Giáo án Âm nhạc 7 tiết 27: Học hát bài “ca – chiu – sa”
Giới thiệu bài hát :
- Bài hát Ca-chiu-sa là bài hát của nước Nga do nhạc sĩ Blan-Te sang tác, đặt lời Việt bởi nhạc sĩ Phạm Tuyên.
- Đây là bài hát rất nhiều người yêu thích .
- Bài Ca chiu sa được sáng tác trong chiến tranh thế giới thứ II.
- Cachiu sa là tên gọi thân mật của các cô gái Nga.
- Các cô gái Nga đã hát Ca-chiu-sa để động viên tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Hồng quân bên chiến hào.
- Cảm động và yêu thích bài hát các chiến sĩ đã đặt tên cho một loại vũ khí là tên lửa Ca chiu sa.
TUẦN 28 TIẾT 27 HỌC HÁT : Bài “CA – CHIU – SA” Ngày soạn :28./02/2015 Ngày dạy : 12/03/2015 MỤC TIÊU Kiến thức : HS biết bài “Ca-chiu-sa” là bài hát Nga do nhạc sĩ Blan-te sáng tác. - HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca ... Kĩ năng : - Biết thể hiện hình tiết tấu có nghịch phách. - Luyện tập hát tập thể, đơn ca, song ca Thái độ: Qua bài hát học sinh cảm nhận và hiểu được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống. CHUẨN BỊ Giáo viên : Nhạc cụ (đàn Organ). Học sinh : Sgk lớp 7, bút ,vở Phương pháp : Trực quan, thuyết trình ,thực hành,diễn giảng.. TIẾN TRINH LÊN LỚP Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số Lớp 7A1.Lớp 7A4 Lớp 7A2Lớp 7A5 Lớp 7A3.. ..Lớp 7A6 Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện Bài mới : HĐ của GV NỘI DUNG HĐ của HS GV giới thiệu và ghi bảng GV giới thiệu GV ghi bảng GV hát GV hướng dẫn GV hỏi GV lưu ý GV đàn GV tập hát GV hướng dẫn và đàn GV nhắc nhở và hát mẫu. GV hướng dẫn GV lắng nghe GV hướng dẫn và đàn GV yêu cầu Học hát: Bài “ Ca chiu sa” - Nhạc : Blan – Te ( Nga ) - Lời Việt : Phạm Tuyên Nhạc sĩ Blan –Te Nhạc sĩ Phạm Tuyên 1.Giới thiệu bài hát : - Bài hát Ca-chiu-sa là bài hát của nước Nga do nhạc sĩ Blan-Te sang tác, đặt lời Việt bởi nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Đây là bài hát rất nhiều người yêu thích . - Bài Ca chiu sa được sáng tác trong chiến tranh thế giới thứ II. - Cachiu sa là tên gọi thân mật của các cô gái Nga. - Các cô gái Nga đã hát Ca-chiu-sa để động viên tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Hồng quân bên chiến hào. - Cảm động và yêu thích bài hát các chiến sĩ đã đặt tên cho một loại vũ khí là tên lửa Ca chiu sa. 2. Học hát : + Hát mẫu : Trình bày bài hát cho học sinh nghe. + Chia câu, chia đoạn : Bài hát gồm có 2 đoạn mỗi đoạn có 2 câu. + Giáo viên hỏi học sinh - Bài hát được viết ở nhịp mấy ? nhịp 2/ 4 - Trong bài có sử dụng những ký hiệu nào ? dấu nhắc lại, dấu luyến và đảo phách - Câu 3 và 4 được nhắc lại 2 lần. + Luyện thanh – khởi động giọng.thang âm “Na” + Tập hát từng câu : dịch giọng – 2 - Mỗi câu tập từ 2 đến 3 lần, nối câu 1 và câu 2. - Tiếp tục tập câu 3 và câu 4 * Chú ý : Dấu nhắc lại và đảo phách ở cuối câu 3 đầu câu 4. - Nối các câu thành bài hoàn chỉnh. - Hướng dẫn học sinh hát lời 2 giai điệu giống như lới 1. + Hát đầy đủ cả bài : yêu cầu cả lớp cùng hát + Trình bày bài hát hoàn chỉnh : tiết tấu Pasodople tốc độ 100 ( nhắc học sinh thể hiện tính chất nhanh vui của bài ) - Lần 1 : nửa lớp hát 2 câu đầu, cả lớp cùng hòa giọng 2 câu sau. - Lần 2 : Một học sinh lĩnh xướng 2 câu đầu, cả lớp hòa giọng 2 câu sau. + Mỗi dãy trình bày bài hát một lần HS ghi bài HS nghe và ghi bài Ghi bài HS nghe HS theo dõi HS trả lời và ghi bài HS chú ý HS luyện thanh HS học hát HS thực hiện tập từng câu HS chú ý thực hiện HS hát lời 2 HS hát HS thực hiện HS thực hiện 4.Củng cố : - Giáo viên hát cho học sinh nghe lời khác của bài Ca chiu sa. - Gọi các cá nhân xung phong thực hiện ( giáo viên khích lệ và cho điểm động viên ) 5. Nhận xét, dặn dò : - Học thuộc lời bài hát và tập đặt lời mới theo chủ đề Thầy cô, bạn bè, trường lớp.. - Chuẩn bị bài tập đọc nhạc số 8 “ Chú chim nhỏ dể thương” Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- AN_7_T27_20150726_060746.doc