Giáo án Âm nhạc 6 - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU:

- HS hát thuần thục bài Đi cấy, biết biểu diễn bài hát một số hình thức như đơn ca, song ca, tốp ca.

- HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 5: Vào rừng hoa.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:

- Đàn Organ, đài, đĩa nhạc.

- Đàn và hát thuần thục bài Đi cấy.

- Đánh đàn, đọc nhạc và hát lời thuần thục bài Vào rừng hoa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Bài cũ: ? Em hãy trình bày bài hát Đi cấy.

3. Bài mới

 

doc59 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc 6 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú ý dấu luyến và đặc biệt là chỗ đảo phách trong câu này. Hát nối tiếp cả bốn câu.
GV hướng dẫn
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
HS thực hiện
Lấy tốc độ = 94. Thể hiện sắc thái nhịp nhàng, uyển chuyển. Có thể sử dụng lối hát hát lĩnh xướng, kết hợp hát hoà giọng, một HS nữ sẽ lĩnh xướng riêng câu 3 Thắp đèn... ý rằng cầu cho. Hát cả bài 2 lần, kết bài bằng cách nhắc lại câu 3, 4 thêm một lần nửa.
GV chỉ định
8. Củng cố: Kiểm tra khả năng tiếp thu bài học của HS, cho từng tổ trình bày lại bài hát. GV nhận xét, chỉ ra những chỗ còn sai hoặc chưa tốt. GV có thể cho điểm từng tổ để động viên các em cố gắng, nhưng không lấy điểm vào sổ.
HS đứng lên trình bày theo tổ.
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Phải hát đúng và thuộc giai điệu và lời ca để lần sau kiểm tra
5. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
***
Ngày soạn: 17/11/2013
 Ngày dạy: 19/11/2013	
Tiết:14:	Ôn tập bài hát: Đi cấy
 Tập đọc nhạc: TĐN số 5
I. Mục tiêu:
- HS hát thuần thục bài Đi cấy, biết biểu diễn bài hát một số hình thức như đơn ca, song ca, tốp ca...
- HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 5: Vào rừng hoa.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn Organ, đài, đĩa nhạc.
- Đàn và hát thuần thục bài Đi cấy.
- Đánh đàn, đọc nhạc và hát lời thuần thục bài Vào rừng hoa.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: ? Em hãy trình bày bài hát Đi cấy.
3. Bài mới
HĐ của GV
Nội dung - Ghi bảng
HĐ của HS
GV ghi lên bảng
I - Ôn tập bài hát: Đi cấy
HS ghi bài.
GV điều khiển
Nghe băng nhạc bài hát Đi cấy.
HS nghe
GV hỏi
? Các em thấy câu nào hát khó nhất
HS trả lời
GV thực hiện
GV hát lại câu khó, hát lại cả bài.
GV chỉ định
Cho những HS xung phong hát lại bài, nhận xét về ưu điểm và những lỗi còn mắc phải.
HS trình bày.
GV điều khiển
Tất cả lớp trình bày bài 1-2 lần
GV ghi lên bảng
II - TĐN 5: Vào rừng hoa
HS ghi bài
GV hỏi
1. Chia từng câu: Bài này chia làm mấy câu? (4 câu), có câu nào giống nhau? (câu 1 và 2)
HS trả lời
GV chỉ định
2. Tập đọc tên nốt nhạc
2-3 HS đọc
GV đánh đàn
3. Luyện thanh : đọc gam Đô Trưởng.
Luyện thanh
GV hướng dẫn
4. Đọc từng câu: dịch giọng = -1.
HS thực hiện
Mỗi câu nhạc Gv đàn 2-3 lần cho HS đọc theo. Mỗi câu cho HS đọc 3-4 lần rồi ghép lại thành bài hoàn chỉnh. 
GV nghe HS đọc, phát hiện chỗ sai, Gv hướng dẫn hoặc làm mẫu để các em, sửa lại cho đúng.
GV hướng dẫn
5. Hát lời ca: Tập câu 1 khoang 2-3 lần, khi đã chính xác và ổn định, ghép lời câu 1 và 2 vì nó là 2 câu giống nhau.
HS đọc nhạc và hát lời.
Tập câu 3 khoảng 2-3 lần, ghép lời hát.
Tập câu 4 khoảng 2-3 lần, ghép lời hát.
Đọc nhạc cả bài 1-2 lần, ghép lời bài hát.
Đọc nhạc và hát lời hoàn chỉnh 1-2 lần
GV đàn và hướng dẫn.
6. TĐN và hát lời: Lấy tốc độ = 110. Nửa lớp TĐN, nửa còn lại hát lời sau đó đổi lại.
HS thực hiện
GV y/c
7. Củng cố bài:Cả lớp cựng đọc nhạc và ghộp lời kết hợp gừ phỏch nhịp.
Kiểm tra 1 - 2 tổ
HS thực hiện
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài hát và bài TĐN để hát và đọc nhạc một cách thuần thục.
- Chuẩn bị phần Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dõn tộc phổ biến: Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại nhạc cụ đan tộc mà em biết.
5. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................***
Ngày soạn: 24/11/2013
 Ngày dạy: 26/11/2013	
Tiết:15
Ôn tập bài hát: Đi cấy
Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 5
Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ 
dân tộc phổ biến.
I. Mục tiêu:
- HS tiếp tục được ôn thêm về bài Đi cấy, hát cho thuần thục, hát có tình cảm.
- HS tiếp tục ôn thêm về bài TĐN số 5 để đọc nhạc kết hợp ghép lời và gõ phách nhịp thuần thục hơn.
- HS có thêm những hiểu biết về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến qua bài Âm nhạc thường thức.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn Organ.
- Đàn và hát thuần thục bài Đi cấy.
- Đánh đàn đọc nhạc và hát lời thuần thục bài Vào rừng hoa.
- Chuẩn bị một số tranh ảnh và băng âm thanh giới thiệu về các nhạc cụ dân tộc phổ biến. 
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: ? Em hãy đọc nhạc và ghép lời bài tập đọc nhạc số 5
3. Bài mới
HĐ của GV
Nội dung - Ghi bảng
HĐ của HS
GV hướng dẫn
 I - Ôn tập bài hát: Đi cấy
HS thực hiện.
GV chỉ định
Trình bày lại bài hát này (1-2 HS)
HS thực hiện
GV nhận xét
Nhận xét về ưu điểm và những lỗi trong bài hát HS vừa trình bày, GV hát mẫu lại những chổ khó hát. Yêu cầu HS thể hiện sự nhẹ nhàng, uyển chuyển trong khi hát.
HS nghe
GV điều khiển
Nghe băng nhạc lại bài hát (1-2 lần)
GV cho điểm
Kiểm tra theo nhóm (3-4 HS hoặc riêng từng em.
HS trình bày
GV ghi bảng
 II - Ôn TĐN số 5: Vào rừng hoa
HS ghi bài
GV thực hiện
GV đàn giai điệu bài TĐN số 5.
HS nhẫm theo.
GV yêu cầu
Hãy đọc cao độ của gam Đô Trưởng (1-2 HS)
HS thực hiện
GV đánh đàn
GV cho điểm
Cả lớp đọc nhạc và hát lời. Kiểm tra theo nhóm (3-4 HS) hoặc riêng từng em.
HS thực hiện
GV ghi lên bảng
 III - Âm nhạc thường thức:
Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc
phổ biến.
HS ghi bài
GV thực hiện
Treo lên bảng tranh vẻ một số nhạc cụ dân tộc phổ biến (đã được phóng to)
HS quan sát
GV yêu cầu
Chỉ vào từng nhạc cụ và giới thiệu về tên, đặc điểm của mỗi nhạc cụ đó. Có sáu nhạc cụ (giao nhiệm vụ cho 3 nhóm h/s, mỗi nhóm tìm hiểu và lên bảng giới thiệu hai nhạc cụ )
HS từng nhóm lần lượt giới thiệu.
GV điều khiển
Nghe băng nhạc, giới thiệu về âm thanh của các nhạc cụ này. Nói lên cảm nhận về âm thanh từng nhạc cụ. Ví dụ tiếng trống rất vui, rộn ràng, tiếng sáo nghe cảm giác du dương, tha thiết.
HS nhận xét
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- ễn luyện cỏc nội dung đó được học từ tiết 10 đến tiết 15 chuẩn bị cho tiết ụn tập.
5. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................***
Ngày soạn: 01/12/2013
 Ngày dạy: 03/12/2013	
Tiết:16 
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Ôn tập 4 bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa, Hành khúc tới trường và Đi cấy.
- Ôn tập 4 bài TĐN: số 2,3, 4, 5 .
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn Organ, đài, đĩa nhạc.
- Đàn và hát thuần thục hai bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa, Hành khúc tới trường và Đi cấy.
- Đánh đàn, đọc nhạc và hát thuần thục 4 bài TĐN số 2,3,4,5.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: ( Lòng ghép trong quá trình ôn tập)
3. Bài mới:
HĐ của GV
Nội dung - Ghi bảng
HĐ của HS
GV ghi lên bảng
I. Ôn tập 4 bài hát:
HS ghi bài
Ôn 4 bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa, Hành khúc tới trường và Đi cấy.
GV điều khiển
Nghe băng nhạc, mỗi bài 1 lần.
HS nghe
GV đánh đàn
GV y/c
GV y/c
Trình bày từng bài ở mức độ hoàn chỉnh.
Kiểm tra trình bày bài hát của 4 tổ
Kiểm tra một số cá nhân.
HS thực hiện
Các tổ thực 
 hiện
GV điều khiển
II. Ôn tập đọc nhạc: Số 2,3,4,5.
GV đánh đàn
GV điều khiển
GV y/c
Nghe giai điệu của mỗi bài 1-2 lần
Đọc nhạc và hát lời, mỗi bài 1-2 lần
Luyện tập theo tổ , sau đó GV kiểm tra các tổ.
HS nghe
HS thực hiện
Các tổ luyện tập và được kiểm tra
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại tất cả các bài hát, bài TĐN, ÂNTT và nhạc lí đã được học để tiết sau kiểm tra học kì I được tốt .
Ngày soạn: 15/12/2013 
 	 Ngày dạy: 17,24/12/2013.
Tiết 17+18:	 Kiểm tra học kì I 
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn Organ.
- Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm chấm.
III. Đề thi:
Gồm có hai phần:
1.Phần tự chọn: Mỗi HS bốc thăm một trong các đề sau đây:
Đề 1: Trình bày bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên)
Đề 2: Đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 2: Mùa xuân trong rừng.
Đề 3: Trình bày bài hát: Vui bước trên đường xa (Dân ca Nam Bộ)
Đề 4: Đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 3: Thật là hay (Hoàng Lân)
Đề 5: Trình bày bài hát: Hành khúc tới trường (Nhạc Pháp)
Đề 6: Đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 4
Đề 7: Trình bài bài hát : Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa)
Đề 8: Đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 5: Vào rừng hoa (Việt Anh)
2.Phần bắt buộc: 
GV đọc - HS nghe và chép bài TĐN số 5.
IV. Đáp án và biểu điểm :
1.Phần tự chọn:
*) Đối với đề hát:
Yêu cầu: - Hát đúng giai điệu và lời ca bài hát bài hát ( 4 điểm )
 - Thể hiện được tính chất của bài hát ( 2 điểm ) 
 - Thể hiện tự tin, kết hợp một số động tác vận động tại chổ ( 2 điểm )
 - Phát biểu nội dung của bài hát ( 2 điểm )
*) Đối với đề TĐN:
Yêu cầu: - Đọc nhạc chính xác, gõ phách nhịp đúng. ( 4 điểm )
 - Thể hiện tự tin, đọc to, rõ ràng. ( 2 điểm )
 - Thể hiện được tính chất của bài TĐN. ( 2 điểm )
 - Nêu được các đặc điểm của bài TĐN. ( 2 điểm )
2. Phần bắt buộc:
 - Chép đúng về cao độ, trường độ và cỏc kớ hiệu õm nhạc : ( 7điểm )
 - Chép sạch sẽ, rõ ràng ( 3 điểm) 
*) Lưu ý: Điểm HK là điểm trung bình của hai phần thi trên và được xếp thành các loại sau: - Đạt yêu cầu : từ 5 điểm trở lên.
 - Chưa đạt yêu cầu: dưới 5 điểm.
IV. Nhận xét, dặn dò:
 - Nhận xét tinh thần, thái độ của HS khi kiểm tra.
 - Mức độ nắm vững kiến thức của HS.
 - Dặn dò: Xem trước nội dung tiết 19 - Học hát : Niềm vui của em
***
Ngày soạn: 05/01/2014
 Ngày dạy: 07/01/2014
Tiết:19	 Học hát: Niềm vui của em
I. Mục tiêu:
 - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài Niềm vui của em.
 - Học sinh được hướng dẫn cách trình bày bài hát theo cỏc hỡnh thức đơn ca, song ca, tam ca...
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn và hát thuần thục bài Niềm vui của em.
- Đàn Organ và băng nhạc bài Niềm vui của em.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới
HĐ của GV
Nội dung - Ghi bảng
HĐ của HS
GV ghi bảng
 Học hát: Niềm vui của em
HS ghi bài
GV hỏi
1. Giới thiệu bài: Đọc kĩ lời ca. Qua đó các em thấy nội dung bài hát nói lên điều gì?
HS phát biểu
Gv giới thiệu
 Giới thiệu về tác giả: Nhạc sĩ Nguyễn Huy hùng quê ở tỉnh Quảng Nam, hiện đang phụ trách phần âm nhạc của Đài phát thanh tỉnh Quảng Nam. Ông sinh năm 1954, đã viết một số bài hát cho thiếu nhi và đây là một bài hát của ông được nhiều người ưa thich.
HS nghe
Gv điều khiển
2. Nghe băng mẫu hoặc Gv trình bày bài hát .
HS nghe
GV hướng dẫn câu sau đó yêu cầu HS nhắc lại
3. Chia câu, chia đoạn bài hát: Bài hát viết ở hình thức một đoạn nhạc mở rộng. Gồm có bảy câu hát (câu nhạc thường khác với câu hát, câu nhạc thường dài hơn câu hát), cụ thể ở lời 1 là:
 - Khi ông mặt trời thức dậy
 - Mẹ lên rẫy em đến trường
 - Cùng đàn chim hoà vang tiếng hát
 - Hạt sương long lanh nhẹ thấm trên vai
 - Nụ hoa xinh tươi luôn hé môi cười
 - Đưa em vào đời đẹp những ước mơ
 - Đưa em vào đời đẹp những ước mơ
HS nghe và nhắc lại
GV đánh đàn
4. Luyện thanh: 1-2 phút
HS luyện thanh
5. Tập hát từng câu: Dịch giọng: tran = -3
Gv đàn, hát và hướng dẫn
- Tập hát lời 1: tập mỗi câu 3-4 lần, lưu ý những chỗ có dấu luyến. Phải hát được đúng dấu luyến mới hát lên được tính chất âm nhạc miền núi, mới đạt được yêu cầu của bài hát.
HS tập hát
GV hướng dẫn
 Hát toàn bộ lời 1. 
 Tập lời 2: Không cần chia làm 7 câu hát ngắn nữa, chỉ chia thành 2 câu hát dài, cụ thể là: 
Khi ông mặt trời ...tiếng hát
Niềm tin bao la …đong đầy.
 Tập hát mỗi câu 3-4 lần sau đó hát toàn bộ lời 2
HS thực hiện
Gv hướng dẫn
6. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh:
 Thể hiện bài hát bằng tình cảm hồn nhiên, trong sáng. Lấy tốc độ = 84. Hát cả hai lời. Kết thúc bằng cách nhắc lại câu: “ Ơi con gà rừng....đong đầy” thêm một lần nữa.
HS thực hiện
GV chỉ định
7. Củng cố bài bằng cách cho nửa lớp hát lời 1, nửa còn lại hát lời 2 sau đó đổi lại. Lần hai cho cả lớp cùng hát với nhau. GV nghe, phát hiện những chỗ còn sai và nhắc cho HS sửa lại cho đúng
HS trình bày
3. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài hát để hát một cách thuần thục.
- Phải hát đúng và thuộc giai điệu và lời ca để lần sau kiểm tra
- Xem trước bài TĐN số 6, Bài tập đọc nhạc dược viết với những hình nốt và tên nốt gì? Tập đọc tên nốt cả bài.
4. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................***
Ngày soạn: 12/01/2014
 Ngày dạy: 14/01/2014
Tiết: 20 Ôn tập bài hát: Niềm vui của em
	 Tập đọc nhạc: TĐN số 6
I. Mục tiêu:
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài Niềm vui của em.
- HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 6: Trời đã sáng rồi.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ: đàn Organ.
- Đàn và hát thuần thục bài Niềm vui của em.
- Đánh đàn, đọc nhạc và hát thuần thục bài Trời đã sáng rồi
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: ( Lũng ghộp)
3. Bài mới
HĐ của GV
Nội dung - Ghi bảng
HĐ của HS
GV ghi bảng
I. Ôn tậpbài hát:
Niềm vui của em
HS ghi bài
GV hỏi
- Nội dung bài hát nói lên điều gì? 
HS trả lời
GV định hướng
- Nội dung bài hát nói lên niềm vui, ước mơ của những em bé và những bà mẹ miền núi đang cố gắng học tập để vươn tới những ước mơ tươi đẹp.
HS theo dõi
Gv điều khiển
- Gv cho HS nghe lại bài hát qua băng hoặc Gv tự trình bày.
HS nghe
Gv yêu cầu
- Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh 
 ( GV chỳ ý sửa sai cho HS nếu cú) 
HS thực hiện
Gv chỉ định
- GV gọi nhóm hoặc cá nhân lên bảng trình bày bài hát để kiểm tra. GV nghe, phát hiện những chỗ còn sai. GV hướng dẫn hoặc làm mẫu để các em sửa lại cho đúng.
HS trình bày
GV ghi bảng
II. Tập đọc nhạc: 
TĐN số 6 : Trời đã sáng rồi
HS ghi bài
Gv giới thiệu
 Đây là một bài dân ca Pháp, tên nguyên bản là Frère Jacques, có nội dung như sau: “Anh Jacques ơi, anh ngủ đấy à, chuông buổi sáng đã reo vang rồi.” 
HS nghe
Gv thực hiện
1. Chia từng câu: Bài gồm 4 câu, mỗi câu có 4 ô nhịp.
HS nghe và nhắc lại
GV chỉ định
2. Tập đọc tên nốt của từng câu
2-3 HS đọc
GV đánh đàn
3. Luyện thanh: Đọc gam Đô trưởng.
Luyện thanh
GV đàn và hướng dẫn
4. Đọc từng câu: 
- Mỗi câu GV đánh đàn 2-3 lần sau đó bắt nhịp và yêu cầu HS đọc nhạc theo tiếng đàn. GV chú ý sữa sai cho HS
- Sau đó cho HS đọc nhạc kết hợp gõ phách nhịp kết hợp đọc nhạc.
HS thực hiện
GV hướng dẫn
5. Hát lời ca: Có thể sử dụng lối hát đối đáp, gồm hai nhóm, mỗi nhóm sẽ hát lời trong hai ô nhịp.
HS thực hiện
Gv chỉ định
6. TĐN và hát lời: Lấy tốc độ = 126. Nửa lớp tập đọc nhac, nửa lớp hát lời, sau đó đổi lại. GV nghe, phát hiện những chỗ còn sai. GV hướng dẫn hoặc làm mẫu để các em sửa lại cho đúng.
HS trình bày.
GV yêu cầu
7. Củng cố: Cả lớp TĐN và hát lời. Sau đó riêng từng tổ trình bày lại.
HS thực hiện
4. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài hát và bài TĐN cho thuần thục.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc và tìm hiểu về nhịp 3/4, sơ đồ đánh nhịp và tìm hiểu về nhạc sĩ Phong Nhã cùng với bài hát được giới thiệu
5. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................***
Ngày soạn: 15/01/2014
 Ngày dạy: 17/01/2014
Tiết:21 Nhạc lí: Nhịp 3/4 – Cách đánh nhịp 3/4
 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát: 
 Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
I. Mục tiêu:
- HS co thờm hiểu biết về nhịp 3/4. So sỏnh nhịp 3/4 với nhịp 2/4 đó học.
- Đọc đúng nhạc và kết hợp đánh nhịp chính xác ví dụ trong SGK
- Hiểu biết thêm về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam qua bài Âm nhạc thường thức.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ: đàn Organ
- Đánh nhịp 3/4 thuần thục
- Băng nhạc bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
- Hát đúng bài : Đi ta đi lên và bài Kim Đồng, dùng để giới thiệu những bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
 ? Em hóy đọc nhạc và ghộp lời bài TĐN số 6.
3. Bài mới
HĐ của GV
Nội dung - Ghi bảng
HĐ của HS
Gv ghi bảng
I. Nhạc lí:
nhịp 3/4 - cách đánh nhịp 3/4
HS ghi bài
GVchép lên bảng
Chép lên bảng một đoạn nhác có 4 ô nhịp 2/4 .
HS viết nhạc
GV hỏi
 Ôn lại: Vậy nhịp 2/4 cho ta biết điều gì?
HS trả lời
Gv giải thích
 Vào bài mới: Nhịp 3/4 cho biết: mỗi ô nhịp có 3 phách, giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách đầu tiên là phách mạnh, hai phách còn lại là phách nhẹ.
HS nghe và nhắc lại.
Gv thực hiện
 GV đọc nhạc ví dụ trong SGK, nhấn mạnh rõ tính chất mạnh nhẹ.
HS theo dõi
- Đánh nhịp 3/4 
GV hướng dẫn 
Cần đánh nhịp cho đường đi của tay mềm mại hơn so vơi sơ đồ, tránh mỏi tay và hợp với tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển của giai điệu.
GV vẽ lên bảng
Sơ đồ Thực tế
 3 3
 1 2 1 2
(Tay trái đánh nhịp đối xứng với tay phải)
HS vẽ vào vở
GV đếm phách
Đánh nhịp 3/4 do Gv đếm phách.( 1- 2 -3 )
HS đánh nhịp
GV đánh đàn
Đánh nhịp 3/4 do Gv đánh đàn, bài Chơi đu ( Tr 47 )
HS đánh nhịp
GVghi bảng
II. Âm nhạc thường thức:
Nhạc sĩ Phong nhã và bài hát: 
ai yêu bác hồ chí minh hơn
 thiếu niên nhi đồng
HS ghi bài
GV chỉ định
 HS đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ Phong Nhã( Tr 42 )
HS đọc
GV hát
 Giới thiệu trích đoại Đi ta đi lên và bài Kim Đồng của nhac sĩ Phong Nhã.
HS nghe
GVchỉ định 
 Giới thiệu về bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. 
HS đọc
GV điều khiển
GV hỏi
 Nghe băng mẫu bài hát này khoảng 1-2 lần, HS có thể hát hoà theo
? Sau khi nghe bài hỏt này, nhạc sĩ Phong Nhó muốn núi điều gỡ với cỏc em.
HS nghe và có thể hát theo
HS trả lời
4. Dặn dò:
- Về nhà đọc thuộc phần giới thiệu về nhạc sĩ Phong Nhã
- Học thuộc nhịp 3/4 và gõ thuần thục nhịp 3/4, phõn biệt nhịp 3/4 với nhịp 2/4.
5. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
***
 Ngày soạn: 19/01/2014
 Ngày dạy: 21/01/2014
Tiết:22 	 Học hát: Ngày đầu tiên đi học
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Ngày đầu tiên đi học.
- HS biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài Ngày đầu tiên đi học
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nêu những hiểu biết của mình về nhạc sĩ Phong Nhã
- Nêu cách đánh nhịp 3/4
3. Bài mới:
HĐ của GV
Nội dung - Ghi bảng
HĐ của HS
GV ghi lên bảng
Học hát
HS ghi bài
Ngày đầu tiên đi học
GV hỏi
1. Giới thiệu về bài hát: Qua lời ca, các em thấy nội dung bài hát nói lên điều gì?
HS thảo luận và trả lời.
GV định hướng
Nội dung bài hát nhắc lại những kỉ niệm ngây thơ, trong sáng của những em HS khi lần đầu tiên được tới trường tới lớp.
GV giới thiệu
Về tác giả Nguyễn Ngọc Thiện: sinh năm 1951, hiện vừa là nhạc sĩ vừa là bác sĩ đang sống tại thành phố HCM, là tác giả của một số ca khúc như Cuộc sống mến thương. Cô bé dỗi hờn, Ngôi sao 

File đính kèm:

  • docGIAO AN NHAC 6.doc