Giáo án 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân

 Giới thiệu, dạy hát:

 Nhạc sĩ người hàn quốc đã sáng tác bài hát “Hãy xoay nào”

Cô hát lần 1 làm điệu bộ

lần 2 cô hát, tóm tắt nội dung.

 Dạy hát:

+ Trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang hát bài “Hãy xoay nào”

Cô chú ý sữa sai.

+ Cháu vừa hát vừa chuyển đội hình chử U

 Mời 3 tổ thi nhau hát.

 Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.

 Cá nhân hát.

 Cả lớp hát lại 1 lần.

 Trò chơi: Ai đoán giỏi:

 Cô nhắc cách chơi: 1 trẻ ra ngoài đội mũ chóp, một bạn sẽ hát và cả lớp hát theo. Bạn đội mũ chóp sẽ đoán xem ai là người bắt bài hát. Nếu đoán đúng sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay.

 

doc50 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6994 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 4 tuổi - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tay phải thì cầm gì?
Tay trái thường cầm gì?
Các con có thích tự mình xác định tay trái, tay phải của mình không?
Luyện tập
Hát bài xòe bàn tay, nắm ngón tay, về chổ ngồi lấy đồ dùng.
Các con dùng dây buộc tóc vào tay trái nào!
Còn tay gì chưa có dây?
Cháu hãy lấy dây su cho vào tay phải nào!Cô hô tay phải, cháu đưa tay phải ra, cô kiểm tra sửa sai cho trẻ.Cô hô tay trái, cháu đưa tay trái ra, cô kiểm tra sửa sai cho trẻ.
Thi đua 3 tổ:
Tổ 1 buộc dây tóc vào tay phải.
Tổ 2 buộc dây tóc vào tay trái.
Tổ 3 buộc dây su vào tay phải.Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Trò chơi: Tô màu tay trái, tay phải.
Cách chơi: Tô màu đỏ tay phải, tô màu xanh tay trái.Bạn nào tô đúng được cô khen.Cô nhận xét kết quả của trẻ.
Kết thúc hoạt động:Cô nhận xét kết thúc buổi học.Cô tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời: 
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ nhặt rác quanh sân trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Kéo cưa, lừa xẻ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc: 
Góc văn học: Cho trẻ tập kể chuyện" Mắt mũi miệng tay" theo tranh.
Góc phân vai: Cho trẻ đóng vai các giác quan.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ.
Cho trẻ ăn xế.
Cho trẻ xem phim về hình ảnh các giác quan.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Ngày / / 2009
Hoạt động : Thơ: Đôi mắt của em.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ đọc to, rõ ràng, diễn cảm, thể hiện ngữ điệu khi đọc bài thơ.
Hiểu nội dung bài thơ.
Biết ăn uống đầy đủ các chất, giữ gìn vệ sinh để đôi mắt được sáng hơn.
Chuẩn bị:
Tranh đôi mắt.
2 bài thơ viết chữ.
Các loại quả: Cà rốt, cà chua, ớt đỏ.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, trao đổi phụ huynh về tình hình của trẻ.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho cháu chơi trò chơi: “Nhắm mắt, mở mắt”.
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu, đọc mẫu, đàm thoại.
Nếu nhắm mắt lại các con có thấy gì không?
Đôi mắt rất quan trọng đối với con người, cô Lê Thị Mỹ Phương có một bài thơ rất hay đó là bài thơ “Đôi mắt của em”.
Cô đọc mẫu một lần điệu bộ.
Cô đọc lần 2 tóm tắt nội dung.
Đôi mắt rất quan trọng giúp chúng ta thấy tất cả mọi vật.
Nếu không có mắt thì chúng ta có nhìn thấy không?
Đàm thoại trích dẫn:
Bài thơ đã ca ngợi về đôi mắt như thế nào? “Đôi mắt . . . tròn tròn”
Đôi mắt giúp ta thấy điều gì? “Giúp em . . . xung quanh”
Thế các con có yêu đôi mắt không? “Em yêu . . . sáng hơn”
Dạy trẻ đọc thơ.
Cho cả lớp đọc bài thơ 1 lần.
Cho nhóm, tổ, cá nhân đọc.
Cả lớp đọc lại một lần.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Trò chơi: “Tô màu đôi mắt”.
Cách chơi: Cô phát cho trẻ 1 bài tập, trẻ vào bàn tô màu đôi mắt, có tròng đen, tròng trắng. Bạn nào tô đẹp được cô khen.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động tham quan:
Cho trẻ quan sát các các bạn đang vui chơi.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Lộn cầu vòng”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc: 
Góc xây dựng: Trẻ chơi xây dựng các công trình bé thích.
Góc sách: Trẻ xem hình ảnh các giác quan.
Hoạt động chiều: 
Vệ sinh, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng, giới thiệu bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
 Hoạt động: Tô màu cái mũ- Quả táo.
Mục đích yêu cầu:
Cháu nhận biết đúng màu, biết gọ tên màu, biết chọn màu tô cho cái mũ- quả táo.
Cháu tô đều, tô theo một chiều và tô không bị lem ra ngoài.
Biết giữ gìn đồ dùng của mình.
Biết quý trọng sản phẩm của mình làm ra.
Chuẩn bị:
Vở tạo hình đầy đủ cho cả lớp.
Màu tô.
Tranh mẫu của cô: 2 tranh.
Một số mũ thật treo trong lớp.
Máy cassetle, băng nhạc.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, cho trẻ ăn sáng, chơi tự do.
Hoạt động học có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ đi xem mũ quanh lớp và hỏi trẻ:Đây là cái gì? Mũ để làm gì?Mũ có màu gì?
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu, làm mẫu.
Hôm nay cô sẽ dạy các con tô màu cái mũ và quả táo.
Lần 1 cô tô không phân tích.
Lân 2 cô vừa tô vừa phân tích: muốn tô cho cái mũ đẹp thì trước hết các con phải chọn màu tô. Các con tô theo một chiều và tô cho đều, không lem ra ngoài. Tô xong cái mũ các con tô quả táo màu đỏ, lá màu xanh. Các con cũng tô đều một chiều, không tô lem ra ngoài.Gọi một vài cháu nhắc lại cách tô.
Trẻ thực hiện:Cháu về chỗ ngồi thực hiện, cô mở nhạc đệm.Trong khi các cháu thực hiện, cô đi quan sát trẻ thực hiện.Động viên trẻ tô đều, tô nhanh để hoàn thành sản phẩm.
Cô hỏi trẻ các con tô gì?
Cái mũ để làm gì? Còn quả táo để làm gì?Hết giờ cho trẻ hát bài “Bạn ơi hết giờ” và mang sản phẩm trưng bày.
Nhận xét sản phẩm:Cho cháu nhận xét sản phẩm của bạn:
Vì sao đẹp? vì sao chưa đẹp?Cô nhận xét chung, Giáo dục các cháu.
Kết thúc hoạt động: Nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời: 
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ tham quan các lớp học và trò chuyện cùng trẻ.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Chơi ô ăn quan”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc: 
Góc xây dựng: Trẻ chơi xây dựng các công trình bé thích.
Góc nghệ thuật: Cho trẻ xé dán các miệng.
Hoạt động chiều: 
Vệ sinh ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng, giới thiệu bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Ngày / / 2009
 	Hoạt động : Dạy hát bài hát: “Hãy xoay nào” nhạc Hàn Quốc.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ hát đúng, rõ lời và minh họa điệu bộ đúng nhạc.
Minh họa nhịp nhàng theo lời ca.
Giáo dục cháu giữ gìn các giác quan: Mắt, mũi sạch sẽ.
Chuẩn bị:
Máy cassetle, băng nhạc.
Mũ múa.
Đàn.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Cho trẻ ăn sáng, trò chuyện cùng trẻ.
Thể dục buổi sáng.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động: 
Trò chuyện với trẻ về lợi ích của mắt, mũi:
Các con nhìn thấy được là nhờ cái gì?
Thế ngửi được mùi thơm là nhờ cái gì?
Vậy mũi, mắt được gọi là gì? (Các giác quan).
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu, dạy hát:
Nhạc sĩ người hàn quốc đã sáng tác bài hát “Hãy xoay nào”Cô hát lần 1 làm điệu bộlần 2 cô hát, tóm tắt nội dung.
Dạy hát:
Trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang hát bài “Hãy xoay nào”	Cô chú ý sữa sai.
Cháu vừa hát vừa chuyển đội hình chử U
Mời 3 tổ thi nhau hát.
Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.
Cá nhân hát.
Cả lớp hát lại 1 lần.
Trò chơi: Ai đoán giỏi:
Cô nhắc cách chơi: 1 trẻ ra ngoài đội mũ chóp, một bạn sẽ hát và cả lớp hát theo. Bạn đội mũ chóp sẽ đoán xem ai là người bắt bài hát. Nếu đoán đúng sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay.
Cháu chơi 3- 4 lần.
c. Kết thúc hoạt động:
Cô nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ đọc bài thơ"Cái mũi". Đàm thoạ cùng trẻ.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Cướp cờ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc: 
Góc sách: Cho trẻ xem tranh về các giác quan.
Góc nghệ thuật: Cho trẻ vẽ và tô màu bàn tay.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng.
Cho trẻ làm quen với bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Đánh giá cuối ngày
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Ngày / / 2009
Hoạt động : Trò chuyện tìm hiểu về bàn tay
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết mỗi người có 2 bàn tay, tay là một trong những bộ phận của cơ thể. Tay giúp chúng ta hoàn thành mọi việc.
Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khéo léo của bàn tay và ngón tay trong các công việc hằng ngày.
Giáo dục trẻ biết tự chăm sóc cơ thể, chăm sóc bàn tay sạch sẽ.
Chuẩn bị:
Cho trẻ quan sát bàn tay mọi lúc mọi nơi, ghi nhớ các cử động của bàn tay.
Tranh vẽ bàn tay phải, bàn tay trái.
Trưng bày một số sản phẩm của bàn tay làm ra.
1 chiếc túi bí mật ( có đồ dùng mềm, cứng…)
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ: 
Đón trẻ, và trò chuyện cùng trẻ. 
Thể dục buổi sáng:
Hô hấp: gà gáy.
Tay vai: hai tay đưa ra trước, lên cao.
Chân: đứng một chân đưa ra trước, lên cao.
Bụng lườn: cúi gập người về phía trước.
Bật: bật tại chỗ
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài hát “Múa cho mẹ xem” làm động tác minh họa. Các con vừa hát bài hát nói về gì?
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu về bàn tay:
Cháu nào giỏi cho cô biết mỗi người có mấy bàn tay? bàn chân?
Hãy chỉ các bộ phận của bàn tay?
Bàn tay và ngón tay của con người có đặc điểm gì?
Hai bàn tay vung vẫy ra trước, ra sau theo nhịp bước giúp con người thế nào?
Cháu nào giỏi kể cho cô nghe hai bàn tay giúp chúng ta làm gì trong sinh hoạt hằng ngày?
Cô đưa ra 3 chai nước nóng và lạnh, và rồi chuyền cho 3 tổ dặt bàn tay xem chai nước nóng hay lạnh, nhờ có bàn tay cảm nhận.
Trò chơi: “ Chiếc túi bí mật”.
Cho cháu lên thò tay vào trong chiếc túi. Cháu sờ vào các đồ vật trong túi, chọn 1 đồ vật và nói đặc điểm , tên của đồ vật đó trước khi lấy ra cho các bạn xem. Sau đó cho cháu nhận xét.
Cô lần lượt cho các cháu lên chơi.
Hoạt động kết thúc:
Cho cháu hát bài “hãy xoay nào”. Làm động tác minh họa và cho cháu nghỉ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Hát bài hát: “Hay xoay nào”.
Quan sát các bạn chơi.
Hoạt động trò chơi:
Chơi tự do, nhặt lá vàng.
Trẻ chơi các góc: 
Góc am nhạc: Cho trẻ hát các bài hát về các giác quan.
Góc sách: Trẻ xem hình ảnh các giác quan.
Hoạt động chiều: 
Vệ sinh cho trẻ.
Cho trẻ ăn xế.
Ôn lại bài học buổi sáng.
Trả trẻ
Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
Hoạt động: Chạy nhanh 10 – 12m.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ chạy được 10 – 12m, chạy đúng kỹ thuật.
Phát triển các cơ chân, tay cho trẻ.
Có ý thức biết được tác dụng của việc tập thể dục và thích học thể dục.
Chuẩn bị:
Vạch chuẩn.
Điểm đến.
Máy cassett, băng nhạc.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, cho trẻ ăn sáng, trò chuyện cùng trẻ.
Hoạt động học có chủ định:
Mở đầu hoạt động:cho trẻ xem tranh các bác lực sĩ.
Các con có muốn có được thân hình khỏe mạnh như các bác lực sĩ hay không?
Vậy hôm nay cô cháu ta cung tập thể dục nhé!
Hoạt động trọng tâm:
Khởi động:
Cho các cháu đi vòng tròn theo các kiểu chân: Đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi nâng cao đùi, đi bằng gót chân… dàn 3 hàng ngang.
Trọng động:
Bài tập phát triển chung:
Tay vai: hai tay đưa ra trước xoay cổ tay( 2 lần x 4 nhịp).
Chân: ngồi khụy gối ( 4 lần x 4 nhịp).
Bụng lườn: gió thổi cây nghiêng ( 2 lần x 4 nhịp).
Bụng: bật tại chỗ ( 2 lần x 4 nhịp).
Vận động cơ bản: 
Cháu chuyển thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau.
Cô muốn các con được khỏe mạnh như các bác lực sĩ ấy. sáng nay cô dạy các con chạy nhanh từ 10 – 12m, các con chú ý xem cô chạy trước nhé.
Cô chạy mẫu một lần không phân tích.
Cô chạy lần hai vừa chạy vừa phân tích: Muốn chạy nhanh từ 10 – 12m, các con về trạng thái cơ bản: Người đứng thẳng, 2 tay nắm hở đặt ngang thắt lưng, chân đứng chân trước chân sau, mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi có hiệu lện của cô thì các con chạy hai tay đánh tự nhiên và chạy đến đích sau đó chạy về điểm xuất phát.
Cô mời 2 cháu lên chạy thử.
Lần lượt mời từng cháu lên chạy.Cô thấy các con chạy rất giỏi, giờ cô muốn hai đội thi nhau chạy lên lấy nhóm thực phẩm về cho đội mình. Đội nào lấy được nhiều thực phẩm là đội đó thắng cuộc.
2 đội thi đua, cô mở nhạc nhẹ.
Trò chơi: Đi chợ.
Hồi tĩnh: Cho cháu hít thở sâu.
Kết thúc hoạt động:Cô nhận xét kết thúc buổi học, tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời: 
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ nhặt rác quanh sân trường, đọc bài thơ cái mũi.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Kéo cưa, lừa xẻ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc: 
Góc văn học: Cho trẻ tập kể chuyện theo tranh.
Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng các công trình bé thích.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ.
Cho trẻ ăn xế.
Cho trẻ xem phim về hình ảnh trường mầm non.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Ngày / / 2009
Hoạt động : Vẽ và tô màu bàn tay .
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết đặt bàn tay lên giấy, biết cầm bút để vẽ lần theo các ngón tay, biết tô màu.
Cháu tô màu đều, tô theo một chiều và tô không lem ra ngoài.
Biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ.
Chuẩn bị:
Mẫu của cô.
Giấy A4.
Màu tô.
Máy cassetle, băng nhạc.
Một số tranh bàn tay treo quanh lớp.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, trao đổi phụ huynh về tình hình của trẻ.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài: “Múa cho mẹ xem”.
Các con xem hôm nay xung quanh lớp mình có gì nào? Bàn tay để làm gì?
Hoạt động trọng tâm:
Hôm nay cô sẽ dạy các con vẽ và tô màu bàn tay, các con có thích không?
Trước khi các con vẽ thì các con hãy xem cô vẽ và tô màu bàn tay trước nghe!
Cô vẽ và tô màu lần 1 cho trẻ xem.
Cô vẽ và tô mau lần 2, vừa vẽ vừa phân tích: Muốn vẽ được bàn tay các con dùng bàn tay trái đặt lên trên giấy A4, rồi dùng bút vẽ lần theo các ngón tay của bàn tay, sau đó các con chọn màu tô bàn tay thêm đẹp.
Cô gọi một vài cháu nhắc lại cách vẽ.
Cô tóm lại: Muốn vẽ được bàn tay các con đặt bàn tay trái lên giấy A4, sau đó dùng bút vẽ lần theo từng ngón tay của bàn tay. Rồi dùng màu tô tô cho đều, đẹp và không lem ra ngoài.
Bây giờ cô muốn lớp mình cùng thi nhau vẽ bàn tay nào, xem ai vẽ và tô màu đẹp nhất nào?
Cháu vẽ, cô mở nhạc.
Xuống từng bàn và theo dõi động viên trẻ hoàn thành sản phẩm.
Cháu vẽ xong mang sản phẩm lên trưng bày.
Nhận xét sản phẩm.
Cháu nhận xét sản phẩm của bạn:Vì sao đẹp? Vì sao chưa đẹp?
Cô nhận xét chung
Dặn dò – Giáo dục.
Kết thúc hoạt động:
Cho cháu bãi ra sân nghỉ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động tham quan:
Cho trẻ quan sát các lớp học, trò chuyện về các trò chơi mà bạn đang chơi.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Lộn cầu vòng”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc: 
Góc xây dựng: Trẻ chơi xây dựnơicong trình bé thích.
Góc sách: Trẻ xem hình ảnh các giác quan.
Hoạt động chiều: 
Vệ sinh, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng, giới thiệu bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ngày / / 2009
 Hoạt động: Kể Chuyện: "Gấu con đau răng".
Mục đích yêu cầu:
Cháu hiểu được nội dung câu chuyện.
Trả lời trọn câu, phát âm, mạnh dạn tự tin.
Biết được các bộ phận của cơ thể con người rất quan trọng đối với con người, cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhất là vệ sinh răng miệng.
Chuẩn bị:
Tranh truyện Gấu con đau răng.
Rối que.
Trang phục.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, cho trẻ ăn sáng, chơi tụ do.
Hoạt động học có chủ định:
Hoạt động mở đầu:
Cho cháu hát bài: “Các giác quan”, Bài hát kết thúc, các con vừa hát xong nói về gì?
Trong miệng có gì?
Các con có thích hàm răng của mình không? 
Hoạt động trọng tâm:
Cô có một câu chuyện nói về chú gấu không giữ vệ sinh răng miệng. muốn biết được nộ dung câu chuyện như thế nào, mời các con lắng nghe cô kể câu chuyện: “ Gấu con đau răng”.
Lần 1 cô kể diễn cảm, thể hiện điệu bộ.Cô vừa kể xong câu chuyện gì?
Lần 2 cô kể có tranh minh họa, kể chậm rãi thể hiện rõ ràng từng nhân vật. Trích dẫn, đàm thoại:
Hằng ngày Gấu ăn gì?
Vì sao gấu con đau răng?
Trong câu chuyện Gấu con đau răng, có bao nhiêu nhân vật?
Vậy các con có bắt chước Gấu con không? Vì sao?
Cháu kể chuyện:
Một vài cháu kể ( dùn rối que dể kể).
Qua câu chuyện giúp cháu điều gì?
Kết thúc hoạt động: 
Cho trẻ chơi đóng kịch.Giáo dục cháu đánh răng trước khi đi ngủ.
Hoạt động ngoài trời: 
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ tham quan các lớp học và trò chuyện cùng trẻ.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Chơi ô ăn quan”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc: 
Góc phân vai: Trẻ chơi đóng vai các giác quan.
Góc âm nhạc: Hát các bài hát về giác quan .
Hoạt động chiều: 
Vệ sinh ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng, giới thiệu bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Nội dung đánh giá cuối ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Ngày / / 2009
Hoạt động : Dạy múa bài hát:" Múa cho mẹ xem".
Mục đích yêu cầu:
Trẻ thuộc bài hát, hát rõ ràng lời và minh họa điệu bộ đúng theo nhạc.
Minh họa nhịp nhàng theo lời ca.
Giáo dục cháu giữ gìn đôi bàn tay luôn sạch sẽ.
Chuẩn bị:
Máy cassetle, băng nhạc.
Mũ múa.
Đàn.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Cho trẻ ăn sáng, trò chuyện cùng trẻ.
Thể dục buổi sáng.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động: 
Trò chuyện về lợi ích của đôi bàn tay.
Các con cầm được các vật là nhờ cái gì?
Đôi bàn tay làm được những việc gì?Đúng rồi đó các con ạ, đôi bàn tay làm được rất nhiều việc, ngoài ra đôi bàn tay con múa đẹp, múa dẻo nữa đấy!
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu dạy múa:
Nhạc sĩ Xuân Giao đã sáng tác bài hát: “múa cho mẹ xem”. Bây giờ các cháu cùng hát bài hát này nhé!
Nhạc: “Múa cho mẹ xem”. Cả lớp hát lần 1, lần 2 chuyển đội hình 2 hàng dọc.
Các cháu hát rất hay, để bài hát được biểu diễn hay hơn, cô cháu ta cùng vận động minh họa theo nhạc bài hát nhé!
Cô vừa hát vừa minh họa một lần, cháu xem.
Lần 2 cô múa minh họa và phân tích sau:
Động tác 1: “Hai bàn tay…xem”, hai tay đưa lên phía trước vẫy nhẹ vào chữ “hai” ngữa lòng bàn tay vào chữ “Em”, tay phải từ từ nâng lên cao, tay trái đễ ngang ngực, cuộn cổ tay kết hợp nhún chân chữ “Múa” rồi đổi bên.
Động tác 2: “Hai bàn tay... xinh”, hai tay đưa ra trước vẫy nhẹ vào chữ “Hai”, ngữa lòng bàn tay vào chữ “em” đồng thời tay phải giơ cao, tay trái đưa ngang, vẫy nhẹ 2 cái kết hợp nhún chân theo nhịp.
Động tác 3: “Khi em giơ tay... múa”, tay phải từ từ giơ lên cao, mu bàn tay uốn cong trên đầu vai chữ “lên” tay trái từ từ giơ lên cao, mu bàn tay uốn cong lên đầu vào chữ múa.
Động tác 4: “Khi em đưa.... hồng” 
Cả lớp múa 2 lần.
Tổ thi đua múa.
Nhóm nam, nữ múa.
Gọi cá nhân múaCô chú ý sữa sai cho trẻ.
Nghe hát bài: “bàn tay mẹ”.
Cô hát lần 1: có nhạc đệm.
Cô cho trẻ nghe đĩa kết hợp đĩa bộ.
c. Kết thúc hoạt động:
Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Cho trẻ nhặt rác quanh sân trường.
Hoạt động trò chơi:
Cho trẻ chơi trò chơi dân gian: “Cướp cờ”.
Cho trẻ chơi tự do.
Trẻ chơi các góc: 
Góc xây dựng: Trẻ chơi xây dựng công trình bé thích.
Góc nghệ thuật: Cho trẻ tô màu đôi mắt.
Hoạt động chiều:
Vệ sinh cho trẻ, ăn xế.
Ôn bài học buổi sáng.
Cho trẻ làm quen với bài học ngày mai.
Trả trẻ.
Đánh giá cuối ngày
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Ngày / / 2009
Hoạt động :Tìm hiểu và trò chuyện về các nhóm thực phẩm.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết được các nhóm thực phẩm rất cần thiết đối với cơ thể con người.
Phân biệt được các nhóm dinh dưỡng.
Trẻ hứng thú học, trả lời các câu hỏi trọn ý.
Biết ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Chuẩn bị:
Tranh vẽ các nhóm thực phẩm.
Các loại thực phẩm đủ cho cả lớp: khoai, sắn, bắp, dầu, thịt, cá, rau, quả.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ: 
Đón trẻ, và trò chuyện cùng trẻ. 
Thể dục buổi sáng:
Hô hấp: gà gáy.
Tay vai: hai tay đưa ra trước, lên cao.
Chân: đứng một chân đưa ra trước, lên cao.
Bụng lườn: cúi gập người về phía trước.
Bật: bật tại chỗ
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài hát “Hạt gạo làng ta”.
Hoạt động trọng tâm:
Các con vừa hát bài hát nói về gì?
Thế hạt gạo thuộc nhóm gì?
Cô chỉ vào bát gạo và nói gạo thuộc nhóm bột đường, ngoài gạo ra nhóm bột đường còn có nhũng thực phẩm gì nữa?
Tất cả: Gạo, khoai, sắn, thuộc nhóm bột đường.
Vậy nhóm bột đường có cần cho sự phát triển của cơ thể không?
Thế cháu nào giỏi cho cô biết cơ thể còn cần nhóm thực phẩm gì nữa?Đúng rồi! nhóm vitamin, thế nhóm vitamin có ở đâu?
Vậy cô cháu ta hát về quả táo nào! Cháu cùng cô hát và chuyển đội hình chử U, cô đưa một dĩa quả lên cho cháu xem và hỏi : đây là quả gì? 
Cô đưa các loại rau lên và hỏi: Đây là gì? Rau quả thuộc nhóm gì?
Ngoài nhóm vitamin, nhóm bột đường, cơ thể còn rất cần nhóm dinh dưỡng gì đây?
Cô đưa ra thịt, cá, trứng cho trẻ xem.
Thế dầu ăn, mở động vật thuộc nhóm gì?
Vậy muốn cho cơ thể khỏe mạnh thì cần mấy nhóm dinh dưỡng và những nhóm dinh dưỡng nào?
Gọi cá nhân: nhiều – cho cả lớp đồng thanh.Đúng rồi, cơ thể rất cần 4 nhóm dinh dưỡng: Nhóm bột, nhóm vitamin, nhóm đạm, nhóm béo. Vì thế các con phải ăn đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, cụ thể vào giờ ăn các con ăn hết suất, đừng làm rơi đỗ.
Trò chơi: “ nhóm dinh dưỡng nào đã biến mất”. “ Đi chợ”.
Hoạt động kết thúc:
Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Hát bài hát: “cái mũi”.
Quan sát vườn rau của bé.
Hoạt động trò chơi:
Chơi tự do, nhặt lá vàng.
Trẻ chơi các góc: 
Góc phân vai: Trẻ chơi đóng vai người đầu bếp.
Góc sách: Trẻ xem hình ảnh các loại thực 

File đính kèm:

  • docban.doc