Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật Lý 8

Cần có lòng yêu thích môn học, có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Vậy bằng cách nào? Phải thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia chương trình sáng kiến khoa hoc, vật lý vui, trên Internet, Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải . Như vậy dần dần sẽ tìm thấy được những cái hay, cái thú vị của bộ môn này mà yêu thích nó.

 Rèn luyện một trí nhớ tốt vì có như thế mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới nên xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì những bài đó mình đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, sẽ giúp nhớ được lâu hơn, chắc hơn.

 

doc15 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7301 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật Lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CS Phù Hóa
Quảng Trạch, tháng 9 năm 2013
MỤC LỤC
1. Mở đầu . ........................................................................................................4
1.1: Lý do chọn đề tài.............................................................................4
1.2: Điểm mới của đề tài:.........……………..... ……………………… 4
1.3: Mục tiêu của đề tài …………………………. ...............................5
1.4: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................5
 	 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................. 5
 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: ................. ............................................... 5
1.5: Phương pháp nghiên cứu.................................................................5
2. NỘI DUNG................................................................................................. 5
 2.1: Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý tại trường THCS A.............................................................................................................
 2.2: Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý8.................................................................................................................... 6
	2.2.1: Đối với học sinh.......................................................................... 6
2.2.2. Đối với giáo viên.......................................................................... 7
 2.2.2.1: Lựa chọn đúng đối tượng- xác định tư tưởng cho học sinh........................................................................................................ 8
 	 2.2.2.2: Xây dựng chương trình bồi dưỡng........................................8
 2.2.3: Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?............................. ............9
 2.2.3.1: Thực hành giải bài tập là bước quan trọng nhất của mọi sự thành công.........................................................................................................9
 2.2.3.2. Sách là công cụ ôn tập quan trọng:....................................10
 2.2.3.3. Áp dụng công nghệ thông tin.............................................10
 2.2.3.4: Sự tích hợp với các bộ môn khác......................................10
 2.3: Một số kết quả đạt được ..............................................................11 
3. KẾT LUẬN.................................................................................................11
	3.1: Ý nghĩa của đề tài:.........................................................................11
	3.2: Kiến nghị: ......................................................................................12
 	 1. MỞ ĐẦU
1.1: Lý do chọn đề tài: 
	Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, và coi đây là một trong những yếu tố đầu tiên, yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một trong những nhiệm vụ của ngành giáo dục, xem trọng “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS hiện nay đã được tổ chức thực hiện trong nhưng năm qua. Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ then chốt trong mỗi nhà trường, là thành quả để tạo lòng tin với phụ huynh và là cơ sở tốt để xã hội hoá giáo dục. 
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn tại trường THCS A, tôi cũng đã trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng kết quả chưa cao. Với mong muốn công tác ôn luyện này đạt kết quả tốt, thường xuyên và khoa học hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học này là:“Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn vật lý lớp 8”.
Trong những năm gần đây với đề tài này đã có một số người nghiên cứu song vẫn còn chung chung, chưa đưa ra những giải pháp cụ thể. Nếu có thì những giải pháp chưa trọng tâm và khả năng ứng dụng chưa cao.
1.2: Điểm mới của đề tài: 	 Đề tài đã đưa ra được những giải pháp cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý, đã xác định được tư tưởng cho học sinh làm cho học sinh yên tâm và hứng thú trong học tập. Đã biết tích hợp bộ môn mình với bộ môn khác đặc biết là môn toán và môn Casio, mạng internet để gây hứng thú và sự say mê học tập cho học sinh. 
1.3: Mục tiêu của đề tài: 
 Khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng và chất lượng học sinh giỏi môn vật lý 8 của trường THCS A.  Đề xuất một số giải thực hiện công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng học sinh giỏi giỏi môn vật lý của trường THCS , góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường.
 1.4: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 1.4.1: Đối tượng nghiên cứu: Học sinh giỏi bộ môn vật lý lớp 8 trường THCS 
 1.4.2: Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tôi áp dụng trong trường THCS A, trong thời gian từ năm học 2013- 2014 và có thể tiếp trong các năm học sau với tinh thần rút ra những bài học kinh nghiệm và có sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với các đối tượng và giai đoạn cụ thể.
1.5: Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp quan sát: Quan sát thức tế, thực trạng về công tác chỉ đạo, công tác bồi dưỡng, quá trình học tập, chất lượng học tập của HS giỏi.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu sách, báo, giáo trình có liên quan đến công tác bồi dưỡng HS giỏi. Nghiên cứu chất lượng HS giỏi những năm trước. Nghiên cứu công tác chỉ đạo của nhà trường đối với công tác bồi dưỡng HS giỏi.
2. NỘI DUNG
2. 1: Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý 8 THCS A
.... Dân cư chủ yếu làm nghề nông lại thuộc diện xã bãi ngang, nhận thức của người dân trong việc giáo dục học tập cho con em mình chưa cao. Mặt khác, các em học sinh ở đây cũng phải phụ giúp gia đình nhiều việc nên thời gian giành cho học tập không nhiều. Trường chưa có phòng học bộ môn, các thiết bị thí nghiệm bị hư hỏng nhiều, thí nghiệm không chính xác. Học sinh đi ôn luyện vùng quá xa. Tất cả những vấn đề đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy của giáo viên, việc học của học sinh, nhất là công tác ôn luyện học sinh giỏi.
	Trong nhiều năm thực hiện công tác này, cô trò chúng tôi đã phải khắc phục nhiều khó khăn. Các buổi chiều đến bồi dưỡng, vì không có lớp cô trò phải mượn phòng thiết bị, thư viện của nhà trường làm phòng học. Để học sinh có nhiều thời gian ôn tập và tham khảo kiến thức trên mạng tôi đã lập cho học sinh gmail riêng để sự trao đổi tài liệu và kiến thức qua mạng. 
	Đầu năm học 2012-2013 tôi tổ chức khảo sát chất lượng khối 8 để chọn đội tuyển kết quả thu đươc như sau:
Môn lý
TS häc sinh
Giái
Kh¸
T.B×nh
YÕu
KÐm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 8
80
10
12.5%
40
50.0%
30
37.5%
0
0.0%
0
0.0%
	Qua những số liệu trên cho thấy chất lượng bộ môn chưa có chiều sâu, vậy làm thế nào để có những phương pháp tối ưu trong công tác ôn học sinh giỏi của bộ môn và đưa chất lượng bồi dưỡng đạt kết quả cao nhất? Đó là câu hỏi mà bản thân người giáo viên trực tiếp giảng dạy như tôi đã trăn trở qua nhiều năm nay và đề tài này giúp tôi đang dần đi tìm câu trả lời. Sau đây là một số giải pháp cụ thể tôi đưa ra để giải quyết vấn đề trên.
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý 8 .
2.2.1: Đối với học sinh
 Để tự tin và học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, học sinh cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý: Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp khi nghe thầy cô giảng bài học sinh sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè. 	Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học đều tất cả các môn, đặc biệt là môn Toán, và môn casio vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.
Cần có lòng yêu thích môn học, có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này. Vậy bằng cách nào? Phải thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia chương trình sáng kiến khoa hoc, vật lý vui, trên Internet,… Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải . Như vậy dần dần sẽ tìm thấy được những cái hay, cái thú vị của bộ môn này mà yêu thích nó.
 	 Rèn luyện một trí nhớ tốt vì có như thế mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó. Rèn luyện như thế nào? Đó là : trước khi học bài mới nên xem lại các bài học cũ. Như thế sẽ mất nhiều thời gian chăng? Câu trả lời là "Không" vì những bài đó mình đã học, đã biết, đã nhớ nên xem lại sẽ rất nhanh. Khi được tái hiện lần nữa, sẽ giúp nhớ được lâu hơn, chắc hơn. 
 Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức. Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo ( không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách thì mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức.
2.2.2: Đối với giáo viên
Tục ngữ có câu: " Không thầy đố mày làm nên". Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh, mà không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải tự soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa học, sáng tạo. Ngoài ra giáo viên cần tập cho các em có phương pháp tự học, tự đọc và tự nghiên cứu tài liệu ở nhà. Hướng cho các em có ý chí, quyết tâm, biết đặt ra mục tiêu của mình cần vươn tới, đạt được cái đích mà mình đã đặt ra.
2.2.2.1: Lựa chọn đúng đối tượng - Xác định tư tưởng cho học sinh
 	Cần tổ chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối tượng học sinh vào bồi dưỡng.
 	Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho môn học này do đó it nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Đã không ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang tham gia ôn tập. Để các em có thái độ tích cực ngoài giờ học tôi thường tâm sự phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Môn vật lý sẽ còn theo các em rất lâu trong quả trình học tập cũng như lợi ích của nó trong công việc trong tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. Ngoài ra để tạo điều kiện cho các em tham gia các môn học khác được tốt tôi thường bố trí thời gian học tập , ôn tập phù hợp cho các em trách sự qúa tải về thời gian cũng như việc nhồi nhét kiến thức. Do vậy như đã nói ở trên , việc tiến hành ôn tập, bồi dưỡng được tôi tiến hành ngay từ đầu năm học lớp 8.
Sau khi lập đội tuyển một thời gian phải có kế hoạch bồi dưỡng mũi nhọn, nâng mặt bằng chung của đội tuyển
2.2.2.2: Xây dựng chương trình bồi dưỡng
 	Hiện nay có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet,... song chương trình bồi dưỡng của Huyện nhà chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khoá, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng cao dần).
 	 Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố. Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức; và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. Khi soạn thảo một tiết học chúng ta cần có đầy đủ những nội dung:
 	 - Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, hay các công thức có liên quan đến tiết dạy)
 	 	- Bài tập vận dụng.
 	 	- Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
 	Một số giờ ôn tập, Giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống đựơc mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên. Ví dụ như khi dạy chương Cơ học thì cần phải học theo chuyên đề: 
Chuyển động cơ học
 Bài toán về máy cơ đơn giản
 Bài toán về lực đẩy Acsimet
Bài toán về Máy ép chất lỏng- Bình thông nhau
 	Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng. Cần lưu ý rằng: Tuỳ thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít.
2.2.3: Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
 2.2.3.1: Thực hành giải bài tập là bước quan trọng nhất của mọi sự thành công:
Nói về việc học vật lí thì thực hành giải bài tập làm nên sự hoàn hảo. do vậy trong quá trình ôn tập tôi dành rất nhiều thời gian cho các em thực hành. Có những bài tập có thể cho các em làm đi làm lại một vài lần vì với số lượng kiến thức khổng lồ các em sẽ không thể khắc sâu nếu các em chỉ được giải một lần. Với điều kiện ở xa trung tâm việc phô tô tài liệu thường mất nhiều thời gian và tiền bạc do vậy rất it khi tôi phô tô tài liệu cho các em mà chọn phương pháp đọc chép các đề bài của các bài tập cho các em . Tưởng chừng việc này sẽ gây nên sự tốn kém về thời gian của cả thầy và trò nhưng thực chất việc này lại giúp học sinh và giáo viên tạo nên sự gắn bó thân thiện nhằm góp thêm động lực cho các em yêu thích môn học. Đó cũng là cách để giúp các em học tập. Với thời gian trên lớp trái buổi hạn hẹp không đủ để các em thực hành được nhiều bài tập do vậy tôi thường giao bài tập để các em làm tại nhà.
Ra đề kiểm tra thường xuyên hàng tuần để học sinh rèn kĩ năng làm bài,rèn khả năng chịu áp lực thi cử, giáo viên chấm, chữa bài rút kinh nghiệm cho học sinh, có khuyến khích, động viên những học sinh có kết quả làm bài cao nhất.
 2.2.3.2. Sách là công cụ ôn tập quan trọng:
Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau do vậy bản thân tôi đã sưu tầm rất nhiều loại sách nâng cao qua từng năm học. Qua nhiều năm sưu tầm, lựa chọn và tìm mua những sách dùng để ôn tập và nâng cao cho mỗi khối lớp. Toàn bộ nguồn kinh phí này do giáo viên tự mua.
 Hướng dẫn học sinh tự học,tự đọc: dựa vào những mặt mạnh của từng học sinh có thể giao chuyên đề cho từng học sinh làm sau đó trao đổi với các bạn khác trong đội.
 Mỗi học sinh cần có sổ tay ghi chép toàn bộ các kiến thức, công thức vật lí và những công thức môn toán liên quan của tấc cả các khối 6,7,8,9 để làm tư liệu khi giải bài tập
 2.2.3.3. Áp dụng công nghệ thông tin: 
Các loại sách hiện có của tôi nhiều lúc cũng không đủ để khắc phục tình trạng này vài năm gần đây sẵn có mạng Internet tại nhà tôi thường cho các em lên mạng để làm quen với các đề thi cũng như các dạng bài tập nâng cao. Điều này cũng giúp các em thực hành giải bài tập được nhiều hơn do không phải mất thời gian chép đề và cũng gây nhiều hứng thú để các em học tập.
2.2.3.4 Sự tích hợp với các bộ môn khác:
	Môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm. Trong quá trình giải bài tập học sinh ngoài kiến thức vật lý ra học sinh cần có lượng kiến thức nâng cao về toán học, và môn casio.
	Có nhiều bài toán vật lý học sinh không có kiến thức về toán học thì không thể thực hiện được, hoặc trong thời gian giải toán để mất thời gian tính toán học sinh có thể sử dụng máy tính casio để thực hiện. Chính vì vậy giáo viên phải dạy toán và dạy casio cho học sinh trong quá trình bồi dưỡng vật lý. Nhưng liệu giáo viên dạy có chính xác giống như giáo viên dạy Toán và dạy casio hay không? Chính vì vậy trong những năm qua tôi đã mạnh dạn xin BGH cho những học sinh bồi dưỡng vật lý tham gia học bồi dưỡng với các môn toán và casio. Học sinh chỉ học chứ không tham gia đi thi các môn đó, với ý kiến đó thì được BGH đồng tình nhất trí cao
2. 3: Một số kết quả đạt được
Nhờ liên tục đổi mới phương pháp và cách thức ôn tập học sinh và đúc rút được những kinh nghiệm nhất định trong việc bồi dưỡng do vậy trong những năm học vừa qua tôi đã thu được những kết quả sau:
 1/ Về kiến thức
 Trang bị cho học sinh một lượng kiến thức vững chắc để có đủ bản lĩnh bước vào các trường chuyên, lớp chọn hoặc vào lớp 10 THPT.
 2/ Về chất lượng 
 Có thể khẳng định rằng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là một chương trình mang tính thiết thực và hiệu quả cao điều đó được chứng minh qua thực tế bằng chất lượng học tập của các em, trong năm qua Trường A, có nhiều học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp huyện , cấp tinh và thi đạt vào Trường THPT có kết quả cao hơn chỉ tiêu nhà trường đặt ra.
 *Bảng thống kê kết quả học sinh đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh qua năm học vừa qua:
Năm học
Giải cấp huyện
Giải cấp tỉnh
2012-2013
1 giải nhất
1 giải nhì
3. KẾT LUẬN
3.1: Ý nghĩa của đề tài: 
 Qua những năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng: Người thầy cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
 	Để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì vai trò của người cầm lái thật vô cùng quan trọng. Muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, trước hết phải có giáo viên vững về kiến thức, kĩ năng thực hành... Thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, tích lũy được một hệ thống kiến thức phong phú. Có phương pháp nghiên cứu bài, soạn bài, ghi chép giáo án một cách thuận tiện, khoa học. Tham khảo nhiều sách báo, tài liệu có liên quan, giao lưu, học hỏi các đồng nghiệp có kinh nghiệm và các trường có nhiều thành tích. 
Với lòng yêu nghề, mến trẻ thì có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể vượt qua khó khăn, gian khổ để công việc phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước ngày càng có những bước tiến vượt bậc. 
	 3.2. Kiến nghị: Để công tác nâng cao chất lượng học sinh giỏi của nhà trường ngày càng có chất lượng cao hơn, tôi xin có một số kiến nghị như sau: 
Đối với cấp trên 
Tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học, đặc biệt là có phòng học chức năng để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh áp dụng tốt các phương pháp dạy học hiện đại. 
Cung cấp cho giáo viên có nhu cầu bộ đề thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh 5 năm gần đây để giáo viên và học sinh các trường có thêm nguồn tài liệu tham khảo trong công tác này.
	Nhà trường bổ sung thường xuyên các tài liệu nâng cao để bộ tài liệu này phong phú, đa dạng hơn. 
	Cần có chế độ hợp lý hơn cho công tác bồi dưỡng HSG như khuyến khích kịp thời, tăng số tiết bồi dưỡng....
Đối với các giáo viên.
Dành thời gian cho việc tự học, tự bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu tìm tòi tài liệu có liên quan đến công tác chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho bản thân. Rèn khả năng phát hiện học sinh có năng khiếu.
Dù đã cố gắng nhiều song chắc chắn bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý phê bình của Hội đồng thi đua các cấp. 
Xin trân trọng cảm ơn!
4. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thanh Hải – Phương pháp giải bài tập vật lý THCS – nhà xuất bản Giáo dục.
2. Đỗ Hương Trà (chủ biên)- Bài tập vật lý 9 nâng cao- nhà xuất bản Giáo dục.
3. Mai lễ và Nguyễn Xuân 

File đính kèm:

  • docskkn mon vat ly.doc