Giảng dạy phân môn Tập làm văn Lớp 5

I/ Hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn:

 Ở các bài hình thành kiến thức làm văn, giáo viên thường tiến hành hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn thông qua gợi ý nhận xét trong SGK. Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự sau:

 - Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong SGK, khảo sát văn bản để trả lời từng câu hỏi gợi ý.

 - Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc điểm loại văn (kiến thức cần ghi nhớ).

 II/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành:

 1/ Sau khi nhận biết kiến thức làm văn, học sinh được làm các bài thực hành, luyện tập nhằm củng cố kiến thức và hình thành kỹ năng tương tự như việc hướng dẫn học sinh làm bài tập về làm văn ở lớp 2, 3, 4. Giáo viên cần thực hiện các thao tác sau:

 - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi gợi ý, bằng lời giải thích).

 - Hướng dẫn học sinh làm thử một phần của bài tập và nhận xét để định hướng cho hoạt động của cá nhân.

 - Giúp học sinh luyện tập theo yêu cầu của bài tập (theo cặp, theo nhóm hoặc trao đổi ở lớp), tổ chức nhận xét và đánh giá kết quả.

 2/ Đối với những bài luyện tập có tác dụng hình thành một số kiến thức, kỹ năng ban đầu về các loại văn bản khác (làm báo cáo thống kê, làm đơn, thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động, chuyển câu chuyện thành kịch). Giáo viên cũng thực hiện các thao tác hướng dẫn nói trên nhằm giúp học sinh có một số hiểu biết ban đầu về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để thực hành vận dụng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5581 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy phân môn Tập làm văn Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ: GIẢNG DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
A/ MỤC TIÊU CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5:
- Trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc, thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh.
B/ NỘI DUNG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5:
 I/ Trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm văn:
	1/ Cấu trúc chương trình Tập làm văn lớp 5: 
	 Chương trình Tập làm văn lớp 5 gồm 62 tiết (HKI: 32 tiết, HKII: 30 tiết), thực hiện trong 31 tuần không kể 4 tuần ôn tập giữa học kỳ và cuối học kỳ, gồm các nội dung sau:
	- Miêu tả
	+ Tả cảnh
	+ Tả người
	- Các loại văn bản:
	+ Làm báo cáo thống kê
	+ Làm đơn
	+ Thuyết trình tranh luận
	+ Lập chương trình hoạt động
	+ Tập viết đoạn đối thoại.
	- Ôn tập về kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật, cảnh, người)
	2/ Các kiến thức làm văn:
	Kiến thức làm văn trang bị cho học sinh lớp 5 cũng thông qua các bài luyện tập thực hành như ở lớp 4. Nội dung các bài luyện tập trong SGK Tiếng Việt 5 giúp học sinh hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về văn miêu tả (tả cảnh, người), có một số hiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để thực hành vận dụng các loại văn bản khác như làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động, tập viết đoạn đối thoại.
	Ngoài việc cung cấp một số kiến thức mới, nội dung dạy học Tập làm văn lớp 5 còn có các bài ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học về văn kể chuyện, văn miêu tả, chuẩn bị cho học sinh những điều kiện cần thiết để học lên cấp trên.
	3/ Các kỹ năng làm văn:
	Nội dung các kỹ năng Tập làm văn cần trau dồi cho học sinh lớp 5 cũng được xây dựng trên cơ sở qui trình sản sinh ngôn bản tương tự như ở lớp 4.
	- Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp.
	+ Nhận diện đặc điểm loại văn bản.
	+ Phân tích đề bài, xác định yêu cầu.
	- Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp:
	+ Xác định dàn ý của bài văn đã cho.
	+ Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả.
	- Kỹ năng hiện thực hóa hoạt động giao tiếp:
	+ Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn)
	+ Liên kết các đoạn thành bài văn
	- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp
	+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt.
	+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
	Đặc biệt hiện nay còn trau dồi cho học sinh lớp 5 những kĩ sống :
	+Kĩ năng xử lí thông tin
	+ Kĩ năng hợp tác
	+Kĩ năng thuyết trình
	+Kĩ năng ra quyết định 
	+Kĩ năng phê phán
	+Kĩ năng tư duy sáng tạo.
4/ Các loại bài học:
	Chương trình Tập làm văn lớp 5 được cụ thể hóa trong SGK Tiếng việt 5 chủ yếu qua hai loại bài học tương tự như SGK lớp 4: loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành.
	- Loại bài hình thành kiến thức được cấu trúc theo 3 phần:
	(1) Nhận xét: Phần này bao gồm một số câu hỏi, bài tập gợi ý học sinh khảo sát văn bản để tự rút ra một số nhận xét về đặc điểm loại văn, kiến thức cần ghi nhớ.
	(2) Ghi nhớ: gồm những kiến thức cơ bản được rút ra từ phần nhận xét.
	(3) Luyện tập: bài tập thực hành đơn giản nhằm giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức tiếp nhận trong bài học.
	- Loại bài luyện tập thực hành chủ yếu nhằm mục đích luyện các kỹ năng làm văn, do vậy nội dung thường gồm 2, 3 bài tập nhỏ hoặc một đề bài tập làm văn kèm theo gợi ý thực hành luyện tập theo hai hình thức: nói, viết.
 II/ Mở rộng vốn sông, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh.
	Nội dung các bài Tập làm văn lớp 5 thường gắn với chủ điểm đang học ở các bài tập đọc (tương tự như lớp 4). Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, nói – viết đoạn hoặc bài là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn miêu tả, quan sát đối tượng, tìm lý lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận… góp phần phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển như các biện pháp: so sánh, nhân hóa khi miêu tả.
	Học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, đất nước, có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới.
C/ CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 I/ Hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn:
	Ở các bài hình thành kiến thức làm văn, giáo viên thường tiến hành hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn thông qua gợi ý nhận xét trong SGK. Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự sau:
	- Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong SGK, khảo sát văn bản để trả lời từng câu hỏi gợi ý.
	- Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc điểm loại văn (kiến thức cần ghi nhớ).
 II/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành:
	1/ Sau khi nhận biết kiến thức làm văn, học sinh được làm các bài thực hành, luyện tập nhằm củng cố kiến thức và hình thành kỹ năng tương tự như việc hướng dẫn học sinh làm bài tập về làm văn ở lớp 2, 3, 4. Giáo viên cần thực hiện các thao tác sau:
	- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi gợi ý, bằng lời giải thích).
	- Hướng dẫn học sinh làm thử một phần của bài tập và nhận xét để định hướng cho hoạt động của cá nhân.
	- Giúp học sinh luyện tập theo yêu cầu của bài tập (theo cặp, theo nhóm hoặc trao đổi ở lớp), tổ chức nhận xét và đánh giá kết quả.
	2/ Đối với những bài luyện tập có tác dụng hình thành một số kiến thức, kỹ năng ban đầu về các loại văn bản khác (làm báo cáo thống kê, làm đơn, thuyết trình tranh luận, lập chương trình hoạt động, chuyển câu chuyện thành kịch). Giáo viên cũng thực hiện các thao tác hướng dẫn nói trên nhằm giúp học sinh có một số hiểu biết ban đầu về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để thực hành vận dụng. Đối với các bài ôn tập về làm văn ở lớp 5, giáo viên thực hiện các thao tác trên nhằm củng cố, hoàn thiện những kiến thức và kỹ năng đã học ở cấp tiểu học.
 III/ Hướng dẫn học sinh luyện tập theo đề bài:
	Ở các bài luyện tập thực hành theo đề bài Tập làm văn, giáo viên cần thực hiện các thao tác sau:
	- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, xác định đúng nội dung yêu cầu của đề.
	- Hướng dẫn học sinh dựa vào gợi ý trong SGK để thực hiện từng yêu cầu (theo 2 hình thức: nói –viết).
	- Tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả thực hành nhằm trau dồi các kỹ năng làm văn cho học sinh.
D/ QUY TRÌNH GIẢNG DẠY:
	Về cơ bản, qui trình giảng dạy các bài học của phân môn Tập làm văn là qui trình hướng dẫn học sinh thực hành tự tìm ra kiến thức và luyện tập trau dồi các kỹ năng phục vụ cho việc sản sinh ngôn bản. Tuy nhiên, căn cứ vào cấu trúc nội dung của hai loại bài học, hoạt động dạy bài mới được tiến hành có điểm khác nhau như dưới đây :
 I/ Kiếm tra bài cũ :
	Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ hoặc làm bài tập đã thực hành ở tiêt trước (hoặc giáo viên nhận xét kết quả chấm bài tập làm văn nếu có)
 II/ Dạy bài mới : 
	1/ Giới thiệu bài : Dựa vào nội dung và mục đích yêu cầu của bài dạy cụ thể, giáo viên có thể dẫn dắt giới thiệu bài bằng những cách khác nhau, sao cho thích hợp.
	2/ Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức và luyện tập.
	* Đối với loại bài hình thành kiến thức :
	 a/ Hướng dẫn học sinh nhận xét : 
	Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý của mục I (nhận xét) SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm của loại văn thông qua việc khảo sát văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm tìm ra những điểm cần ghi nhớ (được diễn đạt ngắn gọn, súc tích ở mục II trong SGK)
	 b/ Hướng dẫn học sinh ghi nhớ :
	Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung mục II (ghi nhớ) SGK, sau đó có thể nhắc lại (không nhìn SGK) để học thuộc và nắm vững.
	 c/ Hướng dẫn học sinh luyện tập :
	Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện từng bài tập ở mục III (luyện tập) SGK theo trình tự : 
	- Đọc và nhận hiểu yêu cầu của bài tập (GV có thể gợi ý thêm bằng câu hỏi hoặc lời giải thích).
	- Thực hành luyện tập theo từng yêu cầu của bài tập (có thể làm thử một phần bài tập dưới sự hướng dẫn của GV, sau đó trao đổi, thảo luận theo cặp hoặc nhóm).
	- Nêu kết quả trước lớp để GV nhận xét, đánh giá nhằm củng cố kiến thức và hình thành kỹ năng theo yêu cầu của bài học.
	* Đối với loại bài luyện tập thực hành :
	Đây là loại bài chủ yếu nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng làm văn. Nội dung bài học thường gồm 2, 3 bài tập nhỏ hoặc một đề bài tập làm văn.
	Dựa vào mục đích yêu cầu của bài dạy, GV hướng dẫn học sinh thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự các thao tác đã nêu ở mục tiêu của loại bài hình thành kiến thức hoặc hướng dẫn học sinh thực hiện từng nội dung gợi ý trong SGK để luyện tập các kỹ năng tập làm văn dưới hình thức nói – viết theo đề bài cho trước.
	3/ Củng cố, dặn dò :
	GV giúp học sinh nhắc lại những điểm chính của nội dung bài học hoặc yêu cầu luyện tập thực hành, nhận xét đánh giá chung kết quả tiết học (biểu dương bài làm hay, động viên học sinh học tốt,…).
	Dặn học sinh thực hiện công việc tiếp theo (học bài cũ, chuẩn bị cho bài mới).
	Xuân Lãnh, ngày tháng năm 2015
	 Người thực hiện
	 Đặng ngọc Hùng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do-Hạnh phúc
BIÊN BẢN SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ TỔ KHỐI 5
Thời gian: vào lúc 14 giờ 0 phút ngày 18 tháng 2 năm 2014
Địa điểm: tại Trường Tiểu học Xuân Quang 2
Thành phần tham dự :
 -Chủ trì :Huỳnh Ngọc Hoành 
 -Cùng các thành viên trong tổ khối 5
 Qua thực hiên giảng dạy, các thành viên trong tổ khối 5 nhận thấy phân môn tập làm vă trong chương trình Tiếng Việt 5 là phân môn mà học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong học tập nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiên chuyên đề : phương pháp dạy tập làm văn.
NỘI DUNG:
1-Tuyên Bố Lí do 
2-Báo cáo chuyên đề:Huỳnh Ngọc Hoành
( Đính kèm chuyên đề : tham luận chuyên đề : phương pháp dạy tập làm văn , giáo án tiết dạy minh họa , biên bản sinh hoạt chuyên đề)
3-Giáo viên dạy minh họa : Nguyễn Thị Thúy Phượng 
Bài dạy : Lập chương trình hoạt động 
4- Góp ý xây dựng chuyên đề 
* Phần báo cáo 
-Không nên nói chung chung mà cần có phương pháp cụ thể cho từng dạng bài trong chương trình tập làm văn .
-Cần đưa ra tiến trình dạy học cụ thể cho cho các bài ôn tập.
*Tiết dạy minh họa 
-Không nên lạm dụng nhiều hoạt động nhóm trong các bài tập đơn giản dễ gây thụ động cho các học sinh yếu .
-Trong tiết dạy cần giúp học sinh yếu thực hành. 
-Cần phát huy tính chủ động của học sinh trong quá trình tìm ra kiến thức ở dạng bài kiến thức mới .
-Nênh sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong một tiết dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh .
5-Các phương pháp dạy tập làm văn:( thống nhất như tham luận )
 Biên bản kết thúc vào lúc 16 giờ 30 cùng ngày .
Chủ trì Thư kí
GIÁO ÁN DẠY CHUYÊN ĐỀ 
 Ngày dạy:
	Người dạy: Nguyễn Thị Thúy Phượng
Taäp laøm vaên : 	Laäp chöông trình haønh ñoäng (tt). 
I. Muïc tieâu: 
Laäp ñöôïc moät chöông trình hoaït ñoäng taäp theå goùp phaàn giöõ gìn traät töï, an ninh( theo gôïi yù trong SGK).
-Giaùo duïc tính caån thaän
KNS:-Hôïp taùc (YÙ thöùc taäp theå laøm vieäc nhoùm ,hoaøn thaønh chöông trình hoaït ñoäng)
-Theå hieän söï töï tin 
-Ñaûm nhaän traùch nhieäm
II-Phương pháp:
Đàm thoại , thảo luận nhóm , quan sát , động não,Luyện tập thực hành,..
III. Chuaån bò: 
+ GV: Baûng phuï ghi noäi dung cô baûn cuûa moät chöông trình haønh ñoäng theo daøn yù ñaõ neâu trong saùch SGK. Caùc tôø giaáy khoå to cho hoïc sinh caùc nhoùm laøm baøi.
IV. Caùc hoaït ñoäng:
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH
1. Baøi cuõ: Trình baøy caùc böôùc laäp chöông trình hoaït ñoäng.
2. Giôùi thieäu baøi môùi: 
	Trong tieát hoïc naøy, caùc em tieáp tuïc luyeän taäp laäp chöông trình haønh ñoäng cho moät hoaït ñoäng taäp theå. Ñoù laø hoaït ñoäng goùp phaàn giöõ gìn cuoäc soáng traät töï, an ninh.
Laäp chöông trình haønh ñoäng (tt).
3. Phaùt trieån caùc hoaït ñoäng: 
v	Hoaït ñoäng 1: Höôùng daãn hoïc sinh luyeän taäp.
Yeâu caàu hoïc sinh ñoïc ñeà baøi.
Giaùo vieân nhaéc hoïc sinh löu yù: Ñaây laø moät hoaït ñoäng cho BCH Lieân Ñoäi cuûa tröôøng toå chöùc. Em haõy töôûng töôïng em laø moät lôùp tröôûng hoaëc moät chi ñoäi tröôûng vaø choïn hoaït ñoäng em ñaõ bieát, ñaõ tham gia hoaëc coù theå töôûng töôïng cho 1 hoaït ñoäng em chöa töøng tham gia.
Yeâu caàu hoïc sinh neâu teân hoaït ñoäng em choïn.
Goïi hoïc sinh ñoïc to phaàn gôïi yù.
v	Hoaït ñoäng 2: Luyeän taäp.
Giaùo vieân phaùt buùt cho 4 – 5 hoïc sinh laäp nhöõng chöông trình hoaït ñoäng khaùc nhau leân baûng.
Giaùo vieân nhaän xeùt, söûa chöõa cho hoïc sinh.
Giaùo vieân goïi hoïc sinh ñoïc laïi CTHÑ cuûa mình.
Giaùo vieân nhaän xeùt, chaám ñieåm.
4-Cuûng coá daên doø :
-Yeâu caàu hoïc sinh veà nhaø hoaøn chænh laïi CTHÑ vieát vaøo vôû.
Nhaän xeùt tieát hoïc. 
-Hoïc sinh ñoïc ñeà baøi, caû lôùp ñoïc thaàm.
Caùc em suy nghó, löïa choïn moät trong 5 haønh ñoäng ñeà baøi ñaõ neâu.
-Nhieàu hoïc sinh tieáp noái nhau neâu teân hoaït ñoäng em choïn.
1 hoïc sinh ñoïc phaàn gôïi yù, caû lôùp ñoïc thaàm
-Hoïc sinh caû lôùp laøm vaøo vôû, 4 – 5 em laøm baøi treân giaáy xong roài daùn leân baûng lôùp vaø trình baøy keát quaû.
Caû lôùp nhaän xeùt boå sung hoaøn chænh baøi cuûa baïn.
Töøng hoïc sinh töï söûa chöõa baûn chöông trình hoaït ñoäng cuûa mình.
4 – 5 em hoïc sinh xung phong ñoïc chöông trình hoaït ñoäng sau khi ñaõ söûa hoaøn chænh. Caû lôùp bình choïn ngöôøi laäp baûng CTHÑ toát nhaát.
-Lôùp bình choïn chöông trình.

File đính kèm:

  • docChuyen de tap lam van.doc