK.
III Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp:	 2’
	2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép kiểm tra sau khi ôn bài hát.
	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Tiết học này Học sinh ôn tập để hát thuần thục bài “Khát vọng mùa xuân”. Học sinh có những hiểu biết về nhịp .Học sinh tiếp tục tập trình bày cách hát đối đáp và đơn, song, tốp ca và hoà giọng.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 10’
 11’
 15’
5’ 
Hoạt động 1:
 Cho luyện thanh:
 Hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ cần thiết.
 Cung cấp lời 3 và yêu cầu học sinh tự tập hát (nếu có thời gian)
 Kiểm tra cá nhân. Nhận xét cho điểm. 
Hoạt động 2:
 Ôn kiến thức cũ để làm quen kiến thức mới qua các câu hỏi:
 - Số chỉ nhịp cho biết điều gì?
 - Số chỉ nhịp,, cho biết điều gì?
 Tương tự trên, chỉ số nhịp cho biết điều gì?
Yêu cầu:Tìm số bản nhạc trong SGK viết ở nhịp .
 Những bản nhạc, bài hát viết ở nhịp thường có tính chất nhịp nhàng uyển chuyển, giai điệu duyên dáng, trữ tình.
Hoạt động 3:
 Thuyết trình: 
- lớp 6 các em đã biết về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát “Làng tôi”. Bài TĐN số 5 là đoạn trích nằm trong bài hát đó( GV có thể giới thiệu sơ nội dung bài hát)
 - Bài TĐN có 2 câu. 
 - Chỉ cao độ từng nốt và yêu cầu học sinh đọc cao độ. Nốt nào đọc sai, giáo viên đọc lại để các em đọc cho đúng.
 - Đàn giai điệu câu 1 vài lần, học sinh tự nhẩm. Tiếp tục dạy câu 2 tương tự.
 - Sau khi đọc nhạc thuần thục, cho học sinh tự ghép lời.
Sau đó chia nhóm học sinh thực hiên: 
Hoạt động 4:
- Gọi nhóm, cá nhân trình bày. GV nhận xét cho điểm để động viên các em.
1.Ôn bài hát:
Khát vọng mùa xuân
- T hực hiện đúng yêu cầu của GV.
- Hát lại 2 lời bài hát sau khi đã luyện thanh.
- Các em điều chỉnh những chỗ cần thiết.
- Mỗi tổ trình bày 1 lời bài hát.
2. Nhạc lí: 
 Nhịp có 6 gõ phách trong 1 ô nhịp, mỗi gõ phách tương ứng một hình nốt móc đơn.
 Trọng âm nhấn vào phách 1, 4.
Ví dụ:
 - Trả lời yêu cầu. Cho biết mỗi ô nhịp có mấy phách (số bên trên) và giá trị mỗi phách là bao nhiêu (lấy giá trị nốt tròn chia số bên dưới)
- Có 6 gõ phách trong 1 ô nhịp, mỗi phách tương ứng với 1 nốt móc đơn.
- Phách 1, 4 mạnh, phách 2, 3, 5, 6 nhẹ.
- Một mùa xuân nho nhỏ. Khát vọng mùa xuân. 
3. Tập đọc nhạc số 5:
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- Tập đọc cao độ nốt nhạc bất kỳ.
Nốt nào đọc sai, giáo viên đọc lại để các em đọc cho đúng.
- Đọc theo đàn.
- Cả lớp cùng đọc nhạc và ghép lời.
- Nhóm 1 đọc nhạc. Nhóm 2 ghép lời ca và sau đó đổi lại.
4. Củng cố:
Chia nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời, sau đó đổi lại.
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo: 2’
Về nhà tiếp tục học thuộc bài hát, thuộc TĐN số 5 và học nhạc lí nhịp .
Xem trước phần âm nhạc thường thức ở tiết 21.
NgàyDạy: ……………………… …………………………………………………
Tuần : Tiết :
 Ôn bài hát: KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
 Ôn tập đọc nhạc: TĐN Số 5
 Âm nhạc TT: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và Bài hát
 BIẾT ƠN VÕ THỊ SÁU
I. Mục tiêu:	
Kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu lời bài hát “Khát vọng mùa xuân” kết hợp phụ hoạ theo nhịp, trình bày theo hình thức đơn, song, tốp ca.
Kĩ năng: Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca TĐN số 5 kết hợp gõ phách, biết thêm về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, một người có nhiều 
đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Nghe và hiểu nội dung Bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” ca ngợi long yêu nước, sự hi sinh của nữ anh hung Võ Thị Sáu. 
Thái độ; Qua đó càng thêm yêu mến và tự hào về những tấm gương hy sinh anh dũng của dân tộc Việt Nam. 
II . Chuẩn bị:
Giáo viên: Nhạc cụ – Ảnh nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn –bài hát: “Biết ơn Võ Thị Sáu” và một số đoạn trích của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
Học sinh; Ôn TĐN và bài hát, xem trước phần âm nhạc thường thức trong sách giáo khoa.
III . Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp:	 2’
	2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép kiểm tra sau khi ôn bài hát.
	3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: 3’Trong tiết học này Học sinh ôn tập để hát bài hát “Khát vọng mùa xuân” và đọc nhạc, hát lời bài “Làng tôi” được thuần thục hơn. Đồng thời Học sinh biết thêm về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, một người có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam &Bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu” của ông. Qua đó càng thêm yêu mến và tự hào về những tấm gương hy sinh anh dũng của dân tộc Việt Nam. 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 7’ 
 10’
 15’
5’ 
Hoạt động 1:
Luyện thanh trước khi vào phần ôn:
Giáo viên đệm đàn:
Hướng dẫn các em điều chỉnh những chỗ cần thiết.
 Gọi cá nhân, nhóm lên trình bày kiểm tra cho điểm.
Hoạt động 2:
Chỉ định:
Hướng dẫn các em điều chỉnh lại những chỗ cần thiết.
 Đàn và đọc nhạc, hát lời lại để các em nghe.
 Gọi một số cá nhân đọc bài, Giáo viên nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 3:
 Cho 1-2 học sinh đọc SGK:
? Tóm tắt, GV nhận xét.
 Tóm tắt cho ghi 1 số ý chính. Sau đó hát 1 số trích đoạn ca khúc của nhạc sĩ, để thấy được tính chất phóng khoáng, tươi trẻ và đậm chất trữ tình trong âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn: “Quê em” “Hà Nội Trái tim hồng” “Chiều trên bến cảng” “Em yêu hòa bình”.
 - Chị Võ Thị Sáu sinh năm: 1936. Hi sinh ngày: 31/01/1952 trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1958. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sáng tác bài “Biết ơn Võ Thị Sáu”. Cho đến nay vẫn là bài hát hay nhất và cảm động nhất Ông viết về những người chiến sĩ hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc.(nếu có thời gian GV có thể cho HS nghe thêm về hồi kí của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn về bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu)
 Giáo viên mở băng cho nghe bài hát này 2-3 lần.
Hoạt động 4:
 Yêu cầu: Cả lớp cùng hát lại bài hát “Khát vọng mùa xuân” để kết thúc tiết học.
1. Ôn bài hát:
 Khát vọng mùa xuân
 Nhạc : MôDa
 Phỏng dịch: Tô Hải
- Luyện thanh 
- Học sinh ôn lại hai lời bài hát 
-Học sinh tự chọn nhóm tập luyện để kiểm tra.
2. Ôn TĐN số 5:
 Làng tôi
Trích NVL: Văn Cao
 - Một vài học sinh trình bày lại phần đọc nhạc và lời bài TĐN số 5.
- Học sinh tự so sánh và điều chỉnh.
- Cả lớp cùng đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 5.
3. Âm nhạc thường thức:
 Nhạc sĩ nguyễn Đức Toàn 
 và bài hát: Biết ơn Võ Thị Sáu
 1. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn:
- Sinh ngày 10/03/1929 ở Hà Nội. Ông vừa là nhạc sĩ vừa là họa sĩ.
- ông thường sáng tác nhiều bài giàu tính chấ

File đính kèm:

  • docGIAO AN NHAC 8 2015.doc