Giáo án 3+2 - Tuần 11 - Ngô Thị Thanh Vy

III/. Các hoạt động dạy học:

HĐ 2: 5’

1/ Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên lên bảng yêu cầu đọc và TLCH bài tập đọc: Thư gửi bà.

- GV nhận xét, ghi điểm.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

 Bức tranh vẽ cảnh gì?

b. Luyện đọc:

 HĐ 4: 20’

* Giáo viên đọc toàn bài: Giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.

* Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ đễ lẫn.

 

docx23 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 3+2 - Tuần 11 - Ngô Thị Thanh Vy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
gắn bó, nhớ thương, yêu quý,..
HĐ 5: 10’
 Bài 2
 - Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
 - Cho hs làm bài trên bảng nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét.
 - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Các từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế từ quê hương là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. 
 HĐ 7: 15’
Bài 3: 
 - Cho hs đọc yêu cầu bài, làm bài theo nhóm vào phiếu, đại diện nhóm trình bày kết quả.
Ai
Làm gì
Cha
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. 
Mẹ
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để mùa sau cấy 
Chị
đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. 
 Bài 4
 - Cho hs làm bài cá nhân vào vở, sau đó đọc câu văn mình đặt, cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn.
 - GV nhận xét, cho điểm những em đặt câu đúng.
3/ Củng cố, dặn dò: 5’
- Qua bài học giúp em biết được gì?
- Dặn hs xem lại các bài tập, chuẩn bị bài mới.
Kể chuyện : BÀ CHÁU
I/ MỤC TIÊU :	
1. Kiến thức : 
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện , kể tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Có khả năng tập trung nghe bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng kể chuyện đủ ý, đúng trình tự, nghe bạn kể để đánh giá đúng.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh biết tình cảm quý giá hơn vàng bạc.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn ý chính của từng đoạn.
2. Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : (4')
 Gọi 2 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Sáng kiến của bé Hà
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : (27')
Giới thiệu bài.
-Câu chuyện Bà cháu có nội dung kể về ai ?
-Câu chuyện ca ngợi ai ? Về điều gì 
-Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện “Bà cháu”
Hoạt động 1 : Kể từng đoạn.
Mục tiêu : Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện . Biết thể hiện lời kể tự nhiên, biết thay đổi giọng
Tiết 2
Lớp 3
Lớp 2
Tập đọc: 
Vẽ quê hương
I/. Mục đích, yêu cầu:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Chú ý các từ ngữ: lượn quanh, xanh ngắt, quay đầu đỏ, ...
 - Biết ngắt nhịp thơ đúng. Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc. Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu nội dung chính của từng khổ thơ, cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ và màu sắc của bức tranh quê hương.
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ.
II/. Chuẩn bị:
Bảng phụ viết sẵn bài thơ h. dẫn HTL
III/. Các hoạt động dạy học:
 HĐ 2: 5’
1/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Đất quý, đất yêu
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 HĐ 4: 25’
b. H. dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* GV đọc bài thơ: giọng vui tươi, hồn nhiên.
- Đọc từng câu thơ: hs tiếp nối nhau mỗi em đọc 2 dòng thơ, kết hợp đúng đúng từ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp: hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ, gv kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
 + HS tìm hiểu nghĩa từ sông máng.
 + GV giải nghĩa thêm từ cây gạo.
 - Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
 - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ?
- Hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương?
*GD: Cảnh vật nơi thôn dã rất đẹp và thơ mộng chúng ta phải yêu quý và bảo vệ chúng.
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3, thảo luận và tìm câu trả lời.
* Kết luận: Chỉ có người yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của quê
 hương và dùng tài năng của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế.
 HĐ 6: 10’
d. HTL bài thơ:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ. Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò: 5’
 - Cho hs nhắc lại nội dung bài học.
 - Dặn hs về nhà học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài mới.
Chính tả: (tập chép): BÀ CHÁU 
PHÂN BIỆT G/ GH, S/ X, ƯƠN/ ƯƠNG
I/ MỤC TIÊU :	
1. Kiến thức :
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Bà cháu”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt g/ gh, s/ x, ươn/ ương.
2. Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch- đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh biết tình cảm quý hơn vàng bạc.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Viết sẵn đoạn tập chép : Bà cháu.
2. Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Bài cũ : (4')
Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc .
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : (27')
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép.
-Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
-Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện ?
-Câu chuyện kết thúc ra sao ?
-Tìm lời nói của hai anh em trong đoạn ?
Hướng dẫn trình bày .
-Đoạn văn có mấy câu ?
-Lời nói của hai anh em được viết với dấu câu nào ?
-Giáo viên kết luận : Cuối mỗi câu phải có dấu
chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa.
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-d/ Chép bài.
-Theo dõi, nhắc nhở cách viết và trình bày.
-Soát lỗi . Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Luyện tập phân biệt g/ gh, s/ x, ươn/ ương.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-GV phát giấy to và bút dạ.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
* g : gừ, gờ, gở, gỡ, ga, gà, gá, gả, gã, gạ,gu, gù, gụ, gô, gồ, gỗ, gò, gõ.
* gh : ghi, ghì, ghê, ghế, ghé, ghe, ghè, ghẻ, ghẹ.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Trước những chữ cái nào em chỉ viết gh mà không viết g ?
-Ghi bảng : gh + e, ê, i. 
-Trước những chữ cái nào em chỉ viết g mà không viết gh ?
-Ghi bảng : g + a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
Bài 4 : Yêu cầu gì ?
-Nhận xét.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyêh dương HS tập chép và làm bài tập đúng.
Hoạt động nối tiếp : (4')
 Dặn dò – Sửa lỗi.
Tiết 3
Lớp 3
Lớp 2
Đạo Đức: 
	Ôn tập và thực hành KN học kì I
I/. Mục tiêu:
- HS ôn tập lại các kiến thức từ đầu năm đến giờ.
- Thực hành một số bài tập do GV đưa ra nhằm hình thành kĩ năng cho HS qua các tiết học.
II/. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập.
III/. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: 5’
1/ Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc mục ghi nhớ của tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá 
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
 HĐ 3: 15’
b. Hoạt động 1:Cho HS nhắc lại nội dung các bài học từ đầu năm đến giờ.
- Cùng thảo luận và đưa ra các bài đã học theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo – Nhận xét.
HĐ 5: 10’
c. Hoạt động 2: Ôn lại nội dung bài học:
- GV nêu một số câu hỏi có nội dung đến các bài học vừa nêu.
+ Ví dụ: Những việc làm nào thể hiện sự Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?
+ Tại sao phải chia sẻ vui buồn cùng bạn?
+
HĐ 7: 10’
d. Hoạt động 3:Tổ chức một số trò chơi sắm vai qua các bài học.
- GV nêu tình huống, HS lắng nghe sau đó thảo luận nhóm, sắm vai trước lớp.
+VD: Lan hứa với bạn hôm nay sẽ đến trường tập dợt văn nghệ cùng lớp. Nhưng vì trên ti vi chiếu phim hay quá nên Lan xem mà không đến tập văn nghệ với lớp được. Nếu em là Lan em sẽ giải thích như thế nào với lớp em ?
- Lớp nhận xét, Gv nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
 - Bài học hôm nay giúp em biết được gì?
 - Dặn hs thực hiện tốt những gì đã học.
Toán: 32 – 8
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
- Vận dụng bảng trừ đã học để làm các phép trừ dạng 32 – 8 khi làm tính và giải toán.
- Củng cố cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đặt tính nhanh, giải toán đúng.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 3 bó 1 chục que tính và 2 que tính rời.
2.Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Bài cũ : (4')
-Ghi : 52 – 7 43 – 8 62 - 5
-Nêu cách đặt tính và tính
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : (27')
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Phép trừ 32 - 8
-Bài toán : Có 32 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
-Có bao nhiêu que tính ? bớt đi bao nhiêu que ?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính em phải làm gì ?
-Viết bảng : 32 - 8
-Em thực hiện bớt như thế nào ?
-Hướng dẫn cách bớt hợp lý.
-Có bao nhiêu que tính tất cả ?
-Đầu tiên bớt 2 que rời trước.
-Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que nữa ? Vì sao?
-Để bớt được 6 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que rời, bớt 6 que còn lại 4 que.
-Vậy 32 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính ?
-Vậy 32 – 8 = ?
-Viết bảng : 32 – 8 = 24
 Đặt tính và thực hiện .
-Nhận xét.
Hoạt động 2 : luyện tập.
Bài 1 :
-Ghi : 52 – 9 72 – 8 92 - 4
-Nêu cách thực hiện phép tính ?
Bài 2: Muốn tìm hiệu em làm như thế nào ?
Nhận xét.
Bài 3 :
-Cho đi nghĩa là thế nào ?
-Nhận xét
Bài 4 : Yêu cầu gì ?
-x là gì trong phép tính ?
-Muốn tìm số hạng chưa biết em làm như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Nhắc lại cách đặt tính và tính 32 – 8 ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : (4')
Dặn dò- Học cách đặt tính và tính 32 – 8 
Tiết 4
Lớp 3
Lớp 2
Toán Bảng nhân 8
I/. Mục tiêu:
 - Tự lập được và học thuộc bảng nhân 8.
 - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.
II/. Chuẩn bị:
Các tấm bìa mỗi tấm có 8 chấm tròn.
III/. Các hoạt động dạy học:
HĐ 2: 5’
 1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
HĐ 4: 10’
b. H. dẫn lập bảng nhân 8:
- Gắn 1 tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?
+ 8 hình tròn được lấy mấy lần?
+ 8 được lấy mấy lần?
+ 8 được lấy một lần nên ta lập được phép nhân 8 x 1 = 8(ghi lên bảng).
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 hình tròn, vậy 8 hình tròn được lấy mấy lần ?
+ 8 hình tròn được lấy mấy lần?
+ 8 được lấy mấy lần. 
+ 8 nhân 2 bằng mấy?
+ Vì sao biết 8 nhân 2 bằng 16 (hãy chuyển phép nhân 8 x 2 thành phép cộng tương ứng. 
+ H. dẫn hs lập phép tính 8 x 3 = 24
- Em nào tìm được kết quả của phép tính 8 x 4. 
 Cách 1: Giáo viên h. dẫn cách tìm cho hs bằng cách tính tổng các số hạng bằng nhau, từ đó h.dẫn hs tính tìm tích 
 Cách 2: phép tính 8 x 3 cộng thêm 8.
- Yêu cầu cả lớp tìm kết quả của các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8.
 Giáo viên: Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân 8. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số 8, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, 4, 5. . . . 10. 
HĐ 6: 10’
* Yêu cầu hs đọc bảng nhân 8 vừa lập được, sau đó cho hs thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này. 
-Xoá dần bảng cho hs đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng.
HĐ 8: 20’
c. Thực hành
 Bài 1: 
 - Cho hs nêu yêu cầu bài tập.
 - HS tự nhẩm, sau đó tiếp nối nhau đọc phép tính và kết quả.
 Bài 2: 
 - Cho 1 hs đọc đề bài.
+ Có mấy can dầu?
+ Mỗi can dầu có mấy lít dầu?
+ Vậy để biết 6 can dầu có tất cả bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
- Cho hs làm bài cá nhân vào vở tập, đổi chéo kiểm tra cho nhau, nhận xét.
Bài giải
Cả 6 can dầu có số lít là:
8 x 6 = 48 (l)
Đáp số: 48 lít dầu
 Bài 3: 
 - Cho hs đọc yêu cầu bài tập.
 - GV hướng dẫn hs cách làm, sau đó cho hs làm theo nhóm lên tiếp nối nhau điền tiếp sức. Em cuối cùng đọc dãy số.
 3. Củng có, dặn dò: 5’
 - Cho hs thi học thuộc bảng nhân 8.
 - Dặn hs xem lại các bài tập,
Tập đọc: CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Đọc
- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
Hiểu :
- Hiểu ý nghĩa của các từ mới : lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy, .
- Hiểu được nội dung bài : Miêu tả cây xoài của ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.
2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh hiểu được “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa bài “Cây xoài của ông em”
2.Học sinh : Sách Tiếng việt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Bài cũ : (4')
Gọi 3 em đọc 3 đoạn của bài : Bà cháu
-Cuộc sống của hai anh em trước và sau khi bà mất có gì thay đổi ?
-Cô tiên có phép màu nhiệm như thế nào ?
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới : (27')
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài (tình cảm, nhẹ nhàng)
-Hướng dẫn luyện đọc.
Đọc từng câu ( Đọc từng câu)
-Luyện đọc từ khó :
-Giảng từ : xoài cát : tên một loại xoài rất thơm ngon, ngọt.
-Xôi nếp hương : xôi nấu từ một loại gạo rất thơm.
Đọc từng đoạn .
-Hướng dẫn luyện đọc câu :
Đọc trong nhóm .
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-Cây xoài của ông trồng thuộc loại xoài gì ?-Những từ ngữ hình ảnh nào cho thấy cây xoài cát rất đẹp ?
-Quả xoài cát chín có mùi, vị, màu sắc như thế nào ?
-Tại sao mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông ?
-Vì sao nhìn cây xoài bạn nhỏ lại càng nhớ ông ?
-Vì sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quả ngon nhất ?
-GV nhận xét.
3.Củng cố : Bài văn nói lên điều gì ?
-Qua bài em học tập được điều gì ?
-Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp: (4')
 Dặn dò- Học bài.
Buổi chiều 	tiết 2
Lớp 3
Lớp 2
Tập viết Ôn chữ hoa G (t.t)
I/. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cách viết chữ hoa G( Gh) qua các bài tập ứng dụng
 - Viết tên riêng Ghềnh Ráng bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Viết câu ca dao: Ai về đến huyện Đông Anh/ Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương bằng chữ cỡ nhỏ. 
II/. Chuẩn bị:
 Mẫu chữ hoa, từ và câu ứng dụng. III/. Các hoạt động dạy học:
HĐ 2: 5’
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Thu vở của một số học sinh để chấm bài về nhà
- Gọi học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi học sinh lên bảng viết Ông Gióng, Trấn Vũ, Thọ Xương.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
HĐ 4: 10’
b. H. dẫn viết trên bảng con: 
 * Luyện viết chữ hoa:
 - Cho hs tìm những chữ hoa có trong bài.
 - Lyện viết chữ hoa G( Gh), R, Đ:
 + GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
 + HS luyện viết trên bảng con Gh, R, Đ.
 * Luyện viết từ ứng dụng:
 - GV giới thiệu từ ứng dụng.
 - GV giới thiệu Ghềnh Ráng( còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định có bãi tắm rất đẹp.
 - GV viết mẫu tên riêng.
 - HS luyện viết bảng con.
 * Luyện viết câu ứng dụng:
 - GV giới thiệu câu ứng dụng.
 - GV giúp hs hiểu nội dung câu ca dao.
 - HS nêu các chữ viết hoa có trong câu ca dao.
 - GV hướng dẫn hs viết.
 - HS luyện viết bảng con.
HĐ 6: 25’
c. H. dẫn hs viết vào vở tập viết:
 - GV nêu yêu cầu.
 - HS luyện viết theo yêu cầu.
 * HS yếu câu ứng dụng chỉ viết 1 lần tại lớp.
 d. Chấm, chữa bài:
 GV thu vở chấm, nhận xét từng bài.
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Để viết tốt bài tập viết em cần chú ý gì?
 - Dặn hs luyện viết phần ở nhà, chuẩn bị bài 12.
Tập viết: CHỮ HOA I
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : 
- Viết đúng, viết đẹp chữ I hoa; cụm từ ứng dụng : Ích nước lợi nhà theo cỡ chữ 	vừa, cỡ nhỏ
2.Kĩ năng : Biết cách nối nét từ chữ hoa I sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Mẫu chữ I hoa. Bảng phụ : Ích, Ích nước lợi nhà.
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Bài cũ : (4')
 Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
-Cho học sinh viết chữ H, Hai vào bảng con’
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới : (27')
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
 Mục tiêu : Biết viết chữ I hoa, cụm từ ứng dụng cỡ vừa và nhỏ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
A. Quan sát số nét, quy trình viết :
-Chữ I hoa cao mấy li ?
-Chữ I hoa gồm có những nét cơ bản nào ?
--Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút 
Chữ hoa I. 
-Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nói).
B/ Viết bảng :
-Hãy viết chữ I vào trong không trung.
C/ Viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
-Ích nước lợi nhà theo em hiểu như thế nào ?
Nêu : Cụm từ này có ý đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho đất nước, cho gia đình.
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Ích nước lợi nhà”ø như thế nào ?
-Khi viết chữ Ích ta nối chữ I với chữ c như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết I – Ích theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chú ý chỉnh sửa cho các em.
 3.Củng cố : Nhận xét bài viết của học sinh.
-Khen ngợi những em có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
-Hoạt động nối tiếp : (4')
Dặn dò : Hoàn thành bài viết trong vở tập viết.
Tiết 3
Lớp 3
Lớp 2
 Toán: 
	Luyện tập 
I/. Mục tiêu:
- Củng cố KN học thuộc bảng nhân 8.
- Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.
II/. Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: 5’ 1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 hs lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8. Hỏi hs về kết quả của 1 phép nhân bất kì trong bảng.
- Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
2/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành: 
 HĐ 3: 15’
Bài 1: ( giảm cột cuối)
- Thực hiện tính nhẩm ý a, ở ý b giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân
( không tường minh)
- HS tự nhẩm, sau đó tiếp nối nhau nêu phép tính và kết quả.
 Hỏi: Các em có nhận xét gì về kết quả, các thừa số, thứ tự của các thừa số trong hai phép tính nhân 8 x 2 và 2 x 8.
- Vậy ta có 8 x 2 = 2 x 8
- Tiến hành tương tự để học sinh rút ra:
 4 x 8 = 8 x 4; 8 x 6 = 6 x 8; 8 x7 = 7 x 8.
 HĐ 5: 10’
Bài 2: 
 - Nhằm củng cố một cách hình thành bảng nhân.
 - HS tự làm bài, đổi chéo kiểm tra cho nhau, nhận xét, 2 hs lên bảng thực hiện.
 8 × 3 + 8 = 24 + 8 ....
 = 32
HĐ 7: 10’
Bài 3: Gợi ý:
 - Bước 1: Mỗi đoạn 8m, cắt 4 đoạn như thế là bao nhiêu mét?
 - Bước 2: Số mét còn lại là bao nhiêu?
 - HS làm bài theo nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả:
 Bài giải
Số mét dây điện đã cắt đi à:
8 x 4 = 32 (m)
Số mét dây điện còn lại là:
50 – 32 = 18 (m)
 Đáp số: 18 m dây điện
 Bài 4: Vừa củng cố kĩ năng tính nhẩm và tính chất giao hoán, vừa chuẩn bị cho việc học diện tích.
 - HS tính nhẩm:
 a. 8 × 3 = 24( ô vuông)
 b. 3 × 8 = 24 ( ô vuông)
 Nhận xét: 8 × 3 = 3 × 8 
 Khi đổi chỗ thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
3/ Củng cố, dặn dò: 5’
- Qua bài học em biết được điều gì?
- Dặn hs về xem lại các bài tập, chuẩn bi bài mới.
Toán 52 - 28
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
- Biết thực hiện phép trừ mà số bị trừ là số có hai chữ số, chữ số hàng đơn vị là 2, số trừ là số có hai chữ số.
- Biết vận dụng phép trừ đã học để làm tính (tính nhẩm, tính viết) và giải bài toán.
2.Kĩ năng : Rèn tính nhanh, giải toán đúng.
3.Thái độ : Thích học Toán, yêu toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 5bó 1 chục que tính và 2 que rời, bảng gài.
2.Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Bài cũ : (4')
 Ghi : 12 – 7 12 – 9 
 12 – 5 12 – 4.
-Nhận xét
2.Dạy bài mới : (27')
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ : 52 - 28
A/ Nêu bài toán : Có 52 que tính bớt đi 28 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
-Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì ?
-Viết bảng : 52 - 28
B/ Tìm kết quả ?
-52 que tính bớt đi 28 que tính còn bao nhiêu que ?
-Em làm như thế nào ?
-Vậy 52 – 28 = ? 
-Giáo viên ghi bảng : 52 – 28 = 24.
-Hướng dẫn :Em lấy ra 5 bó chục và 2 que rời.
-Muốn bớt 28 que tính ta bớt 2 que tính rời.
-Còn phải bớt mấy que nữa ?
-Để bớt được 6 que tính ta phải tháo 1 bó thành 10 que rồi bớt thì còn lại 4 que.
-2 bó và 4 que là bao nhiêu ?
C/ Đặt tính và thực hiện :
-Em nêu cách đặt tính và thực hiện cách tính ?
-GV : Tính từ phải sang trái 
 Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 : 62 – 19 22 – 9 82 - 77
Bài 2 : -Muốn tìm hiệu ta làm thế nào Bài 3 : Yêu cầu gì ?
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Bài toán thuộc dạng gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : 
-Nêu cách đặt tính và thực hiện : 52 – 28 ?
Nhận xét tiết học.
Tiết 4
Lớp 3
Lớp 2
Tự nhiên và xã hội (11): GIA ĐÌNH.
I. Mục tiêu: 
Sau bài học học sinh có thể: 
- Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình. 
- Có

File đính kèm:

  • docxgiao_an.docx
Giáo án liên quan