Giáo án 5 tuổi - Trần Thị Tâm - Bản thân
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được các bộ phận trên cơ thể, các giác quan, chức năng của từng bộ phận.
- Phát triển kỉ năng nhận biết, phân biệt.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Phát âm đúng các từ chỉ các bộ phận, các giác quan.
- Gi¸o dôc trÎ biÕt bảo vệ, vệ sinh các bộ phận trên cơ thể
II/ Chuẩn bị:
- Tranh ¶nh các bộ phận trên cơ thể bé, đồ dùng trong lớp
- Tranh cho trÎ t« mµu. S¸p mµu.
III/ Tiến hành:
* Hoạt động 1: Đàm thoại về các bộ phận trên cơ thể
- cô cùng trẻ hát vận động bài hát “Ồ sao bé không lắc”.
+Muốn cơ thể khoẻ mạnh ngoài ăn uống đủ chất các con còn phải năng làm gì thì cơ thể mới săn chắc, mạnh khoẻ?
+Vậy trong bài tập có nhắc đến các bộ phận trên cơ thể ?
- Cô khái quát lại cho trẻ : mỗi bộ phận điều có một chức năng riêng, bộ phận nào cũng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bây giờ cô cháu mình cùng tìm hiểu sâu hơn về các bộ phận trên cơ thể nhé !
h hàng ngang từ trái qua phải +Xếp 4 cây muỗng tương ứng 1-1 với nhóm chén. 2 nhóm như thế nào so với nhau? + Nhóm nào nhiều hơn và nhiều hơn là mấy? + Để nhóm muỗng nhiều bằng nhóm chén con phải làm sao?2 nhóm lúc này như thế nào? Cho đếm lại cả 2 nhóm + Vậy 4 thêm 1 được mấy?2 nhóm bằng nhau và cùng bằng mấy? dùng thẻ số mấy đặt vào 2 nhóm? - Cho trẻ đọc lại chữ số 5 nhiều lần - Cho trẻ cất đồ dùng vào rổ, vừa cất vừa đếm, đọc lại thẻ số. - Luyện tập - Tìm đúng bộ ghép đồ dùng theo số, đồ vật có số bao nhiêu thì chọn số tương ứng - Đếm và tìm trên cơ thể nhựng bộ phận có số lượng 5. - Cho trẻ chơi vài lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét trẻ chơi HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng, cột tóc gọn gàng cho bạn gái. Cô sắp xếp cho trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn để ăn xế. Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại các góc chơi. Lúc sáng tại các góc chơi đó các con đã chơi những gì ?. Sau đó cô hướng dẫn cho trẻ vào góc chơi. Cô chơi cùng trẻ, động viên, khuyến khích trẻ chơi. Hết giờ. Cô cho trẻ cất gọn gàng các đồ chơi. Sau đó, cô tổ chức cho trẻ cắm cờ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2014 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TÊN H.Đ YÊU CẦU CHUẨN BỊ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN 1. HĐ có chủ đích : Quan sát giày dép - Trẻ gọi tên và nêu nhận xét đặc điểm cơ bản giày dép của bạn trai và bạn gái -Biết giữ gìn giày dép -Biết giữ gìn đò dùng đồ chơi của bé *100% trẻ tham gia hoạt động - Kệ giày dép -Địa điểm hoạt động -Các trò chơi *Quan sát và đàm thoại - Các con quan sát gì? - Giày dép của bạn trai như thế nào? - Giày dép của bạn gái như thế nào? - Các con quan sát được gì? - Gợi ý cho trẻ nên những điểm giống và khác nhau. - Để giữ cho cơ thể sạch đẹp cần phải làm sao? *Giáo dục: Giữ sạch giày dép, biết cất giày dép vào đúng nơi quy định, không ném, vứt giày dép bừa bãi, và khi đi ra ngoài phải mang giày dép để bảo vệ đôi bàn chân. 2. T/c vận động: Đổi đồ chơi cho bạn T/c DG : Chi chi chành chành - Trẻ hiểu luật chơi và đổi đồ chơi cho bạn. - Sân bãi sạch sẽ, có bóng mát. - 2 loại đồ chơi khác nhau. - Phấn, xắc xô. - Cho trẻ xếp 2 hàng dọc, 1 hàng nam và 1 hàng bạn nữ. Đứng đối diện nhau, cách nhau 4 đến 6m, có vạch phân cách giữa 2 đội. - Khi có hiệu lệnh của cô thì 2 bạn đầu hàng chạy đến vạch, đổi đồ chơi cho nhau rồi chạy về đưa đồ chơi cho bạn tiếp theo, sau đó chạy về cuối hàng đứng. - Cho trẻ chơi 3-4 lần. T/c tự do Trẻ hứng thú chơi,sáng tạo với các học liệu tự nhiên: lá, hạt, cỏ….. - Chọn sân có nhiều lá,cành khô,sỏi….. - Quả, tăm, dây nhựa vv…. - Cô giới thiêu các học liệu, trẻ tự tìm tòi trên sân. Cô hỏi trẻ sẽ làm gì với những thứ này? Trẻ nêu ý tưởng….Cô gợi ý cho trẻ cách chơi, sáng tạo với những học liệu trẻ tìm được. Hướng trẻ chơi nhiều nhóm… HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Dạy hát : “ Em tập chải răng” I/ Mục đích yêu cầu: Trẻ thuộc bài hát và biết vận động nhịp nhàng theo lời của bài hát Trẻ nghe trọn vẹn bài hát cô hát cháu nghe Trẻ biết chơi trò chơi và chơi trò chơi một cách say mê, rèn kỹ năng phát triển tai nghe âm nhạc - Gi¸o dôc trÎ chải răng đúng cách, ngày 3 lần II/ Chuẩn bị: Băng đĩa có bài hát “ Em tập chải răng” Mũ chóp kín. III/ Tiến hành: * Hoạt động 1 : Trò chuyện về buổi sáng - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Con thỏ” + Khi ngủ thức dậy các con làm gì? + À đúng rồi khi ngủ dậy các con phải đánh răng rửa mặt cho mình được sạch sẽ. + Vì sao ta phải làm như thế? Ngày đánh răng mấy lần ? - Cô dẫn dắt vào bài hát * Hoạt động 2: Tập hát bài hát “ Em tập chải răng” - cô hát cho trẻ nghe lần 1 và hỏi trẻ : - Bài hát tên là gì? Bài hát nói lên điều gì? - Nội dung: bài hát nói lên thói quen giữ gìn vệ sinh khi ngủ dậy của các bạn nhỏ - Cô hát lại lần 2 cho trẻ nghe kết hợp với nhạc - Cô hát lần 3 và kết hợp hát từng câu cho trẻ hát theo, cho trẻ luyện tập theo cả lớp, theo nhóm, cá nhân trẻ, Cô chú ý sửa sai. - Cô mở nhạc mời cả lớp đứng dậy hát theo và vận động nhún nhảy theo lời bài hát - Trẻ hát kết hợp vận động theo nhịp bằng nhiều hình thức: Vỗ tay, vỗ dụng cụ âm nhạc, … + Trò chơi : “Tai ai tinh” - Cô giới thiệu tên, cách chơi, luật chơi cho trẻ - Cô mời một bạn lên đội mũ chóp và cả lớp sẽ hát, gõ dụng cụ âm nhạc, làm tiếng kêu để bạn đó đoán - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần. SINH HOẠT VĂN NGHỆ Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng, cột tóc gọn gàng cho bạn gái. Cô sắp xếp cho trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn để ăn xế. Cô cho trẻ nhắc lại tên bài học buổi sáng. Ổn định trẻ vào hoạt động chiều : Cô làm người dẫn chương trình, giới thiệu các bạn lên hát, đọc thơ, kể chuyện những bài mà trẻ đã được học trong tuần. Giúp trẻ mạnh dạn biển diễn trước đám đông. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ai là triệu phú” NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN : Cô cho trẻ tự nhận xét nêu lên các bạn ngoan, không ngoan. Vì sao ngoan? Vì sao không ngoan? Cho lớp cử ra 1 bạn xuất sắc nhất đại diện lên cắm cờ bé ngoan. Cô nhận xét các hoạt động trong tuần : tuyên dương những bạn chăm ngoan, học giỏi, đi học đều. Phê bình những bạn còn hay chạy nhảy, nói chuyện trong giờ học và trong giờ ăn. Phát sổ bé ngoan. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT CỦA BGH KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN Chủ đề nhánh 2 : CƠ THỂ CỦA TÔI Thực hiện từ ngày: 29/9 đến 3/10/2014 Yêu cầu : Sau khi học xong nhánh 2 trẻ có thể biết : Biết được cơ thể gồm có các bộ phận khác nhau : tên gọi và hoạt động của chúng. Phân biệt được tay trái, tay phải và xác định hướng không gian của đồ vật so với bản thân. Biết sử dụng 5 giác quan để phân biệt đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh ( hình dạng, màu sắc, kích thước….) Có một số hiểu biết và cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và các giác quan. Biết ăn đủ chất và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu TRÒ CHUYỆN SÁNG - C« ®ãn trÎ vµo líp , nh¾c trÎ chµo bè mÑ, cÊt ®å dïng c¸ nh©n, trÎ ch¬i nhÑ nhµng. - C« trß chuyÖn trao đổi với phụ huynh những vấn đề có liên quan đến sức khỏe, vệ sinh thân thể của trẻ. Gợi ý với bố mẹ nên đưa trẻ đi chơi công viên khi có thời gian rãnh rỗi THỂ DỤC SÁNG - Khởi động: Đi, chạy theo vòng tròn. - Trọng động:+ Hô hấp : Thổi bóng bay (2 – 3 lần). + Tay : Hai tay đưa sang ngang, lên cao, hạ xuống (2l x 8n). + Bụng : Cúi gập người xuống 2tay chạm 2mũi bàn chân (2l x 8n) + Chân : đưa chân tới trước, nhún người về trước (2l x 8n) + Bật : Bật tách chân sang hai bên, tay chống hông (2l x 8n). - Hồi tĩnh: Đi vung tay hít thở nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG CHUNG PTTC Bò chui qua cổng KPKH Các bộ phận cơ thể bé PTNT Xác định vị trí của trẻ so với đối tượng có định hướng PTNN Làm quen chữ cái : A, Ă,  PTTM Vẽ chân dung tôi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Kể về các bộ phận trên cơ thể. - Tìm hiểu tác dụng của chân và tay. - Tìm hiểu tác dụng của mắt và mũi. - Quan sát bầu trời . - Trò chuyện về cơ thể khoẻ mạnh, cách giữ gìn vệ sinh cá nhân. * Trò chơi HT : Tìm bạn thân. * TCVĐ: Tung bóng. * Chơi tự do: Chơi với đồ chơi có sẵn ngoài sân trường và những đồ chơi cô mang theo. HOẠT ĐỘNG GÓC *Góc phân vai : Cửa hàng ăn uống *Góc học tập: Xé dán hình người. Tô màu khuôn mặt, in bàn tay bàn chân của mình. *Góc âm nhạc: Hát múa những bài về chủ đề. *Góc thư viện: Xem tranh ảnh báo về chủ đề. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Cô cho trẻ ôn lại kiến thức buổi sáng - Cho trẻ làm quen với kiến thức mới - Cho trẻ chơi, cô bao quát hướng dẫn trẻ tự do ở các góc KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC NGÀY Thứ 2 ngày 29 tháng 9 năm 2014 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ, cô hỏi trẻ trong 2 ngày nghỉ các con làm những công việc gì ? Giúp được những công việc gì cho ba mẹ? Các con có được ba mẹ cho đi chơi ở đâu không? Cô cùng trẻ cùng đưa ra mục tiêu phấn đấu trong tuần: Đi học đúng giờ, không mang quà vặt đến lớp, ngồi học ngoan ngoãn, hăng hái phát biểu xây dựng bài, không quăng, ném đồ chơi, đánh bạn…biết giúp đỡ cô và các bạn. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TÊN H.Đ YÊU CẦU CHUẨN BỊ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN 1. HĐ có chủ đích : Kể về các bộ phận trên cơ thể. - Trẻ kể được các bộ phận trên cơ thể của mình. - Tranh ảnh về một số bộ phận trên cơ thể. - Cô cho trẻ dạo chơi, sau đó cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại với trẻ về một số bộ phận trên cơ thể. - Khuôn mặt có những bộ phận nào? - Có mất con mắt? Có mấy cái mũi? Mấy cái miệng? Mấy cái tai? - Ngoài khuôn mặt ra còn có những bộ phận nào nữa? *Giáo dục: Giữ cho các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ và phải biết bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. Đàm thoại với trẻ về bài học hôm nay : KPKH “Bé biết gì về cơ thể mình” 2. T/c HT: Tìm bạn thân T/c VĐ: Tung bóng. - Trẻ thuộc bài hát “Tìm bạn thân” - Trẻ tìm bạn nhanh và đúng. - Trẻ thực hiện đúng theo lời giải thích của cô. - Trẻ biết tung và bắt bóng bằng 2 tay. - Sân bãi rộng rãi, có bóng mát. - Trẻ thuộc bài hát “Tìm bạn thân” - Bóng. * Cách chơi : - Cô cho trẻ vừa đi vừa hái bài “Tìm bạn thân”. Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh “Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói “Đổi bạn” thì trẻ phải tách và tìm cho mình 1 bạn khác theo đúng luật chơi. - Trò chơi tiếp tục 3-4 lần. - Xếp 2 đội, 1 đội bạn nam và 1 đội bạn nữ đứng song song quay mặt vào nhau. - Khi có hiệu lệnh của cô thì đội bạn nam cầm bóng tung và đội bạn nữ bắt bóng bằng 2 tay. Sau đó đổi ngược lại. T/c tự do Trẻ hứng thú chơi,sáng tạo với các học liệu tự nhiên: lá, hạt, cỏ….. - Chọn sân có nhiều lá,cành khô,sỏi….. -Quả, tăm, dây nhựa vv…. - Cô giới thiêu các học liệu, trẻ tự tìm tòi trên sân. Cô hỏi trẻ sẽ làm gì với những thứ này? Trẻ nêu ý tưởng….Cô gợi ý cho trẻ cách chơi, sáng tạo với những học liệu trẻ tìm được. Hướng trẻ chơi nhiều nhóm… HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : Bò chui qua cổng I/ Mục đích yêu cầu: - Thực hiện liên tiếp 2 vận động : bò thấp chui qua cổng và bật liên tục vào các vòng . - Rèn KN bò bằng bàn tay và cẳng chân thẳng theo hướng qui định, phối hợp chân và tay nhịp nhàng để di chuyển nhanh nhẹn , khéo láeo chui qua cổng không chạm đổ cổng và nhún bật bằng hai chân liên tục vào 3 vòng tròn kế tiếp nhau. - Phát triển cơ tay, chân, khả năng phối hợp nhịp nhàng tay chân. - Giáo dục trẻ ý thức rèn luyện các tố chất vận động. II/ Chuẩn bị: - Cổng chui , vạch mức xuất phát, vòng thể dục III/ Tiến hành: * Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ làm đồn tàu di chuyển theo hiệu lệnh của cô … - Dừng lại để tập BTPTC : + Tay : đưa 2 tay lên cao làm động tác hái hoa ( 4 x 4 ) + Chân : đứng lên ngồi xuống làm cây cao cỏ thấp ( 6 x 4 ) + Bụng : ngồi duỗi chân, cúi gập người về phía trước ( 6 x 4 ) + Bật : bật tiến về trước theo nhịp trống lắc của cô … * Hoạt động 2: Trọng động - Giới thiệu bài tập vận động “ Bò thấp chui cổng và bật ô ”, cô gọi trẻ lên thực hiện mẫu - Gợi ý cho trẻ nhận xét phần kỹ năng thực hiện … - Cô mời một bạn khác lên làm mẫu chậm và phân tích lại thao tác kỹ năng thực hiện + Chuẩn bị: tư thế bò thấp , 2 tay ở vạch mức xuất phát. + Nghe hiệu lệnh thì bò thẳng về phía trước, khi đến cổng thì hơi cúi đầu để chui qua, lần lượt từng cổng. Sau đó đứng thẳng dậy, đi một đoạn rồi chống tay lên hông và nhảy bật liên tục vàotừng 3 vòng tròn … Sau đó đi từ từ về cuối hàng đứng. - Mời trẻ lên thực hiện thử vận động, cô nhận xét và sửa sai nếu có. - Tổ chức cho trẻ luyện tập, sửa sai cho trẻ, chú ý cho trẻ thực hiện các vận động liên tục, nhanh nhẹn và khéo léo … * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ nắm tay nhau đung đưa theo nhịp của các bài đồng giao HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI: Các bộ phận trên cơ thể bé I, Mục đích yêu cầu: Trẻ kể được tên và tác dụng của 1 số bộ phận trên cơ thể. Biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng tránh bệnh tay chân miệng. II, Chuẩn bị: Không gian tổ chức: Phòng học rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Đồ dùng: Tranh bé trai, bé gái. Hình ảnh powerpoin về một số bộ phận trên cơ thể. III, Cách tiến hành : Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Nói nhanh các bộ phận của cơ thể”. Cách chơi: Cô đưa bức tranh em bé ra, chỉ vào từng bộ phận của cơ thể, yêu cầu trẻ nói nhanh bộ phận đó. Hoạt động 2 : Khám phá. * Các bộ phận cơ thể bé . - Chúng minh vừa chơi trò chơi rất vui rồi phải không? - Bây giờ sẽ cùng cô tìm hiểu kỹ hơn về những bộ phận trên cơ thể của chúng mình nhé. - Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu cái đầu thông minh trước. Vậy ai có thể kể tên các bộ phận trên đầu của em bé? Cùng chơi 1 trò chơi nhỏ với cô. Nghiêng đầu bên phải, nghiêng đầu bên trái. ( Chơi 2 – 3 lần) - Ai biết được nhờ có gì mà chúng ta có thể dễ dàng quay đầu sang phải và trái như vậy ? ( Nhờ có cái cổ) - Đầu là một bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta, vậy làm thế nào để cái đầu của chúng mình không bị đau? Khi đi nắng phải làm gì để bảo vệ đầu? ( Đội mũ ) Khi ngồi trên xe máy thì sao? ( Đội mũ bảo hiểm). - Khi trời rét phải làm gì để đầu được giữ ấm? ( Đội mũ len, đội khăn). - Làm gì để đầu luôn sạch sẽ? ( gội đầu, chải tóc thường xuyên). - Chải tóc và gội đầu thường xuyên cũng là cách để giữ gìn và bảo vệ đầu của chúng mình. - Chơi trò chơi : 5 ngón tay. - Giấu tay đi nào. Tay đẹp đâu? Mỗi người có mấy cái tay? Mỗi người đều có 2 tay nên vẫn gọi là đôi tay đấy. - Các bạn dùng đôi tay để làm những viếc gì? ( cho trẻ nói theo ý hiểu của trẻ), có thể gợi cho trẻ trả lời. - Con xúc cơm ăn bằng gì? Nhặt cầm đồ chơi bằng gì? Khi bị ngứa con thường làm gì?...vv -Khi viết hay vẽ cầm bút bằng tay nào? Cùng vẫy tay phải cho cô xem? Tay trái đâu? Ai kể tên các ngón tay? - Giải thích cho trẻ: Mỗi bàn có 5 ngón tay, các ngón tay là những công cụ quan trọng để bé thực hiện các hoạt động của mình được dễ dàng. Ngón tay cái và các ngón tay khác giúp các con nhặt và cầm nắm được mọi thứ. Các bạn phải giữ cho bàn tay và các ngón tay luôn sạch sẽ bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tiếp tục nói chuyện về đôi bàn chân, móng tay, móng chân với các câu hỏi tương tự. Chân cũng có thể làm được rất nhiều việc. Các bạn thử nhặt đồ chơi bằng chân xem nào? Có những người không may bị liệt cả hai tay, thì đôi chân đã thay đôi tay giúp họ làm mọi việc, kể cả viết chữ nữa, như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương về việc viết bằng chân…. Hoạt động 3: Chọn đúng đồ dùng để bảo vệ các bộ phận của cơ thể . - Bây giờ hãy cùng cô đi chợ mua đồ đi.Cho trẻ lấy tranh lô tô và về chơi.. - Quan sát xem mình mua được gì? Hãy gọi tên những thứ đố lên. - Bây giờ hãy nghe luật trò chơi nhé. Cô nói tên của dụng cụ nào thì chúng mình tìm lô tô và nói tác dụng của đồ dùng đó lên. - Mũ bảo hiểm – dùng đội đầu để đi xe máy. - Găng tay – Để bảo vệ tay…. - Khi trẻ chơi quen cô cho trẻ chạy mang tranh lên đặt theo ký hiệu của từng loại theo dấu hiệu cho trước. Hoạt động 4: Cho trẻ ngồi về in bàn tay của mình và tô màu cho bàn tay. - Cô nhận xét chung. Kết thúc : Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng chống bệnh tay chân miệng và các bệnh khác. Giáo dục trẻ ăn mặc gọn gàng sạch sẽ khi đến lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung: *Góc phân vai : Cửa hàng ăn uống *Góc học tập: Xé dán hình người. Tô màu khuôn mặt, in bàn tay bàn chân của mình. *Góc âm nhạc: Hát múa những bài về chủ đề. *Góc thư viện: Xem tranh ảnh báo về chủ đề. I, Mục đích yêu câu : - Trẻ thỏa thuận vai chơi cùng bạn - Mạnh dạn trong giao tiếp, thể hiện được vai chơi, mối quan hệ giữa các vai chơi với nhau. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và hứng thú trong các góc chơi. Đoàn kết trong khi chơi. II, Chuẩn bị: Địa điểm: Bố trí góc chơi khoa học, phù hợp. Đồ chơi: + Bộ đồ dạy học ở góc phân vai. + Giấy A4, màu sáp, tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể. + Đĩa nhạc, mũ múa, phách, trống, đàn……………… III,Cách tiến hành: 1, Thỏa thuận chơi : Hôm nay lớp mình sẽ cùng chơi góc, các bạn cùng đoán xem có những góc chơi nào? - Trẻ kể ra các góc chơi. Góc phân vai các con sẽ đóng Cửa hàng ăn uống : Ai muốn chơi ở góc phân vai? Góc học tập thì chúng ta sẽ cùng xé dán hình người. Tô màu khuôn mặt và in hình bàn tay bàn chân. Ai muốn chơi ở chơi ở góc học tập? Góc âm nhạc chúng ta sẽ cùng chơi với các dụng cụ âm nhạc, hát và vận động các bài hát trong chủ đề, các bạn hãy cố gắng múa thật dẻo, hát thật hay. Góc thư viện thì chúng ta sẽ xem tranh ảnh và tạp chí về một số bộ phận trên cơ thể. Cô hướng dẫn cho trẻ một số kỹ năng của từng vai chơi. Trước khi về góc chơi thì bạn nào nhắc lại cho cô và các bạn cùng biết khi chơi các con phải như thế nào ? Cho trẻ về góc chơi. 2, Quá trình chơi: Cô đến từng góc chơi gơi ý và tham gia chơi cùng trẻ. Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong khi chơi. 3, Nhận xét sau khi chơi: Cô đến từng góc chơi nhận xét nhóm chơi và sản phẩm của trẻ theo hình thức cuốn chiếu. nhóm nào nhận xét xong cô đưa đến đến nhóm khác nhận xét. Sau đó cô khái quát lại. Kết thúc giờ chơi cô cùng trẻ hát bài: “ Tay thơm tay ngoan ”. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng, cột tóc gọn gàng cho bạn gái. Cô sắp xếp cho trẻ ngồi ngay ngắn vào bàn để ăn xế. Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “ Cây táo nhỏ ”. Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại các góc chơi. Lúc sáng tại các góc chơi đó các con đã chơi những gì ? Sau đó cô hướng dẫn cho trẻ vào góc chơi. Cô chơi cùng trẻ, động viên, khuyến khích trẻ chơi. Hết giờ. Cô cho trẻ cất gọn gàng các đồ chơi. Sau đó, cô tổ chức cho trẻ cắm cờ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thứ 3 ngày 30 tháng 09 năm 2014 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TÊN H.Đ YÊU CẦU CHUẨN BỊ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN 1. HĐ có chủ đích : Tìm hiểu tác dụng của chân và tay. Trẻ biết được tác dụng của chân và tay. Biết giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ. - Hình ảnh về một số tác dụng của chân và tay. - Cho trẻ nêu một số lợi ích của tay và chân. - Quan sát tranh và đàm thoại. - Đôi bàn tay giúp các con làm những việc gì? - Đôi bàn chân giúp các con những việc gì? - Các con phải làm gì để bảo vệ đôi bàn tay và bàn chân? * Giáo dục : Nhắc nhở trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ra ngoài phải mang dép để bảo vệ chân, trời lạnh phải mang tất tay tất chân. Không chạy nhảy, không nghịch bẩn.... 2. T/c HT: Tìm bạn thân T/c VĐ: Tung bóng. - Trẻ thuộc bài hát “Tìm bạn thân” - Trẻ tìm bạn nhanh và đúng. - Trẻ thực hiện đúng theo lời giải thích của cô. - Trẻ biết tung và bắt bóng bằng 2 tay. - Sân bãi rộng rãi, có bóng mát. - Trẻ thuộc bài hát “Tìm bạn thân” - Bóng. * Cách chơi : - Cô cho trẻ vừa đi vừa hái bài “Tìm bạn thân”. Khi trẻ hát hết bài hoặc khi đang hát, nghe cô ra hiệu lệnh “Tìm bạn thân” thì mỗi trẻ phải tìm cho mình một người bạn. Các cháu nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô nói “Đổi bạn” thì trẻ phải tách và tìm cho mình 1 bạn khác theo đúng luật chơi. - Trò chơi tiếp tục 3-4 lần. - Xếp 2 đội, 1 đội bạn nam và 1 đội bạn nữ đứng song song quay mặt vào nhau. - Khi có hiệu lệnh của cô thì đội bạn nam cầm bóng tung và đội bạn nữ bắt bóng bằng 2 tay. Sau đó đổi ngược lại. T/c tự do Trẻ hứng thú chơi,sáng tạo với các học liệu tự nhiên: lá, hạt, cỏ….. - Chọn sân có nhiều lá,cành khô,sỏi….. - Quả, tăm, dây nhựa vv…. - Cô giới thiêu các học liệu, trẻ tự tìm tòi trên sân. Cô hỏi trẻ sẽ làm gì với những thứ này? Trẻ nêu ý tưởng….Cô gợi ý cho trẻ cách chơi, sáng tạo với những học liệu trẻ tìm được. Hướng trẻ chơi nhiều nhóm… HOẠT ĐỘNG HỌC LĨNH VỰC KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đề tài: Các bộ phận cơ thể bé I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết, phân biệt được các bộ phận trên cơ
File đính kèm:
- Ban than hoan chinh.doc