Giáo án 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Tôi là ai
Cách chơi
- Vẽ trên sàn nhà 2 khu vục tượng trưng cho hai ngôi nhà
- Chơi theo nhóm hoặc cả lớp.
- Cô cho trẻ biết có hai ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà dành cho tất cả những ai có chung một dấu hiệu nào đó (Ví dụ: một nhà cho những ai mặc áo cộc tay, một nhà cho những ai mặc áo dài tay). Khi cô nói: "Trời mưa" kèm theo hiệu lệnh lắc xắc xô, ai cũng mau chóng về đúng nhà của mình. Ai về nhầm nhà là thua cuộc. Sau đó cô đi đến từng nhà hỏi trẻ vì sao đứng ở nhà này (hoặc ngôi nhà này dành cho ai).
Trò chơi có thể tiếp tục với các dấu hiệu khác như:
- Các bạn trai (bạn gái).
- Các bạn mặc áo hoa (không mặc áo hoa).
- Các bạn đi dép (đi giày).
- Các bạn quàng khăn (không quàng khăn .).
Về sau cô khuyến khích trẻ tự chọn đặc điểm để chia trẻ thành 2 nhóm.
cây hoa lá ... - Trò chuyên với trẻ về những gì mà trẻ quan sát được… - Trò chơi vận động: Đội nào nhanh nhất, - trò chơi dân gian: Tập tầm bông - Trò chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ. Hoạt động học GDTC - Đi theo đường hẹp. - Trò chơi: Về đúng nhà KPKH: Đếm, xếp tương ứng 1-1, Nhận biết nhiều hơn ít hơn PTNN: - Truyện: Mỗi người một việc KPKH: Nhận biết về một số đặc điểm, sở thích của bé PTTM: -Tô màu đồ chơi của bé. Sinh hoạt lớp: - Nêu gương cuối tuần Hoạt động góc - Góc phân vai: Cửa hàng đồ chơi. - Góc xây dựng: Xây phòng học của bé. - Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về chủ đề. - Góc học tập: Trẻ dán hình cơ thể bé - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường. Hoạt động chiều - Hoạt động chung: Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề 1-2 phút sau đó - hoạt động góc. - Bình cờ cuối ngày. - Vệ sinh, trả trẻ. THỂ DỤC BUỔI SÁNG (Tập với bài “ồ sao bé không lắc”) I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức : Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng, thực hiện các động tác theo cô đều, đúng nhịp… - Giúp trẻ phát triển cơ tay, chân khỏe khoắn, linh hoạt… - Kỹ năng: Rèn thói quen tập thể dục buổi sáng… - Thái độ : Trẻ hứng thú vào hoạt động. - Phương pháp: Thực hành II. Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, trống….. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu kiểng chân, chạy thay đổi tốc độ, làm đoàn tàu đi lên xuống dốc, sau đó về 3 hàng dọc xoay cổ tay, cổ chân…. Hoạt động 2: Trọng động: * Hô hấp: (hai lần 4 nhịp) - N1.N2, N3, N4: Hai tay đưa lên mũi ngửi hoa quay sang trái, hai tay đưa lên cao đưa sang 2 bên , đổi bên sang bên phải.Về tư thế chuẩn bị. * Cơ tay: (hai lần 4 nhịp) - N1: Hai tay dang ngang, chân bước rộng bằng vai. - N2: Tay gập vào vai. - N3: Hai tay dang ngang, chân bước rộng bằng vai. - N4: Về tư thế chuẩn bị. * Cơ chân: - N1: Chân bứơc tới trước, 2 tay dang ngang. - N2: Hai tay đưa phía trước sang 1 bên, chân nhún. - N3: 2 tay dang ngang sang hai bên. - N4: Về tư thế chuẩn bị. * Cơ bụng: - N1: Hai tay chống hông. - N2, N3 : Quay sang trái, quay sang phải. - N4: Về tư thế chuẩn bị * Cơ bật: - N1: 2 tay chống hông. - N2, N3: Bật tiến về phía trước. - N4: Về tư thế chuẩn bị. Hoạt động 3; Hồi tĩnh: - Hai chân dang rộng bằng vai, cuối người xuống, hai tay chéo vào nhau - Chân phải duỗi thẳng, 2 tay duỗi cùng chân. Đổi chân - Chân dang rộng bằng vai cuối người xuống, 2 tay xoay từ dưới lên trên - Lắc người ngồi xuống và lắc người đứng lên HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. Nội dung : Quan sát hoa trong vườn trường. Trò chơi VĐ: Đội nào nhanh nhất. Trò chơi tĩnh: Gieo hạt. I . Mục đích – Yêu cầu. - Kiến thức: Tạo điều kiên cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. - Trau rồi óc quan sát và khả năng phán đoán của trẻ. - Trẻ kể tên được một số loại hoa trong trường, biết được màu sắc và lợi ích của hoa. - Trò chơi vận động, tĩnh : Trẻ chơi đúng cách chơi, luật chơi và hứng thú. - Chơi tự do : Trẻ vui chơi thoải mái, cô đảm bảo an toàn cho trẻ. - Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. II . Chuẩn bị. Địa điểm : Sân rộng, bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Trang phục : Cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động. Chai nước, chậu, hoa, mũ hoa lá, chong chóng, diều, nghé ọ... III. Tổ chức thực hiện: Cho một trẻ đóng giả làm bạn Bướm đến mời các bạn nhỏ cùng đi chơi. Nhắc lại quy định khi ra sân chơi. Co cùng trẻ ra sân chơi. Hoạt động 1 :Quan sát vườn trường: Hát bài hát “Màu hoa”, nhạc và lời : Hồng Đăng. Hỏi trẻ : Trong bài hát vừa rồi nhắc đến những màu hoa gì?. Trong vườn trường có những loại hoa nào? Có những màu gì?. Hoa được tròng để làm gì? Ai trong trường đã chăm sóc cho cây?. Để vườn trường thêm đẹp các cháu phải làm gì ?. Cô giáo dục trẻ không ngắt lá bẻ cành phải chăm sóc hoa. Hoạt động 2 : . Trò chơi vận động: Chuyển nước tưới cây. Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội đứng theo hàng ngang, khi nghe tiếng vỗ sắc xô thì trẻ sẽ lấy ca múc nước, tay chuyền tay cho nhau dến bạn cuối cùng sẽ đổ vào bình nước rồi chạy về cuối hàng múc nước chuyển tiếp cho bạn đến khi hết giờ. Luật chơi: - Nghe hiệu lệnh mới được bắt đầu. Trò chơi dân gian: Nu na nu nống - Mục đích yêu cầu: Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng vận động theo nhịp điệu. - Chuẩn bị: Trẻ đọc thuộc bài đồng dao Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở cuộc thi đua Chân ai sạch sẽ Gót đỏ hồng hào Không bẩn tí nào Được vào đánh trống. - Cách chơi: Chia lớp làm 4 tổ. Mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn, chân duỗi thẳng. 1 trẻ ngồi ở giữa vừa hát vừa lấy tay đập vào chân các bạn, mỗi tiếng là 1 cái đập tay vào chân bạn theo lời. Từ cuối rơi vào ai người đó phải chịu rút chân lại. Cho trẻ chơi 3- 4 lần Cô nhận xét trẻ chơi. * Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát, gợi mở cho trẻ sáng tạo khi chơi. Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh khi chơi, chơi đoàn kết với bạn. * Hoạt động 3: Kết thúc Cô ra tín hiệu kết thúc giờ chơi. Cho trẻ cất dọn đồ chơi, rửa tay, chân vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi xong. HOẠT ĐỘNG GÓC Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành Góc XD Xây lớp học của bé - Trẻ dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây được lớp học thân yêu của mình và sắp xếp theo bố cục mà trẻ nghĩ ra. - Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, câ xanh, hoa... - Cho trẻ tự nhận vai chơi, bầu ra 1 bạn làm đội trưởng 1 bạn làm kỹ sư thiết kế - Trẻ cùng hợp tác với nhau để xây nên ngôi nhà có bồn hoa, có cây xanh... Phân vai Cửa hàng đồ chơi . -Trẻ biết công việc của chủ cửa hàng bán hàng, giới thiệu hàng, trả tiền thối. -Trẻ biết mua hàng, ngã giá …. Búp bê, đồ nấu ăn, hoa quả nhựa, đồ chơi, tiền …… - Cô giúp trẻ phân vai, trẻ biết thể hiện từng vai chơi chủ cửa hàng, khách hàng Học tập Xem tranh ảnh về bản thân - Trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể, công dung, trang phục mùa hè mùa đông…. -1 số tranh ảnh về chủ đề, trang phục, . - Tập trung trẻ vào một nhóm để xem tranh. Nghệ thuật Tô, dán, vẽ, nặn Hát về chủ đề - Trẻ biết xé dán vẽ tô, nặn đều đẹp theo chủ đề. Hát múa tự nhiên những bài hát chủ đề - Tranh phô tô 1 trường mầm non của bé. Giấy, hồ, bút màu. Phách gỗ, trống lắc…. - Trẻ ngồi quanh bàn vẽ tô màu, dán theo hình vẽ đã chuẩn bị. Trẻ hát theo chủ đề, Thiên nhiên - Chăm sóc tưới cây - Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát….. - Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi. - Chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: -------------------------------------------------------------- KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC Thứ 2 ngày 29 tháng 09 năm 2014 HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đi theo đường hẹp. Trò chơi: Về đúng nhà. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: Dạy trẻ đi theo đường hẹp. Khi đi không cúi đầu, đi trong đường hẹp không chạm vạch- Kỹ năng: Phát triển các cơ bắp chân, cơ bắp tay. Tố chât khéo bó và khả năng định hướng trong không gian.- Thái độ : Giáo dục trẻ tính trật tự và tự tin trong giờ học Phương pháp : Dung lời, thực hành. Chuẩn bị: - Sân trường sạch sẽ thoáng mát, quần áo cô và trẻ gọn gàng. - Băng thể dục làm bằng đường hẹp (4m* 0.2m) III. Tổ chức thực hiện: Hoạt động1. Khởi động - Cho trẻ kết hợp các kiểu đi: đi thường đi mũi chân, đi thường, đi gót chân, đi thường, đi khom, chạy chậm, chạy nhanh, về hàng.Hoạt động 2.Trọng độnga. Bài tập phát triển chung:- Động tác tay * Nhịp 1: Chân trái sang ngang 2 tay đưa về phía trước, lòng bàn tay úp.* Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau.* Nhịp 3: Như nhịp 1* Nhịp 4: Về TTCB- Động tác chân * Nhịp 1: Đứng trên chân phải, chân trái đưa ra phía trước (duỗi mũi chân)* Nhịp 2: Về TTCB*Nhịp 3: Như nhịp 1 nhưng đổi chân * Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị-Động tác bụng (động tác mô phỏng gió thổi cây nghiêng)* Đưa 2 tay lên cao, nghiêng người sang phải, nghiêng người sang trái và nói gió to cây lay mạnh - Động tác bật * Bật tại chổ b. Vận động cơ bản: Hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn vận động "đi theo đường hẹp"- Cô làm mẫu- Lần 1: miêu tả- Lần 2: giải thích: Đầu tiên cô vào tư thế chuẩn bị khi có hiệu lệnh đi, cô đi đúng hướng không giẫm vach , không cuối đầu, đi xong đứng về cuối hàng.- Cô gọi 1,2 trẻ khá lên làm thử* Bước 4: Cô quan sát trẻ thực hiện + sửa saiHoạt đông 3. Trò chơi vận động: "Về đúng nhà" Hôm nay các bé học rất là giỏi để thưởng cho lớp mình cô sẽ cho chơi trò chơi 1 trò chơi "Về đúng nhà"Cách chơi - Vẽ trên sàn nhà 2 khu vục tượng trưng cho hai ngôi nhà- Chơi theo nhóm hoặc cả lớp.- Cô cho trẻ biết có hai ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà dành cho tất cả những ai có chung một dấu hiệu nào đó (Ví dụ: một nhà cho những ai mặc áo cộc tay, một nhà cho những ai mặc áo dài tay). Khi cô nói: "Trời mưa" kèm theo hiệu lệnh lắc xắc xô, ai cũng mau chóng về đúng nhà của mình. Ai về nhầm nhà là thua cuộc. Sau đó cô đi đến từng nhà hỏi trẻ vì sao đứng ở nhà này (hoặc ngôi nhà này dành cho ai).Trò chơi có thể tiếp tục với các dấu hiệu khác như:- Các bạn trai (bạn gái).- Các bạn mặc áo hoa (không mặc áo hoa).- Các bạn đi dép (đi giày).- Các bạn quàng khăn (không quàng khăn ...).Về sau cô khuyến khích trẻ tự chọn đặc điểm để chia trẻ thành 2 nhóm. Hoạt động 4. Hồi tĩnh:- Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở, thả lỏng tay chân. *Đánh giá cuối ngày: 1.Sức khoẻ: .......................................................................................................................... ............................................................................................................................ 2. Kiến thức – kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Thái độ và hành vi: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ***************************** KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC Thứ 3 ngày 30 tháng 09 năm 2014 HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Đếm, Xếp 1- 1 , nhận biết nhiều hơn ít hơn I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức:Trẻ nhận biết được 1 và nhiều. Nhận biết được bạn trai, bạn gái. So sánh được nhóm 1 và nhóm nhiều. Kỹ năng : rèn kỹ năng so sánh, ghi nhớ có chủ định. Thái độ : Giáo dục biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh. Phương pháp : Đàm thoại, thực hành. II. Chuẩn bị: - Cháu: 1 bạn trai, bạn gái bằng xốp. Tranh vẽ một bạn và nhiều bạn. - Cô: Nhiều bạn trai và bạn gái bằng xốp. Mô hình trường mầm non. III. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1 : Quan sát đàm thoại, cung cấp kiến thức: - Các con thấy các bạn chơi có vui không? - Có những bạn nào? - Cháu nào giỏi cho cô biết đâu là bạn trai, đâu là bạn gái? Cô chỉ vào nhóm có nhiều bạn trai chơi và hỏi trẻ: + Nhóm này có mấy bạn chơi? Những bạn này là trai hay là gái? + Thế còn đây có mấy bạn chơi? + Thế các nhóm bạn trai và nhóm bạn gái nhóm nào nhiều hơn? - Cô chỉ vào nhóm bạn gái và chỉ cháu đọc một bạn gái. - Cô chỉ vào nhóm nhiều bạn trai và cháu đọc nhiều bạn traiGọi cá nhân đọc. Hoạt động 2 :Luyện tập:Cho trẻ lấy đồ dùng và ngồi hình chử U - Cháu hãy xếp cho cô nhóm có một bạn gái ( Đọc 1 bạn). - Cháu hãy xếp cho cô nhóm có nhiều bạn trai đếm 1, 2, 3 ( Tùy cháu). - Cô nói nhóm 1 bạn gái và cháu chỉ vào đọc một bạn gái. - Cô nói nhóm có nhiều bạn trai cháu chỉ vào và đọc nhiều bạn trai. - Ba tổ thi đua theo yêu cầu của cô. - Tổ 1 xếp 1 bạn trai nhiều bạn gái - Tổ 2 xếp nhiều bạn trai, một bạn gái. - Tổ 3 xếp 1 bạn trai, 1 bạn gái.Cô nhận xét và khen cháu. Hoạt động 3 :Trò chơi gắn hình: - Cách chơi: trẻ chia hai đội gắn tương ứng một hình tròn với 1 đối tượng, nhiều hình tròn với nhiều đối tượng. - Luật chơi: Gắn đúng hình với đối tượng.Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. (Cho trẻ chơi 2-3 lần). Kết thúc. Cô nhận xét tiết học và tuyên dương trẻ. *Đánh giá cuối ngày: 1.Sức khoẻ: .......................................................................................................................... ............................................................................................................................ 2. Kiến thức – kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Thái độ và hành vi: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ***************************** KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC Thứ 4 ngày 01 tháng 10 năm 2014 HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Truyện Mỗi Người Một Việc I.Mục đích yêu cầu: - Kiến thức : Cháu biết được tên câu chuyện, tên tác giả, nhớ được hành động, lời nói của từng nhân vật và hiểu được nội dung câu chuyện. - Biết trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng và thể hiện được hành động của từng nhân vật. - Biết chức năng của một số bộ phận trên cơ thể. - Kỹ năng : rèn khả năng ghi nhớ , chú ý có chủ định. - Thái độ : giáo dục trẻ tích cực tham ra giờ học. - Phương pháp : Dùng lời. II. Chuẩn bị: 1. Cho cô: - Mô hình câu chuyện. - Tranh minh hoạ và mũ các bộ phận 2. Cho trẻ: Trang phục gọn gàng , sạch sẽ. III.Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1 : Cô kể truyện : - Cô kể cho cả lớp nghe câu chuyện một lần lời to, rõ và thật diễn cảm. - Cô kể truyện bằng tranh - Cô giới thiệu tên câu chuyện cho cháu biết , tên tác giả . - Cô tóm tắt nội dung câu chuyện cho cháu hiểu.Sau đó cô kể lại một lần kết hợp sử dụng mô hình rối. Hoạt động 2:Trích đẫ làm rõ ý Cô vừa đàm thoại và trích dẫn lại từng đoạn cho cháu hiểu nọi dung câu chuyện . và nhớ được các tình tiết cũng như lời thoại trong truyện Hoạt động 3: Đàm thoại : - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Câu chuyện nói về cái gì ? - Mắt thì để làm gì? - Tai thì phải làm gì? - Còn mũi thì phải làm gì nhỉ? Tay thì để làm gì? - Chân để làm gì? Và các bộ phận nói ai không phải làm gi nhỉ? Nghe xong Miệng có buồn không? Nó buồn rồi nó làm gì nhỉ? Khi Miệng không ăn thì các bộ phận còn lai như thế nào nhỉ? Khi đó các bộ phận đã nhận ra việc hôm trước trách miệng là đúng hay sai các con? Rồi lúc đó tai, chân, mắt , mũi, tay làm gì nhỉ? Vậy khi các con làm sai việc gì cũng nhớ phải xin lỗi nhé. Hoạt động 4 : Đóng kịch “ Mỗi người một việc” - Cho cháu tự chọn các vai nhân vật mà cháu thích, lấy mũ đội vào sau đó đóng kịch. Cô dẫn chuyện cho cháu đóng kịch, đến đoạn nào của nhân vật thể hiện thì cô để cháu tự nhiên thể hiện theo ý của mình., cô chú ý giúp cháu đóng kịch tốt câu chuyện. - Cho cháu chơi vài lần , cô khuyến khích cháu tham gia tích cực vào trò chơi. Kết thúc: - Cho cả lớp cùng hát “ Ồ sao bé không lắc” *Đánh giá cuối ngày: 1.Sức khoẻ: .......................................................................................................................... ............................................................................................................................ 2. Kiến thức – kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Thái độ và hành vi: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ***************************** KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC Thứ 5 ngày 02 tháng 10 năm 2014 HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực: KHÁM PHÁ KHOA HỌC Nhận biết về một số đặc điểm, sở thích của bé I. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức : Trẻ biết giới thiệu về tên, tuổi của mình, giới tính, hình dáng bề ngoài, sở thích, và không thích. - Kỹ năng : Luyện cho trẻ có khả năng nói lưu loát, diễn đạt rõ ràng. - Thái độ : Giáo dục trẻ tôn trọng sở thích của bạn, biết lắng nghe người khác diễn đạt. - Phương pháp : Đàm thoại, quan sát. II. Chuẩn bị: - Cho cô: Một con búp bê và một con gấu - Cho trẻ : Giấy, bút màu đủ cho trẻ. III. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Quan sát, trò chuyện.- Cô cho một trẻ gái mặc váy, bế búp bê vào chào cả lớp - Cô nói các cháu đón bạn đến thăm lớp mình một tràng pháo tay nào! - Trẻ tự giới thiệu mình xin chào các bạn, mình tên là Nguyễn Anh Thư, năm nay mình 3 tuổi, mình là con gái, mình rất thích mặc váy, sở thích của mình thích chơi búp bê. Mình không thích ăn kẹo vì nó bị sâu răng và sún. - Bây giờ mình muốn các bạn giới thiệu về mình cho tớ được biết các bạn và làm quen nào? - (tớ tên là Thiên Hân, năm nay tớ lên 3 tuổi, học lớp mẫu giáo bé, trường mầm non Tuổi Thơ, Tớ thích mặc váy, đi dày và để tóc dài giống búp bê, tớ thích ăn kẹo chíp chíp, tớ gét con muỗi vì nó cắn rất đau.) Ngày sinh nhật của tớ là ngày 10 tháng 10. khi nào đến ngày sinh nhật tớ mời các bạn nhớ đến dự sinh nhật của tớ nhé!) - Bạn Huyền đã nghe một bạn gái giới thiệu rồi bây giờ mời bạn nam lên giới thiệu nào. - Cô nói tóm lại ai cũng có một cái tên để gọi và ngày sinh tháng đẻ, ai cũng có sở thích riêng của mình, vậy các con phải tôn trọng sở thích của bạn nhé! - Còn nhiều bạn cũng muốn giới thiệu về tên của mình nhưng lần sau cô cháu cùng nghe lần lượt các bạn giới thiệu về mình nhé! Hoạt động 2 : Luyện tập: - Cô cho trẻ tìm tranh bạn trai, bạn gái - Cô nói có một bài thơ nói về bạn mới đấy các cháu cùng thể hiện nào. - Trẻ đọc bài thơ. “Bạn mới” - Cô nói. để tặng bạn đến thăm lớp mình các cháu tô màu chiếc váy tặng bạn nhé vì bạn rất thích mặc váyđấy. - Trẻ tô màu váy theo ý thích. - Trẻ thực hiện. - Cô nói bạn cảm ơn các cháu tặng bạn chiếc váy rất đẹp. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét giờ học và tuyên dương cháu. - Cho cả lớp cùng đọc bài thơ “ bạn mới” *Đánh giá cuối ngày: 1.Sức khoẻ: .......................................................................................................................... ............................................................................................................................ 2. Kiến thức – kỹ năng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Thái độ và hành vi: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ***************************** KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC Thứ 6 ngày 03 tháng 10 năm 2014 HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Tô màu đồ chơi của bé I. Mục đích yêu cầu: -Kiến thức : Trẻ được chơi và tiếp xúc với sáp màu, làm quen với cách tô màu, tư thế ngồi tô màu. - Kỹ năng : Rèn kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi đúng cho trẻ. - Thái độ : Trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ sau khi hoc. - Phương pháp : Thực hành. II. Chuẩn bị: - Cho cô: Tranh mẫu của cô. - Cho trẻ: Tranh tô màu của trẻ, sáp màu, khăn lau tay.. III. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1:Quan sát tranh mẫu. - Cho trẻ hát cùng cô bài “ Em ngoan hơn búp bê”, trò chuyện về chủ đề , về đồ chơi của bé sau đó dẫn dắt vào bài. Cô giới thiệu cuộc thi họa sĩ nhí. Các con hãy cố gắng phát huy tài năng của mình để đoạt giải cao nhé. * Bé cùng tìm hiểu: - Cô cho trẻ quan sát bức tranh mẫu tô đồ chơi. - Các con thấy trong bức tranh có đồ chơi gì nhỉ? - Cho trẻ nhận xét màu sắc trong bức tranh. - Các con muốn đồ chơi của mình có màu sắc thật đẹp không? Vậy các con con hãy chọn màu sắc phù hợp với đồ chơi của mình nhé. - Bây giờ lớp mình cùng cô ngồi cào bàn để tô màu nhé. - Cô bật nhạc bài” Tay thơm tay ngoan trẻ tự giác ngồi cào bàn để tô màu. - Cô hỏi trẻ đây là cái gì? “cô chỉ vào từng đồ vật, đồ chơi trong lớp” - Trẻ nói tên các đồ dùng đồ chơi. - Cô tô mẫu dể trẻ quan sát. Gới thiệu các màu sắc. - Cô nhắc trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi đúng. Hoạt động 2: trẻ thực hiện ; - Cô phát đồ dùng cho trẻ. - Trẻ thực hiện, cô nhắc trẻ tư thế ngồi tô, khi tô không để lem ra ngoài. - Cô bao quát, quan sát trẻ thực hiện - Giao1 dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, yêu thích môn học Hoạt động 3 : Triển lãm tranh - Cho trẻ chưng bày sản phẩm trẻ tạo ra. - Cô cùng trẻ quan sát sản phẩm. Hỏi trẻ thích sản phẩm nào? Vì sao trẻ thích Cô nhận xét chung. Tuyên dương những bài làm tốt động viên các trẻ cùng cố gắng thực hiện tốt hơn nữa. Kết thúc: Cho trẻ hát và vận động bài “Cùng xoay nào” *Đánh giá cuối ngày: 1,Sức khoẻ: ....................................
File đính kèm:
- chu diem ban than(1).doc