Giáo án Âm nhạc 8

* Mùa thu ngày khai trường.

- Hát to, rõ ràng, đúng nhạc, thể hiện tương đối tính chất bài hát.

- Cho HS nghe lại bài hát

- Yêu cầu HS la theo đàn.

- Cho HS hát bài hát theo nhạc đệm vài lần.

- Hướng dẫn HS thể hiện bài hát theo hình thức tốp ca.

- GV gợi ý, hướng dẫn để HS thể hiện tốt tính chất bài theo nhạc đệm.

- Gọi vài HS lên thể hiện bài hát theo nhạc trước lớp.

- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.

* Lý dĩa bánh bò

- Cho HS nghe qua bài hát.

- Yêu cầu hát to, rõ ràng và thể hiện tương đối tính chất bài hát.

- Cho cả lớp hát bài hát theo nhạc đệm 3- 4 lần.

- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhịp.

 

doc89 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho hs, yêu cầu hs hát có phần xớng - xô.
- Cho từng tổ thực hiện và sửa sai.
- Hướng dẫn HS thể hiện bài hát theo hình thức đơn ca
- Hướng dẫn HS thể hiện theo hình thức tốp ca
- Gọi nhóm lên bảng trình bày bài hát, nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 2
 Ôn tập tập đọc nhạc : TĐN Số 4
- Cho HS nghe lại bài TĐN
- Đàn cho hs đọc thang âm C và âm chủ.
- Gv đàn và bắt nhịp cho hs ôn lại bài TĐN, nghe và sửa sai cao độ , trường độ cho hs.
- Cho HS thể hiện vài lần thoe nhạc
- Hướng dẫn thể hiện lời ca theo nhạc đệm
- Chia lớp ra 2 nửa: Nhóm 1 đọc nhạc, Nhóm 2 hát lời và tất cả gõ phách,
- Gv nghe và điều chỉnh.
- Kiểm tra tại chỗ một vài nhóm thực hiện, nghe và sửa sai.
Hoạt động 3
Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc.
- Gọi 1 HS đọc bài SGK
+ Đưa ra một số câu hỏi
+ Đây là nhạc cụ gì ?
+ Chất liệu ?
+ Âm điệu ?
+ Tác dụng ?
- Giới thiệu cho HS các loại nhạc cụ dân tộc qua tranh vẽ và thuyết trình về tính năng, hình thức diễn tấu của từng nhạc cụ.
- Em có thể kể tên những loại nhạc cụ dân tộc mà em biết ?
- Nhạc cụ dân tộc có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của dân tộc ?
- Dùng đàn điện tử chọn một số tiếng nhạc cụ dân tộc và đàn cho HS nghe.
- Nghe
- Luyện thanh
- Hát theo nhạc đệm
- Sửa theo GV
- Thể hiện đơn ca
- Thể hiện tốp ca
- Trình bày
- Nghe
- Nghe lại bài TĐN
- Luyện cao độ
- Đọc nhạc và hát lời ca
- Thể hiện theo nhóm
- Thể hiện
- Đọc bài
- Trả lời các câu hỏi GV đưa ra
- Nghe và ghi bài
- Trả lời
- Nghe
4. Củng cố: 
 + Kể tên các nhạc cụ dân tộc mà em vừa được học ?
 - GV đàn cho HS hát lại bài hát Hò ba lí và bài TĐN số 4
5. Dặn dò:
 - Học thuộc bài hát và bài TĐN
 - Nghe và tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc. Chuẩn bị bài cho giờ học sau
 Ngày giảng :
 Tiết 15
Học bài hát địa phương tự chọn
Bài : lý ngựa ô
A. Mục tiêu :
 - HS học được bài hát dân ca Huế
 - HS hát được bài hát với tính vui nhộn, hơi nhanh
 - HS thêm yêu các bài hát dân ca.
B. Chuẩn bị :
 - Đàn phím điện tử
 - Chép bài hát ra bảng phụ
C. Tiến trình dạy - học :
 1. ổn định lớp ( Kiểm tra sĩ số )
 2. Bài mới.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1
Giới thiệu bài hát.
- Đây là bài hát dân ca của Huế, bài hát có giai điệu rộn ràng, vui, nhiều chỗ luyến láy .
+ Bài hát viết ở nhịp nào ?
+ Trong bài có những ký hiệu âm nhạc nào ?
- Gọi một HS đọc lời ca của bài hát.
Hoạt động 2
Dạy hát
- Đàn cho HS nghe qua bài hát một lần
- Hướng dẫn luyện thanh 
- Dạy hát từng câu theo nối móc xích.
- Mỗi câu GV đàn 2 lần sau đó bắt nhịp cho cả lớp hát theo 2-3 lần
- Theo dõi HS hát, dùng đàn hướng dẫn hát lại những chỗ chưa chính xác.
- Thường xuyên kiểm tra cá nhân HS câu vừa học
- Hát được 2 câu GV lại ghép lại và cho HS hát lại cả 2 câu
- Lưu ý HS những chỗ có luyến chùm nhiều nốt nhạc
- Thực hiện lần lượt đến khi HS hát được hết bài hát.
- Cho hát lại cả bài hát vài lần theo nhạc đệm.
- Hướng dẫn HS hát bài hát kết hợp vận động theo nhạc
- Gọi vài HS lên thể hiện bài hát theo nhạc đệm trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
- nghe
- Viết ở nhịp 4/4
- Có dấu luyến, chấm dôi, lặng đơn lặng đen
- Đọc lời ca.
- Nghe bài hát
- Luyện thanh
- Học hát từng câu
- Hát theo GV
- Hát cá nhân
- Nghe và thực hiện theo
- Hát cả bài
- Hát và vận động
- Thể hiện trược lớp
- Nghe
3. Củng cố :
 - Nhận xét giờ học
 - Cho HS hát lại bài hát vài lần
4. Bài tập về nhà : Học thuộc bài hát, chuẩn bị cho bài tiếp theo.
Ngày soạn :
Ngày giảng : 
 Tiết 16 : ôn tập học kỳ i 
A. Mục tiêu :
 - Ôn lại 2 bài hát : Mùa thu ngày khai trường, Lý dĩa bánh bò; HS hát đúng lời ca, giai điệu, đúng nhạc.
 - Đọc đúng cao độ , trường độ , hát tốt lời ca của bài TĐN số 1 và 2.
 - Ghi nhớ vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn và tác phẩm tiêu biểu của Ông.
B. Chuẩn bị :
 - Đàn phím điện tử
C. Tiến trình dạy - học :
 1. ổn định lớp ( Kiểm tra sĩ số )
 2. Bài mới.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1
ôn tập 2 bài hát
* Mùa thu ngày khai trường.
- Hát to, rõ ràng, đúng nhạc, thể hiện tương đối tính chất bài hát.
- Cho HS nghe lại bài hát 
- Yêu cầu HS la theo đàn.
- Cho HS hát bài hát theo nhạc đệm vài lần.
- Hướng dẫn HS thể hiện bài hát theo hình thức tốp ca.
- GV gợi ý, hướng dẫn để HS thể hiện tốt tính chất bài theo nhạc đệm.
- Gọi vài HS lên thể hiện bài hát theo nhạc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* Lý dĩa bánh bò
- Cho HS nghe qua bài hát.
- Yêu cầu hát to, rõ ràng và thể hiện tương đối tính chất bài hát.
- Cho cả lớp hát bài hát theo nhạc đệm 3- 4 lần.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhịp.
- Gọi vài HS lên thể hiện bài hát trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm HS thể hiện tốt.
Hoạt động 2
Ôn tập 2 bài TĐN 
* TĐN Số 1
- Đàn giai điệu bài TĐN cho HS nghe.
- Hướng dẫn luyện đọc cao độ.
- Cho cả lớp đọc bài TĐN vài lần theo nhạc đệm.
- Hướng dẫn HS đọc lại một số chỗ có độ cao tương đối khó.
- Cho hát lời ca theo nhạc đệm.
- Gọi vài HS lên thể hiện bài TĐN theo nhạc đệm.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm động viên.
* TĐN Số 2 
- Cho HS nghe lại bài TĐN
- Yêu cầu đọc nhạc và hát lời ca theo nhạc đệm.
- Hướng dẫn đọc lại những chỗ khó.
- Gọi vài HS lên thể hiện bài TĐN theo nhạc.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm động viên HS.
Hoạt động 3
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát : Một mùa xuân nho nhỏ.
*nhạc sĩ Trần Hoàn
- Gọi một HS đọc bài giới thiệu.
+ Em hãy nêu vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn ?
+ Kể tên vài tác phẩm tiêu biểu của Ông ?
- Nhận xét, bổ sung và chốt lại vài nét.
* Bài hát : Một mùa xuân nho nhỏ.
+ Được sáng tác vào năm bao nhiêu ?
+ Bài hát viết ở nhịp nào ?
+ Nội dung bài hát ?
- Cho HS nghe bài hát
+ Em cho biết cảm nhận ?
- Nghe gợi ý
- Nghe bài hát
- Luyện thanh
- Hát theo nhạc đệm
- Hát tốp ca
- Hát theo GV
- Hát cá nhân, tốp ca
- Nghe
- Nghe bài hát
- Hát theo nhạc đệm
- Hát kết hợp
- Hát tốp ca, đơn ca
- Nghe
- Nghe
- Luyện cao độ
- Đọc theo nhạc
- Sửa theo GV
- Hát lời ca theo nhạc 
- Thể hiện
- Nghe
- Nghe
- Thể hiện theo nhạc đệm
- Sửa theo GV'
- Thể hiện 
- Nghe.
- Đọc bài
- Trả lời các câu hỏi
- Nghe 
- Trả lời
- Nghe
- Nêu cảm nhận
Ngày soạn :
Ngày giảng :
 Tiết 17 ôn tập học kỳ I
A. Mục tiêu :
 - Ôn tập 2 bài hát : Tuổi hồng, Hò ba lý, hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện tương đối tính chất 2 bài hát.
 - Đọc đúng cao độ, trường độ, hát tốt lời ca bài TĐN Số 3 và 4.
 - Ôn lại vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo
B. Chuẩn bị :
 - Đàn phím điện tử 
C. Tiến trình dạy - học :
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 Mời vài HS lên thể hiện bài hát Đập bông bông.
 3. Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1
Ôn tập 2 bài hát
* Bài Tuổi hồng.
- Hát to, rõ ràng, đúng nhạc và thể hiện tương đối tính chất bài hát.
- Cho HS nghe lại bài hát
- Hướng dẫn luyện thanh theo đàn.
- Yêu cầu hát bài hát theo nhạc đệm vài lần.
- Dùng đàn hướng dẫn HS hát lại một số chỗ chưa hát tốt.
- Hướng dẫn HS hát bài hát kết hợp vận động theo nhịp.
- Gọi vài HS lên thể hiện bài hát theo nhạc đệm.
- Nhận xét, cho điểm động viên, khích lệ HS.
* Bài Hò ba lý.
- Cho HS nghe lại bài hát.
- Cho HS hát lại bài hát vài lần theo nhạc đệm.
- Nhận xét những chỗ HS thể hiện chưa tốt.
- Dùng đàn hướng dẫn HS sửa sai
- Hướng dẫn HS vận động theo nhịp
- Gọi vài HS lên thể hiện bài hát theo nhạc đệm.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm động viên
Hoạt động 2
Ôn tập 2 bài TĐN
* TĐN Số 3.
- Cho HS nghe lại giai điệu bài TĐN.
- Hướng dẫn luyện đọc cao độ
- Cho HS nghe lại bài TĐN
- Yêu HS cầu đọc nhạc và hát lời ca bài TĐN vài lần theo nhạc đệm.
- Dùng đàn hướng dẫn HS đọc lại một số chỗ chưa chính xác.
- Mời vài HS lên thể hiện baì TĐN trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
* TĐN Số 4.
- Cho nghe lại bài TĐN Số 4
- Cho cả lớp đọc nhạc vài lần theo nhạc
- Hướng dẫn đọc lại những chỗ chưa chính xác.
- Chia nhóm lớp
+ Nhóm 1: Đọc nhạc
+ Nhóm 2 : Hát lời ca
Thực hiện vài lần sau đó đổi lại
- Gọi vài HS lên trình bày bài TĐN theo nhạc .
- Nhận xét, cho điểm
Hoạt động 3
Âm nhạc thường thức
Nhạc Sỹ Hoàng Vân và bài hát : Hò kéo pháo.
* Nhạc sĩ : Hoàng Vân.
- Gọi 1 HS đọc bài giới thiệu
+ Cho biết năm sinh, mất của nhạc sĩ ?
+ Quê hương ?
+ Nêu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hoàng Vân ?
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại vài nét về nhạc sĩ Hoàng Vân.
* Bài hát : Hò kéo pháo.
+ Bài hát ra đời năm nào , trong hoàn cảnh nào ?
+ Tính chất bài hát ?
- Đàn, hát cho HS nghe bài hát.
+ Em hãy cho biết cảm nghĩ khi nghe bài hát ?
- Chốt lại vài nét về bài hát.
- Nghe để thực hiện
- Nghe và nhẩm theo
- Hát theo nhạc
- Sửa sai theo đàn
- Hát và vần động
- Thể hiện trước lớp
- Nghe.
- Nghe và nhẩm theo
- Hát theo nhạc đệm
- Sửa sai
- Hát, vận động
- Hát theo nhạc
- Nghe nhận xét
- Nghe TĐN
- Luyện cao độ
- Đọc nhạc
- Sửa sai
- Thể hiện cá nhân
- Nghe
- Đọc nhạc theo đàn
- Sửa sai
- Thực hiện theo nhóm.
- Thể hiện cá nhân
- Nghe
- Đọc bài
- Trả lời các câu hỏi
- Nghe, ghi bài
- Trả lời
- Nghe bài hát
- Nêu cảm nghĩ
4. Củng cố :
 - Gọi vài HS hát lại bài hát Tuổi hồng
5. Bài tập về nhà :
 - Thuộc tất cả các bài hát, bài TĐN và kiến thức âm nhạc
Ngày giảng :
 Tiết 18: kiểm tra học kỳ i
A. Mục tiêu :
 - HS thể hiện tốt các bài hát, bài TĐN đã học trong chương trình lớp 8.
 - Trả lời tốt phần thi lý thuyết.
 - Thực hiện nghiêm túc giờ kiểm tra.
B. Chuẩn bị :
 - Đàn phím điện tử
C. Tiến trình dạy - học :
 1. ổn định lớp ( Kiểm tra sĩ số )
 2. Tiến trình kiểm tra.
Đề kiểm tra lý thuyết
Thời gian : 10 ( Phút )
 Câu 1 : 
 Thế nào là Gam thứ, viết công thức Cung và nửa cung ? 
 Câu 2 : 
 Kể tên 4 bài TĐN em đã học từ đầu năm, ghi rõ viết ở nhịp nào ? 
Kiểm tra thực hành
 Hình thức kiểm tra.
 - GV gọi mỗi lần 3 HS lên bảng , một HS đại diện bốc lá thăm ghi câu hỏi ( Bốc phải lá thăm có bài hát hay bài TĐN thì cả 3 HS cùng thể hiện . )
 Câu 1 : Trình bày bài hát : Mùa thu ngày khai trường 
 Câu 2 : Trình bày bài hát : Lý dĩa bánh bò
 Câu 3 : Trình bày bài hát : Tuổi hồng
 Câu 4 : Trình bày bài hát : Hò ba lý.
 Câu 5 : Trình bày bài TĐN Số 1
 Câu 6 : Trình bày bài TĐN Số 2
 Câu 7 : Trình bày bài TĐN Số 3
 Câu 8 : Trình bày bài TĐN Số 4
đáp án
I. Lý thuyết : ( 2 điểm )
 Câu 1 : ( 1 Điểm )
 + Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung.
 + Công thức Cung và nửa cung.
 I II III IV V VI VII ( I )
 Câu 2 : ( 1 Điểm )
 + TĐN Số 1 : Chiếc đèn ông sao 2/4
 + TĐN Số 2 : Trở về Su - Ri - En - Tô 3/4
 + TĐN Số 3 : Hãy hát chú chim nhỏ hay hát 3/4 
 + TĐN Số 4 : Chim hót đầu xuân 2/4 
II. THựC HàNH : ( 8 Điểm )
 8 điểm ( Giỏi )
 Tác phong nhanh nhẹn, tươi vui, hát, đọc nhạc to, rõ ràng, đúng giai điệu, thể hiện
 Tương đối tính chất bài hát, tập đọc nhạc, có các động tác phụ hoạ đều, đẹp khi thể hiện.
 6,5 - 7,9 điểm ( Khá )
 Tác phong nhanh nhẹn, tươi vui, hát, đọc nhạc to, đúng giai điệu , thể hiện tương đối tính chất bài hát, tập đọc nhạc, khi thể hiện có các động tác phụ hoạ. tuy nhiên chưa đều và chưa thật sinh động.
 5 - 6,4 điểm ( TB)
 Chưa thật nhanh nhẹn khi được gọi, hát , đọc nhạc chưa to , chưa rõ ràng, chưa thể hiện hết tính chất bài hát,tập đọc nhạc, chưa có các động tác phụ hoạ.tuy nhiên đã cố gắng hoàn thành bài hát,bài tập đọc nhạc.
 3,5 - 4,9 điểm ( Yếu )
 Chưa nhanh nhẹn, hát, đọc nhạc chưa to, chưa rõ ràng, chưa thuộc hết bài hát, bài TĐN
Ngày giảng :
 Tiết 19 : Học hát bài khát vọng mùA xuân
A. Mục tiêu:
 - HS hát đúng giai điệu bài hát và biết sơ qua về nhạc sĩ Mô-da, một thiên tài âm nhạc của thế giới.
 - HS biết trình bày bài hát qua một vài lối hát lĩnh xướng , hoà giọng.
 - Qua bài hát các em có cảm nhận về mùa xuân tươi đẹp được thể hiện qua giai điệu trong sáng và giầu chất trữ tình.
B. Chuẩn bị :
 - Đàn 
 - Tranh
 - Đàn hát thành thạo bài Khát vọng mùa xuân.
C. Tiến trình dạy - học :
 1. Tổ chức:	
 2. Kiểm tra (Đan xen trong bài học)
 3.Bài mới:
HOạT động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Giới thiêu bài : Khát vọng mùa xuân.
- Giới thiệu về bài hát và tác giả: 
+ Nhạc sĩ Mô da là một thần đồng âm nhạc, thiên tài âm nhạc người áo
- Cho HS nghe bài hát Dòng suối mùa xuân, giao hưởng 40.
Bài hát Khát vọng mùa xuân diễn tả những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên và những ước mơ dạt dào cử tuổi trẻ trước thiên nhiên và cuộc sống.
-	Tìm hiểu bản nhạc.
+ Bản nhạc này viết ở giọng gì ? tại sao ? 
+ Trong bài có sử dụng những ký hiệu âm nhạc nào ?
+ Bài hát gồm mấy câu, mấy đoạn ?
HOạT Động 2
Học hát.
- Gọi một HS đọc lời ca.
- Đàn, hát cho HS nghe qua bài hát một lần.
- Hướng dẫn luyện thanh
- Dạy hát từng câu theo nối móc xích.
- Hát mẫu từng câu, đàn giai điệu rồi bắt nhịp 2-1 để HS hát hoà với tiếng đàn.
- Mỗi câu cho HS hát lại 2 - 3 lần.
- Gọi HS hát cá nhân câu nhạc vừa hát.
- Nghe và hướng dẫn HS hát cho chính xác.
- Tập tương tự với các câu tiếp theo. Tập xong hai câu, hát nối liền hai câu với nhau. GV hát hai câu, đàn giai điệu và yêu cầu HS hát cùng với đàn.
- Thực hiện lần lượt đến khi học hết bài hát.
- Cho cả lớp hát lại bài hát vài lần theo nhạc đệm.
- Bắt nhịp cho các em vào nhạc chính xác.
- Lưu ý những chỗ ngân cuối mỗi câu nhạc cho đủ.
- Hướng dẫn HS hát bài hát kết hợp vận động theo nhạc đệm.
- Gọi vài HS lên bảng thể hiện bài hát.
- Nhận xét, động viên HS.
- Nghe và ghi bài
- Nghe bài hát
- Giọng la thứ
- (Gồm 2 đoạn Đ1(2câu) từ đầu đến tưng bừng, còn lại là Đ2 (2câu). 
- Đọc lời ca
- Luyện thanh theo đàn
- Nghe và hát theo
- Hát theo GV
- Hát cả bài theo nhạc đệm
- Hát và vận động
- Thể hiện bài hát trước lớp.
- Nghe
4. Củng cố: 
 - Cả lớp hát lại bài Khát vọng mùa xuân
5. Dặn dò:
 - Về nhà đọc bài đọc thêm “Vua bài hát”
 - Trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK. Chuẩn bị bài sau
Ngày giảng: Tiết 20
ôn tập bài hát khát vọng mùa xuân
Nhạc lý: nhịp 6/8
Tập đọc nhạc: tđn số 5
A. Mục tiêu:
 - Hát đúng giai điệu và thuộc lời hát bài Khát vọng mùa xuân
 - Có khái niệm sơ lược về nhịp 6/8, biết cấu tạo và tính chất nhịp 6/8.
 - Đọc nhạc , hát lời và gõ phách chính xác bài TĐN số 5.
B. Chuẩn bị :
 - Đàn 
 - Bảng phụ minh hoạ phần nhạc lý.
 - Bảng phụ chép bài TĐN số 5
c. Tiến trình Dạy - học :
 1. Tổ chức:	
 2. Kiểm tra: (Đan xen trong bài học)
 3.Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1
Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân.
- Nêu yêu cầu giờ ôn tập.
- Đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát
- Hướng dẫn luyện thanh
- Cho cả lớp hát lại bài hát vài lần theo nhạc đệm.
- Nghe và hướng dẫn HS hát lại một số chỗ chưa chính xác .
- Hướng dẫn HS hát bài hát kết hợp vận động theo nhịp.
- Gọi vài HS lên thể hiện bài hát trước lớp theo nhạc đệm.
- Nhận xét, cho điểm động viên HS.
HOạT động 2
Nhạc lý : Nhịp 6
 8
+ Bài hát Khát vọng mùa xuân viết ở nhịp bao nhiêu ?
+ Mỗi ô nhịp có bao nhiêu phách ? mỗi phách bằng mấy nốt móc đơn ?
- Mời một HS nhắc lại khái niệm nhịp 3
 4
sau đó phân tích về nhịp 6/8 là sự chia nhỏ của nhịp 3/4, nếu mỗi phách bằng nốt đen thì nhịp 6/8 mỗi phách =1 nốt móc đơn. 
- Nhận xét, đưa ra khái niệm về nhịp 6
 8
Nhịp 6/8 Là nhịp có 6 phách trong 1 ô nhịp, mỗi phách có giá trị bằng một nốt móc đơn.mỗi nhịp có 2 trọng âm, trọng âm thứ nhất nhấn vào phách 1, trọng âm thứ 2 nhấn vào phách 4.
Hoạt động 3
Tập đọc nhạc : tđn số 5
- Hướng dẫn HS quan sát lên bảng phụ và nhận xét bài TĐN.
+ Bài TĐN viết ở nhịp nào ?
+ Trong bài có những ký hiệu âm nhạc nào ?
+ Cao độ ?
+ Trường độ ?
+ Âm hình tiết tấu chung ?
- Nhận xét qua về bài TĐN.
+ Hướng dẫn HS đọc cao độ.
- Mời 1 HS đọc tên nốt nhạc
- Một HS đọc lời ca.
- Đàn cho HS nghe qua giai điệu bài TĐN một lần.
- Hướng dẫn đọc nhạc theo nối móc xích.
+ Mỗi câu GV đàn 2 lần sau đó bắt nhịp cho HS đọc theo 2-3 lần.
+ Đọc 2 câu Gv cho ghép 2 câu lại và đọc lại cả 2 câu nhạc đó.
- Thường xuyên kiểm tra chéo HS.
- Thực hiện lần lượt đến hết bài TĐN.
- Cho cả lớp đọc lại bài TĐN vài lần theo nhạc đệm.
- Hướng dẫn đọc nhạc kết hợp gõ phách theo nhịp.
- Hướng dẫn hát lời ca của bài TĐN.
+ L1 Đọc nhạc :
+ L2 Hát lời ca.
- Chia nhom thực hiện
+ N1 đọc nhạc
+ N2 hát lời ca.
- Thực hiện vài lần sau đó đảo lại.
- Mời vài HS lên thể hiện bài hát theo nhạc đệm.
- Nhận xét, động viên.
- Nghe yêu cầu
- Nghe bài hát
- Luyện thanh
- Hát theo nhạc 
- Sửa theo GV
- Hát và vận động
- Hát trước lớp
- Nghe
- Trả lời các câu hỏi
- Nhắc lại khái niệm nhịp 3/4
- Ghi khái niệm
- Quan sát nhận xét TĐN
- Đọc tên nốt nhạc
- Đọc lời ca
- Tập đọc nhạc.
- Hát lời ca
- Đọc nhạc và gõ phách.
- Nghe
4. Củng cố :
	- Dạo nhạc và bắt nhịp cho hs hát lại bài hát: Khát vọng mùa xuân, yêu cầu hs nhắc lại định nghĩa nhịp 6/8, đàn cho hs đọc nhạc, hát lời và gõ phách hoàn chỉnh bài TĐN số 5.
5. Dặn dò:
	- HS về nhàtiếp tục thuộc bài hát Khát vọng mùa xuân, học và làm bài tập 1 sgk trang 42 về nhạc lí, đọc nhạc , hát lời và gõ phách thuần thục bài TĐN số 5, xem trước phần âm nhạc thường thức.
Ngày giảng :
Tiết 21: ôn tập bài hát khát vọng mùa xuân
ôn tập Tập đọc nhạc: tđn số 5
âm nhạc thường thức: nhạc sĩ nguyễn đức toàn
và bài hát biết ơn võ thị sáu
A. Mục tiêu:
 - HS thuộc bài hát Khát vọng mùa xuân và tập hát diễn cảm.
 - Đọc đúng TĐN số 5 và hát lời chính xác.
 - HS biết nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là một tác giả có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng hiện đại, bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu là một tác phẩm xuất sắc của ông.
b. Chuẩn bị :
 - Đàn 
 - Đàn, hát thành thạo bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
C. Tiến trình dạy- học :
 1. Tổ chức: 	
 2. Kiểm tra: Thế nào là nhịp 6/8 ? lấy VD một số bài hát viết ở nhịp 6/8 ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Hoạt động 1
 Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân.
- Cho cả lớp nghe lại bài hát một lần.
- Hướng dẫn luyện thanh
- Cho cả lớp hát bài hát theo nhạc đệm vài lần.
- Nghe và hướng dẫn HS hát lại một số chỗ các em hát chưa chính xác.
- Hướng dẫn HS hát bài hát kết hợp vận động nhẹ nhàng theo nhịp .
- Gọi vài nhóm HS lên thể hiện bài hát theo nhạc trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm nếu HS thể hiện tốt để động viên khuyến khích HS.
Hoạt động 2
Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5.
- Cho HS nghe lại bài hát
- Hướng dẫn luyện cao độ theo đàn
- Cho đọc lại cả bài TĐN theo nhạc vài lần.
- Dùng đàn hướng dẫn sửa sai
+ Chia nhóm lớp ( 2 nhóm )
+N1: Đọc nhạc
+ N2: Hát lời ca
- Thực hiện vài lần sau đó đảo lại
- Cho HS đọc nhạc kết hợp gõ phách theo nhịp
- Gọi vài HS lên bảng thể hiện bài TĐN
- Nhận xét, động viên cho điểm nếu HS thể hiện tốt
Hoạt động 3
Âm nhạc thường thức. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát "Biết ơn Võ Thị Sáu"
* Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
- Mời một HS đọc SGK.
+ Ông sinh năm nào ? ở đâu ?
+ Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác ?
+ Các tác phẩm tiêu biểu ?
- GV chốt lại vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ.
+ Bài hát : “Biết ơn Võ Thị Sáu”
- Võ Thị Sáu là ai ?
- Giới thiệu vài Nét : Chị Võ Thị Sáu sinh 1936 mất 23-1-52 ,đến 1958 Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã sáng tác bài hát => đến nay bài hát là 1 trong những bài hay nhất, cảm động nhất về chị Võ Thị Sáu, về người chiến sĩ hi sinh cho độc lập , tự do của tổ quốc.
+ Bài hát viết ở nhịp nào ?
+ Nội dung ?
+ Tính chất bài hát ?
- Cho HS nghe bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu.
+ Em có cảm nhận gì khi nghe bài hát ?
- Nghe bài hát
- Luyện thanh
- Hát theo GV
- Hát kết hợp gõ phách theo nhịp
- Hát trước lớp
- Nghe
- Nghe lại bài hát
- Luyện đọc cao độ
- Đọc bài TĐN theo nhạc
- Sửa sai
- Tập đọc nhạc, hát lời ca theo nhóm.
- Đọc nhạc kết hợp gõ phách theo nhịp
- Thể hiện trước lớp
- Nghe
- Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh ngày 12.3.1929 là người nghệ sĩ đa tài. Ông vừa là hoạ sĩ vừa là nhạc sĩ
- Tham gia cách mạng tháng 8-1945. Bài hát đầu tiên của ông là “Ca ngợi cuộc sống mới”
- Ông sáng tác nhiều bài giàu tính chiến đấu , ca ngợi. 
- Âm nhạc của ông phóng khoáng , tươi trẻ đậm chất trữ tình mềm mại sâu sắc như: Quê em, HN 1 trái tim hồng.

File đính kèm:

  • docMHAC 8.doc