Giáo án Âm nhạc 7
1. Giới thiệu: Hai bài hát chúng ta đã học là những bài hát nào? Của ai?
2. Luyện thanh: Đàn cho hs tập phát âm theo âm hình A I
3. Ôn tập bài hát: Chúng em cần hoà bình.
Hướng dẫn chung: Bài hát mang tính chất khoẻ, tự hào, thể hiện nhạc hành khúc nên cần hát gọn, chắc nhịp.
- Đàn cho hs ôn tập - GV nghe nhận xét sửa sai.
4. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca.
Bài hát hồn nhiên nhí nhảnh, thể hiện ở những nhịp có đảo phách.
- Đàn cho hs ôn tập - GV nghe nhận xét sửa sai.
về" ( Treo bảng phụ) 2. Nhận xét bài: Cao độ các nốt nhạc của bài TĐN hôm nay có những nốt nào? Về trường độ có các hình nốt nào? Nhịp đầu của bài là nhịp gì? 3. Đọc mẫu. Đàn 1 lần, xướng âm 1 lần. 4. Tập đọc( Treo bảng cấu tạo gam) - Đọc trục gam - Đọc cao độ theo que chỉ nốt. - Đọc câu TT. - Đọc phối hợp cao độ với TT. - Đọc cả bài. 5. Ôn tập củng cố: Đàn cho hs luyện tập * Nghe và quan sát bài trên bảng phụ. * Nhận xét bài:: Cao độ các nốt nhạc của bài TĐN hôm nay có những nốt M, P, S, L, Đ' -Về trường độ có các hình nốt đen, trắng, đen chấm dôi. Nhịp đầu của bài là nhịp lấy đà. * Nghe đọc mẫu. * Tập đọc vào bài. - Đọc trục gam đi lên, xuống 2 lần. -Đọc cao độ theo que chỉ nốt.(2 lần) - Đọc câu TT.( Cả bài) - Đọc phối hợp cao độ với TT.(Mỗi câu đọc 2 lần) - Đọc cả bài.(2 lần) *. Ôn tập củng cố: L1: Đọc theo dãy bàn. L2: Đọc cá nhân. L3 Ghép lời ca. ( Cả lớp) Nội dung 3 : Bài đọc thêm: Hội xuân sắc bùa( 5 phút) 1. Giới thiệu:Mỗi DT trên đất nước ta có 1 sinh hoạt VH độc đáo như Hát quan họ Bắc Ninh; Hát trống quân... Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm về Hội xuân sắc bùa của dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình.( Cho hs xem tranh) 2. Nghe đọc. (hai hs đọc bài cả lớp theo dõi) 3. Hướng dẫn tìm hiểu và giảng giải mở rộng. - Quê hương và ý nghĩa sắc bùa ra sao? Có nhiều ở Quảng Ngãi, Quảng Bình nhưng sầm uất hơn là ở dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình - Tổ chức phường sắc bùa như thế nào? - Trình tự hát ra sao? 4.Củng cố:(5 phút) - Cho hs hát lại bài hát 1 lần - Một cá nhân hát ( GV cho điểm) - Một số hs đọc bài TĐN ( HS nào đọc tốt gv cho điểm) 5. Dặn dò: Học sinh về nhà tập hát lại bài cho thật tốt hơn, đọc bài TĐN, tìm hiểu thêm về Hội xuân sắc bùa. IV. Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. nhà trường ký duyệt giáo án người soạn giáo án Trần Thị Ngoan Tuần 10 Ngày soạn 19 tháng 10 năm 2011 Ngày dạy 29 tháng 10 năm 2011 Bài 3. Tiết 10. Ôn bài hát: " Chúng em cần hoà bình". Ôn tập : TĐN số 4.Âm nhạc thường thức: Nhạc sỹ Đỗ Nhuận với bài hát Hành quân xa. I Mục tiêu: - Tập bát bè thật chuẩn xác ở cuối bài. - Ôn tập đọc gam C có bán cung của bài TĐN, đánh nhịp 4/4, hát lời ca cho bài TĐN. - Có những hiểu biết về thân thế sự nghiệp âm nhạc của Nhạc sỹ Đỗ Nhuận, một nhạc sỹ cách mạng, thế hệ đầu của nền âm nhạc VN. II. Chuẩn bị: - Đàn Óc gan, Bảng phụ chép bài TĐN, que chỉ nốt. - ảnh Nhạc sỹ Đỗ Nhuận, tìm hiểu thêm tài liệu về Nhạc sỹ Đỗ Nhuận. - Sưu tầm một số bài hát của nhạc sỹ Đỗ Nhuận để minh hoạ. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Xen kẽ trong giờ. 3. Bài mới: Nội dung 1: Ôn bài hát: " Chúng em cần hoà bình".(15 phút) T/ gian Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1 phút. 1 phút. 3 phút. 5 phút. 3 phút. 1. Giới thiệu:Để nâng thêm hiệu quả bài hát tiết học hôm nay chúng ta tập thêm câu hát bè và làm vài động tác bổ trợ. 2. Hát mẫu: ( Có làm động tác bổ trợ) 3. Ôn bài hát: Đệm đàn cho cả lớp hát. 4. Tập động tác bổ trợ. GV hướng dẫn hs làm theo.( Chỉ làm đoạn đầu) "Để ngàn cây....mầm xanh" tay trái đưa ra ngang vai mắt nhìn theo tay. "Bạn bè...yêu thương"Tay phải từ từ đưa vào ngực." Một nụ cười... chào đời" Tay trái gập lên, ngón trỏ chỉ sát vào môi. " Một giọng ...lòng người" Tay phải từ từ đưa vào ngực. " Một cuộc sống...mơ ước" tay phải từ từ đưa lên cao. 5. Tập hát bè cho câu nhạc. Chọn từ 5-6 hs có tai nghe tốt hướng dẫn hát bè cho câu cuối. " Tiếng súng tiếng bom trên hành tinh". 6. Ôn hát toàn bài. Đàn cho hs hát gv nghe sửa sai. * Học sinh nghe. *Học sinh nghe. * Ôn bài hát theo đàn. Đồng ca cả bài 2 lần. *Tập động tác bổ trợ. Làm theo hướng dẫn của gv. * Tập hát bè cho câu nhạc theo hướng dẫn. * Ôn hát toàn bài: L1 Đồng ca lời 1, đoạn 1 vừa hát vừa nhún kí, đoạn 2 nhún cả 2 chân. L2 2 hs lĩnh xướng đoạn đầu có động tác bổ trợ. ĐK hát đồng ca về cuối bài có hát bè. Nội dung 2: Ôn tập : TĐN số 4.( 10 phút) 1phút. 2phút. 4phút. 3phút. 2 phút. 1. Giới thiệu: ( Treo bảng phụ có bài TĐN) 2. Luyện đọc trục gam: Đàn cho hs đọc đi lên, xuống nhiều lần. 3. Đọc bài TĐN số 4.GV đàn giai điệu bài TĐN 1 lần, sau đó gv dùng que chỉ nốt chỉ bài trên bảng phụ cho hs đọc. 4. Hát lời ca: thực hiện theo 3 bước. - Đọc nhạc. - Thay tên nốt bằng âm La. - Thay âm la bằng lời ca. 5. Tập đánh nhịp 4/4. - Cho hs ôn lại cách đánh nhịp theo sơ đồ. - Tập bắt vào nhịp có nhịp lấy đà. - Hát lời ca cà đánh nhịp C cho bài TĐN. * Học sinh nghe. *Luyện đọc trục gam theo đàn ( đọc 2 lần đi lên, đi xuống.) - Theo dõi que chỉ nốt đọc bài 2 lần. * Hát lời ca theo hướng dẫn. * Tập đánh nhịp 4/4. HS đứng tại chỗ đánh nhịp cho bài TĐN số 2. Nội dung 3: Giới thiệu nhạc sỹ Đỗ Nhuận và ca khúc Hành quân xa. (20 phút) 1. Giới thiệu: Mở đầu buổi phát thanh của Đài tiếng nói VN hàng ngày chúng ta đầu nghe thấy nhạc hiệu bài " Chiến thắng Điện Biên" ( GV đàn đoạn nhạc). Bài nhạc đã đi vào lịch sử đó là của nhạc sỹ Đỗ Nhuận. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thân thế sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ tiền bối này. ( Cho hs quan sát ảnh nhạc sỹ Đỗ Nhuận) 2. Cho hs đọc SGK. GV tóm tắt và giảng mở rộng. - Nhạc sỹ Đỗ Nhuận quê gốc ở Hải Dương, Ông sinh ở xóm Lạc Viên, Thành phố Hải Phòng ngày 10-12-1922. Bố nhạc sỹ dạy nhạc ở trường Hoa Kiều. - Quá trình hoạt động: Ông sáng tác từ năm 16 tuổi, hoạt động phong trào Hướng đạo. - Năm 1943 bị Pháp bắt đầy đi nhà tù Sơn La. ở đây ông sáng tác " Chiều tù; Tiếng gọi tù nhân... " - Sau CM- 8 - 1945 Ông gia nhập QĐ, sáng tác của ông bám sát đời sống LĐXS và chiến đấu của đất nước như: áo mùa đông: Ca ngợi Hồ Chủ Tịch; Du kích sông Thao. ( Minh hoạ một số bài như áo mùa đông: Ca ngợi Hồ Chủ Tịch; Du kích sông Thao) - Năm 1960- 1067 ông đi học nhạc viện Traikốp xki và viết nên " VN quê hương tôi" để giới thiệu với bè bạn QT. 3. Với bài Hành quân xa. Cho hs đọc sgk - Em hãy nêu xuất xứ bài ca. GV bật TT đàn để hát hoặc hoặc bật băng cho hs nghe . Củng cố: Cả lớp hát lại bài hát Chúng em cần bầu trời hoà bình. 5. Dặn dò: - Học sinh về nhà tập hát lại bài cho thật tốt hơn. - Sưu tầm một số bài hát của nhạc sỹ Đỗ Nhuận để nghe. IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... nhà trường ký duyệt giáo án người soạn giáo án Trần Thị Ngoan Tuần 12 Ngày soạn 03 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 Bài 4 . Tiết 12 Học hát : Khúc hát chim sơn ca. Nhạc và lời :Đỗ Hoà An I Mục tiêu: - Biết hát bài hát, thể hiện phong cách nhí nhảnh, vui tươi bằng nét nhạc đảo phách không câu, một âm hình mới lạ. II. Chuẩn bị: - Đàn Óc gan, Bảng phụ chép bài hát. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Cho2 hs hát lại bài hát "Chúng em cần hoà bình". 3. Bài mới: Dạy bài hát : Khúc hát chim sơn ca. T/ gian. Hoạt động của thầy. Hoạt động của thầy. 1 Phút 1 Phút. 3 Phút. 2 Phút. 18 Phút. 10 Phút. 1. Giới thiệu bài: Sơn ca được gọi là "danh ca"của các loài chim. Từ tiếng hót tuyệt vời của chim sơn ca, tác giả Đỗ Hoà An( Giảng dạy ở trường VHNT tỉnh Quảng Ninh) đã viết nên ca khúc Khúc hát chim sơn ca. 2. Hát mẫu: ( Treo bảng phụ có bài hát) Bật TT đàn Óc để hát khi hát có động tác minh hoạ. 3. Đọc lời ca: Cho 2 hs đọc bài. - Tiếng hót chim sơn ca hay và có giá trị ntn? - Tại sao t/g ví tiếng chim sơn ca với tiếng hát của thiếu nhi. 4. Luyện thanh: Luyện cách lấy hơi để hát nảy, gọn thể hiện tính vui tươi, nhí nhảnh. Đánh đàn cho hs luyện thanh. 5. Tập hát:Tập chung luyện các nhịp có đảo phách. - Đoạn A: C1 Tiếng sơn ca... ngây. hát với hình TT C2 Ngỡ trên....vi vu. C3 Gọi ánh...sương mù. ( TT giống C1) C4 Tiếng sơn ca... mê say.(TT giống C2). Đoạn B: gồm 2 câu mỗi câu 4 tiết. C1 Ơi sơn ca....tuổi thơ. C2 Ta ca...của em. 6. Ôn luyện củng cố : Đàn cho hs ôn lại theo nhóm, cá nhân. GV nghe sửa sai. *Học sinh nghe. * Nghe hát mẫu: * Đọc lời ca. 2 hs đọc bài. - Tiếng hót chim sơn ca tạo lên 1 không gian thơ ngây như tiếng sáo diều, gọi được trăng trung thu... *Luyện thanh theo đàn. *Tập hát: theo gv hướng dẫn. * Ôn luyện củng cố : L1 chia nhóm để hát. L2 Hát đối đáp giữa Nam, nữ. L3 Hát cá nhân. 4.Củng cố: Nhận xét giờ. 5. Dặn dò: Học sinh về nhà tập hát lại bài cho thật tốt hơn. nhà trường ký duyệt giáo án người soạn giáo án Trần Thị Ngoan Tuần 13 Ngày soạn 07 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 Bài 4 Tiết 13 Ôn bài hát : Khúc hát chim sơn ca. Nhạc lý: Cung nửa cung- Dấu hoá. I Mục tiêu: - Củng cố phong cách hát vui tươi, nhí nhảnh, tự nhiên. hát đúng các câu có đảo phách. - Nắm được kiến thức về cung, nửa cung, dấu hoá qua lí thuyết và nghe âm thanh trên đàn. II. Chuẩn bị: - Đàn Óc gan, Bảng phụ chép bài hát. - Bảng cấu tạo gam C III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ. 3. Bài mới: Nội dung 1 Ôn bài hát : Khúc hát chim sơn ca.( 15 phút) T/ gian. Hoạt động của thầy. Hoạt động của thầy. 1 phút. 2 phút. 1 phút. 3 phút. 5 phút. 3 phút. 1. Giới thiệu: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát "Khúc hát chim sơn ca"và tập một số động tác phụ hoạ. 2. Hát mẫu: GV bật TT đàn hát và làm động tác phụ hoạ. 3. Luyện thanh: Đàn cho hs luyện thanh như tiết trước. 4. Ôn tập: Đệm đàn cho hs ôn luyện. GV nghe sửa sai. 5. Tập động tác bổ trợ: ( Chủ yếu là động tác tay cho một số câu hát ở đoạn A) - "Tiếng sơn...đây" Tay phải từ từ đưa lên ngang vai mắt nhìn theo tay. - " Giữa không....ngây" Ngửa 2 bàn tay đưa từ trong ra ngoài ngang bụng. - "Ngỡ trên....vi vu." Tay phải gập lại, ngón trỏ ghé sát ta đầu nghiêng. - " Gọi ánh...thu" Tay trái đưa lên cao mắt nhìn theo tay. - " Gọi nắng....sơn ca" Động tác như C4 nhưng đổi tay phải. - " Dâng cho ...mê say" Hai bàn tay ngửa xoè ra từ thấp nâng dần lên cao rồi ấp vào ngực. 6. Ôn luyện toàn bài: Đàn cho hs hát theo nhóm có động tác phụ hoạ. * Học sinh nghe. * Nghe hát mẫu. *Luyện thanh theo đàn. Mi i......... Mi i...... * Ôn tập : L1 cả lớp đồng ca. L2 hát theo dãy bàn. * Tập động tác bổ trợ Cả lớp đứng tại chỗ là theo gv. *Ôn luyện toàn bài: Cho một nhóm hs hát tốt lên thể hiện toàn bài 1 lần. cho 2 hs lên hát có thể hiện động tác phụ hoạ. Nhạc lý: Cung nửa cung- Dấu hoá.(25 phút) 2 phút. 5 phút. 2 phút. 11phút. 1. Đặt vấn đề: GV đàn 2 quãng La- Xi: Xi- Đô. cho quan sát trên đàn. Cũng là bấm 2 phím đàn nhưng lần bấm đầu thì nghe 2 âm này xa nhau hơn 2 âm sau. Đó là do cấu tạo cung của âm nhạc 2. Cung: Bấm cho hs nghe hàng âm C và đọc tên nốt. - Các em thấy có 2 nốt nào nghe gần nhau hơn. - Trong 7 bậc âm tự nhiên trừ 2 quãng Mi- Pha và Xi- Đô thì cứ 2 nốt đi liền nhau là 1 cung trong âm nhạc. Còn 2 quãng Mi- Pha và Xi- Đô gần nhau lên là nửa cung. 3. Nửa cung: ( Bán cung) một cung chia là 2 mỗi phần là nửa cung. Trên phím đàn điện tử phím trắng và phím đen liền bậc là 1 bán cung. GV đàn cho hs nghe. 4. Các dấu hoá: Là kí hiệu đặt trước nốt nhạc để nốt đó được cao lên hoặc thấp đi 1 nửa cung. - Bảng các dấu hoá: Dấu thăng có kí hiệu là làm nốt nhạc cao lên 1/2 cung. Dấu giáng có kí hiệu là làm nốt nhạc thấp đi 1/2 cung. Dấu bình có kí hiệu là làm mất tác dụng của dấu và - Dấu hoá suốt: Là những dấu hoá đặt ở đầu khuông nhạc, sau khoá nhạc ( Gọi là hoá biểu). Nó được ghi cùng 1 loại ( hoặc thăng cả hoặc giáng cả), nó có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên với dấu hoá. ( Cho hs xem ví dụ trong SGK và giải thích) - Dấu hoá bất thường: Đặt trước nốt nhạc nào thì có tác dụng với các nốt nhạc cùng tên trong phạm vi 1 ô nhịp. (Cho hs xem ví dụ trong SGK và giải thích) * Học sinh nghe. * Học sinh nghe và ghi kí hiệu cung và nửa cung vào vở. * Học sinh nghe và ghi các kí hiệu dấu hoá. 4.Củng cố:(5 phút) - Nhận xét tiết học và cho 2 hs thể hiện lại bài hát. - Một hs nhắc lại các loại dấu hoá. 5. Dặn dò: - Học sinh về nhà tập hát lại bài cho thật tốt hơn. - Làm bài tập SGK. nhà trường ký duyệt giáo án người soạn giáo án Trần Thị Ngoan Tuần 14 Ngày soạn 14 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 Bài 4.Tiết 14 Ôn bài hát : Khúc hát chim sơn ca. Tập đọc nhạc Bài số 5" Em là bông hồng nhỏ " Âm nhạc thường thức : Nhạc sỹ Bê-thô-ven. I.Mục tiêu: - Củng cố để hoàn thiện bài hát " Khúc hát chim sơn ca”.Nhất là một số động tác phụ hoạ. - Tiếp tục luyện tập cách xướng âm và đánh nhịp cho nhịp C. - Cung cấp những hiểu biết cơ bản về "Đại tướng" âm nhạc Nhạc sỹ Bê-thô-ven. II. Chuẩn bị: - Đàn Óc- gan. Bảng phụ chép bài hát, bài TĐN. - ảnh nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Nhạc sỹ Bê-thô-ven. - Tập hát trích đoạn bài "Bài ca hoà bình" của Nhạc sỹ Bê-thô-ven. - Bảng cấu tạo gam. III.Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Xen kẽ trong giờ. 3. Bài mới. Nội dung 1:Ôn bài hát : Khúc hát chim sơn ca.(15 phút) T/ gian. Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1Phút. 2Phút. 12Phút. 1. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại bài hát và tập một số động tác phụ hoạ cho bài hát "Khúc hát chim sơn ca". (Ghi đầu bài, treo bảng phụ) 2. Luyện thanh: Đàn cho hs luyện thanh như T12 3. Ôn tập bài hát: - Đàn cho hs hát đồng ca 2 lần. - Kiểm tra 2 hs hát thể hiện lại bài hát. - Nghe, nhận xét đánh giá cho điểm. - Tập động tác phụ hoạ: GV đàn cho cả lớp đứng tại chỗ làm động tác phụ hoạ như T12 * Học sinh nghe. *Luyện thanh theo đàn. * Ôn tập bài hát: - Cả lớp hát đồng ca 2 lần. - 2 hs hát lấy điểm kt. - Cả lớp đứng tại chỗ làm động tác phụ hoạ. - Hát và tập theo nhóm. Nội dung 2:Tập đọc nhạc Bài số 5 " Em là bông hồng nhỏ "(15 phút) 2 phút. 1phút. 2 phút. 1 phút. 6 phút. 3 phút. 1. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta tập đọc trích đoạn bài " Em là bông hồng nhỏ " của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. ( Cho hs xem ảnh n/s và treo bảng phụ) - Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là 1 nhạc sỹ rất tài hoa, nhiều sáng tác của ông khá quen thuộc như : Nối vòng tay lớn... Ông sinh ngày 25-2-1939 ở Ban Mê Thuật, sống ở Huế và sài Gòn.Mất ngày 1-4-2001 ở Sài Gòn. 2. Đàn cho hs nghe giai điệu và đọc 1 lần cho hs nghe. 3. Nhận xét bài TĐN. - Bài viết ở nhịp gì? Nhịp đầu là nhịp gì? Tại sao? - Bài TĐN có độ cao là những nốt nào? - Nốt Fa ở ô nhịp 8 thế nào? Giá trị ra sao? - Về trường độ của bài có những hình nốt nào? 4. Đàn cho hs đọc gam và trục gam. 5. Đàn cho hs đọc vào bài. Đàn từng câu, mỗi câu đàn 2 lần sau đó bắt nhịp cho hs đọc. Tới nốt Fa thăng đàn cho hs phân biệt giữa Fa thăng và Fa thường. 6. Ôn luyện và củng cố. Đàn cho hs đọc gv nghe và sửa sai. * HS nghe và quan sát ảnh. * HS nghe. *Nhận xét bài TĐN. - Bài viết ở nhịp C. Nhịp đầu là nhịp lấy đà, vì ô nhịp đầu có 2 phách trong nhịp C. - Bài TĐN có độ cao là những nốt S' M' R' Đ' L S và nốt F,R ở quãng dưới. - Nốt Fa ở ô nhịp 8 là Fa thăng nghĩa là cao hơn Fa thường 1/2 c. - Về trường độ của bài có những hình nốt đen và nốt trắng. * HS đọc gam và trục gam 2 lần đi lên và xuống. * HS đọc vào bài theo đàn. *Ôn luyện và củng cố. - Cả lớp đọc 2 lần cho 2 đoạn. - Đọc theo nhóm, cá nhân. Nội dung 3 Âm nhạc thường thức : Nhạc sỹ Bê-thô-ven.( 15 phút) 1 phút. 10 phút. 5 phút. 1, Giới thiệu: ( Cho hs xem ảnh Nhạc sỹ Bê-thô-ven.) 2. Cho hs đọc SGK. Tóm tắt giảng mở rộng. Ông sinh năm 1770, mất năm 1827 Tại TP Bon nước Đức. Bố là Giô han, mẹ là Ma ria. Có 2 em trai và 1 em gái. Ông bị bệnh tật và khổ cuối đời.( Bệnh điếc, viêm mật, xơ gan, phù thũng) Ông bị mất trong 1 ngày giông bão ở TP Viên nước áo. 3. Củng cố kết thúc câu truyện. Ra câu hỏi cho hs trả lời. - Nhạc sỹ Bê-thô-ven là người nước nào? - Quê quán ở đâu? - Ông để lại cho thế giới kho tàng âm nhạc đồ sộ ntn? Đặc biệt là tác phẩm nào? - Vì sao Mô Da lại khảng định " Rồi đây anh bạn sẽ buộc thế giới phải nhắc đến tên" * HS nghe, và quan sát ảnh. * Một hs đọc SGK và ghi tóm tắt.Ông sinh năm 1770, mất năm 1827 Tại TP Bon nước Đức. * HS nghe và trả lời câu hỏi. - Nhạc sỹ Bê-thô-ven là người nước Đức Quê ở TP Bon. - Ông để lại cho thế giới kho tàng âm nhạc đồ sộ là 9 bản giao hưởng, đạc biệt là bản giao hưởng số 3, 32 bản sô nát và nhiều T/P khác. - Mô Da lại khảng định " Rồi đây anh bạn sẽ buộc thế giới phải nhắc đến tên" khi nghe Bethôven biểu diễn. 4. Củng cố: - Nhận xét giờ. Cho 1 hs hát lại bài hát.Một hs đọc lại bài TĐN. 5. Dặn dò. Về nhà tập lại bài hát cho thật tốt. Đọc lại bài TĐN. IV. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... nhà trường ký duyệt giáo án người soạn giáo án Trần Thị Ngoan Tuần 15 Ngày soạn 18 tháng 11 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 Bài 4. Tiết 15 Ôn tập 2 bài hát Chúng em cần hoà bình và Khúc hát chim sơn ca. Ôn tập nhạc lí : Cung và nửa cung- dấu hoá. Ôn 2 bài TĐN số 4,5 I.Mục tiêu: - Ôn lại 2 bài hát với các hình thức đã học, thể hiện được tình cảm của 2 bài hát với các tính chất khác nhau. - Nắm vững các kiến thức về cung và 1/2 cung, dấu hoá. - Qua 2 bài TĐN củng cố vững cách đọc và đánh nhịp cho nhịp C. Đọc đúng các quãng nhảy, quãng bán âm và nốt bị dấu hoá. II. Chuẩn bị: - Đàn Óc- gan. Bảng phụ chép bài hát, bài TĐN. - Bảng cấu tạo gam. III.Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Xen kẽ trong giờ. 3. Bài mới. Nội dung 1:Ôn tập hai bài hát (15 phút) T/ gian. Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1Phút. 2 Phút. 4 Phút. 4Phút. 4 Phút. 1. Giới thiệu: Hai bài hát chúng ta đã học là những bài hát nào? Của ai? 2. Luyện thanh: Đàn cho hs tập phát âm theo âm hình A I 3. Ôn tập bài hát: Chúng em cần hoà bình. Hướng dẫn chung: Bài hát mang tính chất khoẻ, tự hào, thể hiện nhạc hành khúc nên cần hát gọn, chắc nhịp. - Đàn cho hs ôn tập - GV nghe nhận xét sửa sai. 4. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca. Bài hát hồn nhiên nhí nhảnh, thể hiện ở những nhịp có đảo phách. - Đàn cho hs ôn tập - GV nghe nhận xét sửa sai. 5. Ôn luyện củng cố: Đàn cho một số hs hát cá nhân - nhận xét đánh giá cho điểm. * HS nghe và trả lời. Hai bài hát chúng ta đã học là những bài hát : Chúng em cần hoà bình. nhạc và lời H Long- H Lân. Và bài Khúc hát chim sơn ca.Nhạc và lời Đỗ Hoà An. *. Luyện thanh theo đàn. * Ôn tập bài hát: Chúng em cần hoà bình. - L1 đồng ca cả bài. L2 hát đuổi Đ1, hát bè ở cuối Đ2. L3 một hs đơn ca đoạn đầu cả lớp hát đoạn 2. * Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca. - L1 đồng ca cả bài. - L2 một số nhóm lên bảng hát theo đàn. Nội dung 2: Ôn tập cung và nửa cung - dấu hoá.( 10 phút) 1 phút. 4 phút. 5 phút. 1 Giới thiệu: ( Treo bảng phụ có bài TĐN) 2. Cung, nửa cung. - Trên bảng cấu tạo gam C có mấy cung và mấy nửa cung? - Trong bài Mùa xuân về nhịp nào có nửa cung? - Đàn cho hs nghe gam C. 3. Dấu hoá: Trong bài TĐN Em là bông hồng nhỏ. ở nhịp 8 có gì đặc biệt? ý nghĩa ntn? - Có những loại dấu hoá nào? Kí hiệu ra sao? Tác dụng ntn? - ở bài Khúc hát chim sơn ca. Có pha thăng ở đầu khuông nhạc, ý nghĩa và giá trị thế nào? * HS theo dõi bảng phụ. *Cung, nửa cung.Trên bảng cấu tạo gam C có 5 cung và 2 nửa cung. - Trong bài Mùa xuân về nhịp 2, nhịp 10 có nửa cung là xi đô. * Dấu hoá: Trong bài TĐN Em là bông hồng nhỏ. ở nhịp 8 có nốt fa thăng nghĩa là nốt fa này cao hơn các nốt fa khác 1/2 cung. - Có 3 loại dấu hoá: Dấu thăng, giáng và dấu bình. - ở bài Khúc hát chim sơn ca. Có pha thăng ở đầu khuông nhạc gọi là dấu hoá suốt nó có giá trị cho tất cả các nốt fa có trong bài. Nội dung 3: Ôn tập đọc nhạc b
File đính kèm:
- Giao an Am nhac 7 ca nam.doc