Giáo án 4 tuổi - Chủ đề: Bé ngoan

* Môi trường của bé

- Cô và trẻ cùng hát bài "Em vẽ môi trường màu xanh"

+ C/c vừa hát bài hát nói về điều gì ?

+ Thế môi trường là gì ?

+ C/c có yêu môi trường không ?

+ Làm thế nào để môi trường của chúng ta luôn xanh - sạch - đẹp.

Để bảo vệ môi trường chúng ta có rất nhiều cách, sử dụng những đồ dùng được làm từ giấy cũng là một cách để chúng ta bảo vệ môi trường đấy.

Các con có muốn làm những đồ dùng, bức tranh làm từ giấy không ?

* Bé bảo vệ môi trường

 - Cô giới thiệu cho trẻ xem những bức tranh, túi mà cô đã làm bằng những nguyên vật liệu khác nhau (như giấy báo, giấy màu, ống hút )

- Cô giới thiệu cách làm:

+ Túi giấy: Cô đã làm sẵn túi nhưng chưa có quai, c/c sỏ dây thắt nút lại làm quai và xé dán thêm hoa, chấm tròn để tranh trí cho túi xách thêm đẹp.

+ Tranh xé dán túi sách: Cô dùng giấy màu xé thành những miếng nhỏ dán tạo hình túi sách rất là dễ thương.

+ Tranh hoa làm từ giấy và ống hút: Cô dùng giấy màu xé dán tạo hình bông hoa, ống hút làm cành hoa.

 

doc33 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3241 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 4 tuổi - Chủ đề: Bé ngoan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dẫn cháu chơi ghép tranh, chơi so hình, bù chỗ thiếu. Biết giao lưu liên kết các nhóm chơi.
	* Góc xây dựng: Xây công viên xanh.
	* Góc phân vai: Gia đình - Bán hàng
	* Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, xếp hình các hành động đúng với môi trường. Cắt dán tranh từ họa báo, làm túi bằng giấy báo, xé dán hoa từ giấy báo.
	* Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá cây, nhổ cỏ.
5. Hoạt động chiều: Ném vòng cổ chai
- Cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi “Ném vòng cổ chai”
- Luật chơi: Ném bóng vào rổ, nếu nhiều quả không bị nảy ra ngoài là thắng cuộc
- Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai 100 đến 150cm. Các cháu xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẻ, mỗi lần chơi cho 3 trẻ ném, mỗi trẻ ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động 1: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động 2: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động 3: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động 4: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động 5: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 14/10/2014 Ngày thứ hai 
Đề tài: BÉ YÊU MÔI TRƯỜNG
 I. MỤC TIÊU:
	- Trẻ biết tên bài thơ "Thư của bé" của tác giả Hoàng Thị Dân biết được nội dung bài thơ nói về bé đi học đã vẽ rất nhiều thứ, trong đó có lá thư gửi các bạn năm châu là hãy giữ cho môi trường luôn sạch đẹp và trồng thêm nhiều cây xanh để trái đất mãi xanh tươi. 
	+ 39. Trẻ biết sử dụng các câu đơn, câu ghép để trả lời các câu hỏi.
	+ 61. Trẻ biết quan tâm đến môi trường: Biết một số việc làm để bảo vệ môi trường.
	- 40. Trẻ đọc được bài thơ diễn cảm, phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý. Rèn kỹ năng đọc rõ ràng, mạnh dạn, tự tin trước đông người.
	- Giáo dục trẻ yêu bảo vệ môi trường, đoàn kết, trật tự trong các hoạt động.
II. CHUÂN BỊ:
	- Tranh pp minh họa bài thơ.
	- Đồ chơi cho các cháu chơi tự do.
	- Giấy, bút, sáp màu, …
	- Đồ dùng đồ chơi cho góc học tập.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động đón trẻ: Bé hành động với môi trường.
	- Cô ân cần đón trẻ vào lớp
	- Cho trẻ xem hình ảnh về cách bảo vệ môi trường.
	- Giáo dục biết hành động đúng với môi trường.
2. Hoạt động ngoài trời: Chung tay bảo vệ môi trường
* Làm quen bài thơ "Thư của bé"
	- Cô cùng trẻ trò chuyện về môi trường.
	- Cô đọc cho cháu nghe 2 – 3 lần.
	- Dạy cháu đọc theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
	Giáo dục trẻ yêu quý môi trường, biết kêu gọi mọi người cùng bảo vệ môi trường.
* Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi.
	+ TCVĐ: Ném bowling
	- Luật chơi: Trẻ nào lăn bóng làm đổ nhiều con ki (lon bia) thì trẻ đó thắng cuộc
	- Cách chơi: Cô xếp lon bia (con ki) theo hình tam giác, kẻ một vạch phấn làm mức, cách con ki 1,5m, các bạn ngồi hai bên để cổ vũ.
	Trẻ tham gia chơi sẽ đứng sau vạch mức, khi có hiệu lệnh bắt đầu thì lăn quả bóng về phía vỏ lon bia (con ki) sao cho con ki đổ càng nhiều càng tốt.
	- Cô bao quát cho trẻ chơi.
+ Chơi tự do.
- TCDG: Lộn cầu vồng; kéo co; cắp cua.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
	- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi sân trường, vẽ trên nền, chơi với những viên sỏi…cô bao quát để đảm an toàn cho trẻ trong khi chơi.
* Vệ sinh vào lớp.
3. Hoạt động học: PTNN – Thơ “ Thư của bé”
* Môi trường màu xanh
- Cô và trẻ cùng hát bài "Em vẽ môi trường màu xanh"
+ C/c vừa hát bài hát nói về điều gì ?
+ Thế môi trường là gì ?
+ C/c có yêu môi trường không ?
+ Làm thế nào để môi trường của chúng ta luôn xanh - sạch - đẹp.
- C/c có biết bài thơ nào nói về cách bảo vệ môi trường không ?
 Cô có một bài thơ rất hay nói về cách bảo vệ môi trường . Các con lắng nghe nha !
* Nghe cô đọc thơ 
	+ Cô đọc thơ
	- Lần 1: Đọc diễn cảm
Bài thơ: Thư của bé
Hôm nay đi học sớm
Bé vẽ quả địa cầu
Và hai chú chim sâu
Miệng ngậm lá thư nhỏ.
Chim thì tô màu trắng
Còn trái đất màu xanh
Đầu đội nón hòa bình
Miệng tươi cười hiền hậu.
À, còn thư của bé
Gửi các bạn năm châu
Chúng mình hãy cùng nhau
Giữ môi trường trong sạch !
Phố phường không vứt rác
Không bẻ lá ngắt cành
Giúp ba, mẹ, chị, anh
Trồng thêm cây mát ngõ.
Bé tuổi hãy còn nhỏ
 Nhưng cố hết sức mình
Cho trái đất mãi xanh
Tràn đầy niềm hy vọng.
Hoàng Thị Dân
	- Lần 2: Đọc kết hợp powerpoint, giảng nội dung:
	Bài thơ nóivề bé đi học đã vẽ rất nhiều thứ, trong đó có lá thư gửi các bạn năm châu là hãy giữ cho môi trường luôn sạch đẹp và trồng thêm nhiều cây xanh để trái đất mãi xanh tươi.
	 Khi đọc các con đọc nhẹ nhàng tình cảm
	+ Bé đọc thơ : Lớp, tổ, nhóm, cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau 
	Cô chú ý sửa sai cho trẻ 
	+Thi xem ai giỏi : 
	 - C/c vừa đọc bài thơ gì?
 	- Bé đi học đã vẽ những gì ?
	- Bé tô màu tranh như thế nào ?
	- Bé đã viết thư cho ai ?
	- Trong thư bé đã nói với các bạn như thế nào ?
	- Bé đã hi vọng điều gì ?	 
	- C/c sẽ làm gì để trái đất luôn xanh tươi ?
	Môi trường rất là quan trọng đối với sự sống của muôn loài nhất là con người chúng ta. Chính vì vậy mà các con phải biết bảo vệ môi trường và biết kêu gọi mọi người cùng chung tay vì trái đất tương lai ngày càng đẹp hơn.
* Hành động đúng với môi trường 
	Cho trẻ gắn tranh hành động đúng với môi trường, bảo vệ môi trường.
Kết thúc tiết học: Hát “Em vẽ môi trường màu xanh”
4. Hoạt độc góc: Bé học về môi trường
	*Góc học tập: Xem tranh album, kể chuyện theo tranh. Ghép tranh, chơi so hình, bù chỗ thiếu… về môi trường.
	- Cô hướng dẫn cháu xem tranh, kể chuyện theo tranh để biết về môi trường trẻ đang sống.
	- Hướng dẫn cháu chơi ghép tranh, chơi so hình, bù chỗ thiếu. Biết giao lưu liên kết các nhóm chơi.
	* Góc xây dựng: Xây công viên xanh.
	* Góc phân vai: Gia đình - Bán hàng
	* Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, xếp hình các hành động đúng với môi trường. Cắt dán tranh từ họa báo, làm túi bằng giấy báo, xé dán hoa từ giấy báo.
	* Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá cây, nhổ cỏ.
5. Hoạt động chiều: Bé nào nhớ giỏi
	* Ôn thơ: Thư của bé
	+Cô đọc lại bài thơ cho trẻ nghe 1 – 2 lần.
	- Cho cả lớp đọc vài lần.
	- Gọi nhóm, cá nhân lên đọc
	+Đàm thoại về nội dung bài thơ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động 1: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………..
Hoạt động 2: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………..
Hoạt động 3: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………..........................................................................................................…………………..
Hoạt động 4: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………..
Hoạt động 5: .........................................................................................................…………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 15/10/2014 Ngày thứ 3
HÀNH ĐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- 64. Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm: Trẻ biết làm túi, làm những bông hoa từ nhữngvật liệu khác nhau như giấy báo, giấy màu, ống hút…Biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Rèn trẻ kỹ năng tạo hình, trang trí, ước lượng bố cục cân đối hài hòa đẹp mắt. Phát triển óc thẩm mỹ, ngôn ngữ của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm, yêu thích và biết sử dụng các đồ dùng được làm từ giấy. Ngoan ngoãn, trật tự trong các hoạt động.
II. CHUÂN BỊ:
- Tranh mẫu của cô
- Đồ chơi cho các cháu chơi tự do.
- Đồ dùng đồ chơi cho các góc.
- Một số bài hát trong chủ đề.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động đón trẻ: Đồ dùng từ giấy báo.
 - Cô vui vẻ ân cần đón cháu vào lớp, nhắc nhở cháu cất đồ dùng đúng nơi qui định rồi vào lớp chào cô, chào ba mẹ.
- Cô mở video cho trẻ xem một số hình ảnh về các đồ dùng được làm từ giấy báo.
- Giáo dục trẻ biết kêu gọi mọi người sử dụng các đồ dùng làm từ giấy để bảo vệ môi trường.
2. Hoạt động ngoài trời: Môi trường màu xanh
* Hát: Em vẽ môi trường màu xanh
- Cô giời thiệu bài hát "Em vẽ môi trường màu xanh" của tác giả Nguyễn Linh
- Cô hát cho trẻ nghe 1- 2 lần
- Cho trẻ hát cùng cô vài lần.
- Lớp, tổ, cá nhân hát.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường. 
* Tổ chức các trò chơi
	+ TCVĐ:Ném vòng cổ chai
- Luật chơi: Ném bóng vào rổ, nếu nhiều quả không bị nảy ra ngoài là thắng cuộc
- Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai 100 đến 150cm. Các cháu xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẻ, mỗi lần chơi cho 3 trẻ ném, mỗi trẻ ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc.
 + Chơi tự do. 
- TCDG : Tập tầm vông, thả đỉa ba ba, cắp cua...
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi sân trường, vẽ trên nền, chơi với những viên sỏi…cô bao quát để đảm an toàn cho trẻ trong khi chơi
* Vệ sinh vào lớp.
3. Hoạt động học: PTTM – Hành động vì môi trường
* Môi trường của bé
- Cô và trẻ cùng hát bài "Em vẽ môi trường màu xanh"
+ C/c vừa hát bài hát nói về điều gì ?
+ Thế môi trường là gì ?
+ C/c có yêu môi trường không ?
+ Làm thế nào để môi trường của chúng ta luôn xanh - sạch - đẹp.
Để bảo vệ môi trường chúng ta có rất nhiều cách, sử dụng những đồ dùng được làm từ giấy cũng là một cách để chúng ta bảo vệ môi trường đấy. 
Các con có muốn làm những đồ dùng, bức tranh làm từ giấy không ?
* Bé bảo vệ môi trường
 - Cô giới thiệu cho trẻ xem những bức tranh, túi mà cô đã làm bằng những nguyên vật liệu khác nhau (như giấy báo, giấy màu, ống hút…)
- Cô giới thiệu cách làm:
+ Túi giấy: Cô đã làm sẵn túi nhưng chưa có quai, c/c sỏ dây thắt nút lại làm quai và xé dán thêm hoa, chấm tròn…để tranh trí cho túi xách thêm đẹp.
+ Tranh xé dán túi sách: Cô dùng giấy màu xé thành những miếng nhỏ dán tạo hình túi sách rất là dễ thương.
+ Tranh hoa làm từ giấy và ống hút: Cô dùng giấy màu xé dán tạo hình bông hoa, ống hút làm cành hoa.
 - Cô gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng về sản phẩm và cách làm
+ Với đôi bàn tay xinh và khéo léo của mình thì các con thích làm bức tranh xé dán hay làm túi ? Các con thích làm tranh từ vật liệu nào? Cách làm? 
* Bé yêu môi trường
- Cô hướng dẫn trẻ về chỗ ngồi theo từng nhóm để thực hiện:
+ Nhóm 1: Làm và trang trí túi giấy
+ Nhóm 2: Xé dán túi sách
+ Nhóm 3: Làm tranh tranh hoa bằng giấy và ống hút.
- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ khi cần thiết.
- Cô thông báo thời gian thực hiện.
* sản phẩm của bé
- Cô cho từng nhóm mang sản phẩm lên trưng bày.
- Cô cho trẻ nhận sét sản phẩm đẹp.
- Cô nhận xét và phân loại sản phẩm. Chọn trưng bày những sản phẩm đẹp. Tuyên dương trẻ
- Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn các sản phẩm của mình làm ra. Có ý thức bảo vệ môi trường. 
* Kết thúc: Cho trẻ đọc thơ "Thư của bé”
4. Hoạt động góc: Bé hành động với môi trường
	* Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, xếp hình các hành động đúng với môi trường. Cắt dán tranh từ họa báo, làm túi bằng giấy báo, xé dán hoa từ giấy báo.
- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng vẽ, xé dán, tô màu, làm túi từ các nvl mở.
	- Cô hướng dẫn trẻ trang trí dụng cụ âm nhạc từ giấy báo.
	* Góc học tập: Xem tranh album, kể chuyện theo tranh. Ghép tranh, chơi so hình, bù chỗ thiếu… về môi trường.
	* Góc xây dựng: Xây công viên xanh.
	* Góc phân vai: Gia đình - Bán hàng
	* Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá cây, nhổ cỏ.
5. Hoạt động chiều: Hoa giấy của bé
* Thực hiện bài tập trong sách tạo hình
	- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập xé dán hoa từ giấy báo.
	- Dạy trẻ xé những bông hoa từ giấy báo, phết hồ vào mặt trái của hình để dán.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động 1: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………..
Hoạt động 2: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………...........................................................................................................………………….……………………………………………………………………………………….. Hoạt động 3: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………...........................................................................................................………………….……………………………………………………………………………………….. 
Hoạt động 4: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………...........................................................................................................………………….……………………………………………………………………………………….. 
Hoạt động 5: .........................................................................................................………………….………………………………………………………………………………………...........................................................................................................………………….……………………………………………………………………………………….. 
Thứ năm ngày 16 /10/2014 Ngày thứ 4
ĐỀ TÀI: CHUYỆN CỦA THỎ CON
I. MỤC TIÊU: 
- 38.Trẻ nghe, hiểu khi người khác nói và trao đổi được với người đối thoại: Trẻ nghe cô kể chuyện "Chuyện của thỏ con", trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện và hiểu nội dung câu chuyện. 39. Trẻ biết sử dụng các câu đơn, câu ghép để trả lời câu hỏi.
	- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói đủ câu, đủ ý, đọc to, rõ một số từ khó. Phối hợp cùng bạn hoạt động qua các trò chơi, chơi các trò chơi đúng cách, đúng luật.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường , không xả rác bừa bãi. Ngoan ngoãn chú ý trong giờ học. 
II. CHUÂN BỊ:
- Tranh minh họa nội dung câu Truyện trên Powerpoint
- Tranh cho trẻ chơi trò chơi
- Đồ chơi cho các cháu chơi tự do.
- Đồ dùng đồ chơi cho các góc.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động đón trẻ: Môi trường quanh bé
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp 
- Cô cho trẻ xem một số hình ảnh môi trường bị ô nhiễm và trò chuyện những hình ảnh mà trẻ thấy.
2. Hoạt động ngoài trời: Ai giup bé bảo vệ môi trường
* Làm quen bài thơ "Bác quét rác"
	- Cô cùng trẻ trò chuyện về các hoạt động của trẻ ở lớp.
	- Cô giới thiệu bài thơ "Bác quét rác"
	- Cô đọc cho cháu nghe 2 – 3 lần.
	- Dạy cháu đọc theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
	Giáo dục trẻ biết quý trọng những người ngày đêm làm sạch cho môi trường chúng ta..
* Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi.
+TCVĐ: Ai nhiều điểm nhất
- Luật chơi: Ném trúng đích bằng một tay, tay đưa ngang qua đầu.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành 4 hàng ngang sát vạch chuẩn, mỗi trẻ lần lượt ném 4 túi cát. Khi ném xong cả 4 túi, nếu túi cát nào của ai rơi vào vòng tròn có số lớn nhât thì được điểm cao nhất và ai được nhiều điểm là người thắng cuộc.
- Cô bao quát trẻ chơi.
+ Chơi tự do. 
- TCDG “Tập tầm vông”; Mèo đuổi chuột.
- Cho trẻ chơi tự do đồ chơi sân trường, vẽ trên nền, chơi với những viên sỏi…cô bao quát để đảm an toàn cho trẻ trong khi chơi
* Vệ sinh vào lớp.
3. Hoạt động học: PTNN – Truyện: Chuyện của thỏ con
* Môi trường quanh bé
- Cô và trẻ cùng hát bài "Em vẽ môi trường màu xanh"
+ C/c vừa hát bài hát nói về điều gì ?
+ Thế môi trường là gì ?
+ C/c có yêu môi trường không ?
+ Làm thế nào để môi trường của chúng ta luôn xanh - sạch - đẹp.
- Cô có một câu chuyện nói về một chú thỏ rất thích ăn cà rốt và nhiều loại rau, quả nữa nhưng mỗi lần ăn xong Thỏ lại vất vỏ xuống ao bèo, làm cho nước ao bị ô nhiễm. Rồi một ngày Thỏ cũng hiểu ra việc làm của mình là không đúng và đã sửa được lỗi của mình đó. Các con có biết đó là câu chuyện gì không ? “ Chuyện của thỏ con”.
- Các bạn đã nghe câu chuyện này chưa ?
Hôm nay cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu chuyện “Chuyện của thỏ con”do cô sưu tầm nhé !
 * Bé hãy lắngnghe
- Cô kể L1: Kể diễn cảm
- L2: Kể chuyện xem Powerpoint
+ Kể trích dẫn nội dung, giảng nội dung chính.
Đoạn 1: Từ đầu...góp ý của mọi người (Đoạn này kể về Thỏ ngày nào cũng vứt rác xuống ao. Cá rô, bác ếch đã góp ý nhưng thỏ vẫn không nghe).
Đoạn 2: Tiếp theo...thỏ cụp tai xuống vì xấu hổ và ân hận (Trời mưa to, nhà của thỏ bị ngập nước, bao nhiêu rác thỏ vứt xuống ao đã tràn vào nhà thỏ, thỏ thấy xấu hổ và ân hận). 
Đoạn 3: Đoạn còn lại (Thỏ đã biết lỗi không bao giờ vứt rác xuống ao nữa mà xách rác đổ vào thùng. Ao bèo đã xanh trở lại, ai cũng thích việc làm tốt của thỏ).
+ Từ khó: "lềnh bềnh" là nổi ở khắp nơi trên mặt nước.
 "Nhanh nhẹn" là đi rất nhanh vào nhà để lấy rác ra đổ..
Thử tài của bé 
- Các con vừa được nghe câu chuyện gì? 
- Thỏ con đã vứt những gì xuống ao nước ?
- Những ai không đồng ý với việc làm của Thỏ ?
- Điều gì đã xảy ra với nhà của Thỏ khi trời mưa xuống ?
- Thỏ con đã biết lỗi và sửa lỗi lầm của mình như thế nào ?
- Qua câu chuyện c/c đã học được điều gì ?
* Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết được vứt rác bừa bãi sẽ làm hại môi trường và làm hại chính bản thân mình. Phải bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định để môi trường lúc nào cũng sạch - đẹp.
* Bé bảo vệ môi trường như thế nào?
 	Trò chơi: Bé bảo vệ môi trường
	Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội thi đua lên gắn những hình ảnh hành động đúng và sai đối với môi trường: hành động đúng gắn vào ô mặt cười, hành động sai gắn vào ô mặt khóc. Sau thời gian 2 phút đội nào gắn được nhiều tranh đúng theo yêu cầu của cô thì thắng cuộc.
* Kết thúc: Hát “Em vẽ môi trường màu xanh”
4. Hoạt động góc: Bé yêu mọi người
* Góc phân vai: Gia đình - Bán hàng
Cô đóng vai hướng dẫn trẻ chơi :
 - Gợi ý cho các cháu thỏa thuận vai chơi và hướng dẫn các cháu chơi.
 - Cô hướng dẫn cho trẻ biết thể hiện được vai trò của gia đình: Bố mẹ đi làm về đi chợ mua đồ ăn, đồ dùng trong gia đình, chăm sóc con cái. 
	 - Người bán hàng biết chào mời khách mua hàng, biết nhận tiền và đưa hàng cho khách.
	* Góc học tập: Xem tranh album, kể chuyện theo tranh. Ghép tranh, chơi so hình, bù chỗ thiếu… về môi trường.
	* Góc xây dựng: Xây công viên xanh.
	* Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, xếp hình các hành động đúng với môi trường. Cắt dán tranh từ họa báo, làm túi bằng giấy báo, xé dán hoa từ giấy báo.
	* Góc thiên nhiên: Tưới cây, lau lá cây, nhổ cỏ.
5. Hoạt động chiều: Bài học khó quên
	Ôn chuyện "Chuyện của thỏ con"
	- Cho trẻ đóng vai các nhân vật, kết hợp tóm tắt câu chuyện và đặt câu hỏi đàm thoại. 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động 1:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….......................
Hoạt động 2:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................
Hoạt động 3:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................…
Hoạt động 4:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động 5:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………......................
Thứ sáu ngày 17/10/2014 Ngày thứ 5
Đề tài: AI NÉM XA NHẤT
I. MỤC TIÊU:
	- 4. Trẻ biết phối hợp tốt tay - mắt trong tung, đập, ném, bắt bóng: Trẻ biết "Ném xa bằng một tay", định được hướng ném, ném mạnh. 12. Trẻ có một số thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân, phòng bệnh khi được nhắc nhở: Tập luyện một số thói quen giữ gìn sức khỏe, giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường.
- Rèn sự linh hoạt của cơ tay, vai. Khả năng vận động mạnh dạn, tự nhiên.
	- Giáo dục trẻ tập luyện thể thao, giữ gìn sức khỏe. Giáo dục các cháu đoàn kết trong khi chơi và trong các hoạt động.
II. CHUÂN BỊ:
	- Túi cát, lon bia (con ki) .
	- Đồ chơi cho các cháu chơi HĐNT.
	- ĐDĐC cho góc các góc.
III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động đón trẻ: Bé khỏe vui chơi
- Cô tổ chứ cho các cháu vào những góc chơi.
- Khuyến khích trẻ rủ bạn cùng chơi
 	- Giáo dục trẻ chơi ngoan, nhường nhịn nhau.
2. Hoạt động ngoài trời: Nguyên nhân gây ô

File đính kèm:

  • docbe yeu moi truong.doc