Giáo án 4 tuổi - Hà Thị Bích Ngọc - Tuần 6: Trang phục của bé

- Cho trẻ hát : Cái nón xinh

- Đàm thoại với trẻ về bài hát

- Cho trẻ quan sát trang phục bé trai

- Cô và trẻ cùng quan sát và đàm thoại:

 + Các con nhìn xem đây là trang phục gì ?(áo sơ mi)

 + Aó sơ mi này là trang phục của bạn trai hay bạn gái ? (bạn trai)

 + Vì sao con biết đó là trang phục của ban trai? ( trẻ trả lời)

 + Ngoài áo sơ mi bạn trai còn mặc trang phục gì? (quần sọt, áo thun)

 + Bạn trai đội nón gì? (nón lưỡi trai)

 + Bạn trai mang giầy dép như thế nào?(dép da, giầy sanđan.)

 - Giáo dục trẻ giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ

* Nghe cô đọc thơ: Bé ơi

* TC: Chồng nụ chồng hoa (sách trò chơi, thơ truyện 4 – 5 tuổi)

- Cô tiến hành cho trẻ chơi

* Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, vẽ tự do trên sân, chơi với đá, sỏi lá cây.

- Cho trẻ vào lớp vệ sinh chân tay sạch sẽ

 

doc32 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 35047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 4 tuổi - Hà Thị Bích Ngọc - Tuần 6: Trang phục của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ dùng, đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.
HOẠT ĐỘNG 6: VỆ SINH -ĂN NGỦ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết thực hiện thành thạo thao tác vệ sinh trước và sau khi ăn. Ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn, ngủ đúng chỗ không nói chuyện, ngủ đủ giấc.
- Rèn kỷ năng tự phục vụ.
-Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
 II. CHUẨN BỊ:
-Khăn, bàn ghế ăn cơm, phòng lớp sạch sẽ thoáng mát cho trẻ ngủ.
III. TIẾN HÀNH:
 * Tổ chức giờ ăn.- Sắp xếp bàn ghế, các vật dụng như: đĩa, hộp giấy, sọt rác, khăn ướt .
- Cho trẻ làm các thao tác vệ sinh trước khi vào bàn ăn.
- Cô chia cơm cho từng trẻ, giới thiệu các món ăn trong ngày cho trẻ biết.
- Động viên trẻ ăn hết xuất, an không làm rơi vãi thức ăn.
 * Tổ chức giờ ngủ.- Làm vệ sinh nơi ngủ cho trẻ, chuẩn bị nệm, gối cho trẻ
- Trẻ nam, nữ ngủ riêng biệt, trẻ ngủ phải có nệm, gối, giờ ngủ của trẻ phải yên tĩnh, không ồn ào.
HOẠT ĐỘNG 7: HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
LÀM QUEN TIẾNG VIỆT 
Áo đồng phục – Áo khoác – Quần sooc 
 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
-Trẻ biết nói đúng từ tiếng việt, 
-Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng từ tiếng việt cho trẻ dân tộc
-GD trẻ ghi nhớ từ tiếng việt cô dạy
II. CHUẨN BỊ: Tranh phô tô , màu 
III.TIẾN HÀNH :
-Cho trẻ hát bài “ Chiếc khăn tay”
-Trò chuyện chủ đề
-Giới thiệu tranh 
-Cô có bức tranh gì nào? 
- Cô chỉ những từ dưới tranh cho trẻ phát âm theo
- Áo đồng phục ( Tứa đồng phục)
-Áo khoác ( Tủa khoác )
-Quần sooc ( Quần tấm)
- Cho trẻ chơi trò chơi “may may – vá vá”
Vận động bài hát : Đôi dép xinh.
- Trẻ biết hát và vận động theo cô bài đôi dép xinh.
- Rèn kỹ năng ca hát, kĩ năng vận động cho trẻ .
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Giáo dục trẻ yêu âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ: Kéo,giấy mầu, hồ dán 
III.TIẾN HÀNH: 
- Cho đọc thơ: Bé mặc áo xinh
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ
- Cô hát cho trẻ nghe
- Cô hướng dẫn trẻ vận động minh hoạ theo lời bài hát
- Trẻ hát và vận động theo cô
- Cô bao quát sữa sai cho trẻ
- Nhận xét tiết học
HOẠT ĐỘNG 8: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết các tiêu chuẩn bé ngoan mà cô đặt ra cho bé thực hiện trong tuần
- Trẻ có kỹ năng tự đánh giá nhận xét về mình về bạn
-Gd trẻ tự giác trong giờ nêu gương.
II. CHUẨN BỊ: Cờ bé ngoan, bảng cắm cờ.
III. TIẾN HÀNH: 
- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ
- Cô cho trẻ tự sửa lại đầu tóc gọn gàng, lớp hát bài hoa bé ngoan.
- Cô giúp trẻ nhớ lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan 
+Bé hăng hái phát biểu ý kiến. 
+Bé biết chào khi có khách đến thăm lớp. 
+Bé đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Cô cho trẻ từng tổ tự nhận xét.
- Cô quyết định cho trẻ cắm cờ và nhận xét tổ nào nhiều cờ cho tổ cắm.
- Động viên cháu chưa đạt ngày mai cần cố gắng hơn.
- Cô nhận xét buổi nêu gương.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của cháu.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
****************
Ngày soạn : 21/9/2013
Ngày dạy : 08/10/2013 
 Ngày thứ hai
 Bé yêu thể thao 
HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHUYỆN CÙNG TRẺ 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết cùng cô trò chuyện về các trang phục bé mang hàng ngày
- Rèn kỹ năng nói, nghe cho trẻ rõ ràng, trả lời đúng câu hỏi
-GD trẻ giữ gìn quấn áo sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung trò chuyện
III.TIẾN HÀNH: 
Hôm nay thời tiết thế nào các con
-Vậy hôm nay c/c mặc quần áo như thế nào cho phù hợp với thời tiết
- con biết áo đang mặc quần đang mặc được làm bằng chất liệu gì không?
- Bằng thun. Do ai làm ra? Ai may ra?
- Để cho quần áo thơn tho sạch sẽ thì phải làm gì? 
-Vậy các con đã làm gì cho quần áo của mình sạch sẽ?
HOẠT ĐỘNG 2: THỂ DỤC SÁNG :
 -Thực hiện như ngày thứ 1
HOẠT ĐỘNG 3: Quan sát trò chuyện về trang phục bé trai.
 - Nghe cô đọc thơ: Bé ơi
 -TC : Chồng nụ chồng hoa. Chơi với đồ chơi ngoài trời, tự do trên sân, chơi với đá, sỏi, lá cây
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, trang phục của bé trai( quần sọt, áo thun, áo sơ mi, nón lưỡi trai...)
- Rèn kĩ năng quan sát và phân biệt các loại trang phục của bé trai.Trẻ biết cùng bạn thảo luận tham gia trả lời câu hỏi của cô. Trẻ chơi tốt trò chơi. 
- Giáo dục trẻ không chen lấn xô đẩy nhau, đoàn kết trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ: Sân rộng thoáng mát Trang phục bé trai. 
III. TIẾN HÀNH: 
- Cho trẻ hát : Cái nón xinh
- Đàm thoại với trẻ về bài hát
- Cho trẻ quan sát trang phục bé trai
- Cô và trẻ cùng quan sát và đàm thoại:
 + Các con nhìn xem đây là trang phục gì ?(áo sơ mi)
 + Aó sơ mi này là trang phục của bạn trai hay bạn gái ? (bạn trai)
 + Vì sao con biết đó là trang phục của ban trai? ( trẻ trả lời)
 + Ngoài áo sơ mi bạn trai còn mặc trang phục gì? (quần sọt, áo thun)
 + Bạn trai đội nón gì? (nón lưỡi trai)
 + Bạn trai mang giầy dép như thế nào?(dép da, giầy sanđan..)
 - Giáo dục trẻ giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ
* Nghe cô đọc thơ: Bé ơi
* TC: Chồng nụ chồng hoa (sách trò chơi, thơ truyện 4 – 5 tuổi)
- Cô tiến hành cho trẻ chơi
* Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, vẽ tự do trên sân, chơi với đá, sỏi lá cây.
- Cho trẻ vào lớp vệ sinh chân tay sạch sẽ
HOẠT ĐỘNG 4: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: 
 Tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết cách thực hiện bài tập tung bóng lên cao và bắt được bóng bằng 2 tay, hiểu được luật chơi, cách chơi trò chơi cáo và thỏ.
- Trẻ thực hiện đúng động tác tung và bắt bóng, phát triển cơ tay, rèn kĩ năng vận động, định hướng torng không gian, hướng bóng rơi, chơi được trò chơi vận động cáo và thỏ.
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học
II. CHUẨN BỊ: Sân tập, Bóng to 6 trái 
III. TIẾN HÀNH: 
Hoạt động 1: Âm nhạc của bé
- Cho bé hát bài: Đôi dép xinh
- Trò chuyện đàm thoại với trẻ về chủ đề
Hoạt động 2: Dự tiệc sinh nhật
- Hôm nay là sinh nhật bạn Hiếu, bạn Hiếu mời lớp mình đến dự tiệc sinh nhật.Các con có đến cùng cô dự tiệc sinh nhật của bạn Hiếu không?
- Sinh nhật của bạn Hiếu rất vui ,có rất nhiều bánh kẹo, khi ăn bánh kẹo xong các con nhớ vứt rác vào thùng rác nhé.
- Bạn Hiếu tổ chức rất nhiều trò chơi .Các con có muốn tham gia không ?Vậy mình cùng tham gia nhé!
Hoạt động 3: Bé vui chơi
* Trò chơi 1: Mình cùng khởi động:
 Cho trẻ đi chạy các kiểu, sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang
 * Trò chơi 2: Ai tập đẹp :
Tập kết hợp bài hát “ Cái nón xinh “.
 Thở :Thổi nơ.
 “ Cái nón…che đầu ”
+ Động tác tay 1 : (4l X 4 n) Hai tay đưa ra trước, lên cao.
 “ Sớm trưa …che đầu”
+ Động tác bụng 3 :(2l X 4n) Đứng cúi người về phía trước
 “ Cái nón…che mưa ”:
+ Động tác chân 2 :(2l X 4n) Ngồi khụy gối 
 “ Sớm trưa…che đầu”
+ Động tác bật 1 : ( 2l X 2 n) Bật nhảy tại chỗ.
Các con vừa chơi trò chơi rất giỏi.Có 1 trò chơi nữa rất hấp dẫn cô cháu mình cùng chơi tiếp nha.
* Trò chơi 3: Tay ai khéo thế.
- Cô làm mẫu lần 1 không giải thích .
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích.
 Thực hiện động tác: Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau.
TTCB: Cô đứng 2 chân rộng bằng vai. Cô cần bóng bằng 2 tay tung thẳng lên cao (khoảng 40-50 cm) mắt nhìn theo bóng và đón bắt bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống 
* Lưu ý : Các con tung bóng thẳng lên cao không tung ra trước hoặc ra sau )
- Lần 3: Cô làm mẫu hoàn chỉnh.
- Chọn 2 trẻ khá lên thực hiện cùng cô.
- Tiến hành cho trẻ thực hiện mỗi lần 2 trẻ.
- Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
- Chọn 2 trẻ khá lên thực hiện lại.
* Trò chơi 4: Caó và thỏ
- Cô giải thích luật chơi cách chơi( sách trò chơi cho trẻ 4-5 tuổi).
- Cô tiến hành cho trẻ chơi.
Hoạt động 4: Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi chậm hít thở sâu.
HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG GÓC
 -Thực hiện như ngày thứ 1
HOẠT ĐỘNG 6: VỆ SINH -ĂN NGỦ
 -Thực hiện như ngày thứ 1 
HOẠT ĐỘNG 7: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
 Áo ba lỗ - Áo bà ba – Áo dài
 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
-Trẻ biết nói đúng từ tiếng việt, 
-Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng từ tiếng việt cho trẻ dân tộc
-GD trẻ ghi nhớ từ tiếng việt cô dạy
II. CHUẨN BỊ: Tranh phô tô , màu 
III.TIẾN HÀNH :
-Cho trẻ hát bài “ Chiếc khăn tay”
-Trò chuyện chủ đề
-Giới thiệu tranh 
-Cô có bức tranh gì nào? 
- Cô chỉ những từ dưới tranh cho trẻ phát âm theo
-Áo ba lỗ (Tứa tảm lộ)
-Áo dài ( Tứa lị)
-Áo bà ba ( Tứa bà ba)
- Cho trẻ chơi trò chơi “may may – vá vá”
Ôn Thao tác Rửa Mặt
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ thực hiện được thao tác rửa mặt.
- Trẻ biết rửa mặt theo đúng trình tự theo sự hướng dẫn của cô.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
II. CHUẨN BỊ: 
- Khăn ẩm, chậu, giá.
III. TIẾN HÀNH:
+ Cho trẻ hát bài “Vui đến trường’’, cô và trẻ cùng trò chuyện và đàm thoại.
Cô đố các con khi ngủ dậy và khi mặt bị dơ thì các con phải làm gì ?(rửa mặt).
- Hôm trước cô thấy 1 số bạn rửa mặt chưa đúng thao tác nên mặt chưa được sạch, để giúp cho khuôn mặt các con luôn được sạch sẽ, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con thực hiện thao tác rửa mặt. ( vâng ạ)
+ Bé lắng nghe
- Làm mẫu : Không giải thích
- Chọn cháu khá lên thực hiện thao tác cho cả lớp xem
+ Bé làm thao tác
- Lần lượt cô cho mỗi lần 2- 3 trẻ lên thực hiện 
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Chọn trẻ giỏi thực hiện cho cả lớp xem, 
- Cô nhận xét tuyên dương.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
HOẠT ĐỘNG 8: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
 -Thực hiện như ngày thứ 1
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
 ****************
Ngày soạn : 21/9/2013
Ngày dạy : 09/10/2013 
 Ngày thứ ba
 Bé thích học toán
HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHUYỆN CÙNG TRẺ 
- Trẻ quan sát trò chuyện về áo bà ba nử áo bà ba nam, biết đó là trang phục đặc trưng của miền Nam bộ. Biết được đặc điểm của áo bà ba .
- Chú ý lắng nghe và trả lời các câu hỏi. Phát triển cho trẻ sự nhanh nhẹn.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- GD trẻ bảo vệ biết giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.biết giử gìn áo quần sạch sẻ
II. CHUẨN BỊ:
III.TIẾN HÀNH: 
- C/c cô có gì đây?
- Con nhìn xem trên tay cô đang cầm bộ áo quần gì đây? ( Bộ bà ba)
- Bộ bà ba này co màu gì? ( Màu hồng) 
-theo C/c đây là áo của nam hay áo của nử?
- Còn áo này có màu gì? ( Áo bà ba, màu đen)
-Aó bà ba đen màu đen này theo C/c là của ai thường mặc nè?
- Con hãy kể những đặc điểm nổi bật của bộ đồ bà ba cho cô và các bạn cùng nghe.
- Thế đây là bộ trang phục đặc trưng của miền nào? ( Miền Nam bộ ạ)
- Ở tỉnh nào thì hay mặc bộ bà ba này nhất con nhỉ?
- À! Ở các tỉnh miền Tây như Bến Tre, Vĩnh Long, tiền Giang rất hay mặc những bộ bà ba này đó các con.và nói chung người miền nam trai gái đều thường mặc áo bà ba đó C/c
HOẠT ĐỘNG 2: THỂ DỤC SÁNG :
 -Thực hiện như ngày thứ 1
 HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
- Trò chuyện, tìm hiểu về các loại trang phục của bé.
- Hát: Cái nón xinh
-TC : Chồng nụ chồng hoa. Chơi với đồ chơi ngoài trời, vẽ tự do trên sân, chơi với đá, sỏi, lá cây
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết các loại trang phục của bé có quần áo, nón, giầy dép...Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi trò chơi chồng nụ chồng hoa
- Rèn kĩ năng quan sát , nhận biết so sánh sự giống và khác nhau giữa các loại trang phục. Trẻ chơi tốt trò chơi.
- Giáo dục trẻ không chen lấn xô đẩy nhau, đoàn kết trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ: - Nội dung trò chuyện. Đồ chơi ngoài trời
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Trước khi ra sân
-Cô nhắc nhở quy đinh trước khi ra sân, chú ý đến trẻ có sức khỏe yếu, bị bệnh
Hoạt động 2: ra sân
-Cô cho trẻ ra sân dạo quanh sân trường vừa đi vừa hát đọc thơ các bài về chủ đề trang phục của bé, sau đó cho trẻ ngồi tập trung bên cô.
- Cho cả lớp đọc thơ: Bé mặc áo xinh
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ
- Hằng ngày đến trường các con mặc trang phục gì?( quần áo đồng phục của trường)
- Còn gì nữa các con? (đội mũ, mang giầy..)
- Ngoài quần áo đồng phục của trường các con còn mặc trang phục gì nữa?( áo đầm, áo thun, áo sơ mi...)
-Thế bạn trai thường mang trang phục gì ?( mặc quần sọt áo thun mang nón lưỡi trai, đi giầy sanđan)
- Bạn gái thường mang trang phục gì?(mặc áo đầm, đội nón vành, mang giầy bitit)
* Tương tự cô cho trẻ quan sát và trò chuyện về một số trang phục khác.
* Hát: Cái nón xinh.
* Chơi trò chơi : Chồng nụ chồng hoa
- Cô giải thích cách chơi, luật chơi (sách trò chơi 4-5 tuổi).
- Tổ chức cho trẻ chơi
* Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, vẽ tự do trên sân, chơi với cát sỏi, đá, lá cây. 
Hoạt động 3: Kết thúc buổi chơi.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng cất vào đúng nơi quy định.
- Cho trẻ vào lớp vệ sinh chân tay sạch sẽ
HOẠT ĐỘNG 4: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
 Xác định phía trước – phía sau của bản thân
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
-Trẻ biết phân biệt được phía trước – phía sau của bản thân mình 
-Rèn ghi nhớ có chủ định cho trẻ về định hướng trước – sau. Làm các bài tập được theo hướng dẫn của cô .
- Giáo dục trẻ chú ý trong giờ học, ham thích học toán
II. CHUẨN BỊ: - Các loại trang phục, nón, dép, nơ, bóng bay...
TIẾN HÀNH: 
Hoạt động1: Bé vui ca hát.
- Cho cả lớp hát: Cái nón xinh.Trò chuyện và đàm thoại về chủ đề .
- Các con ơi hôm nay trường của chúng ta tổ chức cuộc thi biễu diễn thời trang cô và các con cùng đến siêu thị để mua một số loại trang phục về tham gia cuộc thi nha! 
- Đến siêu thị rồi ! Có rất nhiều loại trang phục.
- Các con xem có những trang phục gì nào? ( Nón, dép...)
- Vậy nón làm gì ? đội nón phía nào ? (phía trên). Vậy mang dép ở đâu ?(Phía nào các con ? (Phái dưới). Đúng rồi hôm trước c/c đã được biết phía trên phía dưới của bản thân rồi né. Hôm nay cô dạy cho các con xác định phía trước và phía sau của mình nhá. 
* TC: Bé vẽ trang phục 
Hoạt động 2: Những trang phục xinh xắn
- Bây giờ cô mời một bạn lên đây giúp cô 
- Đây là bạn Ngọc Anh nè. Bạn Ngọc Anh quay xuống nhìn cả lớp đi. Vậy phía trước của bạn Ngọc Anh là các con nè. Và phía trước của c/c cũng là bạn Ngọc Anh nè. Phía sau bạn Ngọc Anh cô để chú búp bê. Vậy c/c thử nhìn xem phía sau mình là bạn nào? Vật nào? 
-Phía trước của mình là hướng trước mặt, hướng bụng, hướng mũi chân.
-Con phía sau là phía gáy, lưng, gót chân.
Hoạt động 3: Bé chơi cùng các bạn
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi:
+ Trò chơi 1: “Bé nhanh chân” - KTSX
Cô cho trẻ chơi xếp thành hàng dọc (3 trẻ ) 
Cô gọi 1-2-3 trẻ xếp hàng . Bạn nào đứng phía trước của con? Bạn nào đứng phía sau của con? 
Cô chú ý xem trẻ trả lời
+ Trò chơi 2 : “Ai nhanh hơn”
- Cô cho trẻ xếp thành 1 vòng tròn chơi trò chơi bóng lăn.
- Bóng lăn theo phía trước và phía sau trẻ.
- Cô quan sát trẻ chơi theo hướng dẫn của cô
+ Trò chơi 3 : "Ai thông minh"
Cô có những chiếc nơ rất xinh sắn . Các con nhanh tay gắn chiếc nơ lên phía trước của mình cho cô xem nào.
Và con lấy 1 cái bong bóng cầm ra phía sau cho cô.
Bạn nào nhanh và đúng được cô khen.
+ Trò chơi 4 : "Nhận tin nhanh”
Cô cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc chơi trò chơi “Nhận tin nhanh”
Cô hô “giơ tay ra phía trước, vòng tay ra phía sau”
Bước lên phía trước 2 bước, lùi ra phía sau 2 bước…
Cô qua sát trẻ chơi. Ai sai bị phạt nhảy lò cò.
+ Cho trẻ đọc thơ bài: “ Ríc ríc rắc rắc”
* Kết thúc: hát 
HOẠT ĐỘNG 5: 
-Thực hiện như ngày thứ 1
HOẠT ĐỘNG 6: VỆ SINH -ĂN NGỦ
-Thực hiện như ngày thứ 1 
HOẠT ĐỘNG 7: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 
LÀM QUEN TIẾNG VIỆT 
Váy ngắn, váy dài, sườn sám 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
-Trẻ biết nói đúng từ tiếng việt, 
-Rèn kỹ năng phát âm rõ ràng từ tiếng việt cho trẻ dân tộc
-GD trẻ ghi nhớ từ tiếng việt cô dạy
II. CHUẨN BỊ: Tranh phô tô , màu 
III.TIẾN HÀNH :
-Cho trẻ hát bài “ Chiếc khăn tay”
-Trò chuyện chủ đề
-Giới thiệu tranh 
-Cô có bức tranh gì nào? 
- Cô chỉ những từ dưới tranh cho trẻ phát âm theo
- Váy ngắn (Váy tấm)
-Váy dài ( Váy lị )
- Nón lá ( Chúp bẩu )
- Cho trẻ chơi trò chơi “may may – vá vá”
LÀM BÀI TẬP TOÁN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết làm bài tập theo hướng dẫn của cô
-Rèn kỹ năng cầm bút tô màu, đánh dấu bài tập
-GD trẻ ham thích học toán
II.CHUẨN BỊ: 
Bài tập mẫu, bút màu
III.TIẾN HÀNH:
-Cho trẻ hát 1 bài
-Giới thiệu yêu cầu của bài tập
-Hướng dẫn trẻ thực hiện yêu cầu của bài tập
-Gọi – hỏi một vài trẻ xem đã hiểu cách làm của bài tập chưa
-Trẻ làm bài theo yêu cầu của sách
-Cô quan sát – gợi ý trẻ làm.
-Nhận xét bài tập.
-Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG 8: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
 -Thực hiện như ngày thứ 1
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
 ****************
Ngày soạn : 22/9/2013
Ngày dạy :10/10/2013 
 Ngày thứ tư
 Bé mặc áo xinh 
HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHUYỆN CÙNG TRẺ : Chiếc áo tứ thân
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ cùng cô trò chuyện về chiếc áo tứ thân. Biết được đặc điểm của chiếc áo tứ thân, biết được chất liệu vải màu sắc thế nào ,áo tứ thân thường mặc trong dịp nào? 
- Mạnh dạn nói lên những điều bé biết về chiếc áo tứ thân ,áo tứ thân được mặc trong lễ hội .. áo có nhiều màu sắc ,có dây cột trước eo. 
- Giáo dục trẻ không xô đẩy nhau, chơi trật tự chơi xong thu dọn đồ chơi gọn gàng biết bảo vệ biết giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ: Nội dung trò chuyện 
III.TIẾN HÀNH: 
- Cho trẻ dạo chơi xung quanh trường, hít thở không khí trong lành buổi sáng.
- Trò chuyện về thời tiết, đến nơi chuẩn 
- Các con xem cô có chiếc áo gì đây? 
- Áo này có mấy thân?
- Màu sắc như thế nào?
- Aó thường mặc trong các dịp nào
- Aó tứ thân là áo của miền nào ?.
-Vì sao gọi là áo tứ thân?
-Aó tứ thân hay mặcvao2 những lúc hát hợi và thường đội nón quai thao khi hát. Khi hát giai điệu nào thì mặc áo tứ thân ? ( Chèo, quan họ)
- Rất giỏi! Đây là chiếc khi mặc áo tứ thân làm cho người miền bắc thêm duyên dáng hơn
HOẠT ĐỘNG 2: THỂ DỤC SÁNG :
 -Thực hiện như ngày thứ 1
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
- Quan sát trò chuyện về trang phục bé gái.
- Nghe cô đọc chuyện: Chiếc áo mới của bé Lan
-TC: Rồng rắn lên mây. Chơi với đồ chơi ngoài trời, vẽ tự do trên sân.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, trang phục của bé gái( áo đầm, váy ngắn, đồ bộ, nón rộng vành, guốc, giầy bitis..). Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết và phân biệt các loại trang phục của bé gái.Trẻ biết cùng bạn thảo luận tham gia trả lời câu hỏi của cô. Trẻ chơi tốt trò chơi. 
- Giáo dục trẻ không chen lấn xô đẩy nhau, đoàn kết trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ: Sân rộng thoáng mát Trang phục bé gái 
III. TIẾN HÀNH: 
- Cho trẻ ra sân dạo quanh sân trường vừa đi vừa hát, đọc thơ về chủ đề trang phục của bé, sau đó cho trẻ ngồi tập trung bên cô
- Cho trẻ quan sát trang phục bé gái
- Cô và trẻ cùng quan sát và đàm thoại:
 + Các con nhìn xem đây là trang phục gì ?( áo đầm)
 + Aó đầm này là trang phục của bạn trai hay bạn gái ?( bạn trai)
 + Vì sao con biết đó là trang phục của bạn gái?( trẻ trả lời)
 + Ngoài áo đầm bạn gái còn mặc trang phục gì??( váy ngắn, đồ bộ...)
 + Bạn gái đội nón gì? ( nón vành rộng)
 + Bạn gái mang giầy dép như thế nào?( giầy bitis. Guốc..)
 - Giáo dục trẻ giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ
* Nghe cô đọc truyện: Bé Lan mặc áo mới.
* TC: Rồng rắn lên mây( sách trò chơi, thơ truyện 4 – 5 tuổi)
- Cô tiến hành cho trẻ chơi
* Chơi tự do: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, vẽ tự do trên sân, chơi với đá, sỏi lá cây.
- Cho trẻ vào lớp vệ sinh chân tay sạch sẽ.
HOẠT ĐỘNG 4: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
 Thơ : Chiếc Áo Mới 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ. Hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô
-Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, trả lời rõ ràng mạch lạc, đúng ý trả lời. Rèn luyện ghi nhớ có chủ định bài thơ, đặt tên cho bài thơ .
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ: tranh nội dung bài thơ.
III. TIẾN HÀNH: 
Hoạt động 1: Bé vui chơi 
- Cho cả lớp chơi trò chơi:”may may – vá vá”, cô và trẻ cùng trò chuyện và đàm thoại.
- Các con 

File đính kèm:

  • docBan than(2).doc
Giáo án liên quan